Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.33 KB, 149 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ MỸ LINH

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
LÀM VIỆC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA,
TỈNH BẮC NINH

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Hà Mỹ Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI

CÔNG

NHÂN

LAO

ĐỘNG..........................................................................................11
1.1. Lý luận về chăm
động............................... 11

sóc

sức

khỏe

tinh

thần

cho

công


nhân

lao

1.2. Lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
công
nhân lao động................................................................................................................ 18
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tinh

thần

cho

công

nhân

lao

động.......................................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU
CÔNG

NGHIỆP

HANAKA,

TỈNH


BẮC

NINH................................................................36
2.1 Vài nét về địa bàn
cứu.............................................. 36

nghiên

cứu



khách

thể

nghiên

2.2. Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
công
nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp HANAKA .................................................
40
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làn việc tại Khu công nghiệp HANAKA,
tỉnh

Bắc

Ninh


............................................................................................................................. 62
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG...............................................................................................................................70
3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội với công nhân lao
động 70
3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác xã hội
.......................... 71


3.3. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe
tinh

thần

cho

công

nhân

lao

động

tại

các


khu

công

nghiệp

............................................... 73
3.4. Xây dựng các mô hình và định hướng từng bước phát triển hệ thống thiết chế
văn hóa,
thể thao phục vụ công nhân lao động..............................................................................
74
3.5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển đoàn viên, thành lập
công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. .......................................... 76
KẾT LUẬN................................................................................................................................78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNLĐ
động CTXH
hội KCN
nghiệp SKTT
tinh thần

Công nhân lao
Công tác xã
Khu công
Sức khỏe



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU
ĐỒ
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là CNLĐ
......................................................37 gặp vấn đề về
SKTT...........................................................................................................37
Bảng 2.2. Các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ chăm sóc SKTT cho CNLĐ
..............42
Bảng 2.3. Mức độ hiệu quả của hoạt động truyền
thông.................................................48
Bảng 2.4. Mức độ hiệu quả của hoạt động tham vấn với CNLĐ
...................................52 gặp vấn đề về
SKTT...........................................................................................................52
Bảng 2.5. Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo
dục........................................................55
Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả của hoạt động kết
nối...........................................................58
Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên kiêm
nhiệm công tác xã hội với công nhân lao
động............................................................................63
Bảng 2.8. Nhận thức của công nhân về hoạt động công tác xã hội trong chăm
sóc
SKTT cho CNLĐ...............................................................................................................64
Biểu 2.1. Đánh giá mức độ quan trọng về hoạt động công tác xã hội trong chăm
sóc
SKTT cho CNLĐ...............................................................................................................41
Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động phòng ngừa trong chăm sóc SKTT
cho
CNLĐ..................................................................................................................................45



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe là có tất cả, nhất là đối với
tầng lớp lao động của xã hội. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe về thể chất, thì yếu tố
sức khỏe tinh thần trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang được toàn xã hội quan
tâm. Bởi với guồng quay của cuộc sống, con người vừa phải đối mặt với “cơm áo
gạo tiền” hàng ngày vừa có nguy cơ nhận lại hệ lụy của việc làm việc quá sức hay
quá bận rộn chẳng có thời gian để chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của mình nữa.
Trong đó, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại
các KCN - 1 bộ phận lao động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước,
đang ngày càng được chú trọng, bởi vì bảo vệ sức khỏe của công nhân lao động
chính là bảo vệ sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại các KCN hiện nay cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của họ, bởi cuộc sống có đầy đủ về vật
chất và tinh thần thoải mái sẽ tạo tâm lý thoải mái cho CNLĐ làm việc, năng suất
lao động mới cao, kéo theo hiệu quả của cả một dây chuyền sản xuất, cả một
doanh nghiệp phát triển, tạo thành động lực làm việc bền vững và hiệu quả. Sau
hơn 30 năm đổi mới, đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động đã được
Đảng, nhà nước quan tâm, thể hiện trong đường lối xây dựng giai cấp công nhân
và các chế độ chính sách chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao
động.
Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến cuối năm
2018 cả nước có khoảng 15,7-16 triệu lao động trong các loại hình doanh nghiệp
(công nhân lao động) [2]. Hiện nay, cả nước có 289 khu công nghiệp, khu chế
xuất (KCN, KCX) đang hoạt động và 98 khu công nghiệp đang trong giai đoạn
đền bù giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ thu hút khoảng 2,1 - 2,2 triệu lao động.
Điều này đã góp phần làm thay đổi mọi mặt đời sống của người dân, tuy nhiên
trái với mặt tích cực đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế.
1



Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nhân và Công đoàn,
tổng thu nhập trung bình của công nhân lao động trong các doanh nghiệp dao
động từ 4,5 triệu5 triệu đồng/1 tháng [1]. Với tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng
nhanh như hiện tại, mức lương này cũng chỉ thỏa mãn được 70% nhu cầu sống
của họ, chủ yếu về lương thực, tiền thuê nhà, đi lại, may mặc, sinh hoạt cá nhân.
Để kiếm thêm thu nhập, ngoài thời gian lao động chính, đại bộ phận công nhân
Việt Nam còn làm thêm ca, thêm giờ. Do vậy, họ thiếu nhiều điều kiện để thỏa
mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập,
giao lưu…. Phần lớn công nhân tại các KCN, khu chế xuất đang sống trong môi
trường ba không: không ti-vi, không sách báo, không internet... Bên cạnh đó, áp
lực của công việc và làm thêm giờ, nhiều công nhân cả tháng trời không biết đến
tivi, sách, báo. Điều đó có nghĩa, người lao động không chỉ lo "đói" trong khẩu
phần ăn hằng ngày để có đủ sức làm việc, mà còn "đói" cả về văn hóa. Những vấn
đề này ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của công nhân lao động,
nhiều người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay stress,... từ áp lực
công việc, gia đình, các mối quan hệ tại nơi làm việc, thời gian làm việc thường
xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ càng làm cho sức khỏe tinh thần của công nhân
lao động vốn đã không tốt lại dần trở nên suy giảm đi.
Nhằm rút ngắn và xóa dần những khoảng trống văn hóa của công nhân lao
động, nhiều KCN lớn đã chú trọng nhiều hơn đến đời sống tinh thần cho công
nhân để dần cải thiện sức khỏe tinh thần của mỗi CNLĐ. Tuy nhiên, với nhiều
khó khăn khách quan, cùng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ văn hóa còn yếu và
thiếu, thật khó để đáp ứng tốt nhất nhu cầu giải trí - văn hóa sau giờ làm của công
nhân. Phần lớn cán bộ công đoàn đều cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ
công nhân lao động, nhất là tại các KCN, khu chế xuất còn nửa vời, chưa tới nơi,
tới chốn. Đây cũng là tình trạng chung của công nhân lao động làm việc tại các
KCN trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, khi mà đời sống, sức khỏe tinh
thần của công nhân lao động vẫn chưa được chú trọng quan tâm sát sao nhất.
2



Và công tác xã hội với công nhân lao động là một đòi hỏi cấp thiết trong xã
hội hiện nay. Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng và cần thiết, họ là
những người giúp CNLĐ giải gỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đồng
tời cũng là cầu nối giữa họ với doanh nghiệp và các cấp, các ngành có liên quan.
Với thực trạng như trên đó cũng là lí do tôi chọn đề tài :” Hoạt động công
tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc
tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh” nhằm tìm hiểu về đời sống, sức khỏe tinh thần
của công nhân lao động tại đây để cùng với Công Đoàn doanh nghiệp, địa
phương, các cấp các ngành liên quan đưa ra những giải pháp, chương trình hành
động giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại KCN
HANAKA nói riêng, công nhân lao động trong các KCN trên cả nước nói chung,
góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Đề tài ” Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai
Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ”của Nguyễn Văn Quân (Đại học văn hóa Hà
Nội) [10]. Đề tài đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực tiễn đời sống văn hóa
công nhân tại khu công nghiệp, cung cấp các số liệu, khảo sát và đưa ra đánh giá
về đời sống văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang, chỉ ra những
đặc thù riêng trong hoạt động văn hóa tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đề
xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu
công nghiệp Khai Quang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu đề tài được
áp dụng tại địa phương sẽ góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa của công
nhân khu công nghiệp Khai Quang và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước ”Lối sống công nhân Việt Nam trong điều
kiện công nghiệp hóa” do PGS.TS Vũ Quang Thọ làm chủ nhiệm [11]. Dựa trên
cơ sở lý luận và thực tiễn về lối sống dân cư nói chung, lối sống công nhân nói
riêng, trong mối quan hệ trực tiếp, biện chứng với hoạt động sống và điều kiện


