Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần nam định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 48 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THỊ KIM CÚC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NAM ĐỊNH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THỊ KIM CÚC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NAM ĐỊNH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Tâm thần
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. ĐỖ THỊ THU HIỀN

NAM ĐỊNH – 2022



i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học
cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo bệnh viện, các cán bộ y tế các
khoa lâm sàng của Bệnh viện Tâm thần Nam Định đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi những
kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập và làm chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hiền đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian tơi thực hiện và hồn thành chun đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng
cảm tạo điều kiện cho tôi được thăm khám tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm
túc những lời khuyên dành cho họ.
Tôi xin được cảm ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa I khóa 9 đã cùng vai sát
cánh với tơi để hồn thành tốt chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Ngô Thị Kim Cúc



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi với sự hướng dẫn của Ths. Đỗ
Thị Thu Hiền. Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nam Định, ngày

tháng

Người cam đoan

Ngơ Thị Kim Cúc

năm 2022


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NBĐK

Người bệnh động kinh

ĐK

Động kinh

ĐKCB


Động kinh cục bộ

ĐKTT

Động kinh toàn thể

HCĐK

Hội chứng động kinh

NB

Người bệnh


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: .................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NAM ĐỊNH NĂM 2022 ............................ 22
2.1 Khái quát bệnh viện Tâm thần Nam Định............................................ 22

2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể .......................................... 23
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại ................................................................... 31
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ........................................................................... 34
KẾT LUẬN.................................................................................................. 38
ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh mạn tính, phổ biến ở các nước trên thế giới. Theo
nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ mắc bệnh dao động khoảng 0,5 - 1% dân số
[9],[13],[18],[20]. Tỷ lệ mắc mới trung bình hàng năm là 20 – 70 người/100.000
dân. Tỷ lệ trên có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, giữa các nước
trong khu vực và giữa các vùng khác nhau trong mỗi nước. Còn tại Việt Nam
tỷ lệ này là 0,35% dân số (Trần Văn Cường, 2001) [8].
Bệnh mắc ở cả 2 giới, và các lứa tuổi từ sơ sinh đến người già đều có thể
có cơn động kinh. Nhưng đa phần động kinh xảy ra ở trẻ em, khoảng 50% số
người mắc động kinh <10 tuổi và 75% số người động kinh < 20 tuổi [7].
Biểu hiện lâm sàng của động kinh rất đa dạng và phức tạp, gồm những
rối loạn đột ngột kịch phát các chức năng của não về vận động, cảm giác, giác
quan, ý thức... Ngồi những biểu hiện rối loạn trong cơn, thì những rối loạn
trước cơn, sau cơn và giữa cơn cũng phong phú. Đáng chú ý là những rối loạn
tâm thần trong bệnh động kinh biểu hiện là các rối loạn về trí tuệ, cảm xúc, tư
duy và nhân cách. Đó là hậu quả của quá trình bệnh lý lâu dài gây nên. Vì vậy
người bệnh động kinh thường giảm cơ hội hòa nhập, thiếu tự tin, hay lo lắng,
thất vọng và điều quan trọng nhất là mặc cảm tự ty về bệnh tật của mình. Điều
này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như
gia đình người bệnh.

Trong nhiều năm qua, trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu về thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại các bệnh viện. Tuy nhiên
tại Bệnh viện Tâm thần Nam Định chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, do
đó khơng có cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc cho người bệnh động kinh. Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
chun đề: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
người bệnh động kinh tại bệnh viện Tâm thần Nam Định năm 2022” nhằm
hai mục tiêu:


2

1.

Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh

viện Tâm thần Nam Định năm 2022
2.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người

bệnh động kinh tại bệnh viện Tâm thần Nam Định


3

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.


Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu động kinh
1.1.1.1. Cơn động kinh (Theo ILEA 2005)
“Là sự xuất hiện của các dấu hiệu và (hoặc) các triệu chứng do hoạt
động bất thường, quá mức hoặc đồng bộ của tế bào thần kinh trong não” [24]
1.1.1.2. Động kinh: (Theo ILEA 2014)
Là bệnh lý của não bộ được định nghĩa bởi bất kỳ một trong các điều
kiện sau
* Ít nhất hai cơn động kinh không do yếu tố gây nên (hoặc phản xạ) xảy
ra cách nhau ít nhất 24h
* Một cơn động kinh không do yếu tố gây nên (hoặc phản xạ) và một
khả năng tái phát các cơn sau nữa tương tự như nguy cơ tái phát chung (ít nhất
60%) sau hai cơn khơng có yếu tố gây nên, xảy ra trong 10 năm tới.
* Chẩn đoán hội chứng động kinh
Bệnh động kinh được coi là khỏi ở những cá nhân có hội chứng động kinh
phụ thuộc vào tuổi nhưng hiện tại đã qua tuổi áp dụng hoặc những người cịn
duy trì khơng có cơn trong 10 năm qua và khơng cịn uống thuốc trong 5 năm
qua. [13]
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế:
1.1.2.1. Nguyên nhân:
Bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, vì
thế tất cả các căn nguyên gây ra tổn thương ở não đều là nguyên nhân gây
động kinh. Đây là một bệnh khá phổ biến với tỷ lệ trong dân chúng ở Việt
Nam vào khoảng 0,33%. Bệnh này còn được gọi với cái tên khác nhau như
kinh phong, phong sù, kinh giật. Biểu hiện bệnh khá phức tạp, từ những
cơn co giật, mất ý thức đến những đợt rối loạn hành vi [15].
Người ta chỉ thật sự chẩn đốn động kinh là có các cơn tái diễn. Các



