Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại thị trấn chúc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.82 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................................1
Chương 1 Cơ sở lý luận.........................................................................................3
1.1.Các khái niệm liên quan..............................................................................3
1.1.1.Khái niệm trẻ em..................................................................................3
1.1.2.Khái niệm sức khỏe..............................................................................3
1.1.3.Khái niệm công tác xã hội....................................................................3
1.1.4.Khái niệm sức khỏe tâm thần...............................................................3
1.1.5.Khái niệm bệnh tâm thần......................................................................4
1.2. Một số bệnh tâm thần thường gặp ở trẻ em................................................4
1.2.1.Rối loạn lo âu.......................................................................................4
1.2.2.Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)..........................................5
1.2.3.Rối loạn ăn uống...................................................................................5
1.2.4.Rối loạn khả năng học và giao tiếp......................................................5
1.2.5.Rối loạn bài tiết....................................................................................5
1.2.6.Rối loạn cảm xúc..................................................................................5
1.2.7.Rối loạn phát triển lan tỏa (rối loạn phổ tự kỷ)....................................5
1.2.8.Tâm thần phân liệt................................................................................5
1.2.9.Rối loạn vận động.................................................................................6
1.2.10.Rối loạn hành vi gây rối.....................................................................6
Chương 2 Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trên địa bàn thị
trấn Chúc Sơn........................................................................................................7
2.1.Tổng quan về địa bàn thị trấn Chúc Sơn.....................................................7
2.2.Tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em trên địa bànthị trấn Chúc Sơn............7
2.3.Công tác tiếp nhận chăm sóc trẻ em tâm thần trên địa bàn thị trấn Chúc
Sơn.....................................................................................................................8
2.4.Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tâm thần ở trẻ trên địa bàn
thị trấn Chúc Sơn...............................................................................................9


2.5.Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trên địa


bànthị trấn Chúc Sơn.........................................................................................9
2.5.1.Chăm sóc về thể chất............................................................................9
2.5.2.Chăm sóc về tinh thần xã hội.............................................................10
2.5.3.Những khó khăn trong hoạt động công tác xã hội chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho trẻ em tại thị trấn Chúc Sơn...................................................11
2.5.4.Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho trẻ em trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn....................................11
Chương 3 Trường hợp cụ thể tại xóm Nội,thị trấn Chúc Sơn và cách giải quyết
.............................................................................................................................14
Chương 4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp của CTXH thị
trấn Chúc Sơn......................................................................................................19
Kết Luận..............................................................................................................21
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................


Lời mở đầu
Trẻ em mắc các vấn đề về tâm thần ngày càng gia tăng trên thế giới và
đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự được rất nhiều người quan tâm, đặc
biệt đây còn là nỗi lo lắng vô hạn của các bậc cha mẹ có con mắc bệnh. Các
thống kê cho thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, tỉ lệ mắc chứng bệnh tâm thần ở
trẻ em gia tăng một cách đáng kể. Ở Mỹ qua hai thập kỷ (từ những năm 80 của
thế kỷ trước đến nay) tỉ lệ mắc bệnh tâm thần ở trẻ tăng 1204%. Theo báo cáo
của trung tâm kiểm soát bệnh Hoa kỳ (Center for Disease Control-CDC), số
lượng trẻ mắc bệnh tâm thần tăng nhanh từ lúc khởi đầu 11 trẻ được chẩn đoán,
đến năm 2007 đã lên đến 6,6/1000 ở trẻ 8 tuổi . Số lượng các nghiên cứu về
bệnh tâm thần ở trẻ được thực hiện tại nhiều nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức,
Australia...Ở các nước Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,Trung Quốc,
các vấn đề bệnh tâm thần ở trẻ cũng đã được các nhà khoa học đặc biệt quan
tâm. Mặc dù số trẻ em mắc bệnh tâm thần ngày càng tăng nhanh nhưng ở nước
ta nhận thức về vấn đề này của cộng đồng, xã hội và của chính bản thân gia đình

có trẻ mắc bệnh tâm thần còn rất hạn chế. Chính vì thế, vẫn bắt gặp những hành
vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ mắc bệnh tâm thần và gia đình trẻ. Đáng lo
ngại là những ông bố, bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
và nuôi, dạy trẻ mắc bệnh tâm thần thì thông tin, kiến thức của họ về bệnh tâm
thần cũng như hiểu biết về quá trình can thiệp, trị liệu cho trẻ cũng rất hạn chế.
Chính vì thế, việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, đặc biệt sự chia sẻ giữa các gia
đình có trẻ mắc bệnh tâm thần là một việc làm hết sức thiết thực, kịp thời có
biện pháp thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tâm thần đối với trẻ.
Để chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh tâm thần đạt hiệu
quả,ngoài sự chăm sóc của gia đình, điều trị y tế và chuyên gia tâm lý, giáo dục
thì sự trợ giúp của công tác xã hội có ý nghĩavô cùng quan trọng. Vậy hoạt động
công tác xã hội có vai trò gì trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ gặp những vấn đề
về bệnh tâm thần giúp chúng có thể hòa nhập cộng đồng để làm giảm bớt gánh
nặng cho gia đình và xã hội? Công tác xã hội có thể tập hợp, kết nối, tìm các
nguồn lực hỗ trợ giúp các gia đình trẻchia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng
chăm sóc, giáo dục trẻ gặp những vấn đề về bệnh tâm thần như thế nào? Với các
câu hỏi nghiên cứu trên đây có thể trả lời thông qua một nghiên cứu về thực chất
hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

