Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài tìm hiểu về việc xác định tài sản chung của vợ chồng và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.6 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về việc xác định tài sản chung của vợ
chồng và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn .”

Nhóm học phần

: 010400500415

Giảng viên HD

: Ngơ Thùy Dung

Sinh viên thực hiện

: Trịnh Thị Dung

Mã số sinh viên

: 21H4020037

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 26 tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1


1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận.............................................................. 4
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG..................................... 5
1.1 Những khái niệm cơ bản............................................................................................... 5
1.2 Xác định tài sản chung.................................................................................................. 6
1.3 Quyền vợ chồng đối với tài sản chung.......................................................................... 7
1.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung............................................................... 8
CHƯƠNG 2: PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HƠN...........9
2.1 Ly hơn và chế độ tài sản luật định................................................................................. 9
2.2 Ly hôn và chế độ tài sản thỏa thuận............................................................................ 11
2.3 Vợ, chồng chết và chế độ tài sản luật định.................................................................. 12
2.4 Vợ, chồng chết và chế độ tài sản thỏa thuận............................................................... 14
2.5 Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản luật định............................ 14
2.6 Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản thỏa thuận.........................15
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 16


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc ở đời là có việc gì đó để làm, có ai đó để
yêu và có điều gì đó để hi vọng” ( C.Fericberg ). Tình u làm người ta buồn chán, mất ăn
mất ngủ vì tình yêu rồi người ta lại hân hoan sung sướng vì tình yêu và để giấc mộng
vàng thành hiện thực người ta kết hôn và sống với nhau dưới một mái nhà, đó được gọi là
gia đình. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hơn nhân,
huyết thống và ni dưỡng trong đó quan hệ hơn nhân có thế xem là quan hệ nền tảng của
mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình u thương lẫn

nhau khơng thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng luôn
là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp vợ chồng xây dựng
cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình. Xuất
phát từ bản chất của quan hệ hơn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn
liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và khơng có tính đền bù ngang giá.
Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà
chia tài sản chung của của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn
nhân và gia đình. Khi hơn nhân chấm dứt cũng là lúc phần tài sản này được phân chia.
Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, vấn đề chia tài sản chung giữa vợ và chồng là
một vấn đề khá phức tạp trong khoa học pháp lý, cũng như thực tiễn áp dụng luật.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu và xây dựng luật ln phải đi
tìm giải pháp để cân bằng về lợi ích, đảm báo tính hài hịa về mặt tình cảm giữa vợ chồng
và các thành viên khác có liên quan khi quan hệ hơn nhân chấm dứt.
Dưới góc độ thực tiễn áp dụng luật, những quy định không rõ ràng không phù
hợp của các văn bản luật sẽ làm khó người áp dụng pháp luật.
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã có những quy định mới về quan hệ
tài sản vợ chồng, đó là chế độ tài sản thỏa thuận. Điều này đã tạo ra những thay đổi lớn về
cách phân chia tài sản chung giữa vợ, chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân như trước.


2
Chính vì điều đó tơi chọn đề tài “Tìm hiểu về việc xác định tài sản chung của
vợ chồng và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.” Làm đề tài kết thúc bộ
môn Pháp luật đại cương.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu chế độ tài sản chung của vợ chồng và việc phân chia tài sản
khi ly hôn là đề tài nghiên cứu khoa học đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều
góc độ, khía cạnh và địa phương khác nhau như:
-


Nguyễn Thị Kim Dung (2014), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa

thuận trong pháp luật Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội”.
-

Lê Thị Hà (2016), “Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

theo pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
- Trương Thị Lan (2016) “Chế độ tài sản pháp định theo Luật Hơn nhân và Gia
đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
- Lê Đình Nghị, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận luật Hơn nhân

Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội.
- Đào Thanh Huyền (2017), “Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các
vụ
án ly hơn, từ thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sĩ, Học
viện khoa học xã hội”.
Ngồi những tác giả trên, cịn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về “Chế độ tài sản
của vợ chồng” dưới nhiều góc độ khoa học và nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau. Có
thể thấy, các cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả về cơ bản đã tiếp cận chế độ tài sản
của vợ chồng nói chung và chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hơn nhân và Gia đình nói
riêng dưới nhiều góc độ lý luận khoa học và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng

ở nhiều địa phương là khác nhau. Mỗi cơng trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề ở các khía
cạnh khác nhau, nghiên cứu về lý luận, thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và có
những kiến nghị, giải pháp khác nhau phù hợp với từng thời điểm và từng địa phương.
Hiện nay tình hình nghiên cứu chế định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia
đình là rất cần thiết, góp phần đánh giá được hiệu quả và tầm quan trọng của pháp Luật



3
Hơn nhân và Gia đình 2014 trong thực tiễn áp dụng, ngồi ra, nghiên cứu cịn làm rõ
những vấn đề tồn tại bất cập hiện nay về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ đó đánh giá thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chế độ Hơn nhân và
Gia đình trên tinh thần của Hiến pháp 2013.
-

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu trong các phần

của Luận văn, phương pháp này cho phép nghiên cứu rõ các vấn đề lý luận của pháp luật
về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.
-

Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm tham khảo và so sánh các điểm

giống và khác nhau từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế.
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê: dựa trên số liệu thống kê
của Tòa án nhân nhân Tối cao qua các báo cáo trong công tác xét xử và giải quyết các vụ
việc và vụ án lên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
-

Phương pháp tư vấn chuyên gia: trao đổi và lấy ý kiến tư vấn sau đó chọn lọc

và nghiên cứu.
- Phương pháp tham khảo các tài liệu như: sách, báo, bài viết, tạp chí, tra cứu
internet

- Phương pháp đưa ra kết luận.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn là cơ sở nghiên cứu khoa học và pháp lý để làm rõ các vấn đề lý luận và
thực tiễn chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay. Phân tích và làm rõ các khái niệm, nội dung
cơ bản, các đặc điểm, ý nghĩa các quy định pháp luật, quá trình hình thành và phát triển, các
yếu tố tác động đến quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng
hiện nay. Phân tích và làm rõ các quy định pháp luật trong Luật Hơn nhân và Gia đình, quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay để làm cơ sở đánh giá hiệu


4
quả của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Nghiên cứu tình hình thực tiễn hiện nay của chế định tài sản vợ chồng để chỉ ra
thực trạng, tìm ra ngun nhân của những khó khăn vướng mắc, từ đó kiến nghị những giải
pháp tích cực nhằm hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận
Luận văn có ý nghĩa to lớn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận khoa học về chế độ
tài sản của vợ chồng theo quy định luật Hơn nhân và Gia đình. Từ đó, có cơ sở khoa học
để đi sâu nghiên cứu các nội dung của vấn đề, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. - Luận văn cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
cho công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thực tiễn áp dụng pháp luật. - Luận
văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu chuyên sâu chế độ tài
sản của vợ chồng, dùng làm tài liệu để giảng dạy và cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung
quy định pháp luật.
6. Kết cấu của tiểu luận
Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội
dung của luận văn được thiết kế thành hai chương như sau:
Chương 1:Xác định tài sản chung của vợ chồng.
Chương 2: Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn.



5
CHƯƠNG 1:
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tài sản
Tài sản đóng vai trò quan trọng trong mọi mối quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ pháp luật nói riêng, là trung tâm trong mọi quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, trong xã
hội tài sản được xem là một dạng vật chất có giá trị và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tất cả

các mối quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật. Theo từ điển Luật học “Tài sản là của cải,
vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng”.Theo BLDS 2015 thì tài sản được quy
định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất
động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và cũng có thể là
tài sản hình thành trong tương lai”.Từ những khái niệm trên thì ta có thể thấy khái niệm
tài sản nói chung là ám chỉ vật chất có giá trị đối với con người, đối với hoạt động sản
xuất, đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm tài sản là một khái niệm đa dạng và phức
tạp về loại tài sản, giá trị tài sản, hình thức của tài sản. Vì vậy, khái niệm tài sản cần phải
được nghiên cứu và làm rõ trước khi đưa ra khái niệm về tài sản chung của vợ chồng.
1.1.2 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản
chung của vợ chồng bao gồm:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc

có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.


