Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn Thạc sĩ Phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)

Ngành: Kinh doanh thương mại

TẠ THỊ MINH CHÂU


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)
Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên: Tạ Thị Minh Châu
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Ngọc Tiến

HÀ NỘI – 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong
bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu
(EVFTA)”này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, dữ liệu, thông
tin trong luận văn là hồn tồn trung thực, chính xác, do tơi thu thập từ các ấn phẩm
đã xuất bản hoặc từ nguồn thông tin đáng tin cậy. Các tài liệu tham khảo, đánh giá,
trích dẫn được sử dụng phù hợp trong q trình hồn thành nội dung luận văn.
Tơi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2022
Tác giả luận văn

Tạ Thị Minh Châu


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS
Đào Ngọc Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu

2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6


5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Nội dung nghiên cứu

7

CHƯƠNG 1

8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VÀ HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU

8

1.1 Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp sữa

8

1.1.1

8

Khái niệm ngành công nghiệp sữa

1.1.2. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp sữa


11

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển ngành công nghiệp sữa

12

1.1.1

Khái niệm phát triển ngành cơng nghiệp sữa

12

1.2.1

Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngành công nghiệp sữa

13

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp sữa

19


1.4 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

20

1.4.1

Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do (FTA)


1.4.2

Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

20

(EVFTA)

24

CHƯƠNG 2

30

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU

30

2.1 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam

30

2.1.1

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam

30


2.1.2

Vị trí, vai trị của ngành cơng nghiệp sữa Việt Nam

31

2.1.3

Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp sữa Việt Nam

32

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam 35

2.1.5

Đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam

43

2.2 Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu
Âu đến ngành công nghiệp sữa Việt Nam

61

2.2.1


Quan hệ thương mại ngành sữa Việt Nam – EU

61

2.2.2

Ảnh hưởng của EVFTA tới ngành công nghiệp sữa Việt Nam

62

2.3. Đánh giá chung về ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực
thi EVFTA

67

2.2.3

Những thành công đã đạt được

67

2.2.4

Những hạn chế cần khắc phục

69

CHƯƠNG 3

73


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA

73


3.1 Quan điểm và định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa

73

3.1.1

Quan điểm phát triển

73

3.1.2

Định hướng phát triển

73

3.2 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa

74

3.2.1

Kiến nghị đối với Nhà nước


74

3.2.2

Giải pháp đối với doanh nghiệp, hộ chăn nuôi

81

KẾT LUẬN

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

PHỤ LỤC

96

Phụ lục 1A: Danh mục lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu

96

Phụ lục 2A: Biểu thuế sữa và các sản phẩm sữa được hưởng mức thuế suất nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tư do (EVFTA) giai
đoạn 2020- 2022 (từ ngày 01/08/2020 đến ngày 31/12/2022)

97


Phụ lục 2B: Danh mục các sản phẩm sữa được hưởng ưu đãi cắt giảm thuế từ EVFTA
theo cam kết chung từ phía Việt Nam và EU

103


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Số lượng các nhà bán lẻ chính trong kênh phân phối ...............................39
Bảng 2.2: Sản lượng xuất khẩu sữa (Tấn) của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. ....40
Bảng 2.3: Sản lượng sữa (Tấn) phân theo khu vực tại Việt Nam (2015 – 2020) .....44
Bảng 2.4: Số lượng bò sữa phân theo khu vực tại Việt Nam (2015 – 2020) ............45
Bảng 2.5: Địa phương có số lượng bị sữa cao nhất cả nước (2015 – 2020) ............46
Bảng 2.6: Một số doanh nghiệp lớn ngành sữa Việt Nam ........................................55
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu sữa (Nghìn USD) từ EU vào Việt Nam................62
Bảng 2.8: Yêu cầu về xuất xứ các sản phẩm sữa theo quy định của EVFTA ..........71

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị tiêu dùng các nhóm hàng thực phẩm .............................31
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị hàng tiêu dùng nhanh trong nhà ở khu vực ...................32
Biểu đồ 2.3: Chuỗi giá trị ngành công nghiệp sữa Việt Nam ...................................33
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 2015 - 2020 ......37
Biểu đồ 2.5: Dân số Việt Nam (Người) giai đoạn 2000 – 2020 và dự báo đến
2050 ...........................................................................................................................38
Biểu đồ 2.6: Thị phần kênh bán lẻ các sản phẩm sữa tại Việt Nam .........................39
Biểu đồ 2.7: Dự báo về sản lượng sản xuất sữa tại Việt Nam năm 2025 .................42
Biểu đồ 2.8: Số lượng cá thể bò sữa Việt Nam (2015 – 2021) .................................43
Biểu đồ 2.9: Sản lượng sữa tươi nguyên liệu tại Việt Nam (2015 – 2021) ..............44

