Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TÀI LIỆU OLYMPIC 10 CHUYÊN đề NGUYÊN tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.5 KB, 2 trang )

Gv. Phan Thanh Nhân

TÀI LIỆU ÔN THI OLYMPIC 10

0888.228.54
8

CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ - CẤU TRÚC TINH THỂ
Bài 1. Hãy viết cấu hình electron tương ứng với chất đầu và sản phẩm trong mỗi q trình oxi hóa và khử
sau đây:
a) Cu2+ (Z = 29) nhận thêm 2e.
b) Fe2+ (Z = 26) nhường bớt 1e.
c) Br0 (Z = 35) nhận thêm 1e.
d) Hg0 (Z = 80) nhường bớt 2e.
Bài 2. Biết tổng số hạt (p, n, e) của nguyên tử X là 126, trong đó số nơtron nhiều hơn số electron là 12
hạt.
a) Tính số proton và số khối A của X.
b) Viết cấu hình electron của X.
Bài 3. Hợp chất có cơng thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số
nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong
MX2 là 58.
a) Tìm số khối của M và X.
b) Xác định công thức phân tử MX2.
Bài 4. Một hợp chất ion M2X (tạo từ ion M+ và X2-). Tổng số hạt (p, n, e) trong M 2X là 140 hạt, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M + lớn hơn số khối của ion
X2- là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
a) Viết cấu hình electron của các ion M+, X2- và của nguyên tử M.
b) Xác định công thức phân tử M2X.
Bài 5. Phân tử MX3 có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X
là 16 hạt.


a) Xác định hợp chất MX3.
b) Viết cấu hình electron của M và X.
Bài 6. Hợp chất A được tạo thành từ cation X + và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3
nguyên tố phi kim, tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2: 3: 4. Tổng số proton trong A là 42 và
trong ion Y- chứa hai ngun tố cùng chu kì nhưng thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp.
a) Viết cơng thức phân tử và gọi tên của A.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A.
Bài 7. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của một nguyên tố X là 5p 5. Tỉ số số hạt nơtron và điện tích
hạt nhân bằng 1,3962. Số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số nơtron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi
cho 1,0725g Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565g sản phẩm có cơng thức XY.
a) Viết đầy đủ cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X.
b) Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên của X, Y.
c) X và Y chất nào là kim loại, là phi kim?
Bài 8. Hợp chất ion MX được tạo bởi ion M 2+ và X2-. Biết tổng các hạt cơ bản (p, n, e) trong MX là 84. Số
nơtron và số proton trong các hạt nhân nguyên tử của M và X bằng nhau. Số khối của X 2- lớn hơn số khối
của M2+ là 8.
a) Hãy viết cấu hình electron của M2+, X2- và X.
b) Viết công thức của MX.
Bài 9. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trong nguyên tử các nguyên tố sau: 11Na, 17Cl,
20Ca, 24Cr, 26Fe.
Bài 10. Viết cấu hình electron của nguyên tử, trong đó electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử như sau:
a) n = 2, l = 0, ml = 0, ms = + ½
b) n = 2, l = 1, ml = 0, ms = + ½
c) n = 3, l = 1, ml = 0, ms = - ½
d) n = 4, l = 2, ml = +2, ms = - ½
e) n = 4, l = 2, ml = -2, ms = + ½
f) n = 3, l = 1, ml = +1, ms = + ½
g) n = 2, l = 1, ml = 0, ms = - ½
h) n = 2, l = 1, ml = +1, ms = - ½
Trang 1



Gv. Phan Thanh Nhân

TÀI LIỆU ÔN THI OLYMPIC 10

0888.228.54
8

Bài 11. Nguyên tử A có electron sau cùng với tổng đại số bốn số lượng tử bằng 4,5. Hiệu số lượng tử phụ
và số lượng tử từ bằng 0. Viết cấu hình electron của A.
Bài 12. Cho hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số lượng tử (n + l)
bằng nhau, trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tổng đại số của bộ bốn số
lượng tử của electron cuối cùng của nguyên tử B là 4,5.
a) Hãy xác định bộ bốn số lượng tử (n, l, ml, ms) của electron cuối cùng của A và B.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
Bài 13. Ở trạng thái cơ bản, electron cuối cùng của nguyên tử 3 nguyên tố A, B, C có bộ 4 số lượng tử

thỏa mãn : n + l = 5 và ml. ms = 1. Viết cấu hình electron của 3 nguyên tử và gọi tên 3 nguyên tố
trên.
Bài 14. Một nguyên tố tạo được ion đơn ngun tử mang hai điện tích có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong
ion đó bằng 80. Trong nguyên tử của nguyên tố đó có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 22.
a. Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
b. xác đinh 4 số lượng tử của electron cuối cùng.
Bài 15. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 180. Trong đó tổng số các hạt
mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt.
b. Viết cấu hình electron của X.
c. Xác định số e độc thân của X và 4 số lượng tử của các e độc thân.
Bài 16. Một hợp chất B vô cơ được tạo nên từ cation M 3+ và anion X-. Tổng số hạt (p,n,e) trong hợp chất

B là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số khối của nguyên tử X
lớn hơn số khối của nguyên tử M là 8. Tổng số hạt trong anion X - nhiều hơn tổng số hạt trong cation M3+
là 16.
a. Viết cấu hình electron cation M3+ và anion X-.
b. Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hồn. Xác định cơng thức hợp chất B
c. Cho biết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trong nguyên tử M và nguyên tử X.
Bài 17. Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng với số lượng tử phụ l = 4 (g là kí
hiệu của số lượng tử phụ l = 4).
a) Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có.
b) Dự đốn sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.
c) Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc nguyên tố có số thứ tự Z bằng bao
nhiêu?
Bài 18. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24), biết SHQPNT của nó ở trạng thái cơ bản là
7
S3.
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử molipđen (Z = 42), biết SHQPNT của nó ở trạng thái cơ bản
là 7S3.
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử vonfam (Z = 74), biết SHQPNT của nó ở trạng thái cơ bản
là 5D0.
Bài 19. Các lantanit hay đất hiếm chỉ còn là “nguyên tố hiếm vừa”. Viết cấu hình electron của các nguyên
tố sau:
a) Europi (63Eu: 8S7/2) là nguyên tố đắt nhất trong các số nguyên tố đất hiếm, giá mỗi gam Eu từ 50
đến 100$ Mỹ.
b) Ytecpi (70Yb: 1S0) được đặt tên theo tên của một làng ở Thụy Điển, nơi đầu tiên tìm thấy nguyên
tố này, giá rẻ hơn Eu, chỉ 15$ Mỹ/gam.
Bài 20. Nguyên tố A có electron cuối cùng của phân lớp (n – 1) trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản

được đặc trưng bởi 4 số lượng tử có tổng giá trị bằng 4,5 và có các giá trị của số lượng tử m l và
ms cùng dấu, tổng (n + ml) = 3. Biết A thuộc chu kì 5 hoặc 6 và có số hạng quang phổ nguyên tử ở
trạng thái cơ bản là 2S1/2. Xác định nguyên tố A.


Trang 2



×