Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Giáo trình Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 173 trang )

NGUYỄN THỊ MỸ LỘC – NGUYỄN HỒNG KIÊN
------------

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH
VỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Hà Nội, 5/2013


CHỦ TRÌ BIÊN SOẠN:
NGUYỄN THỊ MỸ LỘC – NGUYỄN HỒNG KIÊN
TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC – ĐH QUỐC GIA HN

NHÓM TÁC GIẢ:
1. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2. PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
3. PGS.TS. Đặng Hoàng Minh
4. ThS. Nguyễn Hồng Kiên


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………………….…...1
Chương 1……………………………………………………………………………………2
KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN………………………………………….…2
I. Khái niệm và thuật ngữ………………………………………………………….……...3
II. Lịch sử phát triển nghành sức khỏe tâm thần……………..…………………...…...16
III. Mơ hình sức khỏe tâm thần…………………………………………………………18
IV. Các nghề nghiệp chuyên môn tong lĩnh vực sức khỏe tâm thần……………….…25
V. Đạo đức nghề trong thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần………………...…….27
Chương II……………………………………………………………………………….…31
VAI TRỊ CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÁC DỊCH VỤ SỨC KHỎE TÂM


THẦN….31
I. Khái niệm cơng tác xã hội……………………………………………….…………….31
II. Vai trị cơng tác xã hội……………………………………………………..………....31
III. Các lý thuyết đặc trưng vận dụng trong công tác xã hội.........................................32
IV. Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.....................................36
V. Thục hành ca và vai trị của cơng tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.....42
VI. Các kỹ năng cơ bản khi hỗ trợ người rối nhiễu tâm trí...........................................49
Chương III............................................................................................................................58
THỰC HÀNH HỊA NHẬP CỘNG ĐỒNG.....................................................................58
I. Sự loại trừ xã hội.............................................................................................................58
II. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xa rời xã hội...............................................60
III. Gia đình là thành tố quan trọng trong thực hành hịa nhập cho trẻ em và vị thành
niên.......................................................................................................................................69
Chương IV............................................................................................................................82
THỰC HÀNH VỚI TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN.....................................................82
I. Các vấn đề pháp luật bảo hộ quyền trẻ em..................................................................82
II. Những lưu ý về sự phát triển tâm lý – xã hội ở tuổi vị thành niên...........................83
III. Nhu cầu đặc trưng của tuổi vị thành niên.................................................................86
IV. Các vấn đề hướng nội..................................................................................................88
V. Các vấn đề hướng ngoại................................................................................................94
VI. Các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ..............................................................................104
1


Chương V...........................................................................................................................107
THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI LỚN.................................................................................................107
I. Trường hợp điển cứu....................................................................................................107
II. Trầm cảm ở người lớn................................................................................................117
III. Các hình thức can thiệp công tác xã hội khác.........................................................124
IV. Tâm thần phân liệt ở người lớn................................................................................134

Chương VI..........................................................................................................................145
THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI GIÀ...................................................................................145
I. Trường hợp điển cứu....................................................................................................145
II. Người già và các loại hình sức khỏe tâm thần..........................................................153
III. Các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài ở người già.................................................167

2


LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn giáo trình “Cơng tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần” dành cho
Cao đẳng nghề CTXH (công tác xã hội) được các tác giả biên soạn nhằm giúp các nhà
quản lý CTXH từ trung ương đến địa phương; cán bộ các trung tâm CTXH, làng trẻ SOS;
nhân viên CTXH tại bệnh viện tâm thần và tại cộng đồng trong việc quản lý và trợ giúp
người rối nhiễu tâm trí. Tài liệu hướng tới mục tiêu làm tăng thêm vốn hiểu biết về cách hỗ
trợ cho những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, đặc biệt có thể làm cẩm nang trong
thực hành CTXH với người rối nhiễu tâm trí.
Cuốn giáo trình được viết theo hướng thực hành mang tính thực tiễn cao. CTXH
là ngành khoa học thực hành vì thế nhóm tác giả đã rất nỗ lực trong việc thực hành trị liệu
các ca thực tế và chọn những trường hợp điển cứu để đưa vào tài liệu. Từ chính thực tế
các ca mà nhóm tác giả can thiệp, chúng tơi lựa chọn những kiến thức lý thuyết phù hợp
để đưa vào giáo trình nhằm thiết thực phục vụ cơng tác trợ giúp người rối nhiễu tâm trí
cho các nhân viên CTXH. Kiến thức và kỹ năng để thực hành CTXH trong lĩnh vực sức
khoẻ tâm thần rất mới mẻ đối với Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã dày cơng trong
việc tiếp thu các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này của các quốc gia phát triển như
Mỹ, Ôtrâylia, Đức…
Trong cuốn sách này, sinh viên hệ đại học và học viên cao học ngành CTXH
cũng có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành và làm việc
trong thực tế - một điều vơ cùng quan trọng trong lĩnh vực CTXH.
Để hồn thành cuốn sách này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Lao

động – TB & XH đặc biệt là sự tạo điều kiện hết sức nhiệt tình của Cục bảo trợ xã hội, các
Trung tâm BTXH tại Ba Vì, Trung tâm tham vấn Share - Hà Nội, Bệnh viện tâm thần Đà
Nẵng, Khoa Tâm thần Bệnh viện quân đội 103. Nhóm biên soạn cũng xin vơ cùng biết ơn
các cá nhân như GS.TS. Paul Quang Trần (Mỹ), GS.TS. Lê Ngọc Hùng - Viện Xã hội học –
HVHCQGHCM,TS. Trần Văn Kham - Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN đã nhiệt tình
giúp đỡ để cuốn sách được hồn thiện. Cuốn giáo trình này chưa thể đáp ứng đầy đủ
những mong đợi của người sử dụng, nhóm tác giả trân trọng những đóng góp của độc giả
để cuốn sách được hồn thiện hơn.
Thay mặt nhóm tác giả

ThS. Nguyễn Hồng Kiên
3


Chương I
KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Mục đích chương này cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng về:
- Khái niệm về sức khỏe, sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần
- Quan niệm, thái độ, định kiến về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam
- Các mơ hình lý thuyết về SKTT (mơ hình y tế, xã hội)
- Thực hành SKTT dựa vào thực chứng
- Các lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành SKTT
- Đạo đức trong thực hành về SKTT
L, nữ, 23 tuổi, đang học năm cuối trường Y. Việc học của L rất nặng, và L luôn cố
gắng đạt điểm cao để thi đỗ nội trú. L là người cầu tồn, ln đặt cho mình những yêu
cầu cao. Khi thất bại, L thường đổ lỗi cho chính mình, cảm thấy thất vọng về bản thân
mình. Vài tháng gần đây, L cảm thấy mệt mỏi, dễ tức giận, khó tập trung trong cơng việc.
L khơng còn cảm thấy hứng thú với những việc trước đây cơ thích như nói chuyện/chơi
với các em nhỏ, nghe nhạc. Khi tiếp xúc với các bệnh nhân nhi, cô thường gắt gỏng,
hoặc bỏ dở việc, không giống như cách cô làm trước đây, ân cần và quan tâm trao đổi

với bệnh nhân.
H, nữ, 12 tuổi, đang học trung học cơ sở. Em có tình cảm với một bạn nam trong
lớp và tìm mọi cách để tiếp cận bạn nam đó như đến gần nói chuyện, cùng làm bài, đi
học về cùng, v.v. Gia đình và bạn bè cho rằng H “có vấn đề”. Bố mẹ ngăn cản H nói về
chuyện tình cảm của mình, cũng như cho rằng những hành vi của H là “phát triển sớm”,
bất thường. H hay cãi nhau với bố mẹ, và dần dần, do những bất đồng, H càng xa rời bố
mẹ. Đi học về, H thường ở trên phịng một mình, khơng nói chuyện với ai trong nhà. H
ăn uống bình thường, học tập bình thường.
S, nam, 20 tuổi, đang học đại học. 6 tháng vừa qua, S “đắm chìm” trong trị chơi
trực tuyến mà trong đó, S là anh hùng. Bài vở của S ngày càng nhiều thêm và S khơng có
thời gian để hồn thành. Cuối kì, S “ngập” trong bài tập. S cũng khơng cịn có nhu cầu
đi chơi, giao lưu với bạn bè của mình vì trên mạng, cậu “có thể nói chuyện với tất cả các
bạn mà khơng phải tốn sức đi đâu”.
Đây là những trường hợp mà chúng ta có thể gặp trong đời sống. Liệu những thân
chủ trên có “mạnh khỏe” khơng? Mỗi trường hợp đều có những điểm mơ hồ và không chắc
về các yếu tố bất thường, bệnh lý, hay chỉ là hệ quả của các yếu tố gia đình, xã hội như
trường hợp của L, H; hoặc chỉ là một thói quen, cách sống “muôn thủa” của một thế hệ
4


