Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.19 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ PHƯƠNG LAN

DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH THÔNG QUA MỘT
VÀI TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN THỊ HỒNG
(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM “VỊNG TAY HỌC TRỊ”;
“TIẾNG CHNG GỌI NGƯỜI TÌNH TRỞ VỀ”; “CUỘC
TÌNH TRONG NGỤC THẤT”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ PHƯƠNG LAN

DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH THÔNG QUA MỘT
VÀI TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN THỊ HỒNG
(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM “VỊNG TAY HỌC TRỊ”;
“TIẾNG CHNG GỌI NGƯỜI TÌNH TRỞ VỀ”; “CUỘC TÌNH
TRONG NGỤC THẤT”)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Thu Thuỷ

HÀ NỘI - 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả luận văn này này là nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các kết quả nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, trung thực, tuân thủ đúng
những quy định hiện hành.
Người thực hiện

Lê Thị Phương Lan




LỜI CẢM ƠN
Tơi đã hồn thành đề tài nghiên cứu luận văn trong sự giúp đỡ, ủng hộ
của các thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp.
Với sự kính trọng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng
Thu Thuỷ, người đã trực tiếp tận tình dìu dắt, hỗ trợ tơi trong q trình hồn
thành luận văn.
Bên cạnh đó, cho phép tơi gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, 23 tháng 10 năm 2022
Người thực hiện


Lê Thị Phương Lan




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11
5. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 12
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 12
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU
HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ...... 13
1.1. Khái quát chung về chủ nghĩa hiện sinh .................................................. 13
1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh ............................................................. 13
1.1.2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ............................................. 14
1.1.3. Những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh................................... 16
1.2. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học miền Nam
Việt Nam trước 1975 ...................................................................................... 20
1.3. Đơi nét về tác giả Nguyễn Thị Hồng ..................................................... 25
1.3.1. Cuộc đời ................................................................................................ 25
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG

TIỂU THUYẾT NGUYỄN THỊ HOÀNG QUA CẢM QUAN VỀ
HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI .................................................................. 31
2.1. Cảm quan về hiện thực ............................................................................ 31




2.1.1. Hiện thực mang tính chất tẻ nhạt .......................................................... 31
2.1.2. Hiện thực mang màu sắc phi lý ............................................................. 34
2.1.3. Hiện thực chứa nhiều bất trắc .............................................................. 37
2.2. Cảm quan về con người ........................................................................... 39
2.2.1. Con người lo âu, hoài nghi ................................................................... 39
2.2.2. Con người cơ đơn, lạc lồi ................................................................... 54
2.2.3. Con người với khát vọng vùng vẫy ....................................................... 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................. 67
CHƯƠNG 3: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN THỊ HOÀNG VỚI NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN .. 68
3.1. Kết cấu dòng ý thức ................................................................................. 68
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 73
3.2.1. Nhân vật tâm lý ..................................................................................... 74
3.2.2. Nhân vật hành động .............................................................................. 79
3.3. Ngôn ngữ ................................................................................................. 82
3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ........................................................................ 83
3.3.2. Ngơn ngữ dục tính ................................................................................. 86
3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 88
3.4.1. Giọng điệu triết lý ................................................................................. 90
3.4.2. Giọng điệu thương cảm, xót xa ............................................................. 92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 95
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

TƯ LIỆU KHẢO SÁT ................................................................................ 102




PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1.

Chủ nghĩa hiện sinh (existenualism) là một trong những khuynh hướng

mĩ học được cho rằng nổi bật của thế kỉ XX. Chủ nghĩa này đã xây dựng những
tư tưởng cốt lõi xung quanh sự tồn tại của con người trong những trải nghiệm,
dấn thân giữa cuộc đời. Nó cũng là tên gọi của một trào lưu văn học xuất hiện
ở châu Âu mà trước hết là ở Pháp. Nằm trong dòng chảy này, nhiều nhà văn
đương thời đã khắc hoạ những ưu tư, suy nghĩ về nhân vị, sự tự do và khát vọng
sống có ý nghĩa trong những tác phẩm của mình. Mặt khác, dấu ấn hiện sinh
qua các tác phẩm ở nhiều thời kì khác nhau cũng được coi là một trong những
đề tài gây hấp dẫn với các nhà nghiên cứu văn học.
1.2. Qua q trình phân tích, tìm hiểu văn học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy
một trong những điều đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh được du nhập vào miền
Nam Việt Nam trong bối cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Từ năm 1954 – 1975,
với khoảng thời gian hơn hai thập kỉ, lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến cố.
Đất nước phân làm hai vùng với thể chế chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau,
được xây dựng ở quy mô một quốc gia là hiện tượng chưa từng có. Khơng chỉ
vậy, miền Nam lúc này, với sự chi phối từ thực dân Pháp, đã có điều kiện thuận
lợi cho những chủ nghĩa phương Tây nhanh chóng “cắm rễ” và phát triển. Điều

này cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm thức của lực lượng cầm bút, họ ý thức
được rằng phải thay đổi tư suy sáng tác. Các tác giả khơng cịn đơn thuần nhìn
nhận và sáng tác về một phương diện của vấn đề trong đời sống mà họ phải tìm
hiểu những cách khai thác, phản ánh vấn đề ở những góc nhìn khác nhau. Với
sự nỗ lực không ngừng nghỉ, các tác giả đã tiếp cận đến những cách viết mới
để cách tân về nhiều thể loại; đem lại cách nhìn nhận đa chiều cho độc giả.
Được coi là một trong những hiện