Biểu đồ 2.10: Năng suất sữa bò tại các khu vực trên thế giới năm 2020 ..................47


Biểu đồ 2.11: Kim ngạch nhập khẩu sữa vào Việt Nam phân theo nhóm sản
phẩm giai đoạn 2016 – 2021 và dự báo đến năm 2023.............................................48
Biểu đồ 2.12: Sản lượng cung các sản phẩm sữa (Nghìn tấn) tại Việt Nam ............49
Biểu đồ 2.13: Quy mô và tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa của ..............................50
Biểu đồ 2.14: Tổng doanh thu bán lẻ các sản phẩm sữa (Tỷ USD) tại Việt Nam ....51
Biểu đồ 2.15: Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ ................................52
Biểu đồ 2.16: Đóng góp về doanh thu của ngành công nghiệp sữa ..........................53
Biểu đồ 2.17: Kim ngạch và tỷ lệ XNK sữacủa Việt Nam (2015 - 2020) ................54
Biểu đồ 2.18: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (Nghìn người) làm việc và
qua đào tạo trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam (2015 – 2020) ........57
Biểu đồ 2.19: Quy trình sản xuất – chế biến sữa tại Việt Nam .................................58
Biểu đồ 2.20: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu sữa từ EU..........................................61
Biểu đồ 2.21: Giá sữa 2% của Việt Nam và một số quốc gia EU năm 2021 ............70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Danh mục viết tắt tiếng Anh
Tên viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

AFTA

ASEAN Free Trade Area


Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

AI

Artificial Intelligent

Trí tuệ nhân tạo

AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn

Economic Partnership

diện ASEAN – Nhật Bản

Association of South East Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Nations

Á

C/O

Certificate of Origin


Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

CAGR

Compound Annual Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng kép hằng năm

CPTPP

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Agreement for Trans-Pacific

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ASEAN

Partnership
EAEU

Eurasian Economic Union

Liên minh Kinh tế Á Âu

EU


European Union

Liên minh châu Âu

EVFTA

Europe Union – Vietnam Free

Hiệp định thương mại tự do Việt

Trade Agreement

Nam – Liên minh châu Âu

European Union – Vietnam

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt

Investment Protection

Nam – Liên minh châu Âu

EVIPA

Agreement
FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do


Tên viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

GATT

The General Agreement on

Hiệp ước chung về thuế quan và

Tariffs and Trade

mậu dịch

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


HF

Holstein Friesian

Giống bị sữa Hà Lan

HS

Harmonized System

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa
hàng hóa

ICT

IPA

Information and

Cơng nghệ thơng tin và truyền

Communication Technologies

thông

Investment Protection

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư

Agreement

ISDS

Investor-State Disputes

Cơ chế Giải quyết tranh chấp

Settlement

giữa Nhà nước và Nhà đầu tư
nước ngoài

LGV Robot

Laser Guided Vehicles Robot

Robot tự hành

LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số Hiệu quả Logistics

NAFTA

North-Ameria Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

RGV


Rail guided vehicle

Xe tự lái

SME

Small and Medium Enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SPS

Sanitary and Phytosanitary

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

Measures

động -thực vật

Technical Barriers to Trade

Rào cản kỹ thuật trong thương

TBT

mại
THI


Temperature Humidity Index

Chỉ số nhiệt độ - độ ẩm


Tên viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

UHT

Ultra-high Temperature

Công nghệ xử lý nhiệt cao

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

VAT

Value added Tax

Thuế giá trị gia tăng

VCCI


Vietnam Chamber of Commerce

Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam

Vietnam – Chile Free Trade

Hiệp định Thương mại tự do Việt

Agreement

Nam – Chile

Vietnam Industry Research and

Công ty Cổ phần Nghiên cứu

Consultancy

ngành và Tư vấn Việt Nam

Vietnam – Korea Free Trade

Hiệp định Thương mại tự do Việt

Agreement


Nam – Hàn Quốc

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

VCFTA

VIRAC

VKFTA

WTO

Danh mục viết tắt tiếng Việt
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CNPT