4

cơn này tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các neuron
thần kinh nằm trên một diện tích hay nhiều của vỏ não. Các triệu chứng
thay đổi tùy theo vị trí và diện tích vùng vỏ não bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân bệnh cũng đa dạng. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở mọi
lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi (80% các trường
hợp). Nhiều nguyên nhân được cho có thể là nguồn gốc của những cơn
động kinh này, chẳng hạn khối u, sẹo sau chấn thương, dị dạng đủ loại,
nhưng cũng có cả yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân thường gặp:
- Tổn thương não trong giai đoạn bào thai, sang chấn sản khoa, chấn

thương đầu, u não, dị dạng mạch máu não, di chứng sau tai biến mạch máu
não, nghiện rượu một số tỷ lệ rất thấp động kinh liên quan đến di truyền.
- Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ

trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở
đầu. Những chấn thương đó ln gây tổn thương cho não và cũng là nguyên
nhân hay gặp của bệnh động kinh.
- Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài cái bướu trong não, bướu nay

ngày càng lớn và cuối cùng lên các cơn động kinh.
- Di truyền, trong gia đình có ơng bà, cha mẹ bị động kinh thì rất có

thể con cháu sau này cũng mắc bệnh động kinh [5].
1.1.2.2. Cơ chế bệnh động kinh:
Cho đến nay vẫn còn chưa rõ cơ chế sinh bệnh ĐK và cịn có nhiều quan
điểm khác nhau về vấn đề này. Nhờ có sự tiến bộ của các ngành khoa học khác,
mà người ta từng bước có cơ sở giải thích về cơ chế sinh bệnh ĐK hợp lý hơn.
Hiện nay có một số quan niệm về bệnh sinh bệnh ĐK như sau:

+ Quan niệm về “ổ động kinh”.
+ Quan niệm về hệ thống động kinh và hệ thống chống động kinh.
+ Quan niệm về hệ thống chống động kinh và hoạt hoá chậm.
+ Quan niệm về "não động kinh" [15].


5

1.1.3. Phân loại:
Từ trước đến nay vấn đề phân loại ĐK luôn là một trọng tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học, dựa vào nguyên nhân gây ĐK người ta chia làm
hai nhóm lớn. ĐK tiên phát hay động kinh vô căn và ĐK thứ phát hay ĐK
triệu chứng.
Năm 1981, Tiểu ban về phân loại ĐK, chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm
sàng và các dấu hiệu điện não đồ đưa ra bảng phân loại ĐK và được Tổ chức
Y tế thế giới công nhận.
Năm 1989 Liên hội quốc tế chống động kinh đưa ra bảng phân loại ĐK
theo hội chứng. Điểm mạnh của phân loại này là giúp cho thầy thuốc chẩn
đoán và phân loại nhanh được cơn ĐK.
Năm 1992, Tổ chức Y tế thế giới có bảng phân loại bệnh tật lần thứ 10
đây là bảng phân loại mới nhất được áp dụng. Phân loại động kinh theo ICD10 năm 1992 [27].
G40: Động kinh:
G40.0: ĐK CB tiên phát và HCĐK với cơn co giật cục bộ.
G40.1: ĐKCB triệu chứng và HCĐK với cơn cục bộ đơn giản.
G40.2: ĐKCB triệu chứng và HCĐK với cơn cục bộ phức tạp.
G40.3: ĐKTT tiên phát và HCĐK
G40.4: ĐKTT khác và HCĐK.
G40.5: Những HCĐK đặc biệt.
G40.6: Những cơn lớn khơng xác định có hoặc không kèm theo
cơn nhỏ.