6
1.2 Xác định tài sản chung
Căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết là phải dựa trên thời kì
hơn nhân của vợ chồng :“ Thời kì hơn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kì
hơn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn”. Luật quy
định những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kì hơn nhân” mới được coi là tài sản
chung của vợ chồng.
Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát
sinh của tài sản. Cụ thể tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hơn nhân. Đây là tài sản
chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được gọi là tài sản chung của vợ chồng, bởi bản
chất của cuộc sống chung vợ chồng là cùng nhau gánh vác mọi cơng việc gia đình, tạo ra
tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình. Do tính chất của
cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung vợ chồng không nhất thiết phải là tài sản do hai
vợ chồng cùng tạo ra trong thời kì hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời
kì hơn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ra có thể là
tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho nhu cầu gia đình. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do
vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra mà cịn là
tài sản vợ chồng bỏ tiền vàng, cơng sức để tạo ra. Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham
gia lao động sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là lao động hợp pháp.
Việc các bên thu nhập cao hay thấp không phải là căn cứ để luật phân định cơng sức đóng
góp của các bên vợ chồng. Như vậy dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu
nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo
quy định của pháp luật đều là tài sản chung.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hơn nhân có thể là: tiền lương,
tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng sổ xố hoặc tài sản mà vợ, chồng có được xác lập
quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự.

Các tài sản mà vợ, chồng được tặng cho, choc hung hoặc thừa kế chung là tài sản
chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là “tặng
cho”. Tài sản này thường không nhiều tuy vậy nó mang lại ý nghĩa xã hội sâu sắc,


7
thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa người thân, bạn bè. Ngồi ra vợ chồng
cịn được nhận di sản thừa kế theo di chúc vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc
hưởng phần di sản bằng nhau khi kế thừa theo pháp luật.
Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hơn hoặc những tài sản mà vợ chồng được
thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng
nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào tài khối tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có sau
khi kết hôn. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản mang nét đặc thù riêng. Thông thường
quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập chính cho vợ chồng. Vì
vậy, để tránh những vướng mắc khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, Luật
hơn nhân và gia đình đã khẳng định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có dược sau khi kết
hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết
hôn do được thừa kế riêng, tặng cho riêng đương nhiên là tài sản chung trừ khi vợ chồng
có thỏa thuận khác.
Như vậy, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu hợp nhất. Theo đó, vợ chồng cùng
nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người.
1.3 Quyền vợ chồng đối với tài sản chung
Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau về
quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, không
phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.
“Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Quyền bình đẳng của vợ
chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia

đình, việc dùng tài sản để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận.
Trong trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong phạm vi được ủy quyền”.


8
1.4 Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một
hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lời ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh
theo thỏa thuận vợ chồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các
thành viên khác của gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa
vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhưng
nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình vợ chồng
phải vay mượn tài sản của người khác. Đó chính là các khoản nợ mà vợ chồng có nghĩa
vụ phải thanh tốn, trả cho chủ nợ. Theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm với giao dịch mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác
lập”. Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình thì món nợ đó được đảm bảo thanh tốn bằng tài sản chung của vợ chồng. Cả vợ và
chồng đều phải có nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ đó cho chủ nợ. Ngồi ra theo Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 quy định còn về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
như sau: “Giấy đăng kí quyền sở hữu tài sản chung phải đăng kí tên của hai vợ chồng,
giao dịch liên quan đến bất động sản , động sản phải đăng kí quyền sỡ hữu, tài sản là
nguồn thu nhập chính của gia đình phải có sự thỏa thuận giữa vợ chồng. Vợ chồng có
thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự
mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó”.