1


Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Hoạt động công tác

xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại thị trấn
Chúc Sơn”làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận cuối kỳ môn CTXH trong chăm
sóc sức khỏe tâm thần.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Công tác
xã hội cùng toàn thể các học viên trong tập thể lớp D11HN_06. Đặc biệt, em xin
gửi lời tri ân sâu sắc đến TS.NguyễnTrung Hải– người định hướng khoa học,

hướng dẫn tận tình, luôn động viên, giúp đỡ hết mực, đã giúp em hoàn thành
tiểu luận này.Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tiểu luận không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1.Các khái niệm liên quan
1.1.1.Khái niệm trẻ em
Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi
dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn
được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.
Trẻ em cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ gia đình với bố mẹ
(như con trai và con gái ở bất kỳ độ tuổi nào) hoặc, với nghĩa ẩn dụ, hoặc thành
viên nhóm trong một gia tộc, bộ lạc, hay tôn giáo, nó cũng có thể bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi một thời gian, địa điểm cụ thể, hoặc hoàn cảnh, như trong "một
đứa trẻ vô tư" hay "một đứa trẻ của những năm sáu mươi ".
1.1.2.Khái niệm sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có
bệnh hay thương tật.
1.1.3.Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề , một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân ,gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách ,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân , gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

1.1.4.Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo Hội tâm thần học Việt Nam, “Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một
trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái
tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải
mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp
giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội.”1
Theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychological Association
- APA), sức khỏe tâm thần là cách suy nghĩ, cảm xúc, hành vi ảnh hưởng như
thế nào đến cuộc sống mỗi người. Có sức khỏe tâm thần tốt có nghĩa là có hình
1

3


ảnh về bản thân tốt và có thể xây dựng được những mối quan hệ thỏa mãn với
mọi người.Có sức khỏe tâm thần tốt giúp chúng ta có thể đưa ra các quyết định
quan trọng để đối mặt với các vấn đề trong gia đình, nơi làm việc và trường
học.2
1.1.5.Khái niệm bệnh tâm thần
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên
những biến đổi thất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...
Những rối lọan này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, sang chấn, bệnh thể chất… làm rối loạn chức năng phản ánh
thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy... trở nên sai lệch.
Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột những giảm sút khả năng
lao động, học tập làm đảo lộn sinh hoạt trong gia đình, gây căng thẳng cho các
thành viên trong gia đình, tổn thiệt kinh tế của gia đình. Bệnh tâm thần nếu
không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người
bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh tâm thần cũng ngày càng trở nên phổ biến, do cuộc sống hiện đại

ngày càng có nhiều căng thẳng, trong khi khả năng đương đầu của con người chỉ
có hạn. Phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu
này.
1.2. Một số bệnh tâm thần thường gặp ở trẻ em
1.2.1.Rối loạn lo âu
Bệnh này cũng thường gặp ở người lớn, nhưng trẻ em lại có những triệu
chứng khác. Nếu con bạn dễ bị sợ hãi, lo âu, khóc hoặc hét lên khi đối diện
những vật hoặc sự việc nhất định, có thể đó là những triệu chứng của bệnh tâm
thần. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể có những dấu hiệu liên
quan đến thể chất như tim đập nhanh hoặc đổ mồ hôi liên tục.

2

4


1.2.2.Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những trẻ em bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có những
vấn đề trong việc chú ý, tập trung. Chúng dễ chán, thất vọng với những việc
hoặc tình huống nhất định.Ngoài ra, chúng dường như không nghe lời và có xu
hướng di chuyển liên tục.
1.2.3.Rối loạn ăn uống
Vấn đề này thường gặp ở trẻ mắc bệnh tâm lí – thần kinh. Chúng dường
như không ăn và cũng không muốn ăn, thường có những cảm xúc hay thái độ
chống đối mạnh mẽ đối với thức ăn.
1.2.4.Rối loạn khả năng học và giao tiếp
Những rối loạn này ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ và xử lý thông tin của
trẻ.Trẻ em mắc bệnh này thường gặp vấn đề về phát âm, khả năng trình bày ý
kiến và suy nghĩ.Chúng rất khó học những điều mới và gặp khó khăn trong việc
xử lý bất kì thông tin mới nào.

1.2.5.Rối loạn bài tiết
Trẻ em mắc phải các rối loạn này thường gặp vấn đề trong việc đi vệ
sinh.Chúng không thể kiểm soát việc đi tiểu hiệu quả, dẫn đến chứng đái dầm.
1.2.6.Rối loạn cảm xúc
Sự rối loạn này liên quan đến tâm trạng và cảm xúc.Nó khiến trẻ dễ thay
đổi tâm trạng một cách nhanh chóng và khó kiểm soát được cảm xúc.Rối loạn
cảm xúc bao gồm bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, thường đi kèm với cảm
xúc buồn kéo dài.
1.2.7.Rối loạn phát triển lan tỏa (rối loạn phổ tự kỷ)
Đây là các rối loạn khiến cho trẻ em suy nghĩ lộn xộn và khó khám phá
cũng như hiểu về thế giới chung quanh mình. Bệnh cũng bao gồm kìm hãm sự
phát triển các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như giao tiếp hoặc tưởng tượng.
1.2.8.Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn nghiêm trọng ở não gây biến đổi
một cách tiêu cực cách trẻ suy nghĩ, hành động, thể hiện tình cảm, nhận thức sự
thật và ảnh hưởng tới người khác.Trẻ bị tâm thần phân liệt thường có vấn đề
trong việc thực hiện chức năng trong cộng đồng, ở trường và trong các mối quan
hệ.
5


1.2.9.Rối loạn vận động
Trẻ bị rối loạn vận động có thể thực hiện những động tác bất ngờ và vô
nghĩa hoặc thốt ra âm thanh liên tục không kiểm soát được, chẳng hạn như nháy
mắt hoặc ngoáy mũi nhiều lần mà không có mục đích.Mặc dù rối loạn vận động
không nguy hiểm và chỉ là bệnh tạm thời những nó cũng gây ảnh hưởng cuộc
sống thường ngày và các mối quan hệ của trẻ.
1.2.10.Rối loạn hành vi gây rối
Rối loạn hành vi gây rối khiến trẻ phá bỏ luật lệ và có những hành động
quấy phá ở những nơi như trường học, ở nhà và những nơi tụ tập đông người.

