Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

(TIỂU LUẬN) ỨNG DỤNG hệ THỐNG QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) của CÔNG TY cổ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ&THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
--- ---

ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng
dẫn

: LÊ THỊ THÚY HẰNG
: 21EL013
: 21EL
: TS.Trần Thảo An


Đà Nẵng, ngày 05 tháng10 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ&THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ


--- ---

ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng
dẫn

: LÊ THỊ THÚY HẰNG
: 21EL013
: 21EL
: TS.Trần Thảo An

Đà Nẵng, ngày05 tháng10năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo này, em chân thành gửi đến TS.Trần Thảo An
– giảng viên học phần “Hệ thống thông tin quản lý”-người đã cung cấp những kiến
thức, kỹ năng cũng như đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm chúng em hồn thành
chun đề báo cáo này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Do kiến thức, tầm hiểu biết cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những thiếu sót
trong cách hiểu vấn đề cũng như lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự góp ý và
đánh giá chân thành của cô để bài báo cáo có thể đầy đủ và hồn chỉnh hơn.

Cuối cùng, Em xin kính chúc cơ sức khỏe vững bền và đạt nhiều thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thúy Hằng – 21EL013


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG SCM.............
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................
1.1.2. Các thành phần trong hệ thống SCM........................................................
1.1.3. Cấu trúc của hệ thống SCM......................................................................
1.1.4. Mơ hình hệ thống chuỗi cung ứng............................................................
1.2. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG SCM..............................................
1.3. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG SCM..........................................................
1.4. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG SCM TRONG DOANH NGHIỆP....................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM Ở
CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. TRÊN THẾ GIỚI............................................................................................
2.2. TẠI VIỆT NAM.............................................................................................
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (SCM)
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM.....................
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh.............................................................
3.1.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................
3.2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT
NAM
3.2.1. Mục tiêu chuỗi cung ứng........................................................................
3.2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng ACECOOK Việt Nam.........................................
3.2.3. Vị trí, vai trị của các thành phần trong chuỗi cung ứng ACECOOK.....
3.3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK VIỆT
NAM...............................................................................................................................
3.3.1. Phần mềm L-Series của hệ thống SCM..................................................
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

3.3.2. Hoạt động của phần mềm hệ thống........................................................
3.3.3. Các hệ thống dịch vụ của phần mềm L-Series........................................
3.3.3. Vai trò của hệ thống đối với donah nghiệp.............................................
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK VIỆT NAM
4.1 THÀNH CÔNG....................................................................................................
4.2. THÁCH THỨC...................................................................................................
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SCM...........................................
KẾT LUẬN......................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”


DÀNH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Các thành phần của hệ thống SCM
Hình 1.2 Mơ hình đơn giản Hình 1.3 Mơ hình
phức tạp
Hình 3.2 Mơ hình chuỗi cung ứng của ACECOOK
Hình 3.3 Hệ thống SCM của phần mềm L-Series

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

LỜI MỞ ĐẦU
Mì ăn liền đã là một sản phẩm thiết yếu và quen thuộc với người tiêu dùng. Tại
Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng như Hảo Hảo,
Omachi, Cung Đình,.. Một gói mì chỉ từ 3.500 đồng, có thể mua ở bất cứ nơi đâu,
nhưng đằng sau nó lại có rất nhiều cơng đoạn đến từ nhiều thành viên khác nhau trong
chuỗi cung ứng. Gói mì được làm từ gì, làm sao để sản xuất ra chúng, làm sao để
chúng được đưa đến người tiêu dùng, mỗi một công đoạn lại thuộc về một thành viên
khác nhau, và họ tích hợp với nhau để tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn thiện.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng trong xu
hướng toàn cầu hóa và cách mạng 4.0. Các doanh nghiệp đều phải gia nhập một hoặc
một vài chuỗi cung ứng để đạt được những thành công nhất định. Để hiểu hơn về điều
này, dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần Thảo An, em đã tìm hiểu, nghiên cứu
về hệ thống quản lý chuỗi cung ứng mì ăn liền của Công ty cổ phần Acecook Việt
Nam với đề tài “Ứng dụng hệ thống quản lý chuỗi cung cứng SCM của Công ty Cổ
Phần ACECOOK Việt Nam”.
Nội dung bài thảo luận gồm 4 chương chính
Chương 1. Cơ sở lí thuyết.