9

CHƯƠNG 2:

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HƠN
2.1 Ly hơn và chế độ tài sản luật định
Vợ chồng có 2 hình thức ly hơn là thuận tình ly hơn và đơn phương ly hơn. Trường
hợp thuận tình ly hơn, vợ chồng phải thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia hay không
chia tài sản chung. Trường hợp có chia thì chia với tỉ lệ thế nào cho mỗi bên. Trường hợp
đơn phương ly hơn thì không cần điều kiện là vợ chồng phải thỏa thuận được với nhau về
vấn đề tài sản chung. Nếu có tranh chấp về tài sản chung thì có quyền u cầu Tịa án giải
quyết song song với việc ly hơn. Vợ chồng không phân chia tài sản chung khi ly hơn thì
sau khi đã hồn tất thủ tục ly hơn, mỗi bên trở thành đồng sở hữu chung theo phần đối với
khối tài sản chung đó. Nếu có tranh chấp thì vẫn có quyền u cầu Tịa án giải quyết. Chế
độ tài sản luật định được áp dụng khi ly hơn khi vợ, chồng khơng có xác lập văn bản về
chế độ tài sản thỏa thuận hoặc có xác lập nhưng khơng có nội dung chia tài sản chung
hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu.
2.1.1 Trường hợp vợ chồng đồng thuận về vấn đề tài sản
Thực tế cho thấy đa phần, vợ chồng khi đơn phươngmly hôn sẽ tự thỏa thuận với
nhau về vấn đề phân chia tài sản hoặc tạm thời không phân chia. Lý do là án phí cho
việc Tịa án phân chia tài sản là khá cao.
Đối với các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì thủ tục phân chia
là dễ dàng tài sản chia cho ai thì người đó ngay lập tức thực hiện được quyền của chủ sở
hữu. Ví dụ như tài sản là vàng, tivi, tủ lạnh, bàn ghế...
Đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thủ tục
phân chia là kéo dài hơn bởi lẽ ngoài ý chí định đoạt tài sản đó là của ai, các bên phải
hoàn tất các thủ tục liên quan khác để người được chia thực sự là chủ sở hữu trên mặt
pháp lý.
Ví dụ, vợ chồng anh A và chị B có tài sản chung là 1 căn nhà ở Quận 7 và 1 căn
nhà ở quận Gò Vấp. Khi thực hiện thủ tục ly hôn, các bên tự thỏa thuận được với nhau
về vấn đề tài sản chung mà không yêu cầu Tòa án giải quyết. Anh A đồng ý nhận căn nhà




10
Quận 7, chị B đồng ý nhận căn nhà ở Quận Gị Vấp. Tuy nhiên, đó mới là ý chí của anh A
và chị B, còn về mặt pháp lý họ chưa thực sự là những chủ sở hữu của những căn nhà
riêng lẻ. Để là chủ sở hữu trên mặt pháp lý, họ phải thực hiện các thủ tục khác có liên
quan như ký cơng chứng tặng cho phần của nhau tại mỗi căn nhà (anh A ký tặng cho chị
B phần của mình ở căn nhà Quận Gị Vấp; ngược lại chị B phải ký tặng cho anh A
phần của mình căn nhà ở Quận 7); hoặc chị B có nhu cầu bán căn nhà ở Gị Vấp lấy
tiền thì anh A hỗ trợ ký giấy tờ mua bán và chị B nhận trọn tiền bán nhà..
2.1.2 Trường hợp vợ chồng đồng thuận về vấn đề tài sản
Như đã nói ở trên, nếu khơng đồng thuận được với nhau về vấn đề tài sản thì vợ
chồng phải nhờ Tòa án can thiệp. Lúc này, Tòa án phải áp dụng các quy định của pháp
luật để giải quyết.
Một khi Tòa án đã thụ lý vụ việc, kết quả giải quyết sau cùng có thể rơi vào 2
trường hợp:
-