G40.7: Những cơn nhỏ không xác định không kèm theo cơn lớn.
G40.8: ĐK khác.
G40.9: ĐK không xác định.
G41: Trạng thái động kinh:
G41.0: Trạng thái ĐK cơn lớn
G41.1: Trạng thái ĐK cơn nhỏ


6

G41.2: Trạng thái ĐK cục bộ phức tạp.
G41.8: Trạng thái ĐK khác.
G41.9: Trạng thái ĐK không xác định
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh
Chẩn đoán động kinh là một chẩn đốn lâm sàng và phải dựa trên cơ sở
mơ tả chi tiết về những sự kiện mà bệnh nhân đã trải qua ở giai đoạn trước,
trong và sau cơn, nhưng quan trọng hơn cả là sự mô tả của người chứng kiến
cơn. Chẩn đốn gồm 3 mục đích: để xác định chẩn đoán động kinh, phân loại
dạng cơn động kinh và nếu có thể để xác định nguyên nhân động kinh.
1.1.4.1. Co cứng, co giật toàn thể (generalized tonic-clonic seizures)
Động kinh co cứng, co giật là những cơn được biết sớm nhất cũng là
thể động kinh nặng nề nhất. Chúng cũng là trạm cuối cùng của những dạng
cơn động kinh khác và cũng là những hành vi và biểu hiện sinh lý tột cùng của
chứng động kinh. Cơn co cứng, co giật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các
loại cơn.
- Tiền triệu: cơn có thể có hoặc khơng có các triệu chứng báo trước như
đau đầu, tính tình thay đổi, hay cáu kỉnh, thiếu tập trung, giật rung cơ... Một
số cơn có thể biết được các yếu tố gây ra như giấc ngủ hoặc kích thích ánh
sáng. Những triệu chứng này do kích thích trực tiếp vỏ não hoặc gián tiếp do
thay đổi sinh lý dẫn đến sự thay đổi ngưỡng như thay đổi tính tình hoặc đau

đầu.
- Các giai đoạn của cơn: trên lâm sàng cơn co cứng, co giật diễn biến
khá điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau. Cơn kéo dài khoảng 40 - 70 giây
hoặc lên tới 90 giây.
+ Đôi khi cơn động kinh được bắt đầu bởi sự co cứng của các cơ hầu
họng gây ra “một giọng thét lên, chói tai và hoang dã” (Gowers 1881), ngay
lập tức phối hợp với mất ý thức, tay thường gấp, cịn chân thì duỗi, sau khoảng
10 đến 20 giây
+ Giai đoạn co giật kéo dài 1 - 2 phút. Khởi đầu co giật toàn thân, tiến


7

tới co giật khối cơ gấp thành từng nhịp lúc đầu chậm sau nhanh dần, cuối cơn
giật thưa rồi ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hơ hấp đi kèm dẫn đến biểu hiện
tím tái, ngừng hơ hấp tới cuối thì được đánh dấu bằng nhịp thở vào sâu. Sự rối
loạn thực vật biểu hiện rõ (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử, tăng
tiết đờm dãi). Đái dầm cũng thường xảy ra ở lúc kết thúc cơn.
+ Giai đoạn doãi mềm kéo dài vài phút đến vài giờ. Các cơ dỗi mềm
hồn tồn, bệnh nhân nằm n, ngủ sâu hoặc thở ồn ào, ý thức thu hẹp, sau đó
ý thức phục hồi dần. Thường gặp bệnh nhân ngủ mê mệt kéo dài vài giờ và
tỉnh dậy không nhớ các sự việc đã xảy ra trong cơn.
- Ở giai đoạn sau cơn, người bệnh thường than phiền vì đau đầu và đau
mỏi mình mẩy, đơi khi liên quan với sự tăng nhẹ các men cơ trong máu (dấu
hiệu sinh hóa gián tiếp của cơn).
- Cơn khơng điển hình có thể chỉ có pha co cứng hoặc co giật do người
bệnh đang điều trị thuốc chống động kinh.
1.1. 4.2. Cơn vắng ý thức (absence seizure)
Sự đa dạng về biểu hiện lâm sàng cùng với tính chất xảy ra thường
xun và sự hồ hợp với hình ảnh điện não đã làm cơn vắng ý thức trở thành

một ví dụ điển hình của sự liên quan với điện sinh học.
- Lâm sàng: đặc điểm của cơn động kinh mang tính chất tự phát, thường
xảy ra ở trẻ em. Mất ý thức riêng rẽ là triệu chứng duy nhất tạo nên bệnh cảnh
lâm sàng. Trong cơn động kinh NB ở tư thế bất động với cái nhìn trống rỗng,
vẻ mặt ngơ ngác, gián đoạn hoạt động đang làm dở trong khoảng từ 2 đến 5
giây. Sau cơn, NB tiếp tục hoạt động bình thường và khơng biết mình bị lên
cơn.
- Cơn vắng ý thức có thể biểu hiện mất ý thức đơn thuần hoặc kết hợp
với giật cơ, tăng giảm trương lực cơ, hoạt động tự động hoặc các rối loạn thực
vật.
- Cơn vắng ý thức điển hình thường là các cơn động kinh mang tính tự
phát, đặc biệt là xảy ra ở trẻ em và đáp ứng tốt với điều trị. Tỷ lệ lành tính ở