Chương 2. Thực trạng ứng dụng hệ thống SCM ở các doanh
nghiệp Chương 3.Hệ thống quản lý SCM của ACECOOK Chương
4. Đề xuất giải pháp hồn thiện chuỗi cung ứng.
Trong q trình tìm hiểu và trình bày báo cáo, em cịn có nhiều hạn chế và sai
sót, rất mong cơ và các bạn đóng góp để bài thảo luận được hồn chỉnh.

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống quản lý chuỗi cung cấp SCM (Supply Chain Management) là hệ thống
cho phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung của một công ty
cho khách hàng.Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ hoạt động cốt lõi của doanh
nghiệp như: quản lý sản xuất, quản lý tồn kho, mua sắm, phân phối, dịch vụ khách
hàng, dự báo nhu cầu, chiến lược hoạt động, quản lý đối tác chiến lược, thiết lập quan
hệ với nhà cung cấp chiến lược (SRM), khách hàng chiến lược (CRM),… làm tăng
hiệu quả hoạt động nội bộ và toàn chuỗi.

1.1.2. Các thành phần trong hệ thống SCM

Hình 1.1. Các thành phần của hệ thống SCM
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng
thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo định nghĩa này, thơng lượng chính là tốc
độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng.
Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có
nhiều

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

lý do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ
cao hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp
nhất. Như chúng ta biết, 5 lĩnh vực mà các cơng ty có thể quyết định nhằm xác định
năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các
lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty. Quản lý chuỗi
cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách
thức hoạt động của nó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến
chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó. Bước tiếp theo là mở rộng sự đánh giá kết
quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các trục điều khiển này. Chúng ta hãy
bắt đầu xem xét các tác nhân thúc đẩy này một cách riêng lẻ.
Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản
phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ
bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp ứng
và tính hiệu quả như thế nào. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với cơng suất
thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản
phẩm. Các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp
với sản xuất:
Tập trung vào sản xuất – một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì
có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ
phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này
Tập trung vào chức năng – Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một
nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng để
sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát triển chuyên sâu

cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cách tiếp cận theo hướng chức
năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản phẩm thay
vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần quyết định phương pháp tiếp
cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại cho chính cơng ty khả
năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản
xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các
nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính
hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép cơng ty đáp ứng nhanh chóng
những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn
kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có
thể được.

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Địa điểm
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi
cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết
định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế
nhờ qui mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần
khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn. 18 Quyết định về địa
điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong
kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các
yếu tố liên quan đến như chi phí phịng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất,
điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế. . . và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng. Quyết

định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của chuỗi cung ứng.
Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về việc xây dựng và
phân phối sản phẩm đến thị trường. Khi định được địa điểm, số lượng và kích cỡ. . .
thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng
cuối cùng.
Vận tải
Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu
quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh nhất là
máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận
tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng khơng
kịp thời. Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên
quyết định chọn lựa ở đây là rất quan trọng. Có 6 phương thức vận tải mà cơng ty có
thể lựa chọn:
Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất.
Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh
đào. . .
Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Nó cũng giới hạn sử dụng
giữa những nơi có lưu thơng xe lửa.
Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt. Xe tải hầu
như có thể đến mọi nơi. Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu
biến động và đường xá thay đổi.
Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. Đây cũng là
hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi cơng suất vận chuyển.
Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất
lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên.
Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và
có hiệu quả về chi phí. Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sản 19
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022



Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

phẩm như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh,
nhạc, văn bản.
Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị
trường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung
ứng. Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua. Mạng lưới phân phối
là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó. Theo nguyên
tắc chung, giá trị của sản phẩm càng cao (như là linh kiện điện tử, dược phẩm…) thì
mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính đáp ứng. Giá trị sản phẩm càng
thấp (như sản phẩm có số lượng lớn như nơng sản, rác thải… ) thì mạng lưới phân
phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính hiệu quả.
Thơng tin
Thơng tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy
của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung
ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời và
đầy đủ) thì các cơng ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt
động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của tồn bộ chuỗi
cung ứng. Đó là cách mà thị trường chứng khoán hay các thị trường tự do khác thực
hiện và chuỗi cung ứng mang tính năng động giống như đối với thị trường.
Trong phạm vi của một cơng ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên
quan đến việc đo lường lợi ích mà thơng tin đem lại cũng như chi phí có được thơng
tin đó. Thơng tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy
nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thơng tin có thể là rất cao.
Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và tính
hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và bao
nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các cơng ty chia sẻ thơng tin càng
nhiều về sản 20 phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất. . .
thì mỗi cơng ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại liên quan đến

việc tiếc lộ thông tin cơng ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh. Chi phí
tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của
công ty.

1.1.3. Cấu trúc của hệ thống SCM
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung
cấp và khách hàng của cơng ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để
tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối
tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng
ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị
trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp
thị và cơng nghệ thơng tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những
chức năng khác nhau. Những cơng ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ,
nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những cơng ty thứ cấp
này sẽ có nhiều cơng ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khống sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất

thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các
công ty khác
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và
phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà
phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với
khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng
hóa, thực hiện 21 bán hàng và phục vụ khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là
một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người
tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà
phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm
cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán
hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà
phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện
dụng của sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản
phẩm về tiêu dùng.
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022



Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán
lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chun mơn và kỹ năng đặc biệt ở
một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện
những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường
được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các
dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là
ngân hàng, cơng ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện
nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý
và tư vấn quản lý. . .
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được
chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn
định theo 22 thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối
tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ

1.1.4. Mơ hình hệ thống chuỗi cung ứng
Hình 1.2. Mơ hình đơn giản
Một cơng ty sản xuất sẽ nằm trong “ mơ hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên
vật liệu từ nhà cung cấp, sau đó tự là ra sản phẩm của mình rùi bán hàng trực tiếp
chongười sử dụng. Ở đây bạn chỉ sử lý việc mua nguyên liệu rồi sản xuất ra sản phẩm
bằng một địa điểm duy nhất

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022



Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Hình 1.3. Mơ hình phức tạp
Mơ tả: Trong mơ hình phức tạp, doanh nghiệp sẼ mua nguyên vật liệu từ các nhà
cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ
các nhà máy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất
ra sản phẩm, doanh nghiệp cịn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình
sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mơ hình phức
tập này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung
gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất
ra sản phẩm hồn thiện.
Các cơng ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến
khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ,
các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs). Hoạt động này bao quát
nhiều địa điểm (multiple-site) với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối
được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa
điểm xác định, đồi hỏi cơng ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang
có trong tồn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị
trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Sự phát triển trong hệ thống quản lý
dây chuyển cung ứng đã tạo ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM.
Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của
khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sẳn xuất.

1.2. Quy trình triển khai hệ thống SCM
Kế hoạch
Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung để
quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022



Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây
chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để
đưa tới khách hàng.
Nguồn cung cấp
Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá,
dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng
một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh tốn với nhà phân phối, cũng như
thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó,
bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hố, dịch vụ
mà bạn nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển
chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
Sản xuất
Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ thể
về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh
giá chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc
của nhân viên.
Giao nhận
Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía cạnh
cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn
đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ
thống hố đơn thanh tốn hợp lý.
Hồn lại
Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề.
Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm
khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề
rắc rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.


1.3. Chức năng của hệ thống SCM
Quản lý
Supply Chain Manager có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp. Họ giúp cho chuỗi cung ứng vận hành liên tục và đạt hiệu quả tối
đa.
Nhìn chung, Supply Chain Manager sẽ thực hiện những công việc cụ thể bao
gồm thu mua hàng hóa, ngun vật liệu; tìm kiếm nhà cung cấp; quản lý hàng tồn kho;
quản lý công tác luân chuyển và phân phối hàng hóa, thành phẩm. Trách nhiệm của họ
là đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành an tồn, tiết kiệm chi phí và đưa doanh nghiệp
phát triển vững mạnh.

