Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.64 KB, 7 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TỚI
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Mai Thị Thanh Huyền, Trần Phi Yến, Nguyễn Thị Ngọc*
Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Hà Minh Tuấn

TĨM TẮT
Mạng xã hội Facebook đang lơi cuốn một lượng đông đảo sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh tham gia. Sinh viên coi mạng xã hội Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và việc
sử dụng đã trở thành một thói quen hằng ngày với mục đích giải trí và đặc biệt là mục đích học tập, trao
đổi thơng tin học tập. Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội Facebook cũng gây ra những tác
động tiêu cực đến sinh viên. Bài viết này tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực việc sử dụng mạng
xã hội Facebook cho mục đích học tập của sinh viên, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên
nhận thức đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả.
Từ khóa: ảnh hưởng, Facebook, học tập, mạng xã hội, sinh viên.
1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan của nghiên cứu
Nghiên cứu của Alberto Posso (2016) về hành vi sử dụng internet của học sinh 15 tuổi tại Úc và đưa ra kết
luận rằng trẻ em tại các nước phát triển đang sử dụng internet và chơi trò chơi với tỉ lệ rất cao. Và việc
thường xuyên sử dụng các mạng xã hội, như Facebook ảnh hưởng đáng kể đến điểm số các mơn tốn, đọc,
khoa học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các học sinh sử dụng mạng xã hội hàng ngày sẽ có điểm tốn thấp hơn
khoảng 20 điểm so với các học sinh không sử dụng mạng xã hội này.
Nghiên cứu khác của M. Owusu-Acheaw và Agatha Gifty Larson (2015) về việc sử dụng mạng xã hội và
tác động của nó đến kết quả học tập của sinh viên đại học đã chỉ ra rằng hầu hết những người trả lời đều sử
dụng mạng xã hội để trị chuyện chứ khơng phải vì mục đích học tập, từ đó các nhà nghiên cứu khuyến cáo
sinh viên nên được khuyến khích sử dụng điện thoại và mạng internet như là một cách để bổ xung thêm
thời gian sau khi nghiên cứu trong trong thư viện hơn là việc trò chuyện với bạn bè mọi lúc, sinh viên nên
được khuyến khích để giới hạn thời gian họ bỏ ra cho các trang mạng và dành thời gian cho việc đọc tiểu
thuyết hay học thuật để cải thiện kiến thức của họ.
Tác giả Lê Thị Thanh Hà và các cộng sự (2017) trong nghiên cứu về các nhân tố của mạng xã hội tác động


đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm đã đưa ra kết luận rằng việc sử

1387


dụng mạng xã hội như là một công cụ học tập và thường xuyên chia sẻ các thông tin liên quan đến việc học
tập sẽ là một biện pháp phù hợp và hiệu quả để nang cao kết quả học tập của sinh viên
Mục đích của bài nghiên cứu này là làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập,
đời sống của sinh viên đang học tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh hiện nay để từ đó đưa ra
một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên.
1.2. Khái niệm
Ảnh hưởng là sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người.
Với cách hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của mạng xã hội là những tác động do mạng
xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực/tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. Ảnh hưởng của mạng
xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong
học tập và đời sống của sinh viên. Trên cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa mạng
xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những
người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp,.. hoặc với cả những người có mối quan hệ ngồi đời thực
theo sự liên kết tự nguyện khơng phân biệt thời gian, không gian.
1.3. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay

Hình 1. Kết quả khảo sát của câu hỏi: “Mạng xã hội

Hình 2. Kết quả cuộc khảo sát của câu hỏi: "Mục đích

thường sử dụng”

sử dụng mạng xã hội."

Theo kết quả khảo sát của 100 sinh viên đang học tại Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh có tới

63% sinh viên được hỏi trả lời rằng Facebook là mạng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ sử dụng đối
với các xã hội lớn khác như YouTube, Instagram, Zalo, Tiktok đều thấp hơn nhiều so với Facebook (Hình
1). Về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên với nhiều mục đích khác nhau như: trao đổi việc học
hành, kiến thức chiếm 56%, có thêm nhiều hiểu biết về xã hội chiếm 55%, giảm bớt căng thẳng chiếm 45%,
tạo thêm mối quan hệ bạn bè chiếm 42%, tụ tập bạn bè tán chuyện chiếm 32%, kinh doanh chiếm 8% (Hình
2)

