Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể ‒ trường hợp chữ thủ「手」

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 9 trang )

MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG NHẬT VỀ
QUÁN DỤNG NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ ‒
TRƯỜNG HỢP CHỮ THỦ「手」
Nguyễn Tri Nhân, Huỳnh Ngọc Châu An, Đỗ Lê Mai Phương,
Võ Ngọc Thư, Nguyễn Thị Ngọc Xuyến*
Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Đồng Thị Ngọc Hạnh.

TĨM TẮT
Qn dụng ngữ đã khơng cịn là đề tài mới mẻ trong giới tiếng Nhật. Tuy nhiên, có phải tất cả người học
tiếng Nhật đều đã tiếp cận và sử dụng quán dụng ngữ hay không? Trong nghiên cứu này sẽ phân tích một
số vấn đề liên quan đến quán dụng ngữ dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người học tiếng
Nhật. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào các quán dụng ngữ liên quan đến “tay”. Kết quả khảo sát chỉ ra
tần suất sử dụng quán dụng ngữ, cũng như sự quan tâm và khả năng tiếp cận quán dụng ngữ của người học,
đặc biệt là các quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể - tay (手). Từ đó, đề xuất một số phương pháp
học tập phù hợp với người học tiếng Nhật tại Việt Nam.
Từ khóa: bộ phận cơ thể, mức độ hiểu biết về quán dụng ngữ, quán dụng ngữ, quán dụng ngữ về cơ
thể, quán dụng ngữ về tay.
Mở đầu
Ngôn ngữ là công cụ giúp con người giao tiếp với nhau, hiểu biết lẫn nhau. Quán dụng ngữ thường xuất
hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp và văn chương. Việc hiểu biết về quán
dụng ngữ sẽ giúp ta nâng cao khả năng ngơn ngữ, hiểu rõ hơn về thói quen sử dụng từ ngữ trong tiếng Nhật.
Chính vì thế, việc học và nắm vững quán dụng ngữ là thật sự cần thiết đối với người học tiếng Nhật. Nhận
thấy sự quan trọng đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn nghiên cứu về mức độ hiểu biết của người
học tiếng Nhật về quán dụng ngữ, cụ thể trong bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu quán dụng ngữ về “tay”.
Bài viết làm rõ thực trạng hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ qua khảo sát ngữ nghĩa của
một số những quán dụng ngữ thông dụng. Từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc học quán dụng
ngữ để giúp người học trau dồi và quan tâm hơn đối với việc học quán dụng ngữ.
1. Tổng quan đề tài
1.1 Khái niệm


1445


Quán dụng ngữ (慣用句) là những cụm từ được dùng từ rất lâu đời ở Nhật Bản và nó đã trở thành một thói
quen trong đời sống. Quán dụng ngữ luôn luôn đi với nhau một cặp và được cấu tạo từ hai hoặc nhiều từ
để biểu thị một ý nghĩa nhất định. Quán dụng ngữ là những cụm từ ghép có cấu tạo xuất phát từ một từ
vựng thuộc bộ phận cơ thể con người ghép với những từ vựng khác tạo thành một từ vựng mới có
nghĩa. Quán dụng ngữ mang một ý nghĩa sâu sắc, được xem như một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên
tính đa dạng của ngơn ngữ, và có tính hiệu quả cao trong việc truyền đạt. Thay vì phải giải thích một cách
lịng vịng một sự tình nào đó thì việc sử dụng quán dụng ngữ sẽ biểu đạt được ý nghĩa một các ngắn gọn
và đầy đủ.
Phân tích ví dụ 1: 手が空く


空く
+
+
Tay
Trợ từ
Tự động từ
Nghĩa đen của cụm này có nghĩa là Khơng có gì trong tay, tay rỗng khơng. Nhưng khi hiểu theo nghĩa bóng,
nghĩa ẩn dụ thì có nghĩa là: rảnh rỗi, rảnh tay. Và nếu ta thay đổi cấu trúc của 手が空く, ví dụ như động
từ được đưa lên trước 手 và khơng có trợ từ, nó sẽ trở thành từ ghép 空手: Võ Karate
Phân tích ví dụ 2: 手を組む