8

48% và có xu hướng mạn tính ở 52% NB, khoảng 57,5% vắng ý thức có thời
gian ổn định 15 năm và 36% NB chuyển sang động kinh co cứng co giật. Như
vậy, mặc dù cơn vắng ý thức có tiên lượng tốt nhưng việc chuyển thành cơn
co cứng co giật là phổ biến và cơn khởi phát càng muộn, càng có nguy cơ
chuyển thành các thể động kinh khác.
1.1.4.3. Cơn động kinh cục bộ
Cơn động kinh cục bộ là do tổn thương khu trú tại vùng dưới vỏ và vùng
vỏ não. Mỗi cơn có một cách biểu hiện riêng biệt, liên quan mật thiết tới các
vùng chức năng của vỏ não và dưới vỏ. Cơn có thể biểu hiện bằng các triệu
chứng mà ta quan sát được như cơn co giật cục bộ; cũng có những cơn chỉ
biểu hiện bằng những thay đổi chủ quan của NB như cơn rối loạn thần kinh
thực vật, rối loạn cảm giác, mất vận ngôn tạm thời.
- Cơn động kinh cục bộ vận động đơn giản: biểu hiện bằng triệu chứng
vận động đơn thuần ở một phần cơ thể và không kèm theo mất ý thức.

- Cơn động kinh cục bộ có hành trình Bravais - Jackson (BJ): cơn
thường bắt nguồn từ một ngọn chi hoặc mặt, khởi đầu của cơn có thể biểu hiện
bằng hiện tượng co rút hoặc yếu tạm thời, thời gian khoảng 10 - 30 giây, tiếp
đó là co giật tăng dần về tần số và cường độ, hiện tượng co giật được lan ra
khắp nửa thân. Trong lúc cịn giật cục bộ thì NB khơng mất ý thức, khi co giật
lan sang nửa thân bên kia NB bắt đầu mất ý thức và có cơn động kinh tồn thể
gần giống như cơn co cứng co giật. Sự lan rộng của cơn co giật giống như một
vết dầu loang nên được gọi là cơn hành trình BJ.
1.1.4.4. Cơn cục bộ tồn thể hố
- Khởi đầu cục bộ, cơn bắt đầu ở một phần cơ thể, không kèm theo mất
ý thức. Có thể khởi đầu cục bộ đơn giản hoặc cục bộ phức tạp tiển triển thành
tồn thể hố thứ phát, biểu hiện bằng co giật cả hai bên cơ thể và mất ý thức.
- Đây là dạng cơn cần phải phân biệt với cơn co cứng co giật toàn thể.
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định


9

- Lâm sàng:
+ Cơn xuất hiện đột ngột
+ Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có 2 cơn
+ Các biểu hiện phù hợp với một loại cơn nhất định
+ Nếu trong cơn có rối loạn ý thức mà cắn phải lưỡi, mất định hướng
thì có nhiều khả năng là cơn động kinh.
+ Cơn xuất hiện trong đêm thường là cơn động kinh
- Điện não: Ghi trong cơn có sóng động kinh điển hình, ghi ngồi cơn
có thể khơng có sóng động kinh điển hình; có trường hợp diện não bình
thường.
1.1.5.2. Chẩn đốn ngun nhân cơn động kinh

Một số bệnh lý cần được chẩn đoán phân biệt:
- Để xác định nguyên nhân căn cứ vào:

+ Lâm sàng
+ Các xét nghiệm đặc hiệu
+ Chụp CT scans hoặc MRI
- Chỉ chẩn đoán là động kinh chưa rõ nguyên nhân khi:

+ Là cơn động kinh tồn thể
+ Khơng có triệu chứng thần kinh khu trú
+ Các xét nghiệm và chụp CT scans hoàn tồn bình thường
Động kinh chưa rõ ngun nhân hầu hết xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
1.1.5.3. Chẩn đốn phân biệt:
- Ngất
- Co giật khơng động kinh
- Cơn tấn cơng hoảng sợ
- Cơn tăng thở
- Trạng thái kích động
- Cơn ngừng thở
- Rối loạn trong giấc ngủ: đi trong giấc ngủ (miên hành), hoảng sợ ban


