Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT số vấn đề về cơ bản CễNG tác bảo vệ CHÍNH TRỊ nội bộ ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.2 KB, 19 trang )

Bài giảng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ BẢN CễNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ
NỘI BỘ Ở CƠ SỞ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ

1. Khái niệm, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ
1.1. Khái niệm cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
Bảo vệ chính trị nội bộ trước đây được gọi là “Bảo vệ Đảng”. Sau khi
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; đồng thời, trước âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hồ bình” của Mỹ và các thế lực thù địch, ngày 126-1993 Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Chỉ thị 23-CT/TW về “Tăng cường
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới” và thuật ngữ “Bảo vệ
chính trị nội bộ” được chính thức sử dụng.
Theo tài liệu tập huấn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về cơng tác
BVCTNB: Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ,
nguyên tắc tổ chức của Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên.
- Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh
chính trị, đường lối của Đảng chính là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng.
- Bảo vệ Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo đảm tổ chức của
Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất giai cấp công nhân
và tính tiên phong của Đảng chính là bảo vệ Đảng về tổ chức.
- Bảo vệ cán bộ, đảng viên, là bảo vệ phẩm chất, tiêu chuẩn chính trị
của người vào Đảng, vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, cán bộ làm việc ở cơ
quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật.
1.2. Vị trí, tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
a/ Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen:
C.Mác, Ph.Ăngghen đã thấy rất rõ vai trò quan trọng của công tác bảo
vệ Đảng đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự thành công của sự
nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Khi thành lập “Liên đoàn Những



người cộng sản” (chính đảng cách mạng đầu tiên trên thế giới của giai cấp
công nhân), trong Điều lệ của Liên đoàn, C.Mác, Ph.Ăngghen đã viết: "Mỗi
cơ quan của Liên đoàn phải thi hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo
sự an toàn của Liên đoàn và tăng cường hoạt động của Liên đoàn". [Mác,
Ăngghen: Tuyển tập. Nxb Sự thật, H.1980; T.1, tr.496- 497]; Một loạt các qui
định khác cũng được ghi trong Điều lệ của Liên đoàn, nhằm ngăn chặn sự phá
hoại của kẻ thù.
Tư tưởng của C.Mác, Ăngghen về vấn đề bảo vệ Đảng tiếp tục được
thể hiện trong quá trình lãnh đạo Quốc tế I (1864 - 1876) và Quốc tế II (1889
- 1914). Hai ông, đã đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng
đối lập, đặc biệt là trào lưu tư tưởng chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản của Pruđông,
chủ nghĩa xã hội quân phổ của phái Látxan ở Đức, chủ nghĩa vơ chính phủ
Bacunin, chủ nghĩa cơng đồn Anh, để giữ vững sự thống nhất, trong sáng,
vững mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. C.Mác cũng đã
cảnh báo về sự nguy hại của sự tha hoá, hư hỏng từ bên trong nội bộ: Cơng
khai bên ngồi Quốc tế, những con người đó khơng nguy hiểm, mà chỉ có ích,
nhưng là những phần tử thù địch trong nội bộ Quốc tế, họ sẽ phá hoại phong
trào ở tất cả các nước mà họ đã có được mảnh đất đứng chân.
Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ănghen đấu tranh chống các thế lực phá
hoại từ bên ngoài là rất quan trọng, nhưng việc phòng ngừa và đấu tranh với
những phần tử thoái hoá, phản bội càng quan trọng hơn.
b/ Tư tưởng của V.I.Lê-nin:
V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển tư tưởng, quan điểm của C.Mác và
Ăngghen trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc;
đấu tranh quyết liệt, vạch trần bản chất cơ hội, phản động của các lãnh tụ và
các đảng của Quốc tế II; xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp cơng
nhân. Người đã lãnh đạo xây dựng và đấu tranh bền bỉ chống bọn cơ hội,
phản động, nhất là bọn Mensêvích, loại chúng ra khỏi Đảng công nhân - dân
chủ xã hội Nga, thành một Đảng kiểu mới và lãnh đạo thắng lợi của Cách