3


sống, đề tài đã phân tích thực trạng lối sống công nhân Việt Nam hiện nay, với
nhiều biểu hiện đa dạng, phong

4


phú với các nhân tố tác động; những biểu hiện sinh động, trung thực của lối sống,
nhất là nhận thức, hành vi, ứng xử của công nhân trong lao động sản xuất; trong
sinh hoạt gia đình; trong hoạt động cộng đồng. Đề tài cũng nêu ra những giải pháp
xây dựng lối sống “công nghiệp, hiện đại” của công nhân Việt Nam trong những
thập niên tới , trong đó cải thiện điều kiện vật chất, văn hóa tinh thần cho công
nhân là một trong những giải pháp trọng tâm.
- Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tỉnh Hải Dương" do Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hải Dương thực hiện [9].
Liên đoàn lao động tỉnh đã tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan và kết quả
cho thấy thu nhập của công nhân lao động không tương xứng với cường độ lao
động thực tế, không đủ để tái sản xuất sức lao động, cơ sở vật chất phục vụ công
việc cũng như các hoạt động văn hoá, thể thao của công nhân lao động còn thiếu
thốn, điều kiện để công nhân tham gia rất hạn hẹp... Đề tài đã đánh giá đúng về
thực trạng còn tồn tại và đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đề tài “Thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các
khu công nghiệp hiện nay" do ThS. Lê Thị Lan Hương làm chủ nhiệm đã hệ
thống hoá và bổ sung, phát triển lư luận về văn hóa, nhu cầu, đời sống văn hóa,

đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp[17]. Khái quát thực
trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra đối với nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần
của công nhân các khu công nghiệp hiện nay và đề xuất giải pháp và những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp trong thời gian
tới.
- Đề tài “Xây dựng môi trường văn hóa trong công nhân ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay” của PGS.TS. Phạm Duy Đức – Viện trưởng Viện Văn hóa và
Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [12]. Đề tài này đã trình bày
5


tổng quan về thực trạng đời sống của đội ngũ công nhân ở Tp.HCM hiện nay
như tình hình số

6


lượng công nhân, vấn đề tiền lương, trình độ học vấn, tay nghề…. , đã đề ra
những giải pháp xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh trong công
nhân ở các KCX-KCN ở địa bàn Tp. HCM hiện nay. Tuy nhiên, do công trình
này nghiên cứu trên phạm vi thành phố nên nội dung và kết quả của đề tài này
mang tính khái quát, những kiến nghị, giải pháp đề ra chỉ ở mức lý luận chung
chung và tổng thể.
- Phan Thị Mai Hương Viện Tâm lý học làm chủ nhiệm (2011), “Báo cáo
kết quả nghiên cứu về công nhân”[13]. Đề tài đã thực hiện khảo sát với những
công nhân trên cả ba miền đất nước về vấn đề kinh tế - xã hội. Nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng người công nhân có sự quan tâm đối với các vấn đề lớn của đất
nước nhưng nhận thức còn chưa thực sự đầy đủ, còn có những hạn chế. Các
thông tin về những vấn đề lớn, được nhiều người quan tâm được người công