1388


Hình 3. Kết quả khảo sát của câu hỏi: "Thời gian sử dụng

Hình 4. Kết quả khảo sát của câu hỏi: "Thời điểm

mạng xã hội của bạn trong 1 ngày."

sử dụng mạng xã hội"

Theo kết quả của cuộc khảo sát thời gian mà sinh viên dành sử dụng mạng xã hội có 49% sinh viên dành 1
đến 3 tiếng để sử dụng, có 46% sinh viên dành trên 3 tiếng để sử dụng và chỉ có 5% sinh viên dành dưới 1
tiếng để sử dụng mạng xã hội (Hình 3). Thời điểm mà sinh viên sử dụng mạng xã hội có 43% sinh viên sử
dụng mạng xã hội ở bất kì lúc nào, có 41% sinh viên sử dụng mạng xã hội trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà
và có 16% sinh viên sử dụng mạng xã hội giữa giờ nghỉ giải lao trên lớp (Hình 4).
2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
2.1. Những tác động tích cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook
Thứ nhất, nâng cao kỹ năng hiểu biết cuộc sống, trên những trang mạng xã hội Facebook ngày càng có
nhiều group cung cấp mang đến các kiến thức mới trong cuộc sống, các hội nhóm, cộng đồng chia sẻ những
kiến thức mơn học. Ngồi ra, cịn có nhiều kiến thức chia sẻ về kỹ năng giao tiếp, nấu ăn, chia sẻ cảm xúc,
sức khỏe tâm lý,.. xuất hiện đa dạng. Qua đó chúng ta có thể dễ dàng bổ sung, tích lũy được rất nhiều thông

tin, kiến thức mới cần thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Thứ hai, kết nối các mối quan hệ, ngày nay con người có thói quen hay chia sẻ bày tỏ những cảm xúc trên
mạng xã hội, bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể kịp thời cập nhật những câu chuyện, suy nghĩ của họ mà
không cần phải nghe lại lời kể của ai. Những người thân, bạn bè ở xa cũng có thể trị chuyện trực tuyến với
họ hàng ngày mà khơng gây tốn kém tiền bạc (Nguyễn, 2020a).
Thứ ba, cập nhật tin tức đời sống xã hội, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện rất nhiều fanpage cập nhật
những tin tức xã hội liên tục. Các bản tin thời sự hoặc tin hot được khá nhiều người quan tâm ở bất cứ nơi
đâu trong mọi thời điểm. Ngoài ra, sinh viên chúng ta cũng có thể cập nhật các tin tức từ đó nâng cao mở
mang thêm sự hiểu biết của mình.
Thứ tư, ngăn ngừa những hiểm họa trong cuộc sống, mạng xã hội Facebook là nơi để tất cả mọi người chia
sẻ, cập nhật những tin tức mới, sự việc hình ảnh. Vì thế bất cứ những tin tức nào sinh viên chúng ta cũng
có thể cập nhật theo dõi như những thông tin về các tệ nạn xã hội được chia sẻ rộng rãi trên đó, nhờ đó mà
tất cả người đọc được cảnh báo thông tin trước những mối hiểm họa có thể xảy ra trong cuộc sống, giúp
nâng cao tinh thần cảnh giác của sinh viên chúng ta (Nguyễn, 2020b).

1389


2.2. Những tác động tiêu cực của việc sử dụng Facebook
Mạng xã hội Facebook thực sự mang đến những lợi ích, rất nhiều những điểm tích cực cho mỗi sinh viên.
Tuy nhiên, song song với những điểm tích cực đó thì chúng vẫn tiềm ẩn khơng ít những hiểm họa và nguy
cơ khiến cho sinh viên gặp phải các vấn đề vô cùng phức tạp và phiền phức. Thông qua khảo sát nhanh 100
bạn sinh viên đang học tại trường đại học HUTECH đều nhận được 100% ý kiến đồng tình những tác động
tiêu cực mà mạng xã hội Facebook đã gây ra sau đây:

Hình 5. Kết quả khảo sát của câu hỏi: "Mạng xã hội Facebook có khiến
bạn trì trệ các hoạt động, những cơ chế hoạt động cơ bản như ăn, ngủ,
học tập, làm việc vì liên tục sử dụng Facebook trong nhiều giờ khơng?"