2


mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra thời đại mới - thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hoàn cảnh nhà nước xơ viết Nga cịn non trẻ, đảng cộng sản cầm
quyền phải đấu tranh với những tác động, ảnh hưởng của tàn tích chế độ cũ;
sự thiếu vững vàng, sa ngã, cơ hội, phản bội của một số người trong đội ngũ
của Đảng. Mặt khác, sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, với
nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm đánh vào nước Nga Xô-viết và phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế. VI.Lê- nin đã đấu tranh kiên quyết chống lại các
loại chủ nghĩa cơ hội, xét lại để bảo vệ Đảng và nguyên lý cách mạng, khoa
học của C.Mác. Tổng kết quá trình xây dựng và bảo vệ Đảng công nhân - dân
chủ xã hội Nga, V.I.Lênin khẳng định: "Đảng không thể tồn tại, nếu nó khơng
bảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó khơng kiên quyết đấu tranh chống những kẻ
thủ tiêu nó, huỷ bỏ nó, khơng thừa nhận nó, từ bỏ nó". [VI.Lê-nin: Tồn tập,
Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.8, tr.476-477]. V.I.Lê-nin cũng đã vạch
mặt chủ nghĩa cơ hội, chỉ rõ bản chất và những biểu hiện của nó, giúp cho
việc nhận diện chủ nghĩa cơ hội - một căn bệnh nguy hiểm cần đặc biệt chú ý
trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Người đã chỉ rõ: “Khi nói tới đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ được quên đặc điểm của tất cả chủ
nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nó mang tính chất khơng rõ ràng,
lờ mờ và khơng thể nào hiểu nổi được. Do bản chất của mình, phái cơ hội
chủ nghĩa bao giờ cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc
như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách thoả thuận
với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy sự bất đồng ý kiến của
mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những
nguyện vọng thành tâm và vơ hại”. [VI.Lê-nin: Tồn tập, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979, t.8, tr.476-477].
c/ Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng,
quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về cơng tác bảo vệ chính trị nội
bộ vào quá trình xây dựng Đảng và bảo vệ chính trị nội bộ Đảng ở nước ta.
3


Cùng với việc chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng của
quần chúng, Người đã đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nội bộ Đảng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã khẳng định: “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người
khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam”. [Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB
CTQG H.1995, Tập 2, trang 267-268]. Để Đảng vững mạnh phải tăng cường
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên; đồng thời phải kiên
quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, cải lương và chống các luận điệu
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Người căn dặn: Phải chỉnh
đốn Đảng, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
d/ Quan điểm của Đảng ta.
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và giáo dục, rèn luyện, Đảng ta
đã nhận thức sâu sắc vai trị quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ và
đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn để bảo vệ Đảng, làm thất bại các
âm mưu, thủ đoạn phá hoại nội bộ Đảng của kẻ thù.
Trong thời kỳ đất nước ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam, Đảng ta rất coi trọng công tác bảo vệ Đảng. Năm 1962, Bộ Chính trị
(khóa III) đã ra Nghị quyết số 39-NQ/TW, chỉ rõ: Các cấp uỷ trong tồn
Đảng phải hết sức chú ý làm tốt cơng tác bảo vệ Đảng; ngày 12/9/1962, Ban

Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết số 57-NQ/TW thành lập
Ban thẩm tra chính trị đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Trung ương (gọi tắt là Ban
Thẩm tra Trung ương). Ngày 01/3/1965, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 90-CT/TW
về: "Mở cuộc vận động nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ
chức kỷ luật, làm tốt công tác thẩm tra chính trị và cải tiến cơng tác quản lý
đội ngũ cán bộ, đảng viên để bảo vệ Đảng, (gọi tắt là Cuộc vận động bảo vệ
4


Đảng). Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ra Chỉ thị số 91-CT/TW về "Sử dụng, xử
lý và quản lý đối với những cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị và
nghi có vấn đề chính trị hiện nay"...
Sau khi miền Nam giải phóng, ngày 15/3/1977, Ban Bí thư đã lập Tiểu
ban đặc biệt ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy phía Nam để thẩm tra, kết
luận giải quyết vấn đề lịch sử chính trị của cán bộ, đảng viên. Ngày
25/10/1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW, xác định nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết đập tan âm mưu, thủ đoạn phá hoại
của các thế lực thù địch. Ngày 16/4/1984 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
V) ra Chỉ thị số 33-CT/TW về "Tăng cường công tác bảo vệ Đảng trong tình
hình mới" và Quy định 15 đối với đảng viên (phải làm và không được làm) để
tăng cường bảo vệ Đảng. Chỉ thị chỉ rỏ công tác bảo vệ Đảng “là một bộ phận
quan trọng của công tác xây dựng Đảng phải được tăng cường hơn nửa trong
giai đoạn cách mạng mới”.
Trong giai đoạn lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta thấy
rõ hơn vai trò quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đại hội VII
của Đảng đề ra nhiệm vụ: "Tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính
quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa" [Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo
xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội VII, Nxb ST, H.1991,
tr.19]. Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VII) về một số nhiệm vụ đổi mới và
chỉnh đốn Đảng, lại nhấn mạnh: "Trong tình hình hiện nay phải đặc biệt coi