nhân tiếp nhận chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền
hình, đài, báo chí. Thậm chí ngay cả việc tiếp thu thông tin qua các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng không phải là nhiều, do phần lớn thời gian người
công nhân đành để làm việc, làm tăng ca.., do người công nhân còn đang phải lo
cho cuộc sống hàng ngày, lo kiếm sống. Vì vậy, thông tin thu được cũng không
phải là nhiều. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người công nhân nói chung
chưa cao nên điều này cũng có ảnh hưởng đến nhận thức của họ.
- Kim Anh, Nguyễn Tập và Quốc Linh (2004), “Chuyện dài nhiều tập của
công nhân nhập cư”[8] . Nhóm tác giả đã nói lên được thực trạng đời sống của
công nhân nhập cư mà đáng chú ý hơn cả là nữ công nhân. Các nữ công nhân
đều gặp các vấn đề từ nhà trọ đến ăn uống hàng ngày, thu nhập, tình cảm, sức
khỏe…Họ phải sống trong các khu nhà trọ ẩm thấp, dột nát, chật hẹp, ăn uống
thì tằn tiện vì đồng lương quá ít ỏi. Tình trạng sống thử xảy ra đầy rẫy, không
nhận được sự quan tầm về mặt sức khỏe từ phía công ty nên nữ công nhân dễ
mắc các bệnh: Đau bao tử, viêm xoang, viêm phụ khoa…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
7


- Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá đúng thực trạng sức khỏe tinh thần
của CNLĐ làm việc tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh và sự quan tâm của chủ
doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương về vấn đề này.
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, các hoạt động công tác xã hội
đã có trong việc chăm lo sức khỏe tinh thần cho CNLĐ tại đây, từ đó cùng với
các cấp các ngành có liên quan đề ra những giải pháp, chương trình hành động trợ
giúp CNLĐ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý thuyết, khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên
cứu

- Tìm các yếu tố liên quan tác động, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
của
CNLĐ.
- Phân tích, tìm hiểu thực trạng của một số hoạt động công tác xã hội trong
việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần CNLĐ đã có tại KCN HANAKA để tìm
ra ưu điểm, nhược điểm và những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức các hoạt động
xã hội để rút kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp hỗ trợ các hoạt động CTXH phù hợp với điều
kiện của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho
CNLĐ tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh.
- Khách thể: CNLĐ làm việc tại KCN HANAKA, các cán bộ kiêm nhiệm
công tác xã hội tại doanh nghiệp cũng như tại tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đúng thực trạng, kết quả và hạn chế
trong triển khai các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho CNLĐ thông qua việc đánh giá một số hoạt động : tổ chức thực hiện, tuyên
8


truyền, giáo dục, tham vấn tâm lý và kết nối nguồn hỗ trợ đẩy mạnh chăm sóc sức
khỏe tinh thần cho CNLĐ.

9


- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc

Ninh
- Thời gian: từ tháng 12/2018 – tháng 4/2019
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là một trong những phương pháp rất quan trọng trong mọi báo cáo cũng
như nghiên cứu, được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin
có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này
được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các
đối tượng nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu như: trình độ học vấn của CNLĐ,
tình hình thu nhập, sức khỏe của CNLĐ, vấn đề nhà ở, các thiết chế văn hóa, các
hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động về đời sống văn hóa, môi trường làm
việc. Phân tích các tài liệu sẵn có, các báo cáo của các cấp, các ngành và doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh để tập hợp, so sánh, đối chứng với kết quả nghiên cứu
này. Tập hợp kết quả điều tra, khảo sát dể xử lý, phân tích theo các tiêu chí và
phân mềm tương quan bằng phần mềm vi tính. Việc nghiên cứu và phân tích tài
liệu này sẽ giúp tôi có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu trước về hoạt động
công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ.
5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đặc trưng của phương pháp này nhằm dùng bảng hỏi được quy định chuẩn
để hỏi chung cho đối tượng nằm trong mẫu điều tra, qua đó lượng hóa các thông
tin cần thiết. Các mẫu phiếu hỏi được thiết kế cho từng đối tượng khác nhau, với
những câu hỏi được sắp xếp theo trật tự của suy luận logic. Phương pháp này là
tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng
nghiên cứu một cách khách quan và chính xác. Người nghiên cứu tiến hành thiết
kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng các hoạt động công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động và hiệu quả cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động này.