組む
+
+
Tay

Trợ từ
Tha động từ
Cũng như ví dụ 1, nếu nhìn vào từ vựng này thì ta sẽ thấy nó có nghĩa là ghép tay lại với nhau. Nhưng khi
hiểu về nghĩa ẩn dụ thì nó có nghĩa là: hợp tác, bắt tay.
Từ 2 ví dụ trên ta thấy được trợ từ góp phần quan trọng trong việc cấu tạo nên quán dụng ngữ khi chỉ cần
lược bỏ, thay đổi trợ từ, thay đổi vị trí trật tự động từ trong câu thì nó sẽ trở thành một nghĩa khác.
“Tay” là bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; thường được coi là biểu
tượng của lao động cụ thể của con người. Và khi từ “tay” thuộc trong kết cấu của quán dụng ngữ thì được
ẩn dụ với các ý nghĩa liên quan đến: phương pháp, công cụ, mối quan hệ, cơng việc, kỹ thuật; năng lực.
Ngồi ra cũng có khi tượng trưng cho con người, nơi chốn, thái độ. Vì thế để phỏng đốn ý nghĩa, có thể
thử liên tưởng đến các nghĩa ẩn dụ có thể có và dựa vào ngữ cảnh câu để có căn cứ lựa chọn chính xác.
2.2 Các nghiên cứu có từ trước
Sự phát triển của nghiên cứu quán dụng ngữ trong tiếng Nhật đã được xác nhận là đã trải qua một khoảng
thời gian dài. Việc nghiên cứu quán dụng ngữ bắt đầu từ giai đoạn “nảy mầm” năm 1942, giai đoạn “tìm
kiếm” từ năm 1970, giai đoạn “hình thành” từ những năm 1980, giai đoạn “phát triển” từ những năm 1990,
và thậm chí nó đã tiếp tục phát triển sau năm 2000.
Trong nghiên cứu về các đặc điểm của từ vựng, có nhiều nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh định lượng
và ngữ nghĩa (Tajima, 2003; Tanaka, 2002; Hirose, 2003). Ông Tajima chỉ ra hiệu quả của các phương

1446


pháp nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp này. Mặt khác, liên quan đến việc nghiên cứu quán dụng ngữ,
quán dụng ngữ đặc biệt hoặc nhiều quán dụng ngữ có đặc điểm chung về hình thức và ý nghĩa. Mặc dù một
số phân tích định lượng và ngữ nghĩa đã được thực hiện cho đến nay, khơng có phân tích định lượng và
ngữ nghĩa cho tồn bộ thành ngữ. Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính có ý nghĩa quan trọng
đối với việc nghiên cứu quán dụng ngữ.
Thống kê dựa trên Từ điển tiếng Nhật về quán dụng ngữ bộ phận cơ thể 1 với khoảng 4000 quán dụng ngữ,
bao gồm 20 bộ phận như 目 mắt, 手 tay, 口 miệng, 胸 ngực, 足 chân, 頭 đầu, 腹 bụng, 耳 tai, 鼻 mũi, 尻
mông, 首 cổ, 腕 cánh tay, 肩 vai, 膝 đầu gối, 腰 eo, 背 lưng, 臍 rốn, 顎 cằm, 額 trán, 肘 cùi chỏ, thu được

kết quả trong bảng sau:
Bảng 1: Bảng phân bố quán dụng ngữ về bộ phận cơ thể 2
Bộ phận

Mắt

Tay

Miệng

Ngực

Chân

Đầu

Bụng

Tai

Mũi

Mông

Số lượng

434

366


239

150

147

136

124

111

98

67

Tỷ lệ

10,85

9,15

5,98

3,75

3,68

3,40


3,10

2,78

2,45

1,68

Bộ phận

Cổ

Cánh tay

Vai

Eo

Đầu gối

Lưng

Rốn

Cằm

Trán

Cùi chỏ


Số lượng

57

52

42

36

29

24

20

17

16

8

Tỷ lệ

1,43

1,30

1,05


1,66

0,90

0,60

0,50

0,43

0,40

0,20

Có thể thấy số lượng từ về “tay” chiếm vị trí thứ hai chỉ sau “mắt” với 9,15%. Bài viết cũng đề cập đến lý
do cho việc này là vì tay là “cơng cụ” trực tiếp để tiến hành các thao tác theo ý chí của bản thân. Con người
từ xa xưa đã sử dụng tay để lao động, làm việc. Vì thế nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đời
sống sinh hoạt, phát triển của nhân loại. Một nguyên nhân khác là vì tần suất sử dụng quán dụng ngữ về bộ
phận cơ thể, bao gồm quán dụng ngữ về “tay” là khá cao.
Theo nhóm tác giả đến từ Khoa Nhật Bản học của trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, nhóm đã
thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về qn dụng ngữ tiếng Nhật về các bộ phận cơ thể
người, màu sắc và thiên nhiên. Bài nghiên cứu của nhóm đã khái quát, củng cố thêm kiến thức đối với
người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ, hiểu được giá trị của quán dụng ngữ đối với sự phong phú đặc sắc
của tiếng Nhật. Sau đó, nhóm đã thực hiện so sánh giữa quán dụng ngữ tiếng Nhật với thành ngữ, tục ngữ