trọng công tác bảo vệ Đảng" [Đảng Cộng sản Việt Nam, Một số văn kiện về đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, Ban Tổ chức Trung ương xuất bản, H, 1993, tr.216].
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước ở Đông Âu sụp đổ, các
thế lực thù địch, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại, trong đó Việt Nam được xác định là một trọng điểm. Trước tình hình
đó, ngày 12-6-1993, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về "Tăng
cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới", và Chỉ thị đã chỉ
rõ: "Nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ có quan hệ đến sự sống cịn của Đảng
và của chế độ". Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh, trong tình hình
5


hiện nay cần: "Đặc biệt coi trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng". Ngày 10-12-1997, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ
thị số 24-CT/TW về "Quản lý, khai thác hồ sơ ta thu được của địch"; tiếp theo
ngày 14-8-1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về "Việc thực
hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ". Sau
đó, Trung ương Đảng ban hành qui định những điều đảng viên không được
làm để tăng cường xây dựng và bảo vệ Đảng - bảo vệ chính trị nội bộ. Đặc
biệt, ngày 25/4/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 75, “Quy định
một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” (nay là Quy định 57-QĐ/TW). Đại
hội X của Đảng khẳng định: Phải “làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ" và
“hết sức chú trọng công tác Bảo vệ Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tóm lại, Bảo vệ chính trị nội bộ là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược, có
ý nghĩa sống cịn của Đảng, của chế độ, gắn liền với vị trí, vai trị lãnh đạo
của Đảng. Bảo vệ nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của các
cấp ủy Đảng. Cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thường xun
quan tâm chỉ đạo cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị
hiện nay.
Ban Tổ chức cấp ủy các cấp chủ động phối hợp với các cơ quan chức

năng tham mưu cấp ủy lãnh đạo thực hiện tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
ở cấp mình.
2. Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
trong tình hình mới:
2.1. Nhiệm vụ
Chỉ thị số 23-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 12/ 6/1993 về “Tăng
cường cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới” đã xác định
nhiệm vụ cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ của toàn Đảng như sau:
Một là: Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao tinh
thần cảnh giác cách mạng, kiên định lập trường, lý tưởng chủ nghĩa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng; mỗi
cán bộ, đảng viên phải luôn tự rèn luyện, tự bảo vệ mình trong sạch về mặt
6


chính trị và phẩm chất đạo đức; phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan
điểm tư tưởng cũng như ý thức tổ chức kỷ luật trong cán bộ, đảng viên, tăng
cường sự đồn kết nhất trí trong Đảng.
Hai là: Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán
bộ, đảng viên (bao gồm phát triển đảng, đề bạt, điều động cán bộ), kỷ luật
phát ngơn, quan hệ với người nước ngồi, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và
Nhà nước; quy chế cử cán bộ đi thăm quan, đi học, đi công tác và tiếp xúc với
người nước ngoài.
Ba là: Nghiên cứu, phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời những phần tử
cơ hội, thoái hoá biến chất bị địch mua chuộc, cài cắm vào nội bộ. Thẩm tra
số cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị chưa được xác minh và có
quan hệ phức tạp về chính trị.
2.2. Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ
trong tình hình mới
Một là, nâng cao nhận thức về tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu bảo vệ

chính trị nội bộ trong thời kỳ mới.
- Thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế; tác động mặt trái của
nền kinh tế thị trường; sự chống phá của các thế lực thù địch... đã đặt ra u
cầu mới phải tăng cường cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Kết quả và kinh nghiệm qua tổng kết thực hiện Quy định 75-QĐ/TW,
cho thấy: công tác bảo vệ chính trị nội bộ tới đây vừa phải tiếp tục giải quyết vấn
đề lịch sử chính trị, vừa đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề chính trị hiện nay.
+ Về lịch sử chính trị, chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, các trường
hợp có vấn đề lịch sử chính trị bản thân về cơ bản đã phát hiện, xem xét, kết
luận, xử lý. Phải tiếp tục xem xét, phát hiện làm rõ nội gián, cài cắm và những
người giấu giếm lý lịch. Vấn đề lịch sử chính trị cịn tập trung chủ yếu ở quan
hệ gia đình, chỉ điều chỉnh cha, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng, của vợ hoặc
chồng có tội ác với cách mạng. Cần xác định đúng tiêu chí, mức độ vi phạm
về lịch sử chính trị để giải quyết đúng đắn, phù hợp.