Công nghiệp phụ trợ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

NVL


Nguyên vật liệu

QĐ-BKH

Quyết định của Bộ Kế hoạch đầu tư

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

TCTK

Tổng cục Thống kê

TMCP

Thương mại Cổ phần

TT-BCT

Thơng tư Bộ Công thương


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Sữa và các chế phẩm từ sữa là sản phẩm thuộc nhóm thiết yếu, giữ vai trò quan
trọng đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một tăng lên của người Việt. Từ vị thế
phải nhập khẩu sữa hoàn toàn, đến nay Việt Nam khơng những đã có thể phần nào tự
chủ nguồn cung sữa cho thị trường nội địa, mà còn xuất khẩu sữa tới hơn 50 quốc gia
trên thế giới.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu EVFTA mở ra
cơ hội và lợi thế ngành công nghiệp sữa. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành sữa hiện
nay có thể nói là vẫn chưa tương xứng với nhu cầu tiêu dùng cao trong nước cũng
như tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Ngành sữa Việt Nam cần
có một chiến lược phát triển phù hợp, đúng hướng, toàn diện.
Từ những nghiên cứu, đánh giá trong luận văn, tác giá rút ra những nội dung
nổi bật như sau:
Ngành công nghiệp sữa Việt Nam là một bộ phận cấu thành trong ngành cơng
nghiệp thực phẩm nói riêng và ngành công nghiệp sản xuất – chế biến nói chung, có
vai trị quan trọng đối với cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế của quốc
gia.
Việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU gây ra
những ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển của ngành khi các hàng rào thuế quan
giữa hai nước đang dần bị gỡ bỏ cùng hàng loạt những cam kết khác bắt đầu có hiệu
lực.
Mặc dù khơng có truyền thống lâu đời hay những điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho sự phát triển chăn ni bị sữa, nhưng với chiến lược đầu tư đúng hướng mà
ngành công nghiệp sữa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Bên cạnh đó,
ngành sữa cũng cần xem xét, đánh giá để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp sữa, luận văn đề
xuất một số giải pháp phát triển ngành trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia khơng có truyền thống lâu đời về chăn ni bị sữa,
xu hướng phát triển này mới bắt đầu xuất hiện và du nhập vào Việt Nam từ đầu những
năm đầu của thế kỳ XX. Tuy vậy, ngành sữa Việt Nam trong suốt khoảng thời gian

qua đã liên tục phát triển. Từ vị thế phải nhập khẩu sữa hồn tồn, đến nay Việt Nam
khơng những đã có thể phần nào tự chủ nguồn cung sữa cho thị trường nội địa, mà
còn xuất khẩu sữa tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít
các quốc gia tại khu vực Châu Á có khả năng xuất khẩu sữa.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là sản phẩm thuộc nhóm thiết yếu, là loại thực
phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và giữ vai trị quan trọng đối với nhu cầu
chăm sóc sức khỏe ngày một tăng lên của người Việt. Do đó, dù trải qua những những
cơn khủng hoảng kinh tế hay cú sốc của đại dịch Covid-19, ngành sữa vẫn giữ tốc độ
tăng trưởng tương đối mạnh. Trong những năm tới, với xu hướng gia tăng về dân số
và thu nhập người dân, ngành sữa được dự báo sẽ còn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng
tích cực này. Bên cạnh đó, ngành sữa Việt Nam cũng được đánh giá là có nhiều tiềm
năng để phát triển, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Liên minh châu Âu (EU) luôn được coi là đối tác nhập khẩu lớn, với sức mua
đứng thứ hai thế giới và là thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam. Tại khu
vực châu Á, Việt Nam là một trong số khơng nhiều các quốc gia có Hiệp định thương
mại với EU (sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore). Vì thế, Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) (chính thức có hiệu lực từ ngày
01/08/2020) đã đánh dấu thời điểm quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện
Việt Nam – EU, là kết quả cho sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong suốt 10
năm kể từ khi Việt Nam và EU tiến hành đàm phán, đồng thời mở ra cơ hội và lợi thế
cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có ngành cơng nghiệp
sữa.
Sự phát triển của ngành sữa hiện nay có thể nói là vẫn chưa tương xứng với
nhu cầu tiêu dùng cao trong nước cũng như tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường


2
nước ngoài. Mặc dù cơ hội của Việt Nam trong thực thi EVFTA là rất lớn nhưng để
tận dụng các cam kết trong EVFTA, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với
hàng loạt khó khăn, thách thức. Đó là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp

vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các hàng rào kỹ thuật và phòng
vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, tuân thủ những quy định về sở hữu trí
tuệ, lao động và mơi trường. Ngành sữa Việt Nam cần có một chiến lược phát triển
phù hợp, đúng hướng, toàn diện để có thể vượt qua sức ép từ cuộc cạnh tranh khốc
liệt với các doanh nghiệp sữa nước ngoài, đặc biệt đến từ EU và vươn lên trở thành
quốc gia có ngành công nghiệp sữa phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì thế, nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối
cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu là việc làm
hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều này không chỉ tạo
điều kiện cho ngành sữa Việt Nam mở rộng cánh cửa tại thị trường nước ngồi, trong
đó có EU, mà cịn giúp các doanh nghiệp sữa trong nước đứng vững trước sự đổ bộ
của các doanh nghiệp sữa đến từ châu Âu – nơi được coi là cái nơi của ngành cơng
nghiệp sữa thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngồi
Trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan tác động của
Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế và hoạt động thương mại Việt Nam, tác giả
nhận thấy đã có rất nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực này, với các góc độ nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu khác nhau:
Các tài liệu tiêu biểu trước đây xem xét tác động của EVFTA đối với Việt
Nam bao gồm Philip et al (2011), Baker và cộng sự (2014), Nguyen (2014), Brauer
et al (2014) và Vu (2015). Bốn tham luận đầu tiên tập trung phân tích tác động của
việc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ EVFTA đối với toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam như ngân sách nhà nước, nhu cầu trong nước, giá cả, tiết kiệm, đầu tư, thương
mại, việc làm và tăng trưởng kinh tế, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức đối
với Việt Nam trong khi Vu (2015) đã sử dụng các chỉ số thương mại như Lợi thế so


3
sánh được tiết lộ, Chun mơn hóa xuất khẩu và Cường độ thương mại để dự đốn

những lợi ích và tổn thất tiềm năng của EVFTA. Philip và cộng sự (2011) và Baker
et al (2014) bằng cách sử dụng cân bằng chung có thể tính tốn được cũng đã cố gắng
ước tính những thay đổi trong nhập khẩu của Việt Nam từ EU trong một số lĩnh vực
như gạo, hàng may mặc, đường, điện tử, máy móc, hóa chất, vận tải và thông tin liên
lạc. Nguyen (2014a) đã áp dụng mơ hình trọng lực để ước tính những thay đổi trong
tổng thể dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia. Philip và cộng sự (2011), Baker và
cộng sự (2014) và Nguyen (2014) đưa ra phân tích định tính về sự phát triển hiện tại
của một số ngành như ô tô, điện tử, may mặc, đồ gỗ, cà phê và thủy sản trong bối
cảnh EVFTA sắp diễn ra.
Bài báo của Vu (2016) thơng qua Phần mềm Phân tích Thị trường và Hạn chế
Thương mại đã đánh giá tác động trước sau của việc xóa bỏ thuế quan theo hiệp định
thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đối với nhập khẩu dược phẩm của
Việt Nam từ EU dựa trên hai kịch bản. Trên cơ sở những kết quả thu được, bài báo
cho rằng cả Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp dược phẩm không nên bỏ qua
EVFTA và những tác động của nó đối với ngành dược phẩm, đồng thời nhận thức rõ
sự phân bổ không đồng đều trong thay đổi nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo quốc
gia và sản phẩm để thiết kế chiến lược kinh doanh và đầu tư. Ngồi ra, Việt Nam cần
có các biện pháp đa dạng hóa các thị trường nhập khẩu châu Âu để bớt phụ thuộc vào
các thị trường truyền thống trong bối cảnh hiện nay của EU.
Trên tạp chí Asian finance, economics, and busines (5/2021), tác giả Tran và
các cộng sự đã có nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thơng qua
mơ hình WITS-SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu và cắt giảm thuế quan
song song với việc phân tích sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy
thương mại trái cây giữa hai thị trường khi EVFTA có hiệu lực. Từ đó, Việt Nam
phải đưa ra các chính sách để đổi mới phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm, để EVFTA có thể được sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây của Việt
Nam sang EU.