10

đêm, ác mộng, ngủ rũ.
- Đau nửa đầu (Migraine)
- Cơn đột quỵ tháng qua
- Cơn mất nhớ
- Rối loạn vận động
- Hạ đường huyết

- Cơn rối loạn tiền đình [8]
1.1.6. Điều trị
1.1.6.1 Điều trị bằng thuốc
Kể từ khi phát hiện tác dụng chống động kinh của bromua (1912) đã
xuất hiện rất nhiều loại thuốc đặc trị cho từng loại cơn động kinh. Điều trị nội
khoa là cơ bản, chủ yếu là dùng thuốc uống nhằm mục đích cắt cơn động kinh
càng sớm càng tốt.
* Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung: chẩn đốn đúng loại cơn, chọn đúng thuốc, thăm dị
liều lượng tùy cơ thể người bệnh.
- Thuốc dùng từ liều thấp đến liều cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt
cơn, duy trì liều có tác dụng. Đa số NB chỉ dùng một loại thuốc nhất định đã
được hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng đường uống là chủ yếu.
- Thuốc phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định. Người
bệnh không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột; khơng được cắt
thuốc đột ngột vì dễ xảy ra trạng thái động kinh.
- Nếu đã tăng đến liều tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn
thì thay bằng thuốc khác. Hạn chế việc dùng hai hay nhiều thuốc chống động
kinh cùng một lúc. Cần chú ý tương tác thuốc khi dùng phối hợp các thuốc
chống động kinh.
- Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc gây ra để khắc phục.
- Tuỳ theo từng trường hợp, ngồi việc sử dụng thuốc thì NB phải có
chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi và giải trí thích hợp. Một chế


11

độ điều trị tồn diện, giữ cho NB có thời gian học tập và nghỉ ngơi ổn định,
tránh các điều kiện thuận lợi gây cơn, bố trí cơng việc và nghề nghiệp hợp lý
để phòng tránh các tai nạn thứ phát xảy ra khi lên cơn. [2]

* Các thuốc điều trị động kinh
- Phenobarbital
Phenobarbital là thuốc kháng động kinh cổ điển cỏ bản chất là một Acid
barbiturate (2,4,6 trioxohexahydropyrimidin) được tạo thành từ acid malonic
và ure.
Phenobarbital được chỉ định đối với tất cả cá thể lâm sàng của động kinh
chủ yếu là cơn lớn và các cơn cục bộ trừ cơn vắng của động kinh cơn nhỏ. Có
thể dùng đề phòng cơn co giật do sốt cao tái phát ở trẻ em nhưng nói chung
khơng nên cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Valproat

Valproat là thuốc kháng động kinh mạnh có tác động đối với động kinh
toàn bộ, động kinh cục bộ hoặc động kinh phức hợp nhưng không gây ngủ.
Cơ chế tác động có thể liên quan đến khả năng tăng cường thế hiệu acid
gamma- aminobutyric (GABA) là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trị ức
chế trong hệ thần kinh trung ương.
- Carbamazepin (tegretol)

Carbamazepin là một hợp chất iminostibene, cấu trúc liên quan đến chất
chống trầm cảm ba vịng imipramine. Tác dụng kháng động kinh có thể do tác
động tới các kênh natri làm hạn chế các kích thích co giật và sự dẫn truyền
qua khớp thần kinh.
- Phenytoin

Phenyton được dùng trong điều trị động kinh từ năm 1938. Với liều điều
trị, thuốc khơng gây ngủ nhưng có tác dụng kháng động kinh đối với động
kinh toàn bộ và động kinh cục bộ nhưng khơng có tác dụng đối với động kinh
con vắng và co giật do sốt cao. Phenytoin ức chế dẫn truyền Ca và Na ở khớp
thần kinh và dẫn truyền thần kinh qua trung gian Ca do đó có khả năng điều



12

hịa kích thích của thần kinh trong điều kiện khơng bình thường. Cịn cơ chế
đặc hiệu của tác dụng kháng động kinh hiện chưa rõ.
1.1.6.2. Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định:

- Động kinh kháng thuốc
- Động kinh cục bộ ổ khu trú nhỏ
- Động kinh cục bộ tồn thể hóa [2].