Những rối loạn trên thường gặp ở trẻ nhưng chúng có thể được điều trị nếu
bạn phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời. Việc chú ý quan sát
trẻ nhiều hơn sẽ giúp bạn sớm phát hiện được những bất thường về hành vi của
con bạn.

6


Chương 2
Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em
trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn
2.1.Tổng quan về địa bàn thị trấn Chúc Sơn
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam nên
Chúc Sơn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch với
rất nhiều tuyến xe bus từ trung tâm HN chạy qua như tuyến 37: Giáp Bát - Hà
Đông - Chúc Sơn; tuyến 57: KĐT Mỹ Đình II - Chúc Sơn - KCN Phú Nghĩa;
tuyến 80: Bx Mỹ Đình - Chúc Sơn - Kênh Đào (xã An Mỹ, H. Mỹ Đức); tuyến
72: Bx Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Xuân Mai và rất nhiều điểm du lịch xung quanh
như: Núi Trầm, Chùa Trăm Gian, Khu nghỉ dưỡng Văn Minh resort.
Có thể nói rằng,CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em ở thị
trấn Chúc Sơn cho đến nay vấn còn nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm,nghiên
cứu và tìm cách khắc phục.Ở thị trấn Chúc Sơn đã có hệ thống bệnh viện tâm
thần,tuy nhiên khả năng phục vụ rất thấp so với nhhu cầu thực tế.Số điều trị tại
bệnh viện tâm thần tập trung củ yếu ở nhóm trẻ em tâm thần phân liệt hoặc trầm
cảm ở thể nặng, chiếm không quá 10% so với bệnh nhân tâm thần nói
chung.Phục hồi chức năng đưa trẻ mắc bệnh tâm thần trở lại hòa đồng với xã hội
rất yếu và đặc biệt dự phòng bệnh tâm thần cho trẻ về cơ bản chưa có.Bên cạnh
đó thì nhiều bậc cha mẹ phụ huynh vẫn không có kỹ năng kiến thức về bệnh tâm
thần,không hiểu biết về bệnh, nên hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà
còn rất kém.

2.2.Tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em trên địa bànthị trấn Chúc Sơn
Những trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là:
Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) – tỉ lệ mắc
là 3-5%
Rối loạn cảm xúc ( những rối loạn bên trong) – tỉ lệ gặp là 2-5%
Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể – chiếm 1-3%
Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển nói
chung ( bệnh tự kỷ) – gặp 0,1%
(Theo MJA practice esentials-Edited by Nicholas A Keks and Graham D
7


Burrows)
Những rối loạn hành vi gây rối và chống đối xã hội thường gặp ở trẻ trai
nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỉ lệ giữa nam và nữ tương đồng hơn với các rối
loạn cảm xúc. Trẻ gái lại hay gặp trầm cảm và chứng biếng ăn nhiều hơn so với
trẻ trai. Trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ có bệnh não thực tổn mãn tính có nguy
cơ rất cao làm phát sinh những rối loạn cảm xúc và hành vi.
Những rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát
triển và khả năng học của trẻ. Khám phát hiện các nguy cơ tự sát nhằm đảm bảo
an toàn cũng là một bước đầu tiên quan trọng trong điều trị. Thăm khám cho trẻ
bao gồm nói chuyện với trẻ,với bố mẹ trẻ và sự bổ sung thêm thông tin từ giáo
viên là rất cần thiết. Các trị liệu tâm lý và tập huấn gia đình thường mang lại
hiệu quả đáng kể, bên cạnh đó các thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của BS
chuyên khoa có thể cũng rất cần thiết. Thuốc kích thích có giá trị trong điều trị
rối loạn tăng động giảm chú ý. Đồng thời, những biện pháp đề cao lòng tự trọng
của cá thể và chức năng gia đình giúp phục hồi bệnh nhanh chóng.
Các rối loạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội
và có thể dẫn tới mắc các chứng bệnh tâm thần về lâu dài. Can thiệp sớm, với
trọng tâm là giải quyết các xung đột gia đình và những rắc rối trong quan hệ của

bố mẹ trẻ, giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại về sau.
2.3.Công tác tiếp nhận chăm sóc trẻ em tâm thần trên địa bàn thị trấn Chúc
Sơn
 Đánh giá về sức khoẻ và các nhu cầu xã hội dành cho thân chủ được giới
thiệu đến các dịch vụ sức khoẻ tâm thần;
 Phác hoạ kế hoạch chăm sóc để chỉ ra các thành tố của nhóm chăm sóc;
 Thu thập thông tin của nhân viên CTXH (người điều phối hoạt động
chăm sóc) nhằm giám sát và phối hợp các yếu tố của gói chăm sóc;
Đánh giá thường xuyên và lên một kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh.
 Sự trợ giúp từ người điều phối hoạt động chăm sóc
 Sự liên ngành toàn diện và đánh giá đa tổ chức về các nhu cầu;
 Đánh giá về các nhu cầu tài chính
 Kế hoạch chăm sóc toàn diện bao gồm cả sự rủi ro
 Đánh giá về các nhu cầu cho các dịch vụ biện hộ;
8