Một là, trong q trình Tịa án thụ lý vụ việc, các bên đạt được thỏa thuận

với nhau và Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa họ.
-

Hai là, trong q trình Tịa án thụ lý vụ việc, các bên khơng đạt được thỏa thuận

với nhau và Tịa án áp dụng quy định pháp luật để giải quyết.
Trường hợp thứ nhất, nếu các bên đạt được thỏa thuận và phần tài sản của mỗi bên
nhận được là độc lập với nhau.
Ví dụ, quay trở lại với trường hợp vợ chồng anh A và chị B có tài sản chung là 1
căn nhà ở Quận 7 và 1 căn nhà ở quận Gò Vấp nêu trên, nếu anh A đồng ý nhận căn nhà
Quận 7, chị B đồng ý nhận căn nhà ở Gị Vấp thì các bên khơng cần thực hiện thủ tục
công chứng tặng cho phần của nhau... mà mỗi người có thể sử dụng Quyết định cơng

nhận sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án để đi cập nhật, đăng ký biến động hoặc
đổi sổ đứng tên duy nhất tên mình và sau đó nếu muốn bán, cho th, tặng cho thì có thể
tự thực hiện mà khơng cần người cịn lại cùng ký. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận của các bên
về phần tài sản nhận được là khơng độc lập với nhau thì cách giải quyết giống như
trường hợp thứ hai - trường hợp Tịa án tự giải quyết mà tơi sẽ nêu ngay dưới đây.


11
Trường hợp thứ hai, khi Tòa án giải quyết một vụ việc phân chia tài sản chung của
vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hơn nhân (có thể là song song với việc giải quyết vấn đề ly
hôn hoặc sau khi các bên đã ly hơn), Tịa án phải áp dụng ngun tắc tài sản chung được
chia đơi nhưng tính đến các yếu tố khác gồm:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
-

Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài

sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Quyết định của Tòa án trong trƣờng hợp này bao gồm các nội dung chính như xác
định các tài sản chung, giá trị tài sản chung, tỉ lệ mà vợ chồng được hưởng… Nói như vậy
để thấy rằng, Quyết định của Tịa án chỉ mang tính phân chia tỉ lệ của các bên trong khối
tài sản chung mà không đi sâu làm rõ mỗi người sẽ nhận đƣợc tài sản gì? Và trường hợp
này dẫn đến hướng giải quyết như được nêu tại mục 2.1.2 chương 2 nêu ở trên tức các
giao dịch liên quan đến khối tài sản chung phải được sự đồng ý giao dịch của cả 2 vợ
chồng. Kết quả là mỗi bên sẽ nhận được phần lợi ích tương đương với tỉ lệ họ được Tịa
án phân xử trừ trường hợp họ đạt được thỏa thuận khác.

Ví dụ, trường hợp anh A và chị B là vợ chồng. Họ có tài sản chung là một căn nhà
ở Đà Nẵng và 1 miếng đất ở Tp. Hồ Chí Minh. Tịa án phân xử, tài sản chung chia đơi,
anh A được ½, chị B được ½. Nếu muốn bán căn nhà ở Đà Nẵng, anh A và chị B phải
cùng ký bán và tiền bán nhà được chia đôi cho mỗi người. Trường hợp các bên lại đạt
được thỏa thuận tiền bán nhà anh A hưởng 100%, đổi lại chị B được hưởng 100% giá
trị miếng đất ở Tp. Hồ Chí Minh thì vẫn được pháp luật tơn trọng. Tuy nhiên, trường
hợp này, để được thực sự là chủ sở hữu trên mặt pháp lý, chị B phải được anh A ký tặng
cho phần của anh A hoặc cùng ký chuyển nhượng để chị B hưởng 100% giá trị miếng
đất.
2.2 Ly hôn và chế độ tài sản thỏa thuận
Vợ chồng mà có giao kết văn bản, xác lập chế độ tài sản thỏa thuận thì khi ly hơn,
vấn đề tài sản chung được giải quyết như nội dung văn bản được các bên giao kết.