1.1.7. Chăm sóc
1.1.7.1. Vai trị của chăm sóc
Việc chăm sóc người bệnh động kinh đặc biệt hơn so với bệnh lý khác
vì ngồi việc chăm sóc điều dưỡng cịn phải theo dõi và chăm sóc NB có cơn
động kinh. Vì vậy vấn đề chăm sóc cần kịp thời, nhanh chóng, phải chính xác
khi người bệnh có cơn động kinh để tránh xảy ra các tai biến gây nguy hiểm
cho người bệnh và những người xung quanh.
1.1.7.2. Quy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡng là hàng loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được
định trước nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của người
bệnh và thỏa mãn các nhu cầu của người bệnh trong mọi hoàn cảnh.
* Nhận định
Chúng ta phải hiểu rằng động kinh là một bệnh lý mãn tính kéo dài
nhưng cơn động kinh xảy ra lại đột ngột cấp tính, xảy ra trong khoảng thời
gian ngắn, do vậy việc xử trí cũng địi hỏi phải khẩn trương, kịp thời và toàn
diện.
Để nhận định người bệnh được tốt thì người điều dưỡng cần phải dựa
vào kĩ năng giao tiếp hỏi bệnh để thu thập thông tin dữ liệu, sau đó thăm khám

lâm sàng (dựa vào bốn kỹ thuật nhìn, sờ, gõ, nghe), cuối cùng ghi lại nhưng
thơng tin dữ liệu mà mình thu thập được. Trường hợp người bệnh hôn mê, trẻ
em, hoặc người bệnh loạn thần khơng giao tiếp được thì hỏi người nhà người
bệnh để thu thập các thơng tin.
- Phần hành chính:


13

+ Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện.
+ Lý do vào viện: lý do người bệnh đến khám bệnh.
+ Bệnh sử: diễn biến của bệnh đợt này.
+ Tiền sử bệnh: Các bệnh đó mắc trước đây, gia đình có ai mắc bệnh liên
quan đến động kinh?
+Người bệnh đó được khám, chẩn đốn điều trị ở đâu chưa?
+ Người bệnh có tuân thủ điều trị hay khơng, và kết quả điều trị như thế
nào?
+ Có sử dụng các chất kích thích khơng: rượu, bia, thuốc lá…
+ Thói quen sống hàng ngày, có tập thể dục thể thao khơng?
- Tồn trạng:

+ Tri giác: Dựa vào thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ hôn mê của
bệnh nhân.
+ Da, niêm mạc: Nhợt, hồng, tím…
+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp…
+ Thể trạng: nặng bao nhiêu kg
+ Tâm lý người bệnh
- Tình trạng về thần kinh, tâm thần

+ Cơn giật: mấy cơn trên một ngày, mỗi cơn kéo dài bao lâu, giật bắt đầu

từ đâu.
+ Sau cơn giật NB có tỉnh khơng, vã mồ hơi, có nhớ gì trước đó khơng?
+ Có bị liệt sau cơn hay nơn khơng?
+ Có tê bì tay chân, liệt:
+ Có kèm theo nói khó khơng
+ Có nuốt nghẹn, sặc khơng?
+ Có cơn loạn thần khơng
+ Có đau đầu, nơn khơng?
+ Có liệt các dây thần kinh sọ não khơng?
+ Đại tiểu tiện có tự chủ khơng?


14

- Tình trạng tim mạch:
+ Huyết áp:
Trong cơn giật: cao hay thấp?
Ngồi con giật: bình thường hay thấp?
+ Nhịp tim:
Trong cơn: bình thường cao hơn
Ngồi cơn giật: bình thường, cao hay thấp
- Tình trạng hơ hấp:
- Tần số thở/phút:
Trong cơn: thường NB thở nhanh hơn 30 – 40l/phút,
Ngồi cơn: bình thường, cao hay thấp?
+ Kiểu thở: Thở ngực, thở bụng
+ Rì rào phế nang: Rõ hay giảm
+ Xuất tiết đờm dãi: trong cơn nhiều hay ít
+ Có khả năng ho khạc hay khơng
+ Bệnh nhân tự thở hay phải có sự trợ giúp của máy thở qua ống nội khí

quản, mở khí quản…
- Tình trạng tiêu hóa:

+ Người bệnh tự ăn uống được hay đặt sonde dạ dày (do hôn mê hoặc rối
loạn nuốt), hoặc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
+ Người bệnh có nơn, căng chướng bụng hoặc đau bụng khơng?
+ Đại tiện mấy lần/ngày, có tự chủ khơng? Trong cơn có đại tiển tiện
khơng tự chủ khơng?
- Tình trạng tiết niệu, sinh dục:

+ Tiết niệu: Tiểu tiện có tự chủ khơng? Màu sắc, số lượng nước tiểu 24
giờ.
+ Người bệnh được đóng bỉm hay đặt sonde tiểu …
+ Sinh dục: Có viêm nhiễm khơng? Có liên quan đến các vấn đề sinh dục
như cường dương, xuất tinh sớm…