10



Bảng hỏi được sử dụng để trưng cầu ý kiến trong phạm vi 80 CNLĐ, gồm
36 nam và 44 nữ công nhân tại KCN HANAKA nhằm khảo sát nhận thức của
CNLĐ,

11


thực trạng hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tinh thần và các vấn đề liên
quan khác phục vụ đề tài nghiên cứu.
Phần mở đầu của bảng hỏi phải trình bày được 3 vấn đề sau: Trình bày mục
đích điều tra – Hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách trả lời câu hỏi – Ghi
rõ tính khuyết danh của cuộc điều tra, tạo hứng thú cho người trả lời.
Đưa các câu hỏi làm quen, sự kiện lên trước và tiếp sau mới đến các câu hỏi tâm
tư,
tình cảm.
Đặt các câu hỏi đi sâu vào vấn đề nghiên cứu, thực trạng vấn đề đang diễn ra
tại khu công nghiệp, những nhu cầu, mong muốn của bản thân công nhân lao
động. Hiệu quả của các hoạt động đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu và những
hạn chế của hoạt động đó.
Nên đặt những câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc điều tra đến công ăn
việc
làm trước để tạo thoải mái, những câu hỏi đi sâu đến đời sống từng người xếp
xuống sau.
Phần cuối bảng hỏi thường là các câu hỏi về tuổi, nghề nghiệp,... Nó giúp
kiểm tra xem mẫu chọn có bị lệch trong quá trình nghiên cứu hay không?
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là một phương pháp hữu hiệu trong việc thu thập thông tin. Thông qua các
màn đối thoại và vấn đáp trực tiếp. Nhờ việc người thu thập được tiếp xúc đối
tượng sẽ giúp cho người hỏi có được thông tin một cách chân thực và sống động

nhất. Đồng thời có thể hiểu được thái độ, quan điểm, phản ứng của đối tượng đối
với vấn đề liên quan. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn sâu tường là những câu hỏi
mở và được xây dựng trên tiêu chí tìm hiểu thực trạng vấn đề, nhận thức và nhu
cầu của người được phỏng vấn đối với vấn đề đó. Người phỏng vấn phải thể hiện
sự tôn trọng của mình với người được phỏng vấn, tạo được mối quan hệ tin tưởng,
đảm bảo sự an toàn cũng như quyền lợi tốt nhất cho công nhân và những người
xung quanh họ.
12


Đối tượng phỏng vấn bao gồm : 05 CNLĐ tại KCN HANAKA, 01 chủ
doanh nghiệp, 01chủ tịch công đoàn của doanh nghiệp.

13


- Phỏng vấn chủ doanh nghiệp, nội dung chủ yếu về:
+ Suy nghĩ của chủ doanh nghiệp về vấn đề chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần
cho người lao động
+ Cách đầu tư, quan tâm cụ thể chăm lo đời sống tinh thần, đặc biệt là đời
sống
SKTT cho CNLĐ
+ Đánh giá của chủ doanh nghiệp về hoạt động CTXH trong doanh nghiệp
+ Kiến nghị với cấp trên về cơ chế chính sách hỗ trợ các hoạt động CTXH
cho
người lao động.
- Phỏng vấn chủ tịch công đoàn của doanh nghiệp:
+ Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của doanh nghiệp đối
với

người lao động
+ Sự tạo điều kiện của doanh nghiệp để cho công đoàn hoạt động, chế độ
đãi
ngộ đối với CNLĐ như thế nào?
- Phỏng vấn người lao động, nội dung về:
+ Chủ doanh nghiệp thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật cho người lao
động
như thế nào?, các mức độ đánh giá về các hoạt động đó?
+ Các chế độ đãi ngộ ngoài quy định của pháp luật lao động cho CNLĐ?
+ Các thiết chế văn hóa, các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội có phù
hợp không?
+ Nguyện vọng cá nhân của CNLĐ và những đề xuất của họ đối với chủ
doanh nghiệp, các ban ngành liên quan?
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề có tính khoa học,
mang tính hệ thống mà chủ yếu đưa ra những can thiệp, giải pháp cụ thể nhằm
14


góp phần vào việc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các hoạt động CTXH
trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ.