 Đánh giá định kỳ về kế hoạch chăm sóc
 Thông tin được đưa ra cho thân chủ về về nhu cầu riêng của họ
2.4.Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tâm thần ở trẻ trên địa
bàn thị trấn Chúc Sơn
Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em chưa
được làm sáng tỏ nhưng theo sự điều tra và quan sát cho rằng, đó là sự kết hợp
của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố sinh học và di truyền, các tổn thương về
mặt tâm lý, môi trường xã hội.
Yếu tố di truyền: một số bệnh tâm thần mang tính chất gia đình có nghĩa
là khả năng để phát triển một rối loạn tâm thần có thể được truyền từ cha mẹ đến
con cái của họ.



Sinh học: một số rối loạn tâm thần có liên quan đến hóa chất đặc biệt
trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh giúp các
tế bào thần kinh trong não giao tiếp với nhau. Nếu vì một lý nào đó nồng độ
những hóa chất này bị mất cân bằng hoặc không hoạt động thì sẽ dấn đến tình
trạng dẫn truyền thông tin không chính xác từ não bộ đến các cơ quan gây ra
những triệu chứng trên. Bên cạnh đó một số khiếm khuyết của não bộ cũng có
liên quan đến các bệnh tâm thần.


Tổn thương tâm lý: một số bệnh tâm thần xảy ra sau khi trẻ bị tổn thương
tâm lý chẳng hạn như bị lạm dụng về thể chất, tinh thần hoặc tình dục hoặc mất
bố hoặc mẹ sớm hoặc thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân.


Các yếu tố từ môi trường: các căng thẳng hoặc chấn thương có thể gây ra
bệnh tâm thần ở nhóm trẻ em đã sẵn có những rối loạn tâm thần.
2.5.Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trên địa
bànthị trấn Chúc Sơn


2.5.1.Chăm sóc về thể chất
Nằm viện điểu trị
Trong các thời kỳ khủng hoảng hoặc giai đoạn có triệu chứng nghiêm
trọng,việc điều trị nội trú tại bệnh viện là rất cần thiết.Hướng trị liệu này giúp
đảm bảo sự an toàn của trẻ,và chắc chắn được rằng trẻ sẽ nhận được chế độ dinh
dưỡng, chất lượng giấc ngủ và điều kiện vệ sinh phù hợp.Đôi khi, môi trường tại
bệnh viện lại là an toàn nhất,là sự lựa chọn tốt nhất giúp kiểm soát được các
9



triệu chứng nhanh chóng.Có thể lựa chọn cho trẻ được điều trị bán trú hoạc nội
trú, nhưng những triệu chứng nghiêm trọng thường đã được điều trị ổn địng
trong bệnh viện trước khi chuyển sang các cấp độ chăm sóc này.
Điều trị thuốc
Các thuốc dùng để điều trị trong các nhóm rối loạn sau:
+ Mất ngủ
+ Rối loạn cảm giác ngon miệng: mất ngon miệng, phàm ăn…
+ Trầm cảm
+ Kém tập trung, chú ý, tăng động
+ Rối loạn lưỡng cực
+ Loạn thần
+ Hội chứng Tourette (hội chứng tic)
+ Động kinh
Các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần nhisẽ cân nhắc sử dụng khi có chỉ
định. Khi trẻ có những hành vi khó kiểm soát hoặc những vấn đề nêu trên cha
mẹ cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa tâm thần nhi tại các viện hoặc các
bệnh nhi để được tư vấn kịp thời.
2.5.2.Chăm sóc về tinh thần xã hội
Trị liệu cá nhân: Trị liệu tâm lý với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần
có tay nghề có thể giúp cho trẻ học được những cách thức đối phó với tình trạng
căng thẳng và những thách thức hàng ngày trong cuộc sống được gây nên bởi
bệnh tâm thần.Liệu pháp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng và giúp trẻ
kết bạn ,đạt được những thành công ở trường học.Có rất nhiều các biện pháp
tâm lý cá nhân ,như biện pháp nhận thức hành vi.
Trị liệu gia đình: Liệu pháp này đem lại sự hỗ trợ và giáo dục cho cả gia
đình và cho cả gia đình và cho trẻ.Những thành viên nào quan tâm và tham gia
vào chương trình trị liệu có thể trở thành nguồn hỗ trợ cực kỳ lớn cho trẻ.Trị liệu
gia đình giúp cải thiện giao tiếp trong gia đình,giải tỏa các xung đột và đối phó
với những căng thẳng có liên quan đến rối loạn tâm thần ở trẻ.
Chương trình huấn luyện các kỹ năng học tập và xã hội cho trẻ:

Những trẻ có rối loạn này thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ và
10


có những vấn đè ở trường học.Bên cạnh đó,trẻ cũng thường gặp khó khăn trong
việc thực hiện các nhiệm vụ thường ngày như: tắm rửa,mặc quần áo.Các kế
hoạch trị liệu bao gồm việc xây dựng kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động phù hợp
với lứa tuổi của trẻ khi có thể.
2.5.3.Những khó khăn trong hoạt động công tác xã hội chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho trẻ em tại thị trấn Chúc Sơn
 Số lượng và chất lượng đội ngũ này còn khá mỏng, đặc biệt tại hầu hết
các cơ sở y tế có đông trẻ em mắc bệnh tâm thần. Trong thực tế, đội ngũ cán bộ,
nhân viên tại các trung tâm CTXH, cơ sở bảo trợ xã hội của ngành LĐTBXH có
rất ít người được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về CTXH trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần.
 Nhận thức của người dân trên địa bàn trong việc chăm sóc sức khỏe cho
trẻ còn kém.Bệnh tâm thần không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh mà
còn trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, xã hội do gánh nặng chi phí điều
trị và giảm sút đến công việc học tập của trẻ. Nếu không được phát hiện, điều trị
sớm, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng trầm trọng và nguy hiểm, có thể dẫn đến
những điều đáng tiếc không cứu vãn được, đó là gây tử vong.
 Các dịch vụ,chính sách ,trung tâm chăm sóc người tâm thần còn hạn chế
 Sự lồng ghép giữa can thiệp y tế và các kỹ năng can thiệp, trị liệu về tâm
lý chuyên sâu cho trẻ thông qua nhân viên công tác xã hội chưa được thể hiện
rõ. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là người dân và gia đình người mắc bệnh
tâm thần, rối nhiễu tâm trí hay trầm cảm không mấy tin tưởng vào quá trình
chữa bệnh của những nhân viên công tác xã hội, họ cho rằng căn bệnh này chỉ
có thể chữa được bởi bác sĩ. Để vận động được gia đình và người có vấn đề về
sức khỏe tâm thần theo nhân viên công tác xã hội chữa trị là rất khó.Cần tuyên
truyền mạnh về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần để dần dần

người dân, cộng đồng xã hội tin tưởng vào việc hỗ trợ, can thiệp và điều trị của
công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, từ đó sẽ giúp được rất nhiều
người khỏi bệnh.
 Thiếu sự quan tâm ,chăm sóc từ phía gia đình
2.5.4.Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho trẻ em trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn
Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế
11


hoạch vàcung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
-Các nhân viên công tác xã hội cung cấp chăm sóc trực tiếp như những
người chẩnđoán, người lập kế hoạch trị liệu, nhà tâm lý trị liệu, các nhà tham
vấn khủng hoảng vàcác nhà quản lý trường hợp . Các kỹ năng chẩn đoán bao
gồm khả năng thựchiện các cuộc phỏng vấn có cấu trúc trong đánh giá tâm lý xã
hội nhằm xác định nhữngvấn đề hiện tại, tìm hiểu những bối cảnh tâm lý – sinh
lý – xã hội của những vấn đề này;và xác định những triệu chứng và/hoặc những
hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn trongSổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống
kê các rối nhiễu tâm thần DSM hay hệ thống chẩnđoán ICD. Thường trong các
trường hợp, đặc biệt là với trẻ em vàtrẻ vị thành niên, gia đình là tâm điểm chú ý
và các hệ thống chẩn đoán thường khôngliên quan, trừ phi các rối loạn tâm thần
của cá nhân tạo ra những rào cản đối với giađình). Việc hình thành chẩn đoán rõ
ràng chính xác phải cung cấp đầy đủ thông tin baogồm những điểm mạnh và
điểm yếu, khả năng sẵn có của các nguồn lực của cá nhân, giađình và cộng đồng
để xây dựng kế hoạch trị liệu
-Quản lý trường hợp là một vai trò riêng có của công tác xã hội. Nó đòi hỏi
một tập hợp những kỹ năng phức tạp trong đánh giá các nhu cầu, xác định các
nguồn lực đốivới các cá nhân, gia đình và điều phối các nguồn lực giữa các tổ
chức hay các dịch vụ.
-Làm việc với cộng đồng xung quanh trẻ

Cộng đồng là những đơn vị xã hội quan trọng có thể là phương tiện trong
việc tạora những môi trường để nâng cao tình trạng khỏe mạnh về tâm thần cho
trẻ. Tuy nhiên, đôi khibản thân cộng đồng là trọng tâm can thiệp. Các cộng đồng
hững chịu những thảm họa tự nhiên hay những sự kiện bạo lực cần hỗ trợ để tái
thiết những nguồn lực hỗ trợ tự nhiêncủa mình. Trong bối cảnh này, tâm điểm
chú ý của các nhân viên công tác xã hội ở cácmức độ khác nhau – cá nhân, gia
đình và cộng đồng. Trong khi những nhu cầu của cánhân và gia đình cần được
giải quyết, các cấu trúc tổ chức cộng đồng cũng cần phải đượctái xây dựng để
cộng đồng lấy lại được khả năng để cung cấp hỗ trợ.Trong trường hợp không có
thiên tai hay những sự kiện sang chấn, các nhân viêncông tác xã hội có thể được
yêu cầu làm việc cùng các lãnh đạo cộng đồng, chính quyềnđịa phương và các tổ
chức phi chính phủ để điều phối các nguồn lực dành cho nhữngngười rối loạn
tâm thần.

12


–Con người có thể và chắc chắn phục hồi khỏi bệnh tâm thần với điều kiện
là những hỗ trợ phù hợp sẵn có (Corrigan, Mueser, Bond, Drake, & Solomon,
2010). Quản lý trường hợpcá nhân riêng lẻ có thể không đủ nếu như những
nguồn lực không tồn tại hay chưa pháttriển ở cấp cộng đồng, vì thế vai trò của
nhân viên công tác xã hội là điều phối sự pháttriển các nguồn lực có thể mang
lại lợi ích cho nhiều người. Ví dụ, nếu có trẻ em trong cộng đồng có một rối loạn
tâm thần, nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ em đótrong việc thiết lập một
mạng lưới hỗ trợ đồng đẳng, nhân viên công tác xã hội có thể làmviệc với các
phòng khám y tế địa phương để đảm bảo rằng các thân chủ tiếp cận đượcdịch vụ
chăm sóc sức khỏe, hay nhân viên công tác xã hội có thể kết nối với các chùahay
nhà thờ để có thể cung cấp các hỗ trợ tinh thần và tham vấn.
Liên quan đến các hoạt động phát triển cộng đồng, các nhân viên công tác
xã hộicũng có thể biện hộ cho trẻ bị rối loạn tâm thần. Trong số rất nhiều các