4

Tác giả Bui (2020) và các cộng sự đã sử dụng mơ hình phân tích SMART để
nghiên cứu về tác động tiềm năng của việc loại bỏ hàng rào thuế quan khi áp dụng
EVFTA đối với Việt Nam trong hoạt động nhập khẩu các sản phẩm sữa từ EU.
Nghiên cứu đề cập đến hai kịch bản có thể xảy ra về giá trị nhập khẩu của Việt Nam
đối với dòng sản phẩm sữa từ thị trường đối tác, từ đó đưa ra cái nhìn tồn cảnh về
ngành cơng nghiệp sữa để các nhà hoạch định chính sách có thể cân bằng được mất
khi EVFTA được thực thi.
Các nghiên cứu trong nước
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU cùng những tác động trực tiếp một số ngành nghề, lĩnh vực ở Việt Nam, nhiều tác
giả trong nước cũng đã nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phùng Hải Đăng (2019) đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để làm rõ tình hình xuất khẩu nơng sản Việt Nam sang EU chia
theo nhóm mặt hàng và theo quốc gia, từ đó chỉ ra những mặt hàng mũi nhọn và các
quốc gia thị trường trọng điểm của nông sản Việt. Tác giả phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức, đối thủ cạnh tranh cho từng nhóm hàng để đưa ra các giải
pháp đề xuất phát huy tối đa lợi thế sẵn có, cải thiện các mặt yếu kém nhằm tận dụng
cơ hội mà EVFTA đem lại.
Tác giả Lê Quỳnh Thơ (2017) trong luận văn thạc sỹ của mình cũng đã tìm
hiểu về Hiệp định EVFTA và các nội dung liên quan nông nghiệp được đề cập trong
Hiệp định; thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là trong phạm vi ngành
nông nghiệp thuần (trồng trọt và chăn nuôi), các vấn đề đặt ra đối với ngành nông
nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA; giải pháp cho các vấn đề của ngành nông
nghiệp Việt Nam khi thực thi EVFTA.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng và Nguyễn Thị Bích Hạnh đăng
trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế - Luật và Quản lý (5/2021)
đã đánh giá tác động của EVFTA đến tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng giày dép
của Việt Nam sang thị trường EU bằng phương pháp phân tích định lượng thơng qua
mơ hình SMART dựa vào cơ sở dữ liệu về thương mại và thuế quan giữa Việt Nam



5
- EU và theo kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Các tác giả
đã thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy, đồng
thời thực hiện phỏng vấn các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc EU dỡ bỏ thuế quan
nhập khẩu đối với các mặt hàng giày dép của Việt Nam theo Hiệp định EVFTA không
những làm tăng giá trị xuất khẩu mà còn làm cho các mặt hàng này tăng tính cạnh
tranh hơn so với các đối thủ, thậm chí là các nhà sản xuất nội địa EU. Từ đó, nghiên
cứu đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam
sang EU trong thời gian tới.
Trên thực tế, có rất nhiều các nghiên cứu về việc phát triển các ngành nghề,
lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam như nông sản, dược phẩm, giày dép,
trái cây,... dưới tác động của EVFTA. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu đã xem xét
cho đến nay có rất ít nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của EVFTA đối với ngành sữa
của Việt Nam.
Nhận thức về vấn đề này, tác giả lựa chọn nghiên cứu: “Phát triển ngành công
nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– EU (EVFTA)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về EVFTA và phát triển
ngành công nghiệp sữa, luận văn nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành công
nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– Liên minh châu Âu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) và phát triển ngành công nghiệp sữa.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển của ngành cơng nghiệp sữa, từ đó đánh
giá ảnh hưởng của việc thực thi EVFTA đến sự phát triển của toàn ngành.



6
Thứ ba, đề xuất giải pháp phát triển ngành sữa Việt trong bối cảnh thực thi
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam
theo chuỗi giá trị trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
Trong khuôn khổ luận văn này, ngành công nghiệp sữa chỉ đề cập đến sản xuất và
chế biến sữa bị.
Về khơng gian: Nghiên cứu về ngành cơng nghiệp sữa tại Việt Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu ngành công nghiệp sữa Việt Nam trước và sau khi
EVFTA được thực thi (giai đoạn 2015 - 2021), đề xuất giải pháp phát triển cho giai
đoạn 2022 – 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính: các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp phân tích, phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê – mô tả, phương pháp
so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích sử
dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nhằm làm rõ các khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai
trị, nội dung và tác động của Hiệp định; khái niệm, các tiêu chí đánh giá sự phát triển;
khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sữa.
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê –
mơ tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2



7
khi nghiên cứu đánh giá thực trạng sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam
và ảnh hưởng của EVFTA đến sự phát triển của ngành.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng trong
Chương 3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp phát triển ngành công nghiệp
sữa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh châu Âu trong thời gian tới.
6. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,
nội dung nghiên cứu được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và
phát triển ngành công nghiệp sữa.
Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối cảnh thực
thi EVFTA.
Chương 3: Đề xuất giải phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong bối
cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA VÀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU
Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp sữa

1.1

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp sữa
Theo phụ lục Ngành nghề cụ thể trong công nghiệp (Ban hành cùng với Quyết

định số 486-TCTK/CN ngày 02-6-1966 của Tổng cục Thống kê), hoạt động chế biến
sữa và các sản phẩm bằng sữa được xếp vào Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
thuộc nhóm B (nhóm sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng), phục vụ cho tiêu dùng cá nhân
và xã hội. Do đó, để làm rõ nội hàm của thuật ngữ ngành công nghiệp sữa, trước tiên
cần phân tích khái niệm ngành cơng nghiệp và ngành cơng nghiệp chế biến thực
phẩm.
➢ Ngành công nghiệp
Cũng theo quyết định 486-TCTK/CN, khái niệm ngành công nghiệp được đưa
ra như sau:
Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động:
- Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người
chưa tác động vào.
- Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp.
- “Hoạt động sản xuất cơng nghiệp cịn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết
bị và vật phẩm tiêu dùng”.
Như vậy là tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên khơng
kể quy mơ, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng
cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng cơng cụ thơ sơ dựa vào sức lao động và sự
khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành cơng nghiệp.


9
➢ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp thực phẩm nằm trong 13 nhóm ngành cơng nghiệp lớn tại
Việt Nam theo quy định tại văn bản này, bao gồm cả việc khai thác và chế biến thực
phẩm. Từ đó có thể hiểu rằng, cơng nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận cấu
thành của ngành công nghiệp, thực hiện hoạt động bảo quản, cải biến và nâng cao giá
trị của nguyên liệu đầu vào (là sản phẩm của hoạt động nông nghiệp) thông qua các
hoạt động công nghiệp có sử dụng máy móc, cơng nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm
đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngành công nghiệp thực phẩm (C10) ở Việt Nam bao gồm 8 nhóm phân ngành
chính (ngành cấp 3), đó là:
-

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt (101)

-

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (102)

-

Chế biến và bảo quản rau quả (103)

-

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật (104)

-

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (105)

-

Xay xát và sản xuất bột (106)

-

Sản xuất thực phẩm khác (107)


-

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (108)

➢ Ngành công nghiệp sữa
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, chế biến sữa và các sản phẩm sữa được
xếp vào nhóm C (Cơng nghiệp chế biến, chế tạo), mã số C10500.
Định nghĩa “Ngành công nghiệp sữa” có thể được hiểu một cách khái quát là
một ngành sản xuất, là bộ phận của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, bao gồm
hoạt động khai thác ngun liệu thơ từ ngành chăn ni bị sữa, trải qua q trình chế
biến có sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng
hoàn chỉnh cụ thể, phục vụ đời sống của người tiêu dùng và xã hội.
Theo quyết định số 337/QĐ-BKH, chế biến sữa và các sản phẩm sữa bao gồm:


10
- Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và
hoặc đã xử lý đun nóng;
- Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
- Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hố;
- Sản xuất sữa làm khơ hoặc sữa đặc có đường hoặc khơng đường;
- Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
- Sản xuất bơ;
- Sản xuất sữa chua;
- Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
- Sản xuất sữa chua lỏng;
- Sản xuất casein hoặc lac to;
- Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
Loại trừ:
- Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa)

- Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa...)
- Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ
- Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem
Có nhiều quan điểm cho rằng, ngành sữa là một ngành nông nghiệp, bắt nguồn
từ hoạt động chăn ni bị lấy sữa để khai thác nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, chăn
nuôi bị sữa thực tế chỉ là một mắt xích trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp sữa,
là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất sữa tại Việt Nam.
Theo quyết định 486-TCTK/CN, Tổng cục Thống kê đã đưa ra cách thức phân
biệt ranh giới giữa ngành công nghiệp và một số ngành kinh tế khác. Cụ thể, ngành
công nghiệp khác với ngành nông nghiệp ở chỗ: “Ngành nông nghiệp kết hợp lao
động của con người, với quá trình phát triển tự nhiên của sinh vật để tạo ra sản phẩm
nơng nghiệp. Trong q trình làm ra sản phẩm, sức lao động của con người chỉ làm


11
tăng thêm sức dinh dưỡng của sản phẩm nông nghiệp chứ khơng làm thay đổi cơ cấu,
tính chất, hình thái, công dụng của sản phẩm như trong ngành công nghiệp”.
Trong khi đó, sữa và các sản phẩm sữa khác như bơ, phomai, sữa chua, váng
sữa, kem... đều trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất khác nhau như tiệt trùng, đồng
hóa, tách bơ,... khơng chỉ thay đổi về giá trị dinh dưỡng mà còn thay đổi về thành
phần vật lý, thành phần hóa học, cấu trúc và giá trị sử dụng của từng loại sản phẩm.
Do đó, ngành cơng nghiệp sữa phải được xếp vào nhóm ngành cơng nghiệp.
Trong khn khổ của luận văn, thuật ngữ “Ngành công nghiệp chế biến sữa”
hay “Ngành sữa” đều được hiểu là “Ngành công nghiệp sữa”.
1.1.2. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp sữa
Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp sữa bao gồm tất cả các hoạt động tạo nên
giá trị, được sắp xếp theo trình tự nhất định, thực hiện việc khai thác, sản xuất nguyên
liệu đầu vào và chuyển hóa, chế biến chúng thành các sản phẩm hoàn chỉnh, phân
phối đến tay người tiêu dùng.
Theo Michael Porter hoạt động của doanh nghiệp hay ngành nghề nào đó được

chia thành 2 loại: hoạt động chủ yếu và hoạt động bổ trợ. Trong khuôn khổ luận văn,
chuỗi giá trị ngành công nghiệp sữa được phân tích trên các hoạt động chính của
chuỗi, bao gồm:
- Vận chuyển đầu vào:việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nguyên liệu được sử
dụng trong quá trình sản xuất.
- Chế tạo: giai đoạn mà nguyên liệu thô được chuyển thành sản phẩm cuối cùng.
- Vận chuyển đầu ra: là phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng.
- Tiếp thị và bán hàng: liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng,
kênh phân phối, định giá và quản lý sản phẩm cuối cùng để đảm bảo nhắm được mục
tiêu đến các nhóm người tiêu dùng thích hợp.


12
- Dịch vụ: là các hoạt động cần thiết để duy trì hiệu suất của sản phẩm sau khi
sản phẩm được sản xuất và bao gồm những yếu tố như cài đặt, đào tạo, bảo trì, sửa
chữa, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.
Nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị của ngành sữa có ý nghĩa quan trọng trong
việc hiểu rõ được các mắt xích, các hoạt động cấu thành nên chuỗi cũng như các yếu
tố tác động, từ có cải thiện lợi thế cạnh tranh của ngành.
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển ngành công nghiệp sữa
1.1.1 Khái niệm phát triển ngành công nghiệp sữa
➢ Phát triển
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: Phát triển là quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của sự vật, là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Phát triển kinh tế có thể được hiểu là quá trình biến đổi về cả lượng và chất, là
sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề là kinh tế và xã hội. Nói cách
khác, nội dung của phát triển kinh tế được thể hiện thông qua:
- Sự gia tăng tổng mức thu nhập và gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người
của nền kinh tế trong dài hạn

- Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, hợp lý (bao gồm việc mở rộng
chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, tạo cơ sở để đạt được tiến bộ xã hội một cách sâu rộng nhất.
- Sự biến đổi các vấn đề xã hội theo hướng tích cực hơn (nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo cơng bằng xã hội,...).
Theo Giáo trình Kinh tế phát triển (2014), phát triển kinh tế địi hỏi việc sử dụng
tối ưu các nguồn lực, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển nền
kinh tế tri thức, không ngừng nâng cao năng suất lao động với mục tiêu tăng trưởng
kinh tế lâu dài, ổn định. Khác với phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng
tiến bộ về mọi mặt, tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi thuần túy về lượng, gia tăng thu


×