Thứ nhất, làm trì trệ các hoạt động, những cơ chế hoạt động cơ bản của mỗi sinh viên như ăn, ngủ, học tập,

làm việc (Hình 5) sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng nếu như lạm dụng sử dụng quá nhiều thời gian vào
mạng xã hội Facebook. Vì sinh viên thường xuyên liên tục sử dụng mạng xã hội Facebook vào những
khoảng thời gian mà lẽ ra là dành cho cơ thể nghỉ ngơi thì lại dành sức để lướt web gây khơng ít đến việc
học tập cũng như sức khỏe.

Hình 6. Kết quả cuộc khảo sát của câu hỏi: "Bạn đầu tư quá nhiều
khoảng thời gian để chơi game, lướt web, chát chít trên mạng xã hội
Facebook mà bỏ bê việc học tập."

Thứ hai, gây tốn kém lãng phí thời gian, nhiều sinh viên hiện nay đầu tư quá nhiều khoảng thời gian để
chơi game, lướt web, chát chít trên mạng xã hội Facebook mà bỏ bê việc học tập (Hình 6) dẫn đến kết quả
học tập giảm sút. Nhiều bạn sinh viên lạm dụng mạng xã hội Facebook, khi đã quá đắm chìm vào mạng xã
hội, các bạn sinh viên có thể sẽ quên đi mất những việc đang cần làm trong ngày như làm bài tập, ôn bài,..
gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các bạn khi việc học bị xao nhãng.

Hình 7. Kết quả khảo sát của câu hỏi: "Bạn đã từng tiếp nhận những
thông tin khơng chính xác khơng lành mạnh, có nhiều nội dung trên
mạng xã hội thông tin không đúng, sai lệch sự thật hoặc những nội dung
thơng tin “giật tít”, ‘‘câu like”."

1390


Thứ ba, nguy cơ tiếp nhận những thông tin không chính xác khơng lành mạnh, có nhiều nội dung trên mạng
xã hội thông tin không đúng, sai lệch sự thật hoặc những nội dung thơng tin “giật tít”, ‘‘câu like” (Hình 7),
làm cho sinh viên khi sử dụng thường xuyên bị điều hướng rơi vào trạng thái hoang mang, hồi hộp, căng
thẳng, lo lắng. Điều này có thể dẫn đến những rối loạn bệnh lý cho người sử dụng như rối loạn căng thẳng
lo âu.
3. THIẾT KẾ APP CONCENTRATE ON STUDYING - TẬP TRUNG HỌC CHO SINH VIÊN


Hình 8. Lịch khi chưa cài đặt

Hình 10. Chế độ lời nhắc

Hình 9. Đã cài lịch học

Hình 11. Thiết lập thời gian

Hình 13. Chế độ đồng bộ giữa các thiết bị

Hình 12. Chế độ nghiêm ngặt

Hình 14. Chế độ phát triển bản thân

1391


Chế độ cài đặt lịch học vào app: khi cài đặt lịch học trong những thời gian đó, các app khác như facebook,
youtube, instagram, tiktok,. sẽ bị khóa và sẽ khơng thể vào được. (Hình 8, Hình 9)
Chế độ thơng báo lịch sắp tới lịch học và khóa điện thoại: 15 phút trước khi học, app sẽ thông báo sắp tới
giờ học, cần nghiêm túc học tập (Hình 10). Trong thời gian khóa app ứng dụng nếu vẫn cố tình vào app
game sẽ bị tăng thời gian khóa app, chng báo động vang lên nhắc nhở sinh viên không được truy cập vào
app bị khóa nữa.
Chế độ tập trung học (dành cho học một mình, những lúc cần rèn luyện ngồi giờ lên lớp). Sinh viên có thể
tùy chỉnh thêm những khoảng thời gian ngoài lịch học đã đặt ở trên để phục vụ nhu cầu tự học, luyện tập.
Trong tính năng này, sinh viên sẽ tự đặt được thời gian muốn học, khi đặt đồng hồ đếm ngược sẽ hiện lên,
có thể tùy chỉnh thêm nhạc giúp dễ tập trung học, cài đặt nhiều chế độ như khóa điện thoại; chặn ứng dụng;
cấm thốt; chặn thơng báo.. trong khoảng thời gian này màn hình điện thoại vơ hiệu hóa chỉ hiện đồng hồ
đếm ngược, khi giờ kết thúc thì mới được thốt chế độ (Hình 11, Hình 12).
Chế độ đồng bộ hóa các thiết bị lại với nhau: dựa trên tài khoản email để đồng bộ các thiết bị với nhau. Khi