hình thứcbiện hộ có thể được thực hiện như là:
• Giáo dục các cộng đồng, các lãnh đạo chính quyền, các trường học v.v. về
bệnh tâm thần và các bằng chứng về việc phục hồi.
• Những nỗ lực để giảm thiểu kỳ thị xã hội mà người rối loạn tâm thần phải
chịu đựng điển hình thông qua giáo dục cộng đồng
• Làm việc với các nhà lãnh đạo chính quyền để đánh giá những nhu cầu
của cộng đồng và làm cho họ có nhiều nguồn lực và hỗ trợ pháp lý hơn
• Tham gia vào nghiên cứu và lượng giá các chương trình sức khỏe tâm
thần để tăng cường bằng chứng rằng những chương trình như vậy có thể hiệu
quả

13


Chương 3
Trường hợp cụ thể tại xóm Nội,thị trấn Chúc Sơn và
cách giải quyết
Mô tả ca
Em Nguyễn Ngọc H ( 14 tuổi, là con riêng của mẹ) đã bị cha dượng lạm
dụng tình dục trong suốt 2 tháng qua. Người cha dượng đã đe dọa em H rằng,
nếu nói chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết chết cả hai mẹ con, hiện tại em
H đã rơi vào trầm cảm. Tình cờ một lần đi làm về người mẹ phát hiện ra người
cha dượng đang có hành vi xâm hại tình dục em H, người mẹ đã to tiếng chửi
mắng người cha dượng, người cha dượng đã có hành vi bạo hành ( đánh đập,
chửi rủa và đuổi cả 2 mẹ con ra khỏi nhà), do không có nơi nương tựa nên cả 2
mẹ con đều cam chịu. Do không thể tiếp tục cam chịu, người mẹ đã đến trung
tâm Công tác xã hội để được trợ giúp và can thiệp.
Giải quyết tình huống
Với tư cách là một nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng,cần phân tích
vấn đề của em H như sau:

 Thứ nhất,em H(14 tuổi) đang trong độ tuổi trẻ em và bị cha dượng lạm
dụng tình dục suốt 2 tháng.
 Thứ hai, vì bị đe dọa tinh thần và cộng với việc em bị lạm dụng tình dục
nên em H rơi vào tình trạng trầm cảm.
 Thứ ba,mẹ phát hiện cha dượng lạm dụng tình dục và người mẹ có bảo vệ
con nhưng bị người chồng bạo hành :đánh đập,chửi rủa, đuổi cả hai mẹ con ra
khỏi nhà.
 Thứ tư,vì không có nơi để nương tựa nên cả hai mẹ con đều cam chịu.
Xây dựng kế hoạch can thiệp


Tiếp xúc và tạo mối quan hệ với thân chủ

Gặp gỡ,làm quen với thân chủ để tạo mối quan hệ nhằm giúp thân chủ tin
tưởng và chia sẻ những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.


Xác định và phân tích vấn đề: Trước tiên ,dựa vào các kỹ năng

tham vấn để xác định các vấn đề thân chủ gặp phải .Sử dụng các kỹ năng như:
lắng nghe,khích lệ,đặt câu hỏi,tóm tắt,phản hồi để giúp thân chủ có thể chia sẻ
14


những vấn đề của họ.Sau đó, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp thân chủ tổng
hợp các vấn đề mà thân chủ gặp phải và sắp xếp các vấn đề đó theo thứ tự xem
những vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết trước.
Các vấn đề mà thân chủ H gặp phải đó là:
- Em H (14 tuổi) đang trong độ tuổi trẻ em và bị cha dượng lạm dụng tình
dục suốt 2 tháng .Vì bị đe dọa và cộng với việc em bị lạm dụng tình dục nên em

H rơi vào tình trạng trầm cảm.
- Mẹ phát hiện cha dượng lạm dụng tình dục và có bảo vệ con nhưng bị
người chồng bạo hành: đánh đập,chửi rủa, đuổi cả hai mẹ con ra khỏi nhà
- Vì không có nơi nương tựa nên hai mẹ con đều cam chịu.


Nhân viên công tác xã hội sẽ cùng ngồi lại và phân tích những vấn

đề mà thân chủ gặp phải nhằm cùng giúp thân chủ tìm ra hướng giải quyết phù
hợp nhất để em H cũng như người mẹ khắc phục được vấn đề của bản thân.


Lập kế hoạch thực hiện

- Trước tiên cần thực hiện can thiệp khẩn cấp đối với thân chủ : đánh giá
nguy cơ tự sát hoặc gây hại :trấn án thân chủ và cung cấp thông tin , tham vấn
,tư vấn: khuyến khích thân chủ tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn thích hợp ,
khuyến khích thân chủ áp dụng các phương pháp tự trị liệu.
- Hỗ trợ về mặt tâm lý cho thân chủ : nhờ các chuyên gia tâm lý ,hướng dẫn
,tư vấn cho thân chủ vì thân chủ đã rơi vào tình trạng trầm cảm.
- Có thể cho thân chủ thực hiện một số hoạt động trị liệu nhằm giúp cho
thân chủ thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm của mình hơn.
- Bên cạnh đó cũng cần tư vấn tâm lý cho cả người mẹ vì khi chị phát hiện
ra sự việc thì người mẹ cũng đã phải chịu hành vi bạo hành của ông chồng.
- Lắng nghe ,chia sẻ với những vấn đề mà thân chủ gặp phải
- Giúp thân chủ và người mẹ biết và hiểu được các thông tin liên quan đến
pháp luật về những hành vi mà người cha dượng đã thực hiện.
- Cùng với thân chủ và người mẹ sẽ làm các thủ tục để trình báo lên cơ
quan có thẩm quyền để giải quyết việc người cha dượng lạm dụng tình dục và có
hành vi bạo hành gia đình.