12
Trường hợp, vợ chồng có xác lập văn bản thỏa thuận nhưng khơng có nội dung
chia tài sản chung hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng hoặc bị vơ hiệu thì chế độ tài sản
theo luật định được áp dụng.
Thực tiễn cho thấy, khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này,
người thứ ba dễ xuất hiện và đề nghị Tòa án xem xét văn bản xác định chế độ tài sản thỏa
thuận của vợ, chồng có bị vơ hiệu hay khơng vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Ví dụ, Ngân hàng A nhận thế chấp của ông B 1 căn nhà ở Quận 7. Sau đó, ông B
kết hôn với bà C. Trước khi kết hôn, ông B và bà C giao kết 1 văn bản để xác lập chế độ
tài sản theo thỏa thuận. Theo đó, căn nhà tại Quận 7 được xác định là tài sản chung của
vợ chồng. Nếu có vụ tranh chấp tài sản khi ly hơn ở Tịa án, Ngân hàng A là người dễ
xuất hiện để đòi quyền lợi, yêu cầu Tòa xem xét văn bản thỏa thuận tài sản chung vô hiệu.
2.3 Vợ, chồng chết và chế độ tài sản luật định
Trong trường hợp này, tài sản chung của vợ, chồng mà có 1 trong 2 hoặc cả hai
chết được chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia thừa kế theo quy định pháp
luật.

Điểm đáng lưu ý ở đây là pháp luật chỉ quy định trường hợp này, tài sản phải được
chia đôi mà không cân nhắc đến các yếu tố khác được nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật hơn
nhân và gia đình năm 2014.
Đối với những động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chia đơi tài sản
này là khá dễ dàng, người còn sống và các đồng thừa kế hợp pháp của người đã chết có
thể thực hiện ngay quyền sở hữu của mình mà khơng cần thực hiện thêm các thủ tục
pháp lý khác.
Đối với những động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản thì phân chia
tài sản chung của vợ, chồng phải trải qua thêm một số thủ tục để người còn sống thực sự
là chủ sở hữu pháp lý của phần tài sản mà họ được hưởng như thủ tục khai nhận di sản
thừa kế, tách sổ, bán tài sản...
Ví dụ, ơng A và bà B là vợ chồng và khơng có con chung. Hai người có tài sản chung
là 1 căn nhà tại Quận Tân Bình, 1 chiếc xe ơ tơ bốn bánh hiệu Toyota Camry và áp


13
dụng chế độ tài sản luật định . Ông A chết không để lại di chúc. Người thừa kế hợp
pháp của ông A gồm bà B và bà C - mẹ của ông A.
Tài sản của ông A và bà B được chia đôi cho 2 người. Về nguyên tắc, ông A được
hưởng ½ giá trị căn nhà và ½ giá trị chiếc xe Camry; bà B cũng được hưởng ½ giá trị
căn nhà và ½ giá trị chiếc xe Camry cộng với phần di sản thừa kế hợp pháp từ ông A. Tuy
nhiên, để thực sự là chủ sở hữu về mặt pháp lý đối với phần tài sản mình được chia, bà B
và bà C phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận với nhau về cách
phân chia, nắm giữ di sản.
Trường hợp trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà các bên đồng thuận
được với nhau về việc mỗi người sở hữu 1 tài sản độc lập thì các bên có thể tiến
hành thực hiện quyền của chủ sở hữu một cách độc lập.
Ví dụ, bà B đồng ý nhận chiếc xe Camry (vừa có phần tài sản chung vừa có phần
di sản thừa kế), bà C đồng ý nhận căn nhà ở Quận Tân Bình và được nêu trong văn bản
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì bà B có thể sử dụng văn bản này để thực hiện