liên kết tài khoản email trên các thiết bị đang sở hữu như laptop, máy tính bảng, điện thoại di động thì sẽ
đồng bộ cùng một lúc. Nếu trên thiết bị điện thoại sử dụng thì app sẽ đồng bộ lên máy tính, máy tính bảng,..
và sẽ chỉ hiện lên đồng hồ đếm ngược, không thể sử dụng các app khác trong thời gian học tập (Hình 13).
Chế độ phát triển bản thân: Khi mới bắt đầu: Mỗi người sẽ được cấp 1 mầm cây sau khi hoàn thành việc tự
học sẽ tự tạo ra 25g ánh nắng. Đăng nhập liên tục 21 ngày sẽ được tặng hạt giống cây đặc biệt. Khi đăng
nhập lần đầu tiên trong ngày sẽ nhận được 15 nước. Khi hoàn thành các lịch học đã đặt thì 20 ánh sáng.
Khi cài thêm giờ học sẽ được 10 phân bón cây. Mỗi mầm cây là mỗi bản thân khi mà thu thập được nhiều
nước, phân bón, ánh sáng sẽ giúp mầm cây phát triển nhanh hơn cũng như sẽ giúp mỗi bản thân phát triển
hơn, nó giúp tạo thói quen và duy trì việc học của mỗi sinh viên (Hình 14).
4. KẾT LUẬN
Khơng thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội Facebook mang lại cho người dùng, ở đó mọi người
được bày tỏ tình cảm, chia sẻ và lắng nghe, góp phần thúc đẩy và gắn kết mọi người gần nhau hơn. Đối với
sinh viên, mạng xã hội Facebook là một phần cuộc sống của họ, là sinh viên ai cũng sử dụng Facebook,
thậm chí có thể nói rằng ai khơng dùng Facebook thì khơng phải là sinh viên. Việc truy cập mạng xã hội
Facebook hàng ngày để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trao đổi các vấn đề xã hội, giúp các bạn tiết kiệm
thời gian, nhanh chóng và tiện lợi. Các nhóm về học tập, hoạt động xã hội được các bạn sinh viên lập ra
trên facbook nhằm trao đổi, giao lưu, gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ về học tập, các kỹ năng sống, kỹ năng giao
tiếp hoặc các khó khăn, thắc mắc, trở ngại trong cuộc sống từ đó hình thành thúc đẩy sự năng động, sáng
tạo của các bạn trẻ trong việc hòa nhập xã hội hiện nay.

1392


Tuy nhiên theo như những phân tích nghiên cứu của nhóm cho thấy việc lạm dụng mạng xã hội Facebook
quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập khi dành quá nhiều thời
gian cho Facebook. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực khi các bạn quá quen với thế giới ảo và kéo theo rất
nhiều hệ lụy xấu cho tương lai sau này. Thế nên nhóm đưa ra giải pháp định hướng cho các bạn sinh viên
nhận thức đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê TTH, Trần TA và Huỳnh XT (2017) Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả

học tập của sinh viên trường đại học Cơng nghiệp thực phẩm TP. HCM (HUFI). Tạp chí khoa học công
nghệ và thực phẩm 11: 104 – 112.
[2] Nguyễn LN (2020a) Tác động của mạng xã hội facebook đến sinh viên hiện nay: Thực trạng và đề xuất
chính sách. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý 36(2): 90 – 99.
[3] Nguyễn LN (2020b) Vai trò của mạng xã hội facebook đối với vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay
và đề xuất chính sách. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý 36(4): 96 –
102.
[4] Owusu-Acheaw M, Larson AG (2015) Use of Social Media and its Impact on Academic Performance
of Tertiary Institution Students: A Study of Students of Koforidua Polytechnic. Journal of Education
and Practice 6(6): 94 – 101.
[5] Posso A (2016) Internet Usage and Educational Outcomes Among 15-Year-Old Australian Students.
International Journal of Communication 10:3851 – 3876.

1393



×