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Bên cạnh đó, Supply Chain Manager còn đảm nhận trách nhiệm quản lý hoạt
động của bộ phận cung ứng. Họ có trách nhiệm hướng dẫn, phân công công việc và
đánh giá kết quả công việc của nhân viên trong bộ phận. Đồng thời, Supply Chain
Manager còn hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Phân tích và đánh giá
Để nắm bắt được nhu cầu thị trường và biết cần phải thu mua những loại sản
phẩm, hàng hóa nào, số lượng là bao nhiêu, thì Supply Chain Manager cần tiến hành
phân tích và đánh giá dữ liệu về sản phẩm và khách hàng một cách kỹ lưỡng.
Thông qua việc phân tích dữ liệu Supply Chain Manager sẽ nắm bắt được thị
hiếu của người tiêu dùng. Từ đó họ biết phải thu mua sản phẩm như thế nào, mua của
nhà cung cấp nào cũng như phải phân phối sản phẩm ra sao để khiến khách hàng hài
lòng nhất. Supply Chain Manager không đơn thuần là một người bán hàng mà họ là
những người định hướng tiêu dùng chuyên nghiệp.

Lập kế hoạch
Để đảm bảo việc vận hành chuỗi cung ứng suôn sẻ và hiệu quả, Supply Chain
Manager cần lập kế hoạch cụ thể sao cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển
của doanh nghiệp. Họ sẽ phân tích các dữ liệu về khách hàng và sản phẩm thu thập
được, theo dõi các dự báo kinh tế để có những kế hoạch hoàn hảo nhất. Họ cũng xác
định chiến lược để phát triển chuỗi cung ứng và hạn chế thấp nhất những nhân tố tiêu
cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng.
Phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng
Supply Chain Manager cần chủ động xây dựng và duy trì mối liên kết giữa doanh
nghiệp với nhà cung cấp cũng như khách hàng. Họ sẽ liên lạc, đàm phán với nhà cung
cấp để có thể mua được hàng hóa với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Họ tiếp nhận
những thông tin phản hồi từ khách hàng, thu thập những ý kiến, đóng góp của họ để có
thể mang đến những sản phẩm khiến khách hàng hài lịng. Supply Chain Manager
chính là khóa giúp duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và với
khách hàng của họ.

1.4. Vai trò của hệ thống SCM trong doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các Supply Chain
Manager có vai trị rất to lớn. Họ đảm bảo cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp luôn
ổn định và đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì cơng việc của họ có tác động trực tiếp đến
nguồn cung hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào, quá trình luân chuyển, sản xuất và bán
sản phẩm ra thị trường.
Bằng cách quản lý tốt chuỗi cung ứng mà các Supply Chain Manager có thể giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh so với công ty
đối thủ. Trong hoạt động tiếp thị Supply Chain Manager đảm bảo các sản phẩm được
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”


giao đúng địa điểm và thời gian với chi phí thấp nhất và loại bỏ những khâu trung gian
khơng cần thiết.
Vai trị của Supply Chain Manager còn được thể hiện ở việc họ điều phối tất cả
các giai đoạn của quá trình sản xuất, bắt đầu từ việc chuẩn bị, sản xuất đến phân phối
sản phẩm. Supply Chain Manager đảm bảo bộ máy sản xuất vận hành liên tục và ổn
định. Họ lên kế hoạch và tối ưu hóa hệ thống sản xuất. Đồng thời phân tích nhu cầu
khách hàng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ.
Tóm lại, Supply Chain Manager giữ vai trị quản lý tổng thể đối với tồn chuỗi
cung ứng. Từ khâu nghiên cứu thị trường, cung cấp nguyên liệu sản xuất, vận hành
quá trình sản xuất, lưu kho sản phẩm đến phân phối sản phẩm. Một Supply Chain
Manager có thể làm tốt những việc trên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và
giành được vị thế vững chắc trên thị trường.