cập nhật, đăng bộ sang tên (mua bán, cho thuê, tặng cho...) mà không cần bà C phải ký
giấy tờ, gì khác. Bà C cũng được quyền sử dụng văn bản này để thực hiện việc đăng bộ,
sang tên đối với căn nhà ở Quận Tân Bình.
Trường hợp trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà các bên không đồng
thuận được với nhau về việc mỗi người sở hữu 1 tài sản độc lập thì các bên chưa thể có
được trọn vẹn quyền của chủ sở hữu một cách độc lập.
Ví dụ, trong trường hợp chiếc xe Camry và căn nhà tại Quận Tân Bình nêu trên.
Bà B và bà C tiến hành khai nhận di sản nhưng văn bản này chỉ ghi nhận tỉ lệ sở hữu mà
mỗi người được hưởng trong khối di sản thừa kế chung mà chưa phân định ai nhận tài
sản gì. Việc thực hiện quyền sở hữu đối với phần tài sản mà mình được hưởng từ khối tài
sản chung vợ chồng của bà B theo đó cũng chưa được trọn vẹn. Bà B trong trường hợp
này vẫn phải đứng tên chung trên giấy chứng nhận căn nhà tại Quận Tân Bình, giấy
đăng
ký xe với bà C. Và khi thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với 2 tài sản này, mỗi bên cũng
cần bên còn lại cùng ra ký giấy tờ trừ khi có văn bản ủy quyền.


14
Vợ, chồng cịn sống cũng có quyền u cầu Tịa án hạn chế phân chia di sản thừa
kế nêu việc phân chia này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng cịn
sống, gia đình . Điều này cũng đồng nghĩa rằng, tài sản chung của vợ chồng mà gắn liền,
không tách rời với khối tài sản thừa kế của vợ, chồng đã chết để lại cũng bị hạn chế phân
chia theo.
Ví dụ, ơng A và bà B là vợ chồng. Hai người có tài sản chung là 1 căn nhà. Ơng A
chết khơng để lại di chúc. Đồng thừa kế theo pháp luật hợp pháp của ông A là bà B và bà
C (mẹ ông A). Nếu bà B viện dẫn Điều 686 Bộ luật dân sự 2005, khoản 3 Điều 66 Luật
hơn nhân và gia đình năm 2014 để yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản là ½ căn
nhà cũng đồng nghĩa với bà B tự hạn chế phân chia tài sản chung vợ, chồng khi hôn
nhân chấm dứt do chồng chết.
2.4 Vợ, chồng chết và chế độ tài sản thỏa thuận

Căn cứ vào khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nếu vợ chồng
có thỏa thuận về chế độ tài sản thì áp dụng theo chế độ này. Trường hợp này cũng giống
như trường hợp vợ chồng chia tài sản theo chế độ thỏa thuận khi ly hôn rằng người thứ ba
dễ xuất hiện và đề nghị Tòa án xem xét văn bản xác định chế độ tài sản thỏa thuận của vợ,
chồng có bị vơ hiệu hay khơng vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Điều khoản hạn chế
phân chia di sản thừa kế, qua đó ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản chung vợ chồng
nêu tại mục này cũng được áp dụng.
2.5 Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản luật định
Trường hợp này, căn cứ vào điều 66 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề
tài sản được giải quyết theo như mục 2.3 nêu trên. Tài sản được chia đôi cho vợ, chồng.
Phần của người bị tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.
Mở rộng vấn đề, chúng ta cần xem xét trong trường hợp người bị tuyên bố là đã
chết trở về và quan hệ hôn nhân khơng được khơi phục (hơn nhân chấm dứt) thì vấn đề tài
sản chung được giải quyết như thế nào? Ở đây, chúng ta phân làm 2 trường hợp:
-

Thứ nhất, cho đến thời điểm người bị tuyên bố là đã chết trở về thì tài sản

chung của vợ chồng chết bị phân chia.


15
- Thứ hai, trước khi người bị tuyên bố là đã chết trở về thì tài sản chung của vợ
chồng đã bị phân chia. Trường hợp thứ nhất, tài sản chung chưa chia thì được giải quyết
như trường hợp 2 vợ chồng ly hôn nêu tại mục 2.1 chương này. Trường hợp thứ hai, nếu
tài sản chung của vợ chồng đã bị phân chia thì người đã trở về nhận phần tài sản của mình
đã được phân chia.
2.6 Vợ, chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết và chế độ tài sản thỏa thuận
Trường hợp này, vấn đề tài sản chung của vợ chồng được áp dụng tương tự trường
hợp vợ, chồng chết (cái chết sinh học) nêu tại mục 4 chương này.