7


+ “Vấn đề chính trị hiện nay” đã và đang tác động trực tiếp đến sự
sống còn của Đảng, của chế độ. Vì vậy, cần có sự quan tâm thích đáng đối với
vấn đề chính trị hiện nay trong cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ ở thời kỳ mới.
Phải nhìn nhận đúng đắn yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài; mối quan hệ
giữa yếu tố bên trong với yếu tố bên ngồi của cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Cần nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cơng tác bảo vệ chính trị
nội bộ; trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là bí thư cấp ủy, người
đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên, các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước; đồn thể chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị.
Hai là, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tinh thần

cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Đây là nội dung, biện pháp rất quan trọng. Đồng thời, coi trọng việc
giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên trước
âm mưu, thủ đoạn phá hoại chính trị nội bộ của các thế lực thù địch.
Ba là, duy trì thành nền nếp việc chấp hành các nguyên tắc, quy chế về
công tác cán bộ, công chức, về công tác đảng viên và tăng cường kiểm tra
việc thực hiện.
Phải chú ý các khâu: tuyển dụng, điều động, đề bạt cán bộ. Coi trọng
việc thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và xem xét tiêu chuẩn về phẩm chất
chính trị. Cần nắm chắc nguồn cán bộ dự bị cho các chức danh lãnh đạo, quản
lý trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Nâng cao chất lượng
công tác quản lý cán bộ, đảng viên...
Bốn là, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ ngày càng vững mạnh.
Thực hiện cơng tác bảo vệ chính trị là trách nhiệm của tồn thể cán bộ,
đảng viên. Song, phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách trong cơ quan Ban Tổ
chức cấp ủy các cấp. Đội ngũ này không những phải tuyển chọn kỹ càng, bảo
đảm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị mà cịn phải có trình độ, năng lực và
8


được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
bảo đảm có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề của công
tác theo chức trách được phân công.
Năm là, xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan tham
mưu của cấp ủy về công tác bảo vệ chính trị nội bộ với các ban Đảng, các cơ
quan chức năng của Nhà nước trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ có đặc điểm khó khăn, phức tạp, liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy, phải thực hiện có kết quả Quy chế
phối hợp trong thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở địa phương, Ban

Thường vụ các tỉnh, thành ủy ban hành và chỉ đạo thực hiện Quy chế phối hợp.
Sáu là, động viên, lãnh đạo và tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ chính
trị nội bộ.
Dựa vào dân để bảo vệ chính trị nội bộ là phương thức đem lại hiệu quả
cao. Vì vậy, đề cao trách nhiệm bảo vệ chính trị nội bộ của các tổ chức đảng,
của cán bộ, đảng viên; đồng thời phát huy vai trò của nhân dân, tổ chức động
viên nhân dân tham gia bảo vệ chính trị nội bộ. Phải tuyên truyền, phổ biến để
nhân dân tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Bảy là, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của cấp ủy cơ quan
bảo vệ chính trị nội bộ cấp trên đối với cấp dưới.
Cấp ủy, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ cấp trên cần thường xuyên
kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ cấp ủy cấp dưới.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP VỤ CƠNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ
NỘI BỘ

1. Cơng tác nắm tình hình chính trị nội bộ
1.1 Khái niệm, mục đích u cầu:
a/ Khái niệm: Nắm tình hình chính trị nội bộ là thu thập, tích lũy,
nghiên cứu, phân tích, tổng hợp có hệ thống những thơng tin, tài liệu... về tình
hình chính trị nội bộ và tình hình cơng tác chính trị nội bộ ở địa phương, đơn vị.
b/ Mục đích, yêu cầu:

9


- Nắm tình hình chính trị nội bộ và cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
giúp các cấp ủy đảng, đánh giá đúng thực trạng tình hình chính trị nội bộ,
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ ở địa phương, đơn vị và của đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, đề ra chủ trương, kế hoạch
bảo vệ chính trị nội bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

- Nắm tình hình chính trị nội bộ và cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ là
cơng việc quan trọng, thường xun. Phải nắm chắc được tình hình một cách
chính xác, bảo đảm chủ động phịng ngừa, ngăn chặn là chính và phát hiện, đề
xuất xử lý kịp thời. Khi nắm tình hình chính trị nội bộ phải khách quan, thận
trọng, toàn diện và cụ thể; đồng thời, thực hiện đúng nguyên tắc của Đảng,
đảm bảo đoàn kết, tránh gây ra những vấn đề làm cho nội bộ thêm phức tạp.
1.2. Nội dung nắm tình hình chính trị nội bộ và cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ
a/ Nắm tình hình âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ ta của các thể lực
thù địch:
- Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, nhằm “chuyển hóa” nội
bộ ta trên các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức... Cụ thể:
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và vai trị lãnh đạo của Đảng; phân hóa và chia rẽ nội bộ, nhằm
chuyển hóa nội bộ ta về tổ chức, cán bộ.
+ Dùng văn hóa, giáo dục, kinh tế và lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo,
dân chủ, dân quyền để chun hóa chính trị, tư tưởng.
- Hoạt động chống phá ta của bọn phản động người Việt lưu vong ở
nước ngoài và bọn phản động trong nước.
- Hoạt động của số đối tượng cơ hội chính trị.
- Hoạt động của bọn tội phạm hình sự có liên quan đến cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ.
b/ Nắm tình hình chính trị nội bộ ở địa phương, đơn vị:

10


- Đặc điểm về địa lý, kinh tế, văn hóa-xã hội, như: tổ chức, biên chế;
bộ máy lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đồn thể; tình hình tổ chức cơ sở
đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên...

- Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị, như:việc
tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương (mặt tốt, chưa tốt;
những biểu hiện chệch hướng...).
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, như: hoạt động của
các tổ chức nước ngoài liên quan đến chính trị nội bộ và an ninh quốc gia trên
địa bàn.
- Nắm tình hình thơng qua thực hiện Quy định 57-QĐ/TW, ngày
03/5/2007 của Bộ Chính trị, “một số vấn đề về bảo vệ nội bộ Đảng”, như:
+ Những người có một trong những việc theo quy định Điều 8.
+ Những người có vấn đề về chính trị (đã được kết luận xử lý, chưa
được kết luận xử lý...).
c/ Nắm tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ ở địa
phương, đơn vị:
- Tình hình triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, quy định của
Trung ương và cấp ủy cấp trên về bảo vệ chính trị nội bộ.
- Tình hình thực hiện cơng tác khai thác hồ sơ; rà sốt chính trị nội bộ;
thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, cơng chức, người xin vào đảng, cán
bộ, đảng viên nhằm phục vụ công tác cán bộ và công tác đảng viên ở địa
phương, đơn vị; tình hình giải quyết đơn khiếu nại tố cáo có liên quan đến vấn
đề chính trị; tình hình phối hợp thực hiện cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ...
1.3. Xử lý thơng tin qua kết quả nắm tình hình chính trị nội bộ
- Tổng hợp, thống kê, theo dõi.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết luận và báo cáo, thông báo:
+ Báo cáo với cấp ủy và cơ quan cấp trên hoặc thông báo cho cấp dưới.
+ Đề xuất với cấp ủy và cơ quan cấp trên chỉ đạo giải quyết đối với
những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, đơn vị.
- Lập hồ sơ vụ việc đưa vào lưu trữ.
11



2. Cụng tỏc thẩm tra, xỏc minh những vấn đề về chính trị nội bộ
2.1. Khỏi niệm
Thẩm tra, xác minh những vấn đề về chính trị nội bộ là điều tra, xem xét
lại kỹ lưỡng tài liệu, chứng cứ đó cú và tài liệu mới dể xỏc định và kết luận
chính xác về vấn đề chính trị của người xin vào Đảng, của cán bộ, đảng viên.
2.2. Mục đích
- Để biết rừ người xin vào Đảng; cán bộ, đảng viên có vấn đề gỡ về mặt
chớnh trị? Nếu cú thỡ nội dung, tớnh chất, mức độ của vấn đề như thế nào?
Trên cơ sở hiểu rừ về vấn đề chính trị của người xin vào Đảng để xác định
việc phát triển Đảng; hiểu rừ vấn đề chính trị của cán bộ, đảng viên để có kế
hoạch sử dụng, xử lý và quản lý đúng với đường lối, chính sách của Đảng;
phũng ngừa kẻ địch mua chuộc, khống chế.
- Qua thẩm tra, xỏc minh vấn đề chính trị, nếu phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật thỡ chuyển cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.
2.3. Yờu cầu
- Việc thẩm tra, xác minh phải thận trọng, khách quan, phải nắm vững
quan điểm lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển để xem xét, kết luận một
cỏch khoa học, chớnh xỏc, rừ ràng; khụng để lọt người vi phạm tiêu chuẩn
chính trị vào cơ quan lónh đạo của Đảng và Nhà nước, cơ quan trọng yếu, cơ
mật. Đồng thời, không để cán bộ, đảng viên bị xử lý oan, sai. Trường hợp
chưa xác định rừ được vấn đề, phải cú kế hoạch tiếp tục thẩm tra làm rừ.
- Đối với cán bộ thẩm tra, phải tuyệt đối trung thành, trung thực, khách
quan, cơng tâm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững Nghị quyết, Chỉ
thị, quy định, hướng dẫn, chính sách của Đảng đối với cơng tác bảo vệ Đảng
(bảo vệ chính trị nội bộ) và pháp luật của Nhà nước, có kiến thức về cơng tác
xây dựng Đảng nói chung và cơng tác Bảo vệ chính trị nội bộ nói riêng, có
phương pháp thẩm tra và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được
giao; thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật.
- Phải thực hiện theo đúng thẩm quyền được quy định trong Chương
IV, Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X), quy