như trường hợp S (không tổ chức tốt thời gian, luôn để công việc “nước đến chân mới
nhảy”). Hơn nữa, trong những trường hợp trên, thông thường, các cá nhân liên đới đều
khơng cảm thấy mình có vấn đề nhưng thái độ, cách mọi người nhìn nhận, phán xét, gọi
tên/dán nhãn hành vi của họ lại thường có vấn đề và gây ra những tác động tiêu cực.
Không cần là những người chuyên gia về sức khỏe tâm thần, chúng ta thường dễ
dàng nhận ra những dạng nghiêm trọng nhất của các bất thường về sức khỏe tâm thần. Khi
nói đến các rối loạn tâm thần, chúng ta thường nghĩ đến những người có hoang tưởng, tách
rời khỏi thực tại, hoặc những người có những hành vi phi nhân tính, v.v. Tuy nhiên, hầu
hết những vấn đề sức khỏe tâm thần, giống như ba trường hợp trên, lại ít nguy kịch và
thường dễ gặp, phổ biến ở nhiều người. Một số người có thể duy trì làm việc, sinh hoạt

được, một số người thì khơng. Chương này sẽ giúp chúng ta hiểu được các khái niệm
chung về sức khỏe tâm thần, các phân loại rối loạn từ nhẹ đến nặng. Chúng ta cũng hiểu vì
sao có những thuật ngữ khác nhau (rối loạn tâm lý, rối loạn tâm thần, vấn đề sức khỏe tâm
thần, v.v.) và việc chẩn đoán các vấn đề khơng giống như chẩn đốn các vấn đề y học thực
thể như ung thư hay tiểu đường.
I. Khái niệm và thuật ngữ
Có nhiều sự nhầm lần về các khái niệm, định nghĩa về sức khỏe tâm thần. Rất
nhiều người nghĩ rằng những hành vi bất thường - những hành vi lệch chuẩn là rối loạn
tâm thần nhưng hai điều này khơng giống nhau. Một người có thể có những hành vi hiếm
gặp ở số đông người khác (chẳng hạn như sưu tầm lợn sứ, rất thông minh về tốn v.v)
nhưng khơng hề có rối loạn tâm thần. Ngược lại, những rối loạn tâm thân như trầm cảm
hay lo âu lại thường khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người.
Rogers (2005), Parker et al. (1995) giải thích rằng những điều chúng ta biết về sức
khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: ngơn ngữ thơng dụng hàng
ngày (cách nói, chuyện, phim ảnh, bài hát, truyền thông v.v) và qua ngôn ngữ chuyên môn
của những người làm nghề (bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý, công tác xã hội, luật). Hai yếu
tố này tương tác với nhau theo một cách phức tạp, khơng có quy chuẩn đã tạo ra sự nhầm
lần giữa các từ ngữ thông dụng (điên, hâm, tâm thần, v.v.) với những kiến thức khoa học.
Chẳng hạn như trong đời thường, “sức khỏe”, “khỏe” thường được hiểu là sự không có
bệnh tật thể chất, y tế. Liệu một người khơng có bệnh tật (được y học gọi tên) là mạnh
khỏe? Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) về sức khỏe: “là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình
trạng khơng có bệnh hay thương tật”. Định nghĩa của WHO là một định nghĩa tổng quát
nhưng lại mang tính chất chủ quan và tương đối. Hầu hết mỗi cá nhân sẽ tự xem xét được
5


mình mạnh khỏe hay khơng. Nhiều người có thể mắc một căn bệnh được y học biết đến,
nhưng vẫn có thể tương đối khỏe mạnh. Sức khỏe không chỉ là khái niệm liên quan đến
việc khơng bệnh tật, có những tổ chức, bộ phận cơ thể hoạt động tốt, có suy nghĩ tốt. Sức

khỏe là khái niệm tổng thể, đề cập đến con người tổng thể. Không chỉ là con người mà
chúng ta thấy, mà còn là người chúng ta “cảm”. Sức khỏe là thể thống nhất của ba phần:
thể chất, tâm thần và xã hội.
Sức khỏe thể chất. Có thể được định nghĩa là trạng thái tất cả các bộ phận của cơ
thể vẫn nguyên vẹn về mặt giải phẫu và hoạt động đúng chức năng sinh lý một cách hồn
hảo và hịa hợp. Nó có thể bao gồm: các bộ phận cơ thể vẫn ở đúng chỗ và vị trí tự nhiên,
các bộ phận khơng có bệnh, các bộ phận làm đúng chức năng sinh lý, chúng phối hợp nhịp
nhàng với nhau; và cuối cùng các bộ phận này tạo thành một tổng thể tích hợp vẫn duy trì
hoạt động trong trường hợp có stress.
Sức khỏe xã hội. Bao gồm mối quan hệ giữa cá nhân và mọi người, cách thức cá
nhân giao tiếp, tương tác, liên kết xã hội với mọi người. Nó liên quan đến cách mọi người
kết bạn và hình thành cảm giác thuộc về một nhóm/cộng đồng.
Phần cuối cùng nhưng rất quan trọng là sức khỏe tâm thần. Nó bao gồm một loạt
các yếu tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí. Định
nghĩa sức khỏe tâm thần là quan trọng, dù nó khơng ln đặt được hồn tồn thống nhất ở
các nền văn hóa, tầng lớp, đất nước khác nhau do nó chịu sự ảnh hưởng của dân gian. Theo
WHO, sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe và được định nghĩa là
“trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có
thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và
hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình” (WHO, 2001,
1). Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh
thần, khơng có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu
khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” (Vũ Dũng, 208, tr719). Cách định nghĩa
của Việt Nam cũng thống nhất với cách định nghĩa của WHO. Theo nghĩa này, sức khỏe
thể chất là nền tảng cho sự lành mạnh và hoạt động chức năng hiệu quả cho cá nhân và
cộng đồng. Nó khơng chỉ là việc vắng những bệnh tâm thần, về trạng thái và khả năng. Sức
khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất không thể tồn tại một mình.
Ở nước ta, khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được dùng
lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau và cùng có từ tương đương trong tiếng Anh
là “mental health”. Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền

với những bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên cơn
6


giật...) nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần nhằm làm giảm nhẹ
những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên để thống nhất với chung với các
nghiên cứu trong y học cũng như với thế giới, chúng tôi sử dụng thuật ngữ tâm thần trong
cuốn sách này.
Ở một trạng thái ngược lại của sức khỏe tâm thần là có các vấn đề về sức khỏe tâm
thần hay rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần. Vì sao lại tồn tại nhiều thuật
ngữ như vậy? Chính là vì việc định nghĩa rối loạn, có vấn đề phụ thuộc vào việc chúng ta
dựa vào quan điểm xã hội, hay quan điểm của người bị ảnh hưởng bởi những người có vấn
đề, có rối loạn, hay quan điểm của chính người có rối loạn. Định nghĩa rối loạn tâm thần
khơng đưa ra được một ranh giới rõ ràng giữa những trường hợp bệnh lý và trường hợp
bình thường. Nếu trong trường hợp các bệnh thực thể, các trắc nghiệm y học lâm sàng như
trắc nghiệm máu, trắc nghiệm virut hoặc phim chụp xương có thể đưa ra một kết luận rõ
ràng bệnh nhân có bị bệnh hay khơng vì những trắc nghiệm này giúp xác định một cách
định lượng sự có mặt hay khơng có mặt của những mầm bệnh, những sự sai lệch chức
năng của cơ thể. Tuy nhiên, với rối loạn tâm thần, khơng có những trắc nghiệm y tế để xác
định sự xuất hiện của mầm bệnh, định lượng sự sai lệch chức năng tâm thần.
1. Định nghĩa rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần (hay còn được gọi là rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, có vấn đề về
sức khỏe tâm thần) là trạng thái, biểu hiện hành vi, hoặc cảm xúc gây cho cá nhân những
đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống của cá
nhân đó như cơng việc, gia đình, xã hội hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cộng
đồng. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể phân tích các chiều cạnh:
Rối loạn tâm thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội và thống kê. Theo
nghĩa này, cá nhân được coi là có rối loạn tâm thần khi hành vi lệch khỏi các quy định,
chuẩn mực xã hội một cách có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi xã hội đều có những quy tắc,
chuẩn mực, điểm chung và có sự khác biệt giữa các xã hội khác nhau. Nhưng có những