1

商務印書館 1999 年「日本語身体慣用語辞典」

2


熊燕 2007 年「日本語の身体語彙慣用句に関する一考察 -「目」「手」「口」「胸」「足」を含む慣

用句を中 心に」

1447


Việt Nam có những nét tương đồng giống nhau trong ngơn ngữ giao tiếp hằng ngày. Từ đó nêu ra nhận
định rằng, cũng giống như thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Đây là một nét đẹp ngôn ngữ cần được giữ gìn và
phát huy của cả người dân Nhật Bản và người học tiếng Nhật.
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ hiểu biết quán dụng ngữ về “tay” của người học tiếng Nhật.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Thủ pháp khảo sát, thống kê: Nhóm tiến hành tìm kiếm ngữ liệu và chọn ra một số tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu quán dụng ngữ về “Tay” từ「日本語身体慣用語辞典」(商務印書館, 1999) và từ điển quốc
ngữ Weblio 辞書. Tiêu chí chọn các quán dụng ngữ này là tần suất được sử dụng trong đời sống. Lập bảng
khảo sát về các câu hỏi liên quan đến quán dụng ngữ. Trong đó chủ yếu là những câu hỏi về ý nghĩa của
các quán dụng ngữ về “tay”.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi thu được kết quả khảo sát, chúng tơi tiến hành phân tích và
tổng hợp các kết quả khảo sát. Đồng thời, chúng tơi kết hợp với kết quả của các cơng trình nghiên cứu về
quán dụng ngữ để đề xuất một số giải pháp phù hợp.
2. Phân tích kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ “Tay”
3.1 Đối tượng khảo sát
Nhằm mục đích nhận biết về mức độ hiểu biết quán dụng ngữ của người học tiếng Nhật, cụ thể là các quán
dụng ngữ liên quan đến “Tay”, nhóm chúng tơi đã tiến hành khảo sát các đối tượng là người học tiếng Nhật
tại Việt Nam, cụ thể là sinh viên Viện Công nghệ Việt Nhật thuộc Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh,
sinh viên Khoa Đơng Phương học thuộc Đại học Văn Hiến và sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật thuộc Đại
học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Tổng số lượng sinh viên làm khảo sát là 192 phiếu. Tổng số sinh viên làm
khảo sát là 192 phiếu với 11 câu hỏi liên quan đến quán dụng ngữ, chủ yếu tập trung các câu hỏi mức độ

hiểu biết các quán dụng ngữ về tay của người học.
3.2 Kết quả khảo sát
Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thống kê được rằng số lượng người tham gia khảo sát hiện đang học tiếng
Nhật dưới 1 năm (76,6%) và có trình độ tiếng Nhật N5 (78,1%), N4 (12%) chiếm phần lớn. Ở trình độ sơ
cấp thì thơng thường, người học chỉ vừa mới tiếp xúc với những kiến thức nền tảng cơ bản của tiếng Nhật
nên phần quán dụng ngữ sẽ không được người học quan tâm đến nhiều. Do đó, khi trả lời câu hỏi tiếp theo
về vấn đề có biết đến qn dụng ngữ trong tiếng Nhật hay khơng thì tỉ lệ người thực hiện khảo sát không
biết lại cao hơn hẳn (56,8%).
Nhằm để tìm hiểu về mức độ quan tâm của đối tượng khảo sát đối với quán dụng ngữ trong tiếng Nhật,
nhóm chúng tơi đã đưa ra câu hỏi “Theo Anh/ Chị, người học tiếng Nhật có cần quan tâm đến quán dụng
ngữ trong tiếng Nhật hay không?”. Hầu hết người thực hiện khảo sát đều thống nhất rằng “Cần phải quan