15


- Đề tài có sự tham khảo của một số tài liệu và số liệu có liên quan đến vấn
đề thực trạng các giải pháp về đời sống công nhân của môt số công trình nghiên
cứu trước, đồng thời cũng vận dụng một số lý thuyết trong công tác xã hội như lý
thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống để có thể tiếp cận và nghiên cứu các quy luật

tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
- Kết quả của cuộc nguyên cứu này sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm về
luận điểm lý thuyết công tác xã hội nói chung và các lý thuyết được vận dụng
trong đề tài này nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp tác giả thấy được thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ
tại KCN HANAKA, các hoạt động CTXH đã diễn ra trong thực tiễn hỗ trợ cho
CNLĐ và những tác động ảnh hưởng đến hoạt động CTXH.
- Đây là cơ sở thực tiễn để công đoàn và chính quyền địa phương căn cứ
vào đó để có sự can thiệp, đề ra những chính sách kịp thời để đưa các hoạt động
CTXH trong chăm sóc sức khỏe tinh thần
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động công tác xã hội với công
nhân
lao động
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tinh thần cho công nhân lao động tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao các hoạt động công tác
xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động

16


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
1.1. Lý luận về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao
động
1.1.1. Khái niệm

* Khái niệm sức khỏe:
Theo tổ chức Y tế Thế giới(WHO) “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải
mái, toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm có tình trạng
không có bệnh tật hay thương tật” [14]. Cũng theo tổ chức này, các yếu tố quyết
định đến sức khỏe như môi trường, kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, đặc điểm
và ứng xử của mỗi cá nhân. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền
cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay
điều kiện kinh tế - xã hội nào.
* Khái niệm sức khỏe tinh
thần:
Hầu hết mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc có một cơ
thể khỏe mạnh, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua giá trị của sức khỏe tinh thần. Sở
hữu sức khỏe tinh thần lành mạnh giúp ta tận hưởng cuộc sống tốt hơn, đồng thời
tăng cường sức khỏe thể chất và sức chịu đựng . Theo tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) không có định nghĩa chính thức về sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa
khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có
ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm sức khỏe tinh thần. Hiểu một cách thông
thường thì mọi người trong chúng ta đều hiểu (ít nhất là cảm nhận) sức khỏe tinh
thần là tâm trạng thoải mái, thanh thản, “ăn ngon, ngủ yên”, không có bệnh tật gì
về tâm lý...
Gọi là có SKTT có nghĩa là sức khỏe ấy có thể tạo ra những giá trị nhất định
– linh hoạt vượt qua những thách thức, thể hiện khác nhau trong những hoàn cảnh
khác nhau, và theo các tác giả Mỹ (Myers, Sweeny, Witmer), nhất là trong lĩnh
vực tâm linh, làm việc và nghỉ ngơi, quan hệ bạn bè, yêu đương và định hướng cá
17


nhân, nói cụ thể hơn, thể hiện trong các công việc : coi trọng giá trị, khả năng
kiểm tra, niềm tin hiện thực, xúc cảm và đương đầu, giải quyết vấn đề và khả
năng sáng tạo, tính khôi hài, ăn


18


uống luyện tập, tự chăm sóc, khả năng điều khiển tình trạng căng thẳng (stress),
bản sắc giới, bản sắc văn hóa, làm sao giải quyết được các tình huống, giữ được
tinh thần khỏe mạnh.[6]
Sức khỏe tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc
lành mạnh của con người, đó là niềm hạnh phúc tự tại từ bên trong, một cảm giác
vững chắc về bản thân và khả năng kiểm soát bản thân dù đang ở trong bất cứ
một tâm trạng nào. Mặt khác phải thấy rằng, sự tồn vong của doanh nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Vậy nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực
đạt yêu cầu để thực thi cho một mục tiêu nào đó thì tất nhiên “sức khỏe tinh thần”
của mỗi thành viên sẽ ảnh hưởng hoặc tác động không nhỏ đến việc hoàn thành
mục tiêu.
Kết luận chung lại theo quan điểm cá nhân của tôi, “Sức khỏe tinh thần là khái
niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân, là một trạng
thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân,
có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng
góp cho cộng đồng”.
* Khái niệm chăm sóc sức
khỏe:
Trong cuốn “Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu”, NXB Y học Hà Nội
năm
1995 thì: Chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt(
nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi, giải trí...), để đảm bảo trạng thái thỏa
mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong xã hội.[7]
Có thể hiểu đơn giản, chăm sóc sức khỏe là việc chuẩn đoán, điều trị và
phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích và suy yếu về các mặt thể chất và tinh
thần và xã hội ở con người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người

hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan và các
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.
* Khái niệm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao
động:
19


×