15


Bảng kế hoạch cụ thể hỗ trợ thân chủ
ST
T

Mục tiêu Hoạt động

1

Giúp cho
thân chủ
ổn định
tâm lý

2

3

Tham vấn
,chia sẻ với
thân chủ
thông qua
việc sử dụng
giao tiếp
ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ
Giúp

-Tham vấn
thân chủ áp dụng
không bị phương pháp
đau
trị liệu,gắn
khổ,bối
kết thân chủ
rối,khủn với mẹ thân
g
chủ để hai
hoảng,cả mẹ con hiểu
i thiện
nhau hơn
tâm lý
-Tham gia
các hoạt
động của địa
phương
Giúp
Cung cấp các
thân chủ thông tin về
và người pháp luật để
mẹ biết
làm hồ sơ
và hiểu
báo lên cơ
được các quan có thẩm
thông tin quyền giải
liên quan quyết 2 vấn
đén pháp đề: lạm dụng

luật về
tình dục trẻ
những
em và bạo
hành vi
hàn gia đình
mà người
cha
dượng đã
thực hiện

Nguồn lực Thờ
i
gian
NVXH,M 2
ẹ em H
buổi

Người thực
hiện

Kết quả
mong đợi

NVXH,Thân
chủ

Thân chủ
ổn định
hơn về

tâm lý,có
tiến triển
tốt

NVXH,M
ẹ em
H,bạn
bè,hàng
xóm

3
buổi

Thân
chủ,NVXH,M
ẹ em H

Thân chủ
không còn
cảm thấy
đau
khổ,khủn
g hoảng
nữa,đã
hòa đồng
hơn

NVXH,
chính
quyền địa

phương

3
buổi

Thân
Thân chủ
chủ,NVXH,mẹ và mẹ
của H
thân chủ
đã biết và
hiểu thêm
được
những
thông tin
hữu ích về
pháp luật

16


 Thực hiện kế hoạch
- Một là: Thân chủ H sau 2 tháng bị lạm dụng tình dục và đe dọa tinh thần
thì đã rơi vào tình trạng trầm cảm ,rất dễ dẫn đén hành vi tự sát hoặc gây
hại nếu không được can thiệp kịp thời .
Vì vậy cần liên hệ với chuyên gia tâm lý đẻ chuyên gia khắc phục tình
trạng trầm cảm của thân chủ H.Bên cạnh đó người mẹ cũng cần được
tham vấn tâm lý vì phát hiện ra vấn đề và bị người chồng đánh đập ,chửi
rủa ,đuổi đi…
Tiếp đó ,nhân viên công tác xã hội cần trấn an thân chủ qua việc sử dụng

các giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giúp thân chủ không bị đau
khổ ,bối rối hay khủng hoảng.
 Khuyến khích thân chủ áp dụng các phương pháp trị liệu như:
STT

Hoạt động

1

Tập yoga

Nội dung

Kết quả mong đợi

Người thực
hiện
Em H

-Học được kỹ Sau mỗi buổi tập
năng thư giãn chị H sẽ thoải mái
-Cải thiện
hơn về tâm lý cũng
sức khỏe cho như cải thiện hơn
bản thân
vè sức khỏe
2
Liệu pháp
Em H sẽ
Hai mẹ con sẽ chia Em H và

gia đình
cùng trò
sẻ với nhau nhiều
người mẹ
chuyện ,chia hơn.Từ đó giúp em
sẻ nhiều hơn H cải thiện được
với mẹ về
trạng thái trầm
những tâm tư cảm của bản thân
tình cảm,cảm
xúc,..
3
Bấm huyệt
Giúp thân
Thân chủ cảm thấy Em H
và châm cứu chủ thư
thư giãn,đỡ mệt
giãn,cải thiện mỏi và cải thiện
được sức
được tình trạng
khỏe
mất ngủ
Thường xuyên trò chuyện,trấn an thân chủ và khích lệ tinh thần để giúp
thân chủ loại bỏ sự mặc cảm,tự ti,…
- Hai là: Tìm kiếm thông tin liên quan đến pháp luật về việc người cha
dượng thực hiện hành vi lạm dụng tình dục với trẻ em và việc ông ta có hành vi
bạo hành gia đình : chửi rủa, đánh đập, đuổi hai mẹ con đi... để cho thân chủ và
người mẹ hiểu.Từ đó giúp thân chủ và người mẹ có cơ sở về kiến thức pháp luật
17



