MỞ ĐẦU
Những thập kỷ gần đây xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra do nhu cầu hợp tác
ngày càng gia tăng giữa các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa nói chung đã thúc
đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Đặc trưng của làn sóng toàn cầu hóa là
việc giảm chi phí vận tải nhờ sự phát triển của hệ thống đường sắt và vận tải biển
và việc giảm các rào cản thương mại. Nhờ đó thương mại quốc tế được mở rộng
mạnh mẽ thông qua việc trao đổi hàng hóa ở khoảng cách xa hơn và xuyên lục địa.
Cùng với sự phát triển đó là các quy định của pháp luật quy định về lãnh thổ, hàng
hóa biên mậu Liên minh thuế quan và Khu mậu dịch tự do.Liên quan đến vấn đề
này em xin chọn đề 6: “ Bình luận về điều XXIV của GATT và sự ra đời của các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) và Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
(EVFTA).” làm đề bài lớn học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I.Bình luận Điều XXIV của GATT 1947
Điều khoản này quy định những nguyên tắc đối với việc hội nhập kinh tế chặt
chẽ hơn dưới hình thức Liên minh Thuế quan (CU) hoặc Khu vực Thương mại Tự
do (FTA) giữa các thành viên WTO và phạm vi điều chỉnh là lĩnh vực thương mại
hàng hóa. Điều khoản XXIV/GATT cho phép hai hay một nhóm thành viên được
miễn trừ áp dụng nguyên tắc “tối huệ quốc” trong ba hình thức liên kết sau:
+ Thứ nhất, nhóm nước thành viên đó hình thành một Khu vực Thương mại Tự do
(Free Trade Area/FTA) với nhau [Điều khoản XXIV.8(b)/GATT];
+ Thứ hai, nhóm nước thành viên đó hình thành một Liên minh Thuế quan
(Customs Union/CU) với nhau [Điều khoản XXIV.8(a)/GATT];
1
+ Thứ ba, nhóm nước thành viên đó ký kết với nhau một hiệp định tạm thời hướng
tới hình thành một FTA hay một CU trong một khoảng thời gian nhất định [Điều
khoản XXIV.5(c)/GATT].
Điều khoản XXIV/GATT quy định rất rõ ba yêu cầu đối với bất kỳ một CU hay
FTA nào nếu được hình thành:
+ Thứ nhất, liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự do (sau đây gọi tắt là
FTA) khi thành lập về tổng thể không được làm tăng hàng rào đối với hoạt động
thương mại của bên thứ ba (not-on the – whole higher/N.W.H), nghĩa là các thànhv
iên WTO khác không tham gia FTA [Điều khoản XXIV.5/GATT];
+ Thứ hai, FTA đó phải có quy định áp dụng với hầu như tất cả các hoạt động
thương mại (“sustantially-all-trade”/S.A.T) của các bên tham gia FTA [Điều khoản
XXIV.8/GATT].
+ Thứ ba, FTA đó phải được hình thành trong một khoản thời gian hợp lý
(“reasonable period of time”) [Điều khoản XXIV.5(c)/GATT]. Theo thông lệ và
cách hiểu của GATT/WTO là trong vòng 10 năm kể từ ngày ký kết.
II. Sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam –
Liên minh Châu Âu (EVFTA)
1.Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên
là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản,
Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
2
TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết
rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết
rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt
Nam).
Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức, hiện tại các nước thành viên
đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu
lực từ năm 2018.
TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, bảo đảm sự dịch chuyển tự do ở
mức độ cao hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ thông qua việc cam kết
loại bỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản phi quan thuế; tạo lập môi
trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử; tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh, người lao
động cũng như người tiêu dùng.
TPP sẽ thúc đẩy hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng mới trong thị
trường 12 nước thành viên; tạo điều kiện để phát triển mạnh thương mại nội khối;
nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, tăng
thu nhập và cải thiện đời sống của người dân; góp phần giải quyết những thách
thức trong nền kinh tế đương đại, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển nền
kinh tế số, xây dựng chính sách cạnh tranh và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước cũng như bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động và bảo vệ môi
trường. Hiệp định còn có các quy định bảo đảm cơ hội để các nền kinh tế thành
viên có trình độ phát triển khác nhau và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có
thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua thách thức, tận dụng
cơ hội để phát triển. TPP cũng bao gồm các cam kết về hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao
năng lực và có sự linh hoạt về lộ trình thực thi, phù hợp với sự khác biệt về trình
3
độ phát triển để các bên có khả năng đáp ứng cam kết và tận dụng đầy đủ lợi ích
của Hiệp định. Đồng thời, quy định cơ chế giám sát thực thi và chế tài xử lý các vi
phạm.
TPP tôn trọng thể chế chính trị của mỗi nước; thừa nhận yêu cầu phải tuân thủ
đầy đủ pháp luật quốc gia, phù hợp với các cam kết quốc tế và không bao gồm các
nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh. Hiệp định cũng được kỳ vọng là tạo
ra một nền tảng mới cho hội nhập kinh tế khu vực và tạo cơ hội cho các quốc gia
khác trên vành đai châu Á-Thái Bình Dương tham gia.
2. Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới
giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ
cam
kết
cao
nhất
của
Việt
Nam
từ
trước
tới
nay.
Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016
văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn
bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến EVFTA sẽ
có hiệu lực từ năm 2018.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả
Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời
văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan
và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại
dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng
vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở
4
hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng
lực, Các vấn đề pháp lý.
Các lĩnh vực cụ thể gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư,
mua sắm Chính Phủ, sở hữu trí tuệ và các nội dung khác như các Chương liên quan
tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng
năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của
Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát
triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong một thời đại vận động và phát triển rất nhanh, thế
giới đang bước vào làn sóng công nghiệp lần thứ tư, tiến trình công nghiệp hóa
ngày càng được rút ngắn. Nếu có quyết tâm cao và ý chí vươn lên mạnh mẽ, tinh
thần sáng tạo và chiến lược tăng trưởng đúng đắn, nước đi sau có thể đuổi kịp và
vượt quốc gia đã có trình độ phát triển cao hơn và những doanh nghiệp mới, quy
mô nhỏ có thể nhanh chóng trở thành những doanh nghiệp lớn.Tham gia các Hiệp
định tự do hóa thương mại giúpViệt Nam có thêm cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế
nhờ tăng quy mô, tạo điều kiện hình thành những doanh nghiệp lớn đồng thời với
xu thế cá thể hóa doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để nuôi dưỡng tinh thần đổi
mới, sáng tạo, khuyến khích phong trào khởi nghiệp của mọi người dân và nâng
tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
5