điều chung mang tính phổ quát cho các xã hội. Chẳng hạn như một người không chú ý đến
vệ sinh, ăn bẩn, mặc bẩn, dùng nước bẩn (chẳng hạn nước cống) để tắm có thể là biểu hiện
của rối loạn tâm thần. Khi những hành vi này không được xã hội chấp nhận và lệch khỏi
hầu hết mọi người (qua thống kê), chúng có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Tuy
nhiên, một số hành vi có vẻ khơng chuẩn mực đối một nền văn hóa này nhưng lại phù hợp
với nền văn hóa khác. Chẳng hạn hiện tượng nghe được tiếng nói hoặc nhìn thấy người đã
q cố có thể được xem như là bình thường ở Việt Nam hoặc Trung quốc nhưng là bất
thường, “điên” ở các nước châu Âu hoặc châu Mỹ. Tương tự, việc không tiếp xúc mắt-mắt
7


trong giao tiếp được coi là bất thường ở châu Âu hoặc Mỹ lại được coi là bình thường ở
Campuchia.
Rối loạn tâm thần như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua. Ở đây có thể hiểu là cá
nhân đó cảm thấy đau đớn, buồn khổ, mệt mỏi, cạn kiệt, khơng cịn bất cứ hứng thú về các
hoạt động và cuộc sống, thường thấy ở các bệnh nhân trầm cảm hoặc lo âu.
Rối loạn tâm thần như là những hành vi tự hủy hoại, giảm chức năng hoặc có hại đến
người khác. Chiều cạnh này nhận mạnh đến hệ quả tiêu cực của hành vi. Một số hành vi có
hại cho chính cá nhận đó, cản trở cá nhân đó thực hiện các chức năng của cuộc sống.
Chẳng hạn như một cá nhân sợ đám đông nên không dám ra khỏi nhà, một người uống
rượu quá nhiều nên bị đuổi việc. Một số hành vi lại được cho là ổn với cá nhân đó và
khơng thấy có gì bất thường nhưng lại có hại, nguy hiểm cho người khác, như quấy rối,
đập phá trong lớp học, chơi lửa, hoặc chơi cờ bạc đến mức gia đình khơng cịn tiền.
Như đã nói ở trên, và qua việc phân tích các chiều cạnh, chúng ta thấy chẩn đoán
rối loạn tâm thần bao hàm sự phán xét các giá trị tiềm ẩn về thế nào là bất thường, thế nào
là bình thường (Widiger % Sankis, 2000). Các tiêu chuẩn rối loạn tâm thần không phải
không chịu ảnh hưởng về giá trị như tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn thực thể. Khi đánh
giá bệnh thực thể, mọi người đều có thể thống nhất rằng tim khơng hoạt động đều nhịp (có
chỉ số) là bệnh, bất kể các giá trị của cá nhân đó là gì. Tuy nhiên, phán xét về rối loạn tâm
thần phản ánh các giá trị xã hội chiếm thế (thịnh hành), các xu hướng xã hội, các quyền lực

chính trị cũng như sự phát triển về khoa học (Kutchins, Kirk, 1997; Mechanic, 1999). Thử
hình dung về hiện tượng đồng tính qua thời gian. Trước đây, đồng tính được nhìn nhận như
rối loạn tính dục của hệ thống phân loại bệnh của hiệp hội Tâm thần học Hoa kì. Tuy nhiên
đến nay, nhờ sự thay đổi các quan niệm xã hội, đồng tính được chấp nhận và khơng cịn
được liệt kê như một rối loạn tâm thần trong Bảng phân loại bệnh quốc tế, và đặc biệt ở
một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, pháp luật đã công nhận hơn nhân đồng tính.
Về mặt thuật ngữ, chúng ta cũng thường có những từ phân biệt rõ ràng như bất thường
và bình thường, sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần. Điều này thường gây nhầm lần
rằng chúng ta có thể phân thành hai nhóm người khác nhau: một nhóm khỏe mạnh, bình
thường và một nhóm khơng. Trên thực tế, rất khó để kẻ một đường ranh giới rõ ràng giữa
lành mạnh và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có những lúc có hành vi lệch chuẩn, có khi lại cảm
thấy đau buồn, hoặc có những hành vi kém thích nghi. Những người được nhìn nhận có rối
loạn tâm thần khi các biểu hiện này ở quá mức. Nhưng thế nào là q thì cũng khơng có
tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, rối loạn tâm thần ngày nay được coi là một phổ liên tục từ nhẹ
đến nặng. Cũng chính vì lí do này mà gần đây thuật ngữ “có vấn đề về sức khỏe tâm thần”
8


được sử dụng nhiều hơn vì nó biểu đạt được hàm ý từ nhẹ đến nặng, và khi chưa xác định
được chẩn đoán rõ ràng.
2. Định nghĩa về rối loạn tâm thần
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, “tâm thần” hay được dùng như một tính từ chỉ
trạng thái của những người bị điên (tâm thần phân liệt), khuyết tật tinh thần. Từ “tâm
thần”, “hâm”, “điên” cũng được nhắc đến với một hàm ý miệt thị, chỉ sự khơng bình
thường, ví dụ như “chị này tâm thần à?’ “anh này tâm thần đấy!”. Các vấn đề về SKTT
(sức khỏe tâm thần) cũng thường được chữa trị theo cách suy nghĩ và cảm xúc tách rời
khỏi cơ thể thể chất. Chính sự phân biệt nhân tạo này được phản ánh trong ngôn ngữ hàng
ngày của chúng ta cũng như trong các cơ sở chăm chữa. Nói một cách khác, chúng ta đã có
những định kiến, kì thị khi nhắc đến từ “tâm thần”. Trong khi những định kiến về bệnh
thực thể như ung thư và động kinh, phong v.v đã giảm nhiều, các rối loạn tâm thần vẫn là

những bệnh có nhiều định kiến và kì thị nhất. Những quan điểm có tính định kiến như vậy
đã gây ra sự phân biệt đối xử với những người mắc bệnh.
Thái độ về bệnh tâm thần đã bắt nguồn sâu trong xã hội. Quan niệm bệnh tâm thần
thường đi kèm với sự sợ hãi về mối đe dọa/nguy hại mà người mắc bệnh mang đến. Đó
thường là các quan niệm như:
- Người có vấn đề về tâm thần hung hãn, nguy hiểm cho người khác
- Người có vấn đề về tâm thần khơng có ích cho xã hội, là “bỏ đi”
- Những người có vấn đề về tâm thần là những người kém phát triển trí tuệ
- Người có vấn đề về tâm thần là người kì lạ, và rất khác biệt với những người khác
- Bệnh tâm thần là bệnh giả vờ hay tưởng tượng
- Bệnh tâm thần phản ánh nhân cách, tính cách yếu
- Các rối loạn là do tự trả giá, trời phạt, số phận
- Những người có bệnh tâm thần khơng cịn tương lai gì
- Bệnh khơng chữa được
- Mọi người khơng thể giao tiếp được với người có bệnh.
Chưa nói đến tính đúng/sai của những quan niệm trên (mà thực ra là sai), những
suy nghĩ này đã tạo ra một ranh giới ngăn cách giữa “họ”- những người có rối loạn và
“chúng ta”- những người khơng có rối loạn. Điều này khiến cho những người có vấn đề về
SKTT cảm thấy hổ thẹn, mất tự tin, góp phần gây nên đổ vỡ mối quan hệ gia đình, ảnh
hưởng xấu đến sự giao lưu, làm việc.
Mặc dù các vấn đề về SKTT đều xảy ra trong mọi gia đình ở một thời điểm nào đó,
những người trải nghiệm qua những giai đoạn này đều có lo sợ và bị thành kiến bởi người
9