để làm hồ sơ báo lên cơ quan có thẩm quyền đẻ giải quyết 2 vấn đề là : lạm
dụng tình dục trẻ em và bạo hành gia đình.
- Ba là : Làm việc và tiếp cận với các cơ quan đại diện có thẩm quyền nhằm
giúp đỡ thân chủ và người thân trong khi trình hồ sơ vụ việc liên quan đến hành
vi mà người cha dượng đã thực hiện.( Trong quá trình báo tin đến cơ quan có
thẩm quyền cần phải đảm bảo sự bí mật thông tin ,tránh thông tin bị rò rỉ,tổn
thương đến thân chủ).
 Theo dõi,lượng giá và kết thúc
Nhân viên công tác xã hội theo dõi việc thực hiện hoạt động thân chủ ,
thường xuyên động viên, khích lệ thân chủ thực hiện tốt hoạt động kế hoạch đã
đề ra.Đánh giá hoạt động mà thân chủ đã thự hiện được.Đối với bước này,thân
chủ là đối tượng bị cha dượng lạm dụng tình dục rơi vào tình trạng trầm cảm
nên cần theo dõi ,giúp đỡ cho thân chủ tái hòa nhập với đời thường,xóa bỏ mặc
cảm để phát triển bình thường,hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

18


Chương 4
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp
của CTXH thị trấn Chúc Sơn
 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bệnh tâm thần ở trẻ em cho gia
đình,nhà trường,mọi người xung quanh thị trấn Chúc Sơn,các lực lượng giáo
dục vấn chưa nhận thức sâu sắc ,toàn diện về nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe cho các em.Tồn tại này cần được giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa .
 Phát triển các hoạt động tư vấn tâm lý trẻ em như là biện pháp giúp can
thiệp sớm,phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ.Trọng tâm của biện
pháp này là phát hiện và giải quyết các xung đột gia đình và những rắc rối trong
quan hệ của bố mẹ trẻ, giúp ngăn ngừa hữu hiệu những ảnh hưởng đén sức khỏe

tinh thần của trẻ và những hậu quả có hại về sau.
 Nâng cao vai trò nhận thức ,tự giáo dục của trẻ
Cần giáo dục ,cho trẻ kiến thức ,kỹ năng và bản lĩnh để vượt qua những
chướng ngại đầu đời của trẻ một cách thuận lợi.Theo các chuyên gia tâm lý .để
giúp ngăn ngừa hữa hiệu những hậu quả có hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ
,các bậc cha mẹ ngoài sự quan tâm còn cần phải giáo dục hướng dẫn kỹ năng
sống cho các em.
 Liên kết các tổ chức y tế ,giáo dục ,các tổ chức xã hội của thị trấn Chúc
Sơn đẻ tạo thành một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ.Cần có sự
phối hợp, hỗ trợ giữa ban ngành ,đoàn thể,trường học nỗ lực chung của các cấp
lãnh đạo,các tổ chức xã hội và các ban ngành toàn thể và các cơ khác trong xã.
 Bồi dưỡng đội ngũ nhà tâm lý ,tham vấn viên cho trẻ
Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em cần giáo dục trang bị
những kỹ năng sống một cách hiệu quả cho trẻ em,những người xung quanh trẻ có
những hiểu biết về đặc điểm tâm lý của trẻ, để có những ứng xử phù hợp ,cũng như
ý thức được về quyền của các em,tôn trọng cá tính của mỗi em trong việc rèn luyện
những kỹ năng sống , để giúp các em biết hành động ứng xử phù hợp.
 Tăng cường trách nhiệm đối với các lực lượng giáo dục
Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em mắc những vấn đề về tâm thần,cần
bắt đầu từ nhà trường,gia đình ,xã hội.Các bậc cha mẹ phụ huynh cần trang bị

19


cho trẻ kỹ năng sống để trẻ tự làm chủ bản thân và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho
trẻ.
 Xây dựng cơ sở vật chất, nơi vui chơi cho trẻ em
Chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện cho trẻ mắc những vấn
đề tâm thần có môi trường sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh ,…Đây cũng là
phương pháp rất hiệu quả giúp trẻ phục hồi sức lực và tinh thần , phát triển hài

hòa về thể chất và tinh thần,tránh stress, rỗi nhiễu tâm lý.

20


Kết Luận
Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những
khó khăn và những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được và
đặc biệt là trẻ em.Vấn đề mà con người gặp phải rất đa dạng và vô định hình,
không giống như nghèo đói hay bệnh tật.Mà điều quan trọng nhất ở đây là khi
gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả năng giải quyết
nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi vào
trạng thái bối rối, mất bình tỉnh, thiếu tự chủ để vượt qua vấn đề đó hoặc tự giải
quyết theo sự chủ quan của mình để rồi lún sâu vào bế tắc. Chính vì vậy hoạt
động công tác xã hội ra đời và được xem là nghề giúp đỡsẽ giúp thân chủ phục
hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ
tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm
cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với thân chủ.Vai trò của nhân viên công tác
xã hội hiện nay chủ yếu trợ giúp cho trẻ và gia đình như: Can thiệp kết nối các
ban ngành, tư vấn chính sách, hỗ trợ tài chính cho trẻ gặp vấn đề về tâm lý ,động
viên thăm hỏi. Vai trò hỗ trợ tâm lý, trị liệu chuyên sâu, nhân viên công tác xã
hội chưa làm được, do còn hạn chế kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật về tham vấn
và trị liệu. Đây cũng là mảng còn yếu đối với nhân viên công tác xã hội hiện
nay. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về trẻ em gặp những vấn đề về tâm lý,
nhân viên công tác xã hội cần bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng
chuyên sâu hơn, đặc biệt là các kỹ thuật hỗ trợ tham vấn và trị liệu tâm lý cho
trẻ. Với những cơ sở đào tạo nhân viên công tác xã hội cần có những chương
trình đào tạo chuyên sâu dành cho sinh viên công tác xã hội để sinh viên có
những kỹ năng và kỹ thuật trợ giúp chuyên sâu hơn.


21


Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.Giáo trình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em dựa
vào cộng đồng
3.tài liệu tham khảo: Sức khỏe tâm thần trẻ em
4.http:123doc



×