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG SCM
Ở CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Trên thế giới
Trình độn phát triển cao hơn nen việc ứng dụng SCm vào hoạt động kinh doanh
phổ biến hơn và tính hiệu quả cao, và khả năng thành công cũng cao hơn trong đó
những cơng ty hàng đầu thế giới như Wal-Mart, Dell, Nike,…đã áp dụng thành công
ứng dụng này. Tại các ước phát triển, chuỗi cung ứng SCM có tính địng bộ hơn só với
Việt Nam.

2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một rong những quốc gia đang phát tiến, tiên con đường cơng
nghiệp hóa thiện đại hóa theo hướng thị trường bên cạnh đó cùng với cuộc cách mạng

40 thì việc quần lý chuỗi cung ứng là giải pháp thiết yếu để tăng tính cạnh tranh của
năng lực hàng, hóa Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng, dịch vụ của sản
phẩm.
Tuy nhiên, ngành SCM tại Việt Nam vẫn chưa hắn được chú trọng, nền kinh tế
vẫn chưa hiểu được hết tầm quan rọng của quản lý chuỗi cung ứng trong việc sẵn xuất
và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Biểu hiện ở chỗ chưa có trường Đại
học hay cơ sở giáo dục nào đào tạo đầy đủ và chính quy về SCM; nguồn nhân lực
trong ngành này ln trong tình trạng thiếu; thậm chí trong các cơng ty vẫn chưa có bộ
phân nào chuyên xử lý về mảng SCM; các cơng ty về SCM cũng cịn khá ít.
Nếu nhìn vào bức tranh tổng thể thì rõ rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang
ở thể tên,tuy nhiên các doanh nghiệp ong nước cũng có nhiều lợi thế: các doanh
nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, khiến doanh nghiệp nước ngoài phải thuê
lại hoặc liên kế, liên doanh để cung cấp địch vụ logistics, hiểu được thị trường, tâm lý
khách hàng, văn hóa, truyền thống của chính người Việt Nam; nhân sự Việt Nam khá
nhanh nhạy năm bắt được các cơng nghệ nước ngồi.
Việc ứng dụng SCM vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
cịn rất nhiều hạn chế, thiếu nhiều kinh nghiệm, trình độ lao động cịn thấp, cơ sở vật
chất, cơng nghệ còn yếu kén trong việc xây dựng tổ chức chuỗi cung ứng vào kinh
doanh
Bên cạnh những hạn chế, hiện nay cịn có một số các doanh nghiệp đã và đang
chú trọng hơn tới khả năng ứng dụng SCM vào tất cả các khâu từ sản xuất đến những
khâu trung gian thương mại và đến người tiêu dung cuối cùng, nhưng vẫn mắc nhiều
sai sót.
Một số tập đồn nổi tiếng, SCM trên thế giớiđã đặt đại điện ở Việt Nam như
APL 1ogisties, Maersk: Logisties, NYK Logisties, UTI, UPS... Qua nghiên cứu ta
thấy, quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn manh mún, tản mạn, nhỏ lẻ, còn yếu
kém so với thế giới vận tải đa phương thức vẫn chưa kết hợp được một cách hiệu quả
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022



Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

các phương tiện vận chuyển, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải, trình độ cơ giới hóa
trong nước cịn yếu kém, trình độ lao động cịn thấp,..
Vì vậy, khả năng ứng dụng thành cơng tại VIệt Nam chưa cao.

2.3. Lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng SCM
SCM hiện nay được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu do những lợi ích đnags nói mà hệ thống này đem
lại cho doanh nghiệp như
Tăng hiệu suất các dịng sản phẩm thơng qua kết hợp giữa các nhà
cung cấp với nhau
Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm thiểu lượng hàng hóa tồn
kho Giảm thiểu chi phí lưu kho
Giảm chi phí mỗi giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận tối đa nhất
Giảm thiểu một số chi phí ngồi khơng cần thiết
Nâng cáo năng lực cạnh tranh công ty, tạo uy tin thương hiệu trên thị
trường tring tâm trí người tiêu dùng
Thiết lập chuỗi cung cấp với các đối tác truyển thống với nhau
Chuyển hướng sản phẩm nhanh trước sự thay đổi của thị trường