15

- Tình trạng nội tiết: Có mắc các bệnh như đái tháo đường, suy hoặc cường
giáp, suy tuyến yên…
- Cơ, xương, khớp: Xưng đau các khớp khơng? Có bị tai nạn trong hoặc
sau cơn động kinh, đau các khớp…
- Hệ da: Khơ, ẩm, lạnh…có sẩn ngứa, lt, ban đỏ, có tổn thương da trong
các cơn giật không?
- Vệ sinh cá nhân: Quần áo, đầu tóc, móng tay, móng chân có sạch sẽ
khơng?
- Tham khảo hồ sơ:
+ Dựa vào chẩn đốn chuyên khoa: động kinh toàn thể, động kinh cục bộ,
trạng thái động kinh, động kinh cơn mau…

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng: Huyết học, sinh học, vi sinh, độc tố có
bất thường khơng.
+ Các thăm dị chức năng khác: Điện não, chụp CT scanner sọ não, chụp
MRI sọ não
* Chẩn đoán điều dưỡng và kết quả mong đợi
Là quá trình tổng hợp sau khi điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh khám
và tham khảo hồ sơ bệnh án, từ đó mơ tả đầy đủ được bệnh tật cụ thể của từng
người bệnh.
Những chẩn đốn có thể gặp ở người bệnh động kinh:
 Trong cơn:
– NB cắn phải lưỡi liên quan đến cơn tăng trương lực, co cứng.
 Kết quả mong đợi: người bệnh không cắn vào lưỡi
- Người bệnh bị cản trở thơng khí –liên quan đến các hơ hấp co cứng và

tăng tiết đờm dãi khi cơn động kinh kéo dài
 Kết quả mong đợi: người bệnh được cấp cứu kịp thời khơng bị cản trở
khơng khí
- Nguy cơ mất tính tồn vẹn của da liên quan đến chà sát trong cơn co giật

 Kết quả mong đợi: Người bệnh khơng bị mất tính tồn vẹn của da trong


16

thời gian nằm điều trị tại bệnh viện
- Nguy cơ chấn thương đến sự thay đổi trạng thái tâm thần

 Kết quả mong đợi: Người bệnh không bị thương trong thời gian nằm điều
trị tại bệnh viện.
 Ngoài cơn:

- Hạn chế vận động liên quan đến liệt
 Kết quả mong đợi: Duy trì tưới máu các vùng liệt
- Nuốt khó liên quan đến tổn thương các dây thần kinh sọ não
 Kết qủa mong đợi: người bệnh được đảm bảo dinh dưỡng qua sonde dạ dày
- Giao tiếp bằng lời bị ảnh huởng liên quan đến cản trở ngôn ngữ.

 Kết qủa mong đợi: Người bệnh có thể giao tiếp trở lại khi ra viện
- Không tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến quan niệm sai lệch

về bệnh tật.
 Kết quả mong đợi: Người bệnh được cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh
và tham gia các hoạt động xã hội.
- Gia đình lo lắng liên quan đến nguyên nhân chưa biết về bệnh.
 Kết quả mong đợi: Gia đình được cung cấp đầy đủ thơng tin về bệnh và
yên tâm điều trị bệnh.
- Không tuân thủ y lệnh về thuốc liên quan đến thiếu kiến thức về tác

dụng của thuốc và uống thuốc đúng liều.
 Kết quả mong đợi: người bệnh được tư vấn đầy đủ, không bỏ thuốc, tuân
thủ nghiêm ngặt điều trị.
* Lập kế hoạch chăm sóc
Qua nhận định, người điều dưỡng cần phải phân tích tổng hợp các dữ
liệu để xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh từ đó lập ra kế hoạch chăm
sóc cụ thể đề xuất các vấn đề ưu tiên (là các dấu hiệu liên quan đến tính mạng
người bệnh). Vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, tùy từng
trường hợp người bệnh cụ thể nhưng trên nguyên tắc chính xác, cụ thể, dễ
hiểu, có thể thay đổi theo từng thời kỳ của bệnh. Và luôn phải phối hợp với