12


định “một số vấn đề về chính trị nội bộ Đảng” và Hướng dẫn thực hiện của
Ban Tổ chức Trung ương.
2.4. Nội dung thẩm tra, xỏc minh
Thực hiện theo quyết định thẩm tra, xác minh của cấp ủy có thẩm quyền, bao
gồm những nội dung được ghi trong Quy định số 57-QĐ/TW,

ngày

03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) quy định “một số vấn đề về bảo vệ chính
trị nội bộ Đảng” và Hướng dẫn thực hiện của Ban Tổ chức Trung ương.
2.5. Quy trỡnh thẩm tra, xỏc minh
a) Cấp có thẩm quyền quyết định thẩm tra, xác minh: thực hiện đúng
nguyên tắc về thẩm quyền được phân cấp; chỉ tiến hành thẩm tra, xác minh
khi có quyết định.
b) Lập kế hoạch thẩm tra, xỏc minh. Nội dung kế hoạch gồm các công
việc và cách thức triển khai: xác định mục đích, yêu cầu; các vấn đề cần thẩm
tra, xác minh (đối tượng, nội dung, sự việc cần làm rừ); biện phỏp tổ chức,
thực hiện (bớ mật hay cụng khai). Dự kiến các bằng chứng phải thu thập;
những tổ chức và cá nhân cần gặp, cơ quan cần phối hợp; tổ chức, phân công
lực lượng tham gia; dự kiến thời gian hoàn thành…
c) Tiến hành thẩm tra, xỏc minh:
- Tiến hành thu thập cỏc thụng tin, tài liệu cần thiết cho việc thẩm tra,
xác minh gồm: lý lịch cán bộ, công chức, lý lịch đảng viên qua các thời kỳ;
các bảng kiểm điểm, nhận xét cán bộ, đảng viên và các bản khai bổ sung; hồ
sơ ta thu được của địch có liên quan đến cán bộ, đảng viên; các đơn, thư tố
cáo, khiếu nại, thơng tin báo chí về đối tượng…Đặc biệt, chú ý thụng tin, tài

liệu của cấp ủy, chớnh quyền, nhõn dõn nơi người cần thẩm tra, xác minh cư
trú và thông tin của cán bộ, đảng viên tin cậy và có hiểu biết về người cần
thẩm tra, xác minh. Qua nghiên cứu các tài liệu đó tỡm ra những vấn đề mâu
thuẫn, vướng mắc…để tập trung vào hướng điều tra, xác minh.
- Làm việc với cấp ủy và thủ tướng cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên
cần thẩm tra, xác minh (Thông báo quyết định và kế hoạch thẩm tra, xác
minh, đề nghị cung cấp tỡnh hỡnh…).

13


- Làm việc với người có đơn tố cáo, phát hiện cán bộ, đảng viên có vấn
đề về chính trị nội bộ (đề nghị cung cấp thông tin, chứng cứ để làm rừ sự thật
và giới thiệu những cỏ nhõn, tổ chức biết sự việc…).
- Làm việc với cán bộ, đảng viên hoặc người xin vào Đảng có vấn đề
chính trị cần thẩm tra, xác minh (yêu cầu viết báo cáo, giải trỡnh, làm rừ sự
thật những nội dung cần thẩm tra, xỏc minh).
- Làm việc với các tổ chức, cá nhân biết sự việc để thu thập thêm bằng
chứng (thu thập thông tin, bằng chứng về cỏc nội dung thẩm tra, xỏc minh).
d) Viết bỏo cỏo kết quả thẩm tra, xỏc minh:
Trên cơ sở kết quả xử lý thụng tin, tài liệu đó thu thập được; sau khi
kiểm tra, đối chiếu và trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan, cán bộ
thẩm tra, xỏc minh viết bỏo cỏo kết quả thẩm tra, xỏc minh. Trong bỏo cỏo
cần tập trung vào cỏc nội dung sau:
+ Sơ lược lý lịch của đối tượng cần thẩm tra.
+ Nội dung cần thẩm tra, xỏc minh.
+ Kết quả thẩm tra xỏc minh.
+ Đề xuất kết luận, xử lý.
+ Dự thảo kết luận trỡnh cấp ủy xem xột kết luận.
đ) Quản lý lưu trữ hồ sơ:

- Sau khi cấp ủy có thẩm quyền kết luận, xử lý cán bộ, đảng viên có
vấn đề về chính trị cần thẩm tra, xác minh, phải tiến hành tập hợp hồ sơ để
quản lý.
- Hồ sơ tập hợp theo hệ thống quá trỡnh tổ chức, thực hiện thẩm tra,
xỏc minh. Quản lý hồ sơ theo chế độ tài liệu “mật”.
3. Cụng tỏc thẩm định tiêu chuẩn chính trị
3.1. Khỏi niệm
Thẩm định tiêu chuẩn chính trị là xem xét, xác định độ tin cậy về chính
trị đối với cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng để tham mưu cho cấp ủy
có thẩm quyền bố trí, sử dụng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ.
3.2. Mục đích, yêu cầu thẩm định chính trị:
14


a. Mục đích:
Thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ là để kết luận về tiêu chuẩn
chính trị để bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí, các cơ quan của
Đảng và Nhà nước; các chức danh quản lý của cấp ủy và cỏc cấp theo phõn
cấp quản lý cỏn bộ của Trung ương.
b. Yờu cầu:
Thẩm định tiêu chuẩn chính trị phải được tiến hành thận trọng, khách
quan, cơng minh; đề xuất kết luận chính xác; không chủ quan, đơn giản,
không định kiến, phiến diện một chiều; Phải căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể đối
với từng chức danh cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý theo các quy
định của Trung ương.
3.3. Thẩm quyền và đối tượng thẩm định tiêu chuẩn chính trị
a. Thẩm quyền:
Thực hiện theo phõn cấp quản lý của Trung ương và Thành ủy.
b. Đối tượng cần thẩm định tiêu chuẩn chính trị:
- Người xin vào Đảng.

- Cán bộ dự kiến giới thiệu ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh
lónh đạo, quản lý cỏc cấp và bầu vào cấp ủy cỏc cấp.
- Cán bộ dự kiến bố trí làm việc ở những cơ quan trọng yếu cơ mật.

-

Cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ lónh đạo, quản lý các cấp.
3.4. Nội dung thẩm định
Các vấn đề cần xem xét về chính trị của bản thân và gia đỡnh theo Quy
định 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “một số vấn đề về bảo
vệ chính trị nội bộ Đảng” và Hướng dẫn thực hiện số 11-HD/TTCTW của
Ban Tổ chức Trung ương.
3.5. Các bước thẩm định
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, phân công cán bộ thẩm định.
Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định, lónh đạo có thẩm quyền giao
cho đơn vị, cán bộ chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định.
Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ, lý lịch.
15


Căn cứ vào hồ sơ đề nghị đề bạt, bổ nhiệm do cơ quan chức năng yêu
cầu thẩm định gửi đến, tiến hành nghiờn cứu lý lịch và cỏc tài liệu liờn quan
nhằm phỏt hiện những vấn đề chưa rừ hoặc những vấn đề liên quan về tiêu
chuẩn chính trị, xác định nội dung và nơi cần thu thập thông tin, tài liệu phục
vụ cho việc thẩm định.
Bước 3: Tiến hành thu thập thụng tin tài liệu.
Cán bộ thẩm định trực tiếp làm việc với tổ chức Đảng, lónh đạo cơ
quan nơi cán bộ cần thẩm định, yêu cầu cung cấp thơng tin, tàỡ liệu liờn quan
đến tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên, như:
- Lý lịch gốc cỏn bộ.

- Lý lịch gốc đảng viên.
- Các quyết định về đề bạt, bổ nhiệm chức vụ và điều động.
- Các đơn thư tố cáo, khiếu nại, phản ánh (nếu có).
- Thơng tin, báo chí, dư luận có liên quan đến cán bộ, đảnh viên…
- Các tài liệu liên quan khác: bản kiểm điểm đánh giá, phân loại cán bộ,
đảng viên; nhận xét của cấp ủy nơi cư trú.
3.6. Phân tích, đánh giá hồ sơ tài liệu, đề xuất kết luận
- Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do các cơ quan chức năng yêu cầu thẩm định
gửi đến và các thơng tin tài liệu đó thu thập được; cán bộ thẩm định nghiên
cứu, phân tích đề xuất để cấp có thẩm quyền quyết định.
- Trường hợp cán bộ dự kiến đề bạt, bổ nhiệm qua thẩm định đó được
cấp ủy có thẩm quyền kết luận khơng vi phạm tiêu chuẩn chính trị của chức
danh dự kiến đề bạt, bổ nhiệm thỡ cỏn bộ thẩm định viết báo cáo; dự thảo văn
bản trả lời cơ quan yêu cầu thẩm định ý kiến của Ban Tổ chức câp ủy về việc
nhất trí đề bạt, bổ nhiệm, bố trí.
Tiêu chuẩn chính trị theo Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của
Bộ Chính trị và Hướng dẫn thực hiện của Ban Tổ chức Trung ương.
- Trường hợp thẩm định thấy không đủ tiêu chuẩn chính trị để đề bạt bổ
nhiệm, bố trí thỡ cỏn bộ thẩm định báo cáo lónh đạo có thẩm quyền; đồng