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
(SCM) CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Được hình thành vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm
1995, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, bản chất là một doanh nghiệp FDI, đã
không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại
Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền
có chất lượng và dinh dưỡng cao. Tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook, hợp
tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối tác
Việt Nam là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). Triết lý kinh doanh của
Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt
Nam”.
Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức khỏe - An
toàn - An tâm cho khách hàng”. Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với q trình tồn cầu
hóa”. Giá trị cốt lõi: Cook Happiness

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Mì ăn liền, phở, miến, bún, ...
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng
đầu tại Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh. Nhờ
sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng,
mức tăng trưởng hàng năm đạt 85%. Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700
đại lý cấp 1 phân phối rộng khắp cả nước. Ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều có thể
tìm thấy những sản phẩm của Acecook Việt Nam, với mật độ bao phủ thị trường trên
95% điểm bán lẻ toàn quốc, xuất khẩu đi hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ,
Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,…
Thị trường mì gói Việt Nam chứng kiến sự thống trị của Acecook trong nhiều
năm với thị phần lúc đỉnh cao lên đến khoảng 50%. Giai đoạn 2000-2020, hơn 20 tỷ
gói mì đã được tiêu thụ, doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể 9.000-10.000 tỷ
đồng/năm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tháng 3/2020, doanh thu Acecook Việt
Nam tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 10% so với tháng 2. Mỗi ngày, doanh
nghiệp sản xuất tới 400.000-450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói.

Với sản phẩm chủ lực là mì ăn liền, Acecook hiện nay đang sở hữu 25 loại mì ăn liền
khác nhau: Hảo Hảo, Mì nấu MaxKay, Mì Siukay, Mì Udon, Mì ly Modern, Handy
Hảo Hảo.

Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức

3.2. Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
3.2.1. Mục tiêu chuỗi cung ứng
Xuất phát là một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, được sở hữu cơng nghệ được
chuyển giao hồn tồn từ cơng ty mẹ, lại phát triển tại một quốc gia tiêu thụ mì đứng
thứ 5 trên thế giới, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm (2016-2021) tiếp tục
đưa ngành hàng mì gói phát triển qua việc tích cực cung cấp thơng tin hiểu đúng về mì
ăn liền đến người tiêu dùng, phát triển các sản phẩm mới theo hướng dinh dưỡng và
mở rộng xuất khẩu.
Từ đó, Acecook đã xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng SCM, là giải pháp
quản lý tối ưu hóa tổng thể trong điều phối thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật
liệu thông qua q trình chia sẻ thơng tin về đặt hàng, tồn kho, bán hàng, kho vận giữa
công ty và khách hàng. Acecook Việt Nam hợp tác với Công ty TNHH Fujitsu để xây
dựng hệ thống Logistic, ứng dụng gói phần mềm SCM (L-Series) của Cơng ty NTT
Data, là cơng ty tích hợp hệ thống từ Nhật Bản, mang tên “Hệ thống hỗ trợ kinh
doanh”, bao gồm hệ thống quản lý kho, quản lý đơn đặt hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà
phân phối và nhân viên kinh doanh.


Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

3.2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng ACECOOK Việt Nam

Hình 3.2. Mơ hình chuỗi cung ứng của ACECOOK

3.2.3. Vị trí, vai trị của các thành phần trong chuỗi cung ứng ACECOOK
a. Nguồn cung cấp
Nguyên liệu tươi làm gói gia vị: Gói gia vị được làm từ các ngun liệu tươi:
hành tím, tỏi, ớt, ngị om, ngồi ra cịn có các ngun liệu thật như tơm, thịt, trứng, hải
sản,.. với nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Các nguyên liệu này được chiết xuất, sấy khơ để
tạo nên gói súp, gói dầu và gói rau trong các gói mì.
Ngun liệu làm vắt mì: Theo dữ liệu mới nhất, hiện nay bột lúa mì được
Acecook Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Canada và dầu thực vật là dầu cọ
nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ. Ngồi ra,
cịn một số doanh nghiệp cung cấp uy tín đến từ Việt Nam đã cung cấp nguyên liệu
cho Acecook để sản xuất vắt mì như cơng ty cổ phần Tiến Hưng.
Bao bì: Acecook Việt Nam cam kết vật liệu sử dụng làm bao bì là loại chuyên
dụng dùng cho chứa đựng thực phẩm, ln được kiểm sốt nghiêm ngặt các chỉ tiêu an
tồn sức khỏe, được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo tuân thủ theo
quy định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011). Bao bì khơng chỉ
dùng cho sản phẩm nội địa mà còn sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng thị
trường khó tính Châu Âu, Châu Mỹ.
Cơng nghệ, máy móc sản xuất Acecook Việt Nam đã sử dụng các công nghệ sản
xuất hiện đại được chuyển giao từ Acecook Nhật Bản với quy trình sản xuất mì ăn liền
quy mơ lớn. Bên trong nhà máy Acecook Việt Nam là dây chuyền tự động, hiện đại,
toàn bộ các thiết bị được sử dụng đều là các thiết bị kỹ thuật cao kết hợp với các cơng

nghệ làm mì ăn liền tiên tiến nhất đến từ Nhật Bản.
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Đầu tiên, Acecook Việt Nam đã được chuyển giao về mặt thiết bị, công nghệ
Nhật hiện đại để sản xuất mì ăn liền theo kỹ thuật cao tại Việt Nam từ những năm
1994. Tiếp đến là về mặt chất lượng, đội ngũ của Acecook được chuyển giao kỹ thuật
để kiểm soát và quản lý chất lượng luôn ở mức ổn định. Thứ ba là được đào tạo cách
để kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo
tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, khi ở Nhật có cơng nghệ mới, Acecook Việt Nam cũng được
tiếp cận và nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.
Tháng 10 năm 2020, Acecook Việt Nam chính thức sử dụng “năng lượng xanh”
từ hệ thống điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền và phục vụ sử dụng cho các hoạt động
tại Tịa nhà văn phịng chính của cơng ty tại khu cơng nghiệp Tân Bình. Hệ thống do
Cơng ty Marubeni Việt Nam cung cấp và thi công lắp đặt bởi Công ty JESCO ASIA.
Ngày 11 tháng 03 năm 2021 - Công ty Acecook Việt Nam đã ký kết hợp tác với
Cơng ty năng lượng khí Sojitz Osaka về việc lắp đặt hệ thống lò hơi hiện đại để sản
xuất mì ăn liền nhằm mang lại hiệu suất cao trong sản xuất và cải thiện mơi trường. Hệ
thống lị hơi hiện đại này sử dụng nhiên liệu là khí đốt hóa lỏng và tồn bộ được nhập
khẩu từ Nhật Bản. Theo đó, sẽ lần lượt lắp đặt tại nhà máy Hưng Yên và Bình Dương,
dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong năm nay.
Đối tác dịch vụ: Truyền thông OMD (Omnicom Media Group Vietnam). OMD là
đối tác truyền thông quản lý chiến lược truyền thơng tích hợp cũng như lập kế hoạch
và mua bán cho các thương hiệu lớn của Acecook. OMD đã chứng tỏ rằng họ là đối
tác tốt nhất cho doanh nghiệp của Acecook thông qua những insight có giá trị và chiến
thuật sáng tạo mà họ khơng ngừng cung cấp, cũng như chiến lược vững chắc cho
truyền thơng đại chúng. Acecook có mối quan hệ tốt với OMD và thúc đẩy thành công
hơn nữa cho các thương hiệu của mình.