khác và họ cảm thấy xấu hổ và bị xa lánh. Chính việc định kiến và phân biệt này thường
khiến những người có nhu cầu khơng dám đi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn
(bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, v.v) vì sợ bị dán nhãn.
Từ góc độ chun mơn, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin, cảm xúc, thái độ
của cá nhân ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó hiểu về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm

thần. Thompson (2006) lưu ý rằng những người thực hành cần luôn ý thức rằng họ chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội. Ơng đề xuất mơ hình “cá nhân - văn hóa - cấu
trúc” (PCS: Personal- Cultural-Structural) (hình 1) như một công cụ hỗ trợ những người
thực hành hiểu thêm về mối quan hệ giữa xã hội vĩ mô, văn hóa dân gian và thái độ cá
nhân. Thành tố “cá nhân” chỉ thái độ, quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, đặc biệt
là về một nhóm người nào đó, chẳng hạn như chủng tộc hoặc giới tính. Thành tố này nằm
ở giữa do niềm tin và thái độ cá nhân chịu phụ thuộc vào hai thành tố cịn lại. Thành tố
“văn hóa” liên quan những ý tưởng, giá trị chung mà xã hội cùng chia sẻ về những tình
huống cụ thể cũng như đạo đức và các thống nhất chung về việc gì được phép, các hành vi
được mong đợi của xã hội và những thành viên của nó. Thành tố “cấu trúc” quan tâm đến
cách xã hội được cấu trúc và phân chia qua thể chế như tơn giáo, truyền thơng, chính trị,
v.v. và thơng qua sự phân chia này, sự phân biệt, kì thị và áp đặt được hình thành. Thành tố
này ảnh hưởng đến cả chuẩn mực xã hội và niềm tin cá nhân và đóng vai trị gắn kết các
niềm tin trong xã hội.
Cách chúng ta hiểu và hành xử với thế giới xung quanh ta, với những người khác
được định hình bởi nền văn hóa mà chúng ta sống trong đó. Những người thực hành nghề
chăm sóc sức khỏe khơng “miễn dịch” với những thái độ, suy nghĩ, hành vi có tính định
kiến. Hiểu được điều này là bước quan trọng để trở thành một người thực hành luôn tự ý
thức về mình, có khả năng nhận biết và giải quyết những định kiến của cá nhân.

Cấu
Văn
trúc
hóa


nhâ
n

Hình 1: Mơ hình Cá nhân - Văn Hóa - Cấu trúc của Thompson (2006)


10


3. Phân loại rối loạn tâm thần
Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu. Hiện
nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi. Đó là
Cẩm nang chẩn đốn và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm thần Mỹ
lần thứ 4 (DSM- IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Sự ra đời của
hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn
chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về
phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000).
Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư (DSM-IV) là bảng phân
loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những thuật ngữ và
tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần. Phiên bản đầu tiên của bảng
phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại
Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng
thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau:
- Trục I: có hoặc khơng có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các
rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc,
trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng ám
sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…
- Trục II: có hoặc khơng có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân
cách và rối loạn phát triển tâm trí. Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân cách
như nhân cách bị hại, nhân cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách
chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thâ ̣t, rối loạn
nhân cách lảng tránh, rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng bức, chậm phát triển
tâm trí.
- Trục III: thơng tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thường
gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất …

- Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường
- Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên
tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hồ, khơng
có các triệu chứng).
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) được WHO xuất bản và được đưa
vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố vào năm 1900. ICD10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến
y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm sàng. Phần các vấn đề về
11


sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Nó gồm
các mảng sau đây:
- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng
- Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần
- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng
- Rối loạn cảm xúc
- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể
- Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất
- Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành
- Chậm phát triển tâm thần
- Rối loạn phát triển tâm lý
- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em
và thiếu niên
- Rối loạn tâm thần không xác định
4. Tỉ lệ rối loạn tâm thần
Như vậy, số người trong dân số có các rối loạn tâm thần là bao nhiêu? 10% hay
30%, hay 50%? Việc tìm ra tỉ lệ người mắc rối loạn tâm thần thuộc về lĩnh vực dịch tễ họckhoa học nghiên cứu tỉ lệ, phân bố của bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó
trong dân số. Trong dịch tễ học, tỉ lệ hiện hành chỉ phần trăm nhóm người có rối loạn trong
một khoảng thời gian nhất định. Đối với rối loạn tâm thần, người ta quan tâm nhiều đến tỉ
lệ mắc cả đời hơn là tỉ lệ phần trăm người mắc một rối loạn cụ thể trong một thời điểm bất

kỳ nào trong cuộc đời1. Trong dịch tễ học tâm thần, có hai loại tỉ lệ được nghiên cứu. Đó là
tỉ lệ mắc lâm sàng (clincal prevalence) và tỉ lệ mắc tại cộng đồng (actual prevalence). Tỉ lệ
mắc lâm sàng có được dựa trên số lượng bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn (bác sĩ
tâm thần, cán bộ tâm lý) chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế
khác. Tỉ lệ này tương đối dễ nghiên cứu do nó sử dụng các số liệu sẵn có tại bệnh viện và
các cơ sở y tế. Tỉ lệ mắc tại cộng đồng là tỉ lệ ước lượng số người mắc các vấn đề sức khỏe
tâm thần tại cộng đồng theo phương pháp điều tra xã hội học dựa trên các thang đo tự thuật
hoặc các bảng phỏng vấn có cấu trúc theo DSM hoặc ICD. Tuy nhiên, với mục đích can
thiệp và phịng ngừa các nhà dịch tễ học tâm thần quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ mắc tại
cộng đồng. Tỉ lệ này đuợc nghiên cứu dựa trên những khảo sát tại cộng đồng.
Ngồi ra, cịn có khái niệm “tỉ lệ mắc theo thời điểm” (tổng số trường hợp mắc hoặc phần trăm
người mắc một rối nhiễu nào đó tại một thời điểm nhất định), và “tỉ lệ mới mắc” (Số những trường
hợp mới (khởi phát) của một rối nhiễu nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể)
1

12


Sự phát triển dịch tễ học tâm thần trên thế giới được chia ra 4 giai đoạn. Trong lịch
sử, cách hiểu về các vấn đề tâm thần đã có nhiều thay đổi rất đáng kể. Sự thay đổi cách
hiểu đó ảnh hướng trực tiếp lên kết quả nghiên cứu về tỉ lệ phân bố bệnh trong từng giai
đoạn.
Giai đoạn thứ nhất
Giai đoạn này bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo dài đến giữa thế
kỷ 20 (năm 1950). Những nghiên cứu trong giai đoạn này dựa trên số liệu của người bệnh
ở bệnh viện, nên nghiên cứu đã bỏ qua những người có bệnh những không đến bệnh viện.
Kết quả là những số liệu thống kê trong giai đoạn này thường đơn lẻ và không mang tính
đại điện, khơng thể hiện được tỉ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng (theo Đặng Hoàng Hải,
2010).
- Năm 1838, Jean Etienne Esquirol báo cáo số bệnh nhân tâm thần nhập viện tại các