16


thời dự thảo công văn để trả lời cơ quan u cầu thẩm định việc khơng nhất trí
đề bạt bổ nhiệm, bố trớ.
- Trường hợp có vấn đề chưa rừ cần thẩm tra, xỏc minh mới kết luận được
thỡ làm bỏo cỏo đề nghị cấp ủy có thẩm quyền cho thẩm tra, xác minh; đồng
thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu thẩm định biết để phối hợp.
- Các trường hợp cấp ủy có thẩm quyền chỉ đạo thẩm tra, xác minh thỡ
tiến hành thẩm tra, xỏc minh theo trỡnh tự thẩm tra, xỏc minh những vấn đề

chính trị nội bộ.
3.7. Viết bỏo cỏo kết quả thẩm định và công văn trả lời
a- Viết bỏo cỏo:
Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định viết báo cáo kết quả thẩm định và
dự thảo công văn trả lời cơ quan yêu cầu thẩm định.
Báo cáo kết quả thẩm định tiêu chuẩn chính trị viết như báo cáo thẩm
tra xác minh những vấn đề về chính trị. Tuy nhiên, cần tập trung vào các nội
dung sau:
- Quỏ trỡnh tiến hành thẩm định, kết quả đạt được:
+ Nội dung thẩm định.
+ Các cơ quan và cá nhân đó làm việc.
+ Tài liệu chứng cứ thu thập được.
+ Tổng hợp kết quả thẩm định: phải làm rừ về vấn đề chính trị cảu cán bộ
được thẩm định. Nếu có vấn đề chính trị thỡ nội dung, mức độ của vấn đề như
thế nào, có vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng hay không?
- Đề xuất kết luận về cán bộ dự kiến đề bạt, bổ nhiệm, bố trí.
b- Công văn trả lời:
Công văn trả lời cơ quan yêu cầu thẩm định phải nói rừ người được
thẩm định đủ tiêu chuẩn chính trị hay khơng đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy
định về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Trung ương.
4. Công tác hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ
4.1. Khỏi niệm

17


- Hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ là các loại tư liệu, tài liệu dưới các hỡnh
thức, chất liệu phản ỏnh hoặc liờn quan đến các công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Cơng tác hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ gồm 3 phần:
+ Lập hồ sơ hiện hành.

+ Quản lý hồ sơ.
+ Khai thác hồ sơ.
4.2. Nguyên tắc của công tác hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ
Thực hiện theo các quy định của Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, đảng
viên, theo tính chất vụ việc, vấn đề chính trị nội bộ. Đồng thời, thực hiện theo các
chính sách, pháp luật của Nhà nước (về lưu trữ, về bí mật Nhà nước…).
4.3. Phân loại hồ sơ bảo vệ chớnh trị nội bộ:
Phân loại hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ nhằm quản lý và sử dụng thuận
tiện cú hiệu quả. Theo vụ Bảo vệ Chớnh trị nội bộ Ban Tổ chức Trung ương,
hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ được phân loại như sau:
- Hồ sơ nắm tỡnh hỡnh chớnh trị - Ký hiệu: NB (NB).
- Hồ sơ vụ án, vụ việc liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ (VA).
- Hồ sơ cán bộ đảng viên có vấn đề về chính trị (CN).
- Hồ sơ thẩm định tiêu chuẩn chính trị (TĐ)
- Hồ sơ chuyên đề (CĐ)
- Hồ sơ hành chính (HC)
- Hồ sơ thu được của địch có liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ
(theo ký hiệu do địch lập).
4.4. Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân làm cơng tác hồ sơ bảo vệ
chính trị nội bộ
Nắm vững những quy định về công tác hồ sơ bảo vẹ chính trị nội bộ, bố
trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn làm cơng tác nầy. Đồng thời, chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định về hồ sơ, lưu trữ và bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ
bảo vệ chính trị nội bộ.
KẾT LUẬN

18


Bảo vệ chớnh trị nội bộ là nhiệm vụ quan trọng cú ý nghĩa sống cũn

của Đảng, của chế độ. Thực hiện nhiệm vụ, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ là
trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của các cấp ủy đảng. Trong điều kiện
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập và tỡnh hỡnh quốc
tế cú những biến động phức tạp, đũi hỏi phải tăng cường cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng
viên, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, kiện tồn đội ngũ cán bộ làm
cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ. Bản thân cán bộ làm cơng tác bảo vệ chính
trị nội bộ phải khơng ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao phẩm chất cách
mạng và trỡnh độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong thời kỳ mới.

19



×