17


chỉ định của bác sỹ, phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện và phải
truyền đạt tới cả người bệnh và người nhà người bệnh. Với những người bệnh
có cơn co giật liên tục và kéo dài phải duy trì bằng thuốc an thần kinh thì ta
chăm sóc như một người bệnh hơn mê. Cịn những người bệnh tỉnh táo, đi lại
bình thường sau cơn co giật thì ta có thể kết hợp với người nhà người bệnh
chăm sóc đơn giản hơn, chủ yếu là theo dõi cơn giật (khi nào, cường độ, thời
gian…) và quá trình tuân thủ điều trị thuốc.
 Theo dõi:
- Trong cơn co giật
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp 30p/lần, 1h/lần hay 3h/lần
tùy tình trạng của người bệnh.
+ Thời gian co giật bao lâu
+ Mấy cơn giật trong ngày
+ Khi giật có kèm theo biểu hiện gì: Có mất ý thức trong cơn khơng;
Mắt mồm, đầu có giật khơng; Đại tiện có mất tự chủ khơng, có cắn vào lưỡi
khơng?
- Sau cơn giật:
+ Dấu hiệu sinh tồn: 2h/lần, 2lần / ngày tùy tình trạng người bệnh.
+ Người bệnh có tỉnh táo khơng?
+ Có vã mồ hơi, mệt khơng?
+ Có nhớ những gì xảy ra khơng?
+ Có rối loạn ngơn ngữ khơng?
+ Có tổn thương da khơng?
- Tình trạng Glasgow của người bệnh
- Người bệnh thở theo máy hay chống máy?
- Các biến chứng
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Dấu hiệu, triệu chúng bất thường có thể xảy ra.
 Can thiệp y lệnh:



18

- Làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tổng phân tích nước tiểu, vi
sinh…
- Làm điện não, siêu âm, chụp MRI sọ não, CT scanner…
- Thuốc: tiêm, truyền, uống…
- Thực hiện các thủ thuật đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, phụ bác sỹ đặt
ống nội khí quản, mở khí quản, phối hợp cấp cứu người bệnh.
 Vệ sinh cá nhân trong ngày:
- Vệ sinh mắt
- Vệ sinh răng miệng.
- Vệ sinh da.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục.
 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ngày: 6 bữa (sữa hoặc cháo)/ngày (trường
hợp đang dùng an thần duy trì). Cịn tỉnh táo thì 3 bữa/ ngày tùy trường hợp
cụ thể.
 Tư vấn giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh:
Đối với người bệnh động kinh vấn đề tư vấn là hết sức quan trọng vì nó
giúp cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu được bệnh, nguyên nhân
gây bệnh, từ đó có thể chăm sóc người bệnh tốt, tuân thủ điều trị thuốc và
không bỏ thuốc, tái khám định kỳ, có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp
lý, có cuộc sống bình thường. Khơng những thế tư vấn cịn giúp cho người
bệnh và gia đình người bệnh biết cách xử trí khi có cơn động kinh.
* Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Là các can thiệp của điều dưỡng nhằm tăng cường, duy trì và phục hồi
sức khỏe cho người bệnh, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cũng như về thể
chất của người bệnh. Các can thiệp cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên
trong kế hoạch chăm sóc và được ghi rõ thời gian thực hiện.

Các vấn đề theo dõi cần được ghi đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời
cho bác sĩ xử trí
 Theo dõi:


19

- Trong cơn giật:
+ Đo huyết áp: thường tăng cao từ 170- 180/100-110 mmHg, hoặc tụt
quá thấp, hoặc mất không đo được. Cần báo bác sĩ xử lý
+ Nhịp thở: Tăng nhanh từ 30-35nhịp/phút.
+ Thời gian cơn giật kéo dài bao lâu: 30 giây, 1 phút, 2 phút, 5 phút …
+ Giật từ bên trái, phải hay từ mắt, miệng trước
+ Người bệnh có mất ý thức hay gọi hỏi biết
+ Có đại tiểu tiện ra quần khơng?
+ Được đè lưỡi kịp thời hay cắn vào lưỡi
● Chú ý: Những điều cần làm khi có cơn:
1. Để người bệnh nằm tại chỗ, đầu nghiêng sang một bên, tìm vật mềm
kê đầu cho người bệnh tránh đập đầu.
2. Nhanh chóng đưa canyn Mayo vào miệng người bệnh để tránh người
bệnh cắn vào lưỡi hoặc tụt lưỡi
3. Nới lỏng quần áo, kêu mọi người tránh xa bệnh nhân cho thống khí
4. Di chuyển các đồ vật sắc nhọn, phích nước nóng, đồ gây nguy hiểm
ra xa người bệnh
5. Cho người bệnh thở oxy 5 đến 10l/phút (nếu cần)
6. Quan sát người bệnh cho đến khi hồi phục
Những điều không được làm khi có cơn
1. Khơng di chuyển người bệnh, trói giữ người bệnh
2. Không cố cậy miệng, nhét vật cứng vào miệng người bệnh
3. Khơng xoa, bóp dầu cho người bệnh

4. Khơng cho người bệnh ăn uống khi chưa tỉnh hoàn toàn.
* Đánh giá, chăm sóc
- Các triệu chứng lâm sàng hết hoặc giảm nhiều
- Người bệnh tiếp xúc được, ăn, ngủ, đi lại bình thường
- Chấp hành nội quy tốt
- Có thể lao động, công tác tốt được những phải tiếp tục đièu trị củng


×