16
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên ta thấy việc tìm hiểu luật: xác định tài sản chung của vợ
chồng và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn theo quy định của Luật Hơn
nhân và Gia đình Việt Nam là một điều cần thiết. Hiểu rõ và hệ thống hóa luật pháp, nó
giúp chúng ta hiểu hơn về tính pháp lý của Luật Hơn nhân và Gia đình trong đời sống
và áp dụng một cách đúng đắn vào cuộc sống thực tiễn.
Chia tài sản chung của vợ, chồng khi hôn nhân chấm dứt là một phần phức tạp
trong quan hệ pháp luật về sở hữu. Thực tiễn xã hội cho thấy, tuy pháp luật đã quy định
khá chi tiết và rõ ràng về vấn đề này nhưng khi giải quyết trên thực tế, chúng ta vẫn gặp
phải những trường hợp vướng mắc do độ vênh của các văn bản luật hoặc các quy định của
chúng ta chưa toàn diện để dự liệu hết tất cả trường hợp có tranh chấp.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tơi có cơ hội xem xét lại các quy định pháp luật về
chế định sở hữu tài sản của vợ chồng, việc phân chia tài sản này khi vợ chồng chấm dứt
hơn nhân. Qua đó, tơi đề cập đến các bất cập của chế định này, đề xuất hướng khắc phục
nhằm luận giải các quy định của pháp luật liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn, giúp cho các bên thực hiện quyền của mình. Mặt khác, nó cịn góp phần hồn
thiện các quy định của pháp luật, tạo ra cách hiểu thống nhất, đảm bảo cho các quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, giúp cho Tòa án giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả
các tranh chấp phát sinh trong việc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật
1.
Quốc hội, Luật Số: 52/2014/QH13 – Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, được Quốc
hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 19

tháng 6 năm 2014.
2.
Quốc hội, Luật Số: 22/2000/QH10, Luật Ngày 09/06/2000 Của Quốc Hội Số
22/2000/Qh10 Về Hôn Nhân Và Gia Đình, được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.

Các website

3.Thuvienphapluat.vn - Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
Luật Hơn nhân và gia đình 2014 (thuvienphapluat.vn)
Ngày truy cập: 28/12/2021
4.Luatdaitam.vn – Quan hệ tài sản vợ chồng trong thời kì hơn nhân
QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ?

(luatdaitam.vn)
Ngày truy cập: 29/12/2021
5.luatvietnam.vn – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Hơn nhân và Gia đình 2014, Luật 52/2014/QH13 mới nhất
2021 (luatvietnam.vn)
Ngày truy cập: 29/12/2021
6.danluat.thuvienphapluat.vn – quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
chung
Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng (thuvienphapluat.vn)
Ngày truy cập: 30/12/2021
7.luatminhkhue.vn – phân chia tài sản sau ly hôn
Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2021 ? (luatminhkhue.vn)
Ngày truy cập: 2/1/2022
8.tgslaw.vn – Nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn thế nào (tgslaw.vn)
Ngày truy cập: 3/1/2022



9. luatvietan.vn – xác định tài sản chung của vợ chồng
Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng - Tư vấn pháp luật
(luatvietan.vn)
Ngày truy cập: 29/12/2021
10.luatphap.vn – chế độ tài sản của vợ chồng
/>1i%20ni%E1%BB%87m%20Ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20t%C3%
A0i%20s%E1%BA%A3n%20gi%E1%BB%AFa%20v%E1%BB%A3,gi%E1%BB%AFa
%20v%E1%BB%A3%20v%C3%A0%20ch%E1%BB%93ng%20theo%20lu%E1%BA%
ADt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20%5B1%5D
Ngày truy cập: 31/12/2021



×