1448


tâm đến quán dụng ngữ” (94,3%). Điều này cho ta thấy, người học tiếng Nhật nhận biết được cần phải quan
tâm đến qn dụng ngữ nhưng vì vẫn chưa có phương pháp học hiệu quả, chưa áp dụng vào sử dụng thực
tiễn nên quán dụng ngữ trong tiếng Nhật vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người học tiếng Nhật. Theo phiếu
khảo sát, tần suất sinh viên sử dụng quán dụng ngữ trong đời sống không nhiều, đa phần là thỉnh thoảng sử
dụng (43,8%) và hiếm khi sử dụng (40,6%).
Từ câu hỏi khảo sát trên cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả câu hỏi kế tiếp, khi số lượng người không
biết các quán dụng ngữ Tiếng Nhật được cho sẵn liên quan đến bộ phận cơ thể con người chiếm tỉ lệ quá
lớn (51%), nghĩa là 98/192 người không biết các quán dụng ngữ được liệt kê trong bảng khảo sát. Đây là
câu hỏi có thể chọn nhiều đáp án.

Hình 1: Câu hỏi khảo sát “Trong các quán dụng ngữ bộ phận sau, Anh/ Chị biết đến
những quán dụng ngữ bộ phận cơ thể nào?”
Như hình 1, trong 94 phiếu còn lại, tỉ lệ người biết quán dụng ngữ liên quan đến tay (手) ‒ 52 phiếu và mắt
(目) ‒ 47 phiếu, chiếm đa số trong các quán dụng ngữ gợi ý. Kế đến là quán dụng ngữ liên quan đến mũi,
tim, đầu, ... và ít người biết nhất là quán dụng ngữ liên quan đến ngực - 7 phiếu (3,6%).

Sang câu hỏi tiếp theo, nhóm chúng tơi đã đưa ra một danh sách các cụm từ và khảo sát xem có bao nhiêu
người có thể đốn được nghĩa của cụm từ liên quan đến tay nếu không biết nghĩa. Kết quả thu được là đa
số mọi người khơng thể đốn được nghĩa cụm từ. Tỉ lệ người biết nghĩa rất ít. Tiêu biểu là quán dụng ngữ
手が離せない thì chỉ có 15 người biết, 38 người có thể đốn được nghĩa và 142 người khơng thể đốn
được nghĩa. Đại đa phần mọi người không biết các cụm từ trên là quán dụng ngữ tiếng Nhật. Khi mà nhóm
chúng tôi đặt câu hỏi “Anh/ Chị đã gặp các quán dụng ngữ được kể trên và có biết đó là qn dụng ngữ
trong tiếng Nhật hay khơng?” thì có tới 59,4% lượng phiếu trả lời là không biết.
Từ kết quả khảo sát thì có tới 95,8% (184 phiếu) người khơng biết quán dụng ngữ khác ngoài gợi ý trên.
Trong 8 phiếu cịn lại thì chỉ có 1 phiếu có kết quả liên quan đến tay. Điều này càng chứng minh được quán
dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể, đặc biệt là tay thì người học bắt gặp cịn quá hạn chế. Tuy nhiên,
đa số người học đều cảm thấy quán dụng ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt có những điểm tương đồng và

1449


có thể đốn được ý nghĩa (66,1%). Đây được xem là thế mạnh đối với việc học quán dụng ngữ. Người học
có thể suy luận từ nghĩa thơ của từ vựng để phỏng đốn nghĩa của qn dụng ngữ.
Thơng qua phiếu khảo sát, chúng tôi đưa ra kết luận rằng: mặc dù đề tài quán dụng ngữ được khá nhiều
người quan tâm đến nhưng lại chưa phổ biến đối với người học tiếng Nhật, đặc biệt là quán dụng ngữ về
tay. Nguyên nhân là do sinh viên chưa có sự quan tâm sâu sắc và để ý đến với quán dụng ngữ trong q
trình học tập. Chính vì vậy sinh viên cũng chưa có phương pháp học hiểu quả, chưa biết cách vận dụng
quán dụng ngữ vào trong thực tiễn giao tiếp. Đó cũng có thể là nguyên nhân mà phần lớn sinh viên cảm
thấy quán dụng ngữ là một khái niệm khá xa lạ.
3. Một số khó khăn khi học quán dụng ngữ
4.1 Khó khăn trong việc phân biệt nghĩa
Người học thường xuyên sẽ gặp khó khăn khi phân biệt đâu là cụm từ chỉ quán dụng ngữ, đâu là mệnh đề.
Ví dụ: 手を上げる
(1) わからない時、手を上げてください。(動作)
(2) 攻め立てられて、思わず手を上げた。(態度)
Trong câu (1), cụm từ 手を上げる đóng vai trị là một mệnh đề trong câu, với nghĩa là “giơ tay lên”. Nhưng

trong câu (2), 手を上げる lại là một quán dụng ngữ với nghĩa là “đầu hàng”. Có thể thấy cùng là một cụm
từ nhưng trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ có ý nghĩa cũng như vai trị khác nhau. Vì thế, người học đơi
lúc khó phân biệt được ý nghĩa của chúng. Để hiểu rõ được những cụm từ có nhiều nghĩa như trên, người
học không thể không dựa vào ngữ cảnh câu.
4.2 Khó khăn trong việc sử dụng trợ từ
Việc sử dụng trợ từ khác nhau sẽ làm thay đổi ý nghĩa của quán dụng ngữ. Ví dụ:
(1)

これが現在手に入る最高のテレビです。

(2)

作文に先生の手が入りました。

Khi thay đổi trợ từ に thành が sẽ làm thay đổi nghĩa của quán dụng ngữ. Đối với câu (1), 手に入る mang
nghĩa “sở hữu”, “có được”, “có trong tay”. Nhưng với câu (2), 手が入る mang nghĩa “bổ sung”, “chỉnh
sửa”. Vì thế, khi học quán dụng ngữ cần phải hết sức lưu ý trợ từ đi kèm để tránh gây nhầm lẫn, sai sót.
4. Phương pháp học quán dụng ngữ
5.1 Phương pháp phỏng đoán nghĩa
Hầu hết các quán dụng ngữ đều mang ý nghĩa trừu tượng liên quan đến nghĩa gốc của chúng. Tuy nhiên
việc ghi nhớ cũng như phỏng đoán nghĩa của quán dụng ngữ được đánh giá là khá khó do trong nhiều
trường hợp dù biết được nghĩa của từ đơn nhưng vẫn khơng thể đốn được nghĩa đúng của qn dụng ngữ.

1450


Vì thế trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số cách đoán nghĩa bằng những liên tưởng, ẩn dụ
dựa trên nghĩa các từ đơn cấu thành.
5.1.1 手がない (te ga nai)
Nếu dựa trên nghĩa để phân tích, 手 nghĩa là cái tay, ない nghĩa là không. Cả cụm từ trên sẽ mang nghĩa là

khơng có tay. Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng nghĩa gốc của từ đơn để phỏng đốn nghĩa, ta sẽ gặp phải tình
trạng câu văn tối nghĩa khiến ta không nắm được ý muốn biểu đạt của tác giả. Vì thế, ta cần nghĩ rộng hơn
dựa vào những liên tưởng ẩn dụ liên quan đến nghĩa của từ gốc. “Tay” là bộ phận gắn liền với lao động của
con người, từ “tay” có thể cho ta những liên tưởng đến cách thức, phương tiện thực hiện, con người,…
Khơng có tay có nghĩa là khơng có cách, khơng có phương pháp hoặc thiếu người, thiếu nhân cơng. Trong
ví dụ trên, “tay” là cách nói ẩn dụ của phương pháp, cách thực hiện.
5.1.2 手が長い (te ga nagai)
Đây là cụm từ khó để đốn nghĩa vì cần nhiều sự liên tưởng. Nghĩa từ đơn là tay dài. “Tay” trong trường
hợp nào thì “dài”? Đáp án là khi ăn cắp. Tay khi đó buộc phải vươn ra xa, và có cảm giác nhìn thấy dài. Vì
thế nghĩa của cụm từ này là chỉ về thói hay ăn cắp.
Trên đây là một số những điển hình của quán dụng ngữ về “tay” và các cách liên tưởng để phỏng đốn
nghĩa. Tuy nhiên, để có thể phỏng đốn đúng được nghĩa ta cần căn cứ vào ngữ cảnh cũng như hiểu biết về
nghĩa từ đơn một cách chính xác. Ngữ cảnh sẽ giúp ta phỏng đốn được một phần tình huống từ đó đưa ra
những liên tưởng hợp lý. Vì thế, trong những trường hợp khơng thể đốn được nghĩa dựa trên nghĩa từ đơn,
hãy tìm đọc những ví dụ có chứa từ đó để hiểu hơn về ngữ cảnh và cách sử dụng.
5.2 Phương pháp học bằng thẻ flashcard
Thông qua kết quả khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn ng học tiếng nhật còn gặp phải
khó khăn trong việc học và sử dụng quán dụng ngữ, đặc biệt là quán dụng ngữ liên quan đến tay. Vì thế,
nhóm chúng tơi đã suy nghĩ và đề ra phương pháp nhằm cải thiện tình trạng này. Chúng tơi dựa trên phương
pháp Flashcard có từ trước và thay đổi, cải tiến cho phù hợp nhằm cải thiện vấn đề người học đang gặp
phải đối với quán dụng ngữ cơ thể về tay. Trên một thẻ Flashcard, chúng tôi tận dụng cả hai mặt giấy. Mỗi
một thẻ Flashcard sẽ có một qn dụng ngữ.

1451
Hình 2: Mặt trước của Flashcard

Hình 3: Mặt sau của Flashcard


Như hình 2, mặt trước của Flashcard gồm có một qn dụng ngữ, chúng tơi thêm hình minh họa nhằm gây

ấn tượng cho người học, dễ nhớ và ghi nhớ lâu hơn. Ở hình 3, mặt sau của Flashcard sẽ giải thích ngữ nghĩa
của qn dụng ngữ, kèm theo đó là ví dụ có chứa qn dụng ngữ, người học dễ nhớ hơn khi có những ví
dụ ứng dụng thực tế. Cuối Flashcard, có 2 dịng để trống nhằm mục đích để người học có thể tự ghi ví dụ
của mình hoặc những điều cần ghi chú. Trên mỗi quán dụng ngữ có phiên âm cách đọc hán tự (Furigana)
để người học dễ dàng đọc được quán dụng ngữ, đồng thời tiếp thu chữ Hán mới trong quá trình học.
Vì mẫu giấy Flashcard nhỏ và tiện lợi, nên có thể đem theo và học bất cứ nơi đâu. Bên cạnh đó, việc sử
dụng Flashcard sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm được chi phí đáng kể, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên.
Một tấm thẻ Flashcard phong phú, sẽ kích thích tính sáng tạo và tạo động lực học tập trong q trình tiếp
thu kiến thức. Khơng khó để sở hữu những tấm thẻ Flashcard này, người học có thể mua ở các cửa hàng
văn phịng phẩm hoặc tự tay thiết kế theo ý thích.
5. Kết luận
Khi nhóm bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết đối với
người học ngôn ngữ Nhật. Thông qua những tài liệu tham khảo và phiếu khảo sát thì thấy rằng quán dụng
ngữ là một vấn đề cần phải được quan tâm đối với người học Tiếng Nhật. Quán dụng ngữ được sử dụng
khá phổ biến trong đời sống thường nhật nhưng quán dụng ngữ Tiếng Nhật về bộ phận cơ thể, đặc biệt là
liên quan đến tay lại chưa được sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân chính là người học chưa biết đến nhiều về
quán dụng ngữ liên quan đến tay. Thế nên, chúng tôi đã đưa ra phương pháp phỏng đoán nghĩa và sử dụng
Flashcard. Đây là phương pháp vừa đơn giản lại tiết kiệm mà lại kích thích khả năng tư duy của người học.
Hy vọng rằng, đối với những bạn đang gặp khó khăn trong q trình học qn dụng ngữ thì có thể sử dụng
phương pháp này và thu được kết quả đáng mong đợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Thu Uyên, Trần Minh Châu, Trần Thị Anh Thư, Vũ Hồng Sơn (2021). Tìm hiểu quán dụng ngữ
tiếng nhật về cơ thể người, màu sắc và thiên nhiên. Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP.
Hồ Chí Minh.
[2]「日本語身体慣用語辞典」商務印書館 (1999)
[3] 熊燕 (2007). 日本語の身体語彙慣用句に関する一考察 -「目」「手」「口」「胸」「足」を
含む慣用句を中 心に.
[4] 韩丽花 (2015). 日本語における身体慣用句の考察―多義語「手」を用いた表現を中心に」論



延边大学.

1452


[5] ナンシー クリスティナ ハリム (2015). 日本語の「手」を使う慣用句の研究 (統語論と意味
論).
[6] 愛知大学中日大辞典編纂所 (31-03-2017). 日本語の慣用句に関する研究の概観.日中語彙研究,
第 6 号, pp87-105.

1453



×