b. Năng lực sản xuất
Nhà máy sản xuất
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả
nước với tổng cộng hơn 10.000 nhân viên, nhưng luôn luôn đảm bảo về chất lượng và
sự ổn định. Toàn bộ dây chuyền sản xuất đều được tự động hóa và khép kín; từ ngun
liệu đầu vào cho đến thành phẩm đều được kiểm soát 24/24 giờ theo những tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Những sản phẩm không đạt quy chuẩn chất lượng
đều được phát hiện và loại ra ngoài kịp thời.
Để kiểm soát chất lượng đồng bộ trên diện rộng tại 11 nhà máy, công nghệ của
Acecook được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho
tất cả nhà máy. Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi có
những điểm mới đều cập nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp dụng đồng
bộ cho các nơi.
11 nhà máy của Acecook trải dài theo ba miền Bắc-Trung-Nam. Tại miền Nam
bao gồm 7 nhà máy: 3 nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy tại Bình
Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


Báo cáo “Ứng dụng hệ thống SCM của Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam”

Dương, 2 nhà máy tại Vĩnh Long. Tại miền Trung có 1 nhà máy đặt tại Đà Nẵng. Miền
Bắc có 3 nhà máy: 1 nhà máy tại Hưng Yên và 2 nhà máy tại Bắc Ninh.
Sản lượng: Từ năm 2008, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001-2008, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm
sốt vệ sinh an tồn thực phẩm HACCP... Cứ mỗi phút, 1 line sản xuất của nhà máy
này cho ra đời 600 gói mì. Tổng sản lượng của 11 nhà máy thuộc Acecook Việt Nam
hằng năm khoảng 4,5 tỷ gói mì các loại.
Quy trình: Quy trình sản xuất các sản phẩm mì gồm 12 cơng đoạn chính từ khâu
ngun liệu đến khâu thành phần. Đầu tiên, bột và các nguyên liệu cần thiết sẽ được sơ
chế và trộn theo tỷ lệ bằng thiết bị tự động và khép kín. Bột sau trộn sẽ được cán tấm

thành lá bột rồi cắt thành các sợi khác nhau (tùy thuộc vào sản phẩm). Các sợi này sẽ
được hấp chỉnh ở nhiệt độ khoảng 100°C. Sau khi được hấp chín, sợi được cắt ngắn
bằng hệ thống dao tự động để tạo nên hình dáng tương ứng và đi qua hệ thống làm
khô, làm nguội. Các sản phẩm và gia vị sẽ được đóng gói. Trước khi đóng thùng, mỗi
sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng bằng cách phải đi qua 3 thiết bị kiểm tra, bao
gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy dị dị vật. Những sản phẩm khơng
đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ phận xử lý sản phẩm lỗi.
Cuối cùng, thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày
sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC (Quality Control) trước
khi phân phối ra thị trường.
Nhà máy sản xuất gói gia vị: Acecook có 11 nhà máy tại Việt Nam nhưng chỉ có
1 nhà máy duy nhất sản xuất gia vị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sản xuất hết
các gói gia vị thì sẽ được phân phối đến các nhà máy khác để đóng gói cùng với mì
Phịng nghiên cứu và phát triển sản phẩm “Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam”
là kim chỉ nam của Acecook Việt Nam.
Khi phát triển ở thị trường Việt Nam, Acecook có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu
phát triển sản phẩm là người Việt để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích ẩm thực theo
từng vùng miền, từ đó kết hợp hài hịa giữa “cơng nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt
Nam” để phát triển nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.
Vì thế mà năm 2000, khi sản phẩm Hảo Hảo ra đời, đã đánh dấu bước ngoặt của
thị trường mì ăn liền. Đội ngũ R&D của cơng ty đã phải đi nhiều vùng miền, thưởng
thức những quán ăn nổi tiếng ở địa phương để tìm hiểu hương vị đặc trưng, mang
khẩu vị, gu ẩm thực của mỗi vùng miền vào từng sản phẩm của Acecook Việt Nam,
trong đó, vị chua chua cay cay đã được “ăn liền hóa” thành cơng.
Tại Hồ Chí Minh, cơng ty cho xây dựng một phịng thí nghiệm hiện đại với mức
đầu tư hàng triệu USD cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tối tân cùng nguồn nhân lực
chuyên môn trong lĩnh vực hóa sinh thực phẩm. Mục tiêu hàng đầu của bộ phận thí
nghiệm là đảm bảo tính an tồn cho sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Đội
ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn cập nhật các kiến


Le Thi Thuy Hang-21EL013-MIS-10/2022


×