bệnh viện Paris tăng gấp 4 lần trong vòng 15 năm (từ 1786 đến 1801).
- Robert Faris và Warren Dunham nghiên cứu tại chỗ ở của người bệnh tâm thần, giữa
những năm 1922 và 1934 tại Chicago; kết quả cho thấy, tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở
nông thôn thấp hơn ở thành thị.
Những nghiên cứu ở giai đoạn thứ nhất đã có nỗ lực rất lớn nhằm cung cấp thơng
tin về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh trên các nhóm người khác nhau.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu trong giai đoạn này là không cho ra được các tỉ lệ
người mắc trong cộng đồng mà mới chỉ đưa ra được tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần tại bệnh
viện. Tỉ lệ mắc trong cộng đồng trong giai đoạn này thường được ước lượng bằng cách lấy
số bệnh nhân trong bệnh viện rồi chia cho tỉ lệ toàn dân số trong vùng hoặc quốc gia đó.
Tuy nhiên cách tính này khơng bao qt hết được những người có bệnh vì có rất nhiều
người có bệnh khơng tiếp cận các bệnh viện.
Giai đoạn thứ hai từ nhăm 1950 đến 1980
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quân nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ bệnh tâm
thần ở trong quân đội được quan tâm và nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra trong quân đội được
tiến hành. Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được sử dụng. Trong dân sự,
các nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu bệnh tâm thần trong cộng đồng và bắt đầu điều tra
bệnh tâm thần trong cộng đồng. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử
dụng các bảng câu hỏi để nghiên cứu tại cộng đồng. Sau đây là một vài thí dụ:
- Trong điều tra ở Midtown Manhattan, do chuyên viên xã hội tiến hành, việc đánh
giá người bệnh dựa vào hậu quả của bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy, 23% mẫu bị
bệnh tâm thần nặng.
13


- Điều tra Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi, và
dựa vào Cẩm Nang Hướng Dẫn Thống Kê Chẩn Đoán về Các Chứng Bệnh Tâm thần lần 1
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội tâm thần Mỹ. Kết
quả cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần là 20% dân số.
- Trong một điều tra ở New Haven, Connecticut, August Hollingshead và Frederick

Redlich kết luận rằng tỷ lệ bệnh tâm thần ở người có tình trạng kinh tế xã hội thấp cao hơn
ở lớp xã hội kinh tế cao.
Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp được số liệu về tỉ lệ các vấn đề
trong cộng đồng, nhờ sử dụng bảng câu hỏi mà kết quả có tính chất thống nhất và khách
quan. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu chưa được thống nhất giữa
các cuộc điều tra. Bên cạnh đó các cơng cụ nghiên cứu trong giai đoạn này không dựa vào
các tiêu chuẩn chẩn đoán. Số liệu từ những cuộc điều tra cộng đồng trên diện rộng sử dụng
các bảng hỏi tự thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn nhưng không dựa trên các tiêu
chuẩn chẩn đoán tổ chức hợp lý (Kadzin, 2000)
Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1990
Trong giai đoạn này, các bảng câu hỏi vẫn được sử dụng trong các điều tra, nhưng
với sự ra đời của ICD 10 và DSM IV, các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn
đoán rõ ràng và hợp lý. Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV được đánh giá là nền tảng cho
sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000). Bộ câu
hỏi được chú ý trong giai đoạn này là Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic
Interview Schedule -DIS) xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV. Sau đây là
một vài cuộc điều tra:
- Điều tra dịch tễ vùng (Epidemiological Catchment Area - ECA) tại Hoa kỳ, với
bộ câu hỏi Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (DIS), xác định tỷ lệ bệnh tại Hoa kỳ, được
coi là cuộc điều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đốn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy trong vòng sáu tháng, cứ năm người Mỹ thì có một người bị mắc các vấn đề
về sức khỏe tâm thần. Nếu tính trong thời gian của cả đời, thì cứ 3 người Mỹ sẽ có người
mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Giai đoạn thứ tư từ 1990 đến nay
- Các điều tra trong giai đoạn này cũng nhằm nhiều mục đích khác nhau: tỷ lệ bệnh
trong cộng đồng, các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần,
tổ chức y tế v.v…
- Cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999 (Henderson et al, 2000) với bộ câu hỏi
Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp(Composite International Diagnostic Interview
14



– CIDI) ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, cuộc điều tra này còn
nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra, chất lượng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ
y tế. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ người dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần
phổ biến là 17,7%. Trong tổng số những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, có 4,6%
khơng bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 29,4% đã có gặp bác sĩ và 7,5%
đã có gặp bác sĩ tâm thần trong năm qua.
- Lần đầu tiên cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 (WHO) với bộ câu
hỏi CIDI, trên 60.559 người ở trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần
trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra; và bộ câu hỏi khảo sát việc sử dụng
dịch vụ y tế; hoạt động của ngành y tế v.v. Kết quả nghiên cứu này được cho trong bảng
sau:
Bảng 1: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới (WHO, 1990)
Vùng và
quốc gia
Châu Mỹ
Colombia
Mexico
Mỹ
Châu Âu
Bỉ
Pháp
Đức
Ý
Hà Lan
Tây Ba Nha
Ukranie
Châu Á
Nhật Bản

Thành phố Bắc Kinh
Thành phố Thượng Hải

%

Rối loạn tâm thần
Suốt đời
12 tháng
Độ lệch chuẩn
%
Độ lệch chuẩn

36
25
47

1,4
1,1
1,1

18
13
26

0,9
0,9
0,9

29
38

25
18
31
20
33

2,3
2
1,6
1,1
2,1
1,4
1,7

10
14
8,6
7,2
11
8,4
19

1,1
1,2
0,9
0,7
0,9
0,6
1,3


20
17
8,6

1,7
2,4
1,3

8,3
9,3
4,5

1,1
1,6
0,9

15


Cả đời
1 năm

Sơ đồ 1: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần tại Mỹ (theo Robin và Regier, 1991)
Trong giai đoạn thứ tư và thứ ba của các nghiên cứu dịch tễ học, các nghiên cứu
dịch tễ học có xu hướng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tìm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng.
Số liệu nghiên cứu trong hai giai đoạn này được thu thập bằng một trong hai cách: a)
phỏng vấn có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD
10 và DSM 4, thông qua các nghiên cứu viên được chính dự án nghiên cứu đào tạo; b) sử
dụng các bảng hỏi điều tra cộng đồng có cấu trúc dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai
bảng phân loại bệnh ICD 10 như bộ câu hỏi CIDI. Trong đó, phương pháp nghiên cứu dựa

trên phỏng vấn có cấu trúc có nhiều hạn chế do thường rất tốn kém và tính thống nhất
khơng cao do số liệu thu được phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng và quá trình
đào tạo của cán bộ thu thập số liệu, và do vậy những độ tin cậy của các nghiên cứu này bị
đặt câu hỏi. Chính vì vậy xu hướng trong các nghiên cứu dịch tễ học hiện đại là tập trung
vào phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong cộng đồng.
Một số nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thất 44% người từ 18-54 tuổi trải nghệm
một dạng nào đó của rối loạn tâm thần ở một thời điể m trong cuộc sống của họ (Kessler &
Zhao, 1995; Regier & Burke, 2000). Điều tra dịch tễ học trên số lượng lớn gần đây nhất ở
Mỹ chỉ ra nguy cơ cả đời mắc rối loạn tâm thần là 51% (Kessler et al, 2005). Theo số liệu
gần đây nhất của WHO (WHO, 2004) thì trên thế giới, cứ 4 người có 1 người có những
dấu hiệu rõ ràng về rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống.

16


Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ về rối loạn tâm thần có thể chia làm hai loại: a)
nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể; b) nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức
khỏe tâm thần chung.
Nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể
Một trong những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu dịch tễ về bệnh tâm
thần phân liệt do Nguyên Văn Siêm thực hiện (Nguyễn Văn Siêm, 2010), nghiên cứu trên
một phường tại Thành Phố Đà Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ
dân là 23758 vào năm 1977 và nghiên cứu lại năm 1999 cho thấy tỉ lệ mắc cả đời là 0,52 –
0,61%. Một số nghiên cứu dịch tễ khác về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho
biết tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35%; Lâm Phương Điền cho
biết tỉ lệ rối loạn cảm xúc ở Việt Nam là 3 đến 6%; Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức (2010)
khảo sát tại Quảng Ninh, cho biết tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%; động kinh là
0,12%, chậm phát triển tâm thần là 0,15%, nghiện rượu là 0,25), sa sút trí tuệ là 0,05%.
Trần Viết Nghi & cộng sự (2006) cho biết tỉ lệ mắc căng thẳng trên 881 công nhân làm
việc tại một công ty giày da là 11,5%.

Nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức khỏe tâm thần chung.
McKelvey & cộng sự (1999) tiến hành khảo sát 1526 trẻ em ở hai khu vực dân cư
tại Hà Nội để xác định tỉ lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ
độ tuổi 4 đến 18 tuối sống tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dựa trên điểm tiêu
chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4 đến 11 có 5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ, từ độ tuổi từ 12 đến
18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ nữ được coi là mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Amstadter (2009) đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam ở 2
tỉnh tại miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa) cũng như nhằm đánh giá các yếu tố có liên
quan đến các rối nhiễu này. Kết quả cho thấy 9, 1% thanh thiếu niên cho là có mắc phải
các vấn đề về tâm thần. Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương (2005) khảo sát sức
khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội trên 1.202 học sinh tiểu học và trung
học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi báo cáo tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần
chung là 19,46 %. Weiss, Nguyễn Cao Minh, Đặng Hoàng Minh (2012) trong nghiên cứu
gần đây về tỉ lệ có các vấn đề SKTT ở trẻ từ 12-16 tuổi là 18%. Các số liệu trên thế giới
cũng như Việt Nam cho thấy không cho một số liệu chung do số liệu về tỉ lệ rối loạn tâm
thần luôn phụ thuộc vào phương pháp lấy mẫu và công cụ đánh giá (Wakefield, 1999). Kết
quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần dao động
trong khoảng từ 9% đến 20%.
17


II. Lịch sử phát triển nghành sức khỏe tâm thần
Khái niệm sức khỏe tâm thần, với tính chất đa nghĩa và ranh giới không rõ ràng,
đáng được xem xét về mặt lịch sử, nguồn gốc. Những gi chúng ta hiểu về sức khỏe tâm
thần hơm này có nguồn gốc từ sự phát triển của sức khỏe công cộng, tâm thần học lâm
sàng, tâm lý học.
Trong tiếng Anh, từ “sức khỏe thâm thần” được đề cập như một trạng thái từ trước
thế kỉ thứ 20, nhưng chỉ đến năm 1946, từ này mới có ý nghĩa như một chuyên ngành, một
lĩnh vực. Trong năm đó, Hội nghị sức khỏe thế giới quyết định xây dựng Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và Hiệp hội sức khỏe tâm thần được thành lập tại London. Trước thời điểm

đó, thuật ngữ hay được dùng là “vệ sinh tâm thần” (Rosen, 1993). Năm 1948, tổ chức Y tế
Thế giới được chính thức thành lập và Hội nghị Quốc tế về Sức khỏe tâm thần được tổ
chức ở London. Ở đây, khái niệm “sức khỏe tâm thần” và “vệ sinh tâm thần” đã được định
nghĩa như sau: “Vệ sinh tâm thần chỉ tất cả các hoạt động và kĩ thuật để khuyến khích
SKTT. SKTT là một điều kiện, luôn ở trạng thái thay đổi, dao động do các nhân tố sinh
học và xã hội. Điều kiện này cho phép cá nhân đạt được sự tổng hợp thỏa đáng về những
mâu thuẫn tiềm tàng, các nhu cầu thúc đẩy bên trong; để hình thành và duy trì mối quan hệ
hòa thuận với người khác; và để tham dự vào những thay đổi có tính chất xây dựng trong
môi trường vật chất và xã hội của họ” (WHO, 1951). Tuy vậy việc chấp nhận một cách
rộng rãi và rõ ràng khái niệm SKTT như một lĩnh vực chưa được đề cập đến ở đây.
1. Phong trào vệ sinh tâm thần
Phong trào vệ sinh tâm thần khởi nguồn từ cơng trình của Clifford Beers ở Hoa Kì.
Năm 1908, ơng xuất bản cuốn sách dựa vào trải nghiệm của ông làm việc ở ba bệnh viện
tâm thần. Cuốn sách có được ảnh hưởng lớn và trong năm đó, hội Vệ sinh tâm thần được
thiết lập ở Connecticut, Hoa Kì. Thuật ngữ “vệ sinh tâm thần” được Adolf Meyer đề xuất
với Beers (Schneck, 1975) và sau đó nhanh chóng được hưởng ứng. Năm 1909, thành lập
Ủy Ban Quốc Gia Hoa Kì về Vệ sinh Tâm thần (National Commission of Mental
Hygiene). Từ năm 1919 trở đi, việc quốc tế hóa các hoạt động của ủy ban này dẫn đến sự
thành lập nhiều hội liên quan đến vệ sinh tâm thần trên thế giới: Ở Pháp và Nam Phi năm
1920, ở Ý và Hungari năm 1924. Từ các tổ chức quốc gia này, Ủy ban quốc tế về vệ sinh
tâm thần (International Committee on Mental Hygiene) được thành lập và sau này được
thay thế bằng Liên Đoàn quốc tế về SKTT (World Federation of Mental Health). Phong
trào vệ sinh tâm thần, phản ánh kinh nghiệm của Beers trong các bệnh viện tâm thần cơ
bản chỉ quan tâm đến việc cải thiện chăm sóc những người có rối loạn tâm thần như loại
trừ lạm dụng, hung bạo, bỏ mặc- là cách mà người có bệnh tâm thần bị đối xử. Ở giai đoạn
18


sau này, Ủy ban đã mở rộng chương trình bằng cách thêm những dạng khuyết tật tâm thần
ở thể nhẹ và quan tâm đến cơng tác phịng ngừa. Lý do ẩn sau sự thay đổi này là niềm tin

rằng các rối loạn tâm thần thường khởi phát ở thời nhỏ và thanh niên và các biện pháp
ngăn ngừa thường hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu cuộc đời, và các điều kiện môi trường và
cách sống tạo ra sự ốm yếu về SKTT. Năm 1937, Ủy ban Quốc Gia Hoa Kì về vệ sinh tâm
thần tuyên bố các mục tiêu của ủy ban: (a) khuyến khích chẩn đốn và can thiệp sớm; (b)
phát triển dịch vụ chăm sóc ở bệnh viện; (c) khởi động nghiên cứu; (d) hướng dẫn cá nhân
và các nhóm áp dụng các nguyên tắc vệ sinh tâm thần; (f) hợp tác với các tổ chức chính
phủ và tư nhân liên quan đến vệ sinh tâm thần.
Như vậy, phong trào vệ sinh tâm thần ban đầu có bản chất bán tâm thần, hướng các
nỗ lực vào việc cải thiện chăm sóc tâm thần. Việc bổ sung các hoạt động phòng ngừa cũng
là nội dung của tâm thần học. Tuy nhiên, phong trào này không nhằm đến một cá nhân nào
mà hướng đến toàn bộ cộng đồng và nhìn nhận cộng đồng như một cá nhân mà tình trạng
tâm thần và tình cảm được quyết định bởi các nhân tố nguyên nhân nhất định và nhu cầu
thiết yếu là phịng ngừa hơn là chữa trị. Do đó, phong trào này mang nhiều tính chất với
sức khỏe cơng cộng, và cùng hướng với phong trào sức khỏe công cộng (Bertolote, 2008).
2. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)
Ngay từ ban đầu, Tổ chức y tế thế gới ln có đơn vị hành chính dành riêng cho
SKTT. Báo cáo đầu tiên của Giám đốc WHO trong bản tiếng Anh đề cập đến đơn vị
“SKTT” (mental health). Tuy nhiên, trong bản tiếng Pháp của báo cáo này, thuật ngữ được
dùng vẫn là “vệ sinh tâm thần” (Hygiène Mentale). Đến những năm 1960, thuật ngữ “vệ sinh
tâm thần” vẫn đôi khi xuất hiện trong các báo cáo tiếng Anh và tiếng Pháp của tổ chức này.
Lời tựa của hiến pháp WHO đã định nghĩa “sức khỏe là một trạng thái lành mạnh
về tổng thể các mặt thể chất, xã hội và tinh thần; và khơng chỉ là sự khơng có bệnh”
(WHO, 1994). Định nghĩa này đến nay vẫn được sử dụng, đề cập đến tính tổng thể và tích
hợp vào y học khía cạnh xã hội. Theo định nghĩa này, SKTT chỉ một khía cạnh của một
trạng thái, khơng phải là một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể.
3. Hội nghị về sức khỏe tâm thần
Hội nghị quốc tế về SKTT được Hiệp Hội Quốc Gia Anh về Vệ sinh tâm thần tổ
chức năm 1948 ở London. Ban đầu hội nghị được coi như là hội thảo quốc tế về vệ sinh
tâm thần nhưng đến cuối, nó lại kết thúc với hàng loạt các kiến nghị về SKTT. Trong quá
trình tiến hành, các từ “vệ sinh” và “sức khỏe” được dùng thay thế và khơng có sự phân

biệt rõ ràng. Tuy vậy, trong 17 trang báo cáo và đề xuất, từ “vệ sinh” đã biến mất. Và cuối
cùng, Ủy ban Quốc tế về vệ sinh tâm thần được thay thế bằng Liên Đoàn quốc tế về SKTT
19


(World Federation of Mental Health). Đồng thời, các hoạt động chính trị, vận động chính
sách cũng được bổ sung, thay đổi tính chất của phong trào vệ sinh tâm thần. Năm 1949,
Viện SKTT Quốc Gia Hoa Kì thành lập và bắt đầu hoạt động như hệ quả của hội nghị trên.
4. Sự phát triển hiện tại
Nửa thế kỉ phát triển, SKTT được sử dụng theo 2 nội hàm: (1) mô tả một trạng thái,
một khía cạnh của sức khỏe- khía cạnh không thể thiếu trong định nghĩa sức khỏe; và (2)
một trào lưu bắt nguồn từ phong trào vệ sinh tâm thần, nhấn mạnh việc sử dụng tâm thần
học vào cộng đồng, xã hội hơn là cho cá nhân, khác với xu hướng tâm thần học lâm sàng.
Và từ đó, SKTT cũng được nhìn nhận như một lĩnh vực, phân ngành, hoặc đồng nghĩa với
tâm thần học, hoặc như một trong những lĩnh vực bổ sung của tâm thần học.
Trong báo cáo hàng năm của WHO năm 2001 về SKTT, tổng giám đốc của WHO
tổng kết ba lĩnh vực kiến thức cơ bản: (a) tính hiệu quả của phịng ngừa và can thiệp; (b)
kế hoạch hóa dịch vụ và dự phịng; (c) các chính sách để phá vỡ định kiến, phân biệt và có
những quỹ hợp lý cho phịng ngừa và can thiệp.
Ở Việt Nam, lĩnh vực quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần là chuyên
ngành tâm thần học, thuôc ngành y. Theo lịch sử chuyên ngành tâm thần học, từ xa xưa các
rối loạn tâm thần cũng xuất hiện như trên thế giới, nhưng trong suốt thời kỳ Pháp đơ hộ chỉ
có hai cơ sở để nhốt người bệnh tâm thần cùng với các tù nhân, đó là nhà thương "Điên" ở
Bắc Giang và Biên Hịa. Mơn tâm thần học khơng được dạy trong trường Y ở Việt Nam.
Nhưng từ sau năm 1954 đến nay, ngành tâm thần học đã phát triển mạnh mẽ hơn, các hệ
thống bệnh viện tâm thần ra đời. Tuy nhiên, ngành tâm thần học quan tâm nhiều đến quản
lý, điều trị các rối loạn tâm thần nặng trong bệnh viện, chủ yếu là tâm thần phân liệt. Từ
những năm 70, ngành tâm thần nhi bắt đầu chú ý đến chậm phát triển tâm thần ở trẻ em.
Từ những năm 80 đến 95, tâm thần học có những phối hợp với ngành tâm lý học, giáo dục
học để nghiên cứu những khía cạnh tâm lý, xã hội tác động đến các rối loạn tâm thần.

Cùng với thế giới, khái niệm SKTT theo quan niệm của WHO như một trạng thái sức khỏe
xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 90 (Hồng Cẩm Tú, 2001).
III. Mơ hình sức khỏe tâm thần
1. Mơ hình y học
Mơ hình y học cịn được gọi là mơ hình sinh học có nguồn gốc từ chun ngành tâm
thần học, thuộc ngành y. Ý tưởng chính của mơ hình này là các vấn đề SKTT có nguồn
gốc là sự mất cân bằng hoặc bất thường về mặt cơ thể (thể chất), sinh học như gene, não
bộ, hệ thần kinh, các chất dẫn truyền thần kinh, v.v..; và giống như các bệnh thực thể khác,
đó là bệnh của cơ thể, mà đặc biệt là của não và hệ thần kinh. Do đó, mục đích của mơ
20


hình là hiểu cách thức mà những xáo trộn, phá vỡ trong chức năng não bộ dẫn đến sự hình
thành và phát triển các rối loạn tâm thần (Andreasen & Black, 1995; Cowan, Harter, &
Kandel, 2000; Joffe, 2001). Khái niệm được quan tâm ở đây là “thực thể bệnh” với mục
đích cuối cùng là định nghĩa được bệnh theo cơ chế sinh học (như sinh lý bệnh), hoặc nếu
là nguyên nhân, sự phát bệnh. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, trong các định nghĩa rối loạn
tâm thần, khơng có một dấu ấn nào của sinh học thần kinh (First & Zimmerman, 2006);
các chẩn đoán vẫn dựa trên tập hợp các biểu hiện lâm sàng, là các hành vi, cảm xúc hay
hành động, ứng xử tương tự nhau, giúp cho việc dự đốn xu hướng của cá nhân đó trong
tương lai (theo Corcoran & Schwart, 2009). Mối quan hệ giữa chẩn đốn và ngun nhân
bệnh trong tâm thần học mang tính quay vịng, hồi quy: các phân loại chẩn đốn hiện tại
được sử dụng để tìm sinh lý bệnh, và kiến thức sinh lý bệnh lai được dùng để cải thiện
phân loại chẩn đốn.
Mơ hình y học xuất hiện vào giữa thế kỉ 19, thay đổi cách nhìn nhận, quan niệm
của xã hội về những đau khổ, bệnh tật về tâm trí theo hướng đạo đức và tơn giáo sang cơ
sở y học. Tâm thần học cũng thống nhất với nhau vào thế kỉ 20, tích hợp vào ngành y và
khái niệm “bệnh tâm thần” phát triển thành một thuật ngữ chung bao gồm sự đa dạng của
hành vi và các biểu hiện hiện tượng. Tiếp cận của mơ hình y tế được củng cố bởi niềm tin
rằng chẩn đoán SKTT là việc gọi tên chính xác được q trình bệnh một cách khách quan.

Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì
(2000) là hệ thống được sử dụng rộng rãi vởi các ngành tâm thần học để chẩn đoán các rối
loạn tâm thần. Phân loại bệnh quốc tế (ICD) do WHO xuất bản được sử dụng ít hơn
(1992). Cả hai hệ thống này đều mặc định các khái niệm và thuật ngữ y tế và phác thảo các
rối loạn vào các phân loại được chẩn đoán bằng một loạt các tiêu chí là biểu hiện, triệu
chứng về hành vi, cảm xúc hoặc cơ thể chứ không phải dựa vào gốc bệnh như đã phân tích
ở trên. Chẳng hạn như trường hợp tâm thần phân liệt trong DSM-IV nêu ra 5 triệu chứng
đặc trưng và được chẩn đốn nếu có ít nhất 2 triệu chứng trong vòng 1 tháng. Như vậy, có
thể thấy có thể có nhiều dạng tâm thần phân liệt dựa trên sự phối hợp khác nhau của hai
triệu chứng. Hơn nữa, cùng 1 một triệu chứng như ảo giác nhưng có thể có nhiều nguồn
gốc bệnh và cơ chế sinh học. Có thể có tâm thần phân liệt theo di truyền nhưng cũng có
tâm thần phân liệt do kết hợp giữa di truyền và môi trường. Tâm thần phân liệt cũng có thể
là kết quả của chấn thương ở não bộ. Các nhà khoa học hiện nay đều đồng ý rằng với việc
xây dựng hệ thống chẩn đốn và phân loại chính thức, mơ hình y học giúp cho những
người làm chun mơn có cơ sở khá đáng tin để thực hành công việc, tuy nhiên, cũng dễ
đến những nhận định sai. Dù việc phân loại và chẩn đốn được làm theo mơ hình khoa
21


học, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống phân loại và đánh giá trong lĩnh vực SKTT
không luôn ln cho những nhận định khách quan. Q trình chẩn đoán dựa nhiều vào việc
diễn giải cảm xúc, hành vi của con người. Do đó, việc chẩn đốn chịu ảnh hưởng nhiều
vào thái đọ và niềm tin (Double, 2002). Hơn nữa, q trình mà những người làm chun
mơn (như bác sĩ, nhân viên CTXH, cán bộ tâm lý, v.v.) học về SKTT cũng ảnh hưởng bởi
bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị mà khóa đào tạo đó đang diễn ra. Trên thực tế, bệnh
nhân thường có những triệu chứng khơng rơi vào chỉ một loại rối loạn nào đó trong hệ
thống phân loại, mà thường là triệu chứng của nhiều loại rối loạn khác nhau.
Cho đến nay, mơ hình y học vẫn được sử dụng nhiều trong ngành y. Đó là lý do các
rối loạn tâm thần được điều trị theo sinh lý bệnh bằng thuốc (chất hóa học dùng để thay đổi
các quá trình sinh lý) hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng hầu hết các bác sĩ

tâm thần ngày này cũng nhìn nhận mơ hình y học chỉ là một thành phần để giải thích các
vấn đề SKTT.
2. Mơ hình xã hội
Nhiều người cho rằng mơ hình xã hội là đối lập của mơ hình y học. Trong khi mơ
hình y học chú trọng vào các nguyên nhân sinh học, cơ thể ở người bệnh (bên trong con
người), mơ hình xã hội lại quan tâm đến cách xã hội tương tác với con người. Nó cho rằng
xã hội (các yếu tố bên ngoài con người) là nguyên nhân tạo ra các vấn đề SKTT. Mô hình
này khơng phủ định ảnh hưởng của các q trình sinh lý hay hóa học, nó nhấn mạnh rằng
nhiều vấn đề mà con người đang đối diện có nguyên nhân hoặc/và bị duy trì bởi các yếu tố
xã hội. Các sự kiện trong cuộc sống cá nhân mang tính xã hội như sự bỏ rơi, bạo lực, mất
mát, v.v thường kích hoạt sự suy nhược tinh thần và các yếu tố xã hội, áp lực xã hội liên
quan đến tầng lớp (sự nghèo đói, thất nghiệp), chủng tộc và sắc tộc (phân biệt chủng tộc,
sắc tộc thiểu số), giới và tình dục (đồng giới), tuổi, khuyết tật sẽ đẩy nhanh sự lao dốc về
SKTT. Chẳng hạn như vấn đề của tơi khơng nằm ở chỗ tơi khuyết tật trí tuệ hay tôi quá lo
âu mà ở chỗ xã hội được tổ chức theo cách mà những người khuyết tật trí tuệ hay người lo
âu bị định kiến và không thể tiếp cận được các dịch vụ, học tập hoặc việc làm. Mơ hình
này cho rằng cách xã hội ứng xử với những người có những khác biệt về mặt tâm lý mới
thực sự là vấn đề. Các định kiến xã hội xung quanh rối loạn tâm thần chính là rào cản lớn
gây ra sự phân biệt, loại trừ, công việc, bảo hiểm, điều kiện ăn ở và nhiều khía cạnh khác.
Tất cả những điều này ảnh hưởng đến tự trọng cũng như cơ hội phát triển, mưu cầu hạnh
phúc, khỏe mạnh của cá nhân. Có thể lấy trường hợp đồng giới như một ví dụ minh họa.
Trước những năm 70, đồng giới được coi là rối loạn tâm thần (DSM-I) và được coi là có
sự bất thường về gene hoặc sinh học. Theo cách phân loại này, nếu những người đồng giới
22


buồn hoặc đau khổ (có thể do bị phân biệt đối xử), y học cho rằng đó là một trong những
biểu hiện của rối loạn về tính dục. Đến nay, DSM-IV đã bỏ đồng giới ra khỏi danh sách
các rối loạn. Đồng giới không phải là một bệnh. Nhiều nước đã công nhận đồng giới như
một hiện tượng tự nhiên. Từ đó, các đinh kiến xã hội cũng giảm đáng kể. Đến nay, nếu một

người đồng giới bị trầm cảm, chúng ta sẽ can thiệp hỗ trợ vấn đề trầm cảm của cá nhân đó
mà khơng phải dán “mác” chẩn đốn y học nào cho vấn đề giới tính của họ.
Trong mơ hình xã hội, có ba lý thuyết chính giải thích về nguồn gốc các rối loạn
tâm thần. Lý thuyết stress (Lazarus & Folkman, 1984; Pearlin,1989; Pearlin, Lieberman,
Menaghan, & Mullan, 1981) nói rằng việc tích tụ các kích thích gây stress làm thúc đẩy
các vấn đề SKTT. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc trải nghiệm stress và các triệu chứng
rối loạn khơng mạnh do cá nhân có các nguồn lực để đương đầu với stress. Giải thích tỉ lệ
rối loạn tâm thần thường cao ở các nhóm có vị thế thấp hoặc yếu thế là do họ thường gặp
nhiều stress nhưng lại có ít các nguồn lực đương đầu. Lý thuyết sức căng kết cấu xã hội
(structural strain theory) (Merton, 1968; Durkheim, 1951) lại đặt nguồn gốc của rối loạn và
đau khổ ở tổ chức vĩ mô của xã hội. Rối loạn tâm thần có thể là cách đáp trả có tính thích
nghi đối với sức căng kết cấu xã hội hoặc đối với mức độ hòa nhận vào xã hội. Chẳng hạn,
trong thời kì thất nghiệp tăng cao, ti lệ nhập viện vì các rối loạn tâm thần tăng; và kinh tế
phát triển tương quan với tỉ lệ nhập viện ít. Sự tổ chức của xã hội đặt một số nhóm vào
dạng thiệt thịi về kinh tế hoặc xã hội. Để giảm các vấn đề SKTT, xã hội cần được kết cấu
lại theo cách công bằng, chẳng hạn như đảm bảo thu nhập tối thiểu và bảo hiểm để loại trừ
tình trạng căng thẳng của thất nghiệp. Lý thuyết thứ ba là lý thuyết dán nhãn xã hội (social
labeling) hay còn được gọi là thuyết phản ứng xã hội (social reaction theory) (Becker,
1973; Lemert, 1951; Scheff, 1984) cho rằng những người bị dán nhãn, nhìn nhận như có
rối loạn tâm thần hoặc bị đối xử như có bệnh tâm thần sẽ trở thành có bệnh tâm thần. Triệu
chứng của rối loạn tâm thần được xem như là sự vi phạm các chuẩn mực, trật tự xã hội nên
những cá nhân đó sẽ vi phạm các nguyên tắc, cách thức mặc định đó.
3. Mơ hình sinh học – tâm lý – xã hội
Hai mơ hình y học và mơ hình xã hội đều cố gắng để giải thích SKTT và rối loạn
tâm thần. Mơ hình y học cho rằng gốc rễ của các rối loạn tâm thần ở cơ thể sinh học, trong
khi mơ hình xã hội cho rằng các vấn đề xã hội là căn nguyên. Cả hai mơ hình đều có
những ưu điểm nhưng khơng đủ để đứng độc lập. Khả năng có những khác biệt về hóa học
hoặc gen, hoặc sinh lý học ở những người được chẩn đốn có rối loạn cụ thể nào đó khơng
có nghĩa loại trừ các yếu tố khác. Tương tự, các vấn đề xã hội không loại trừ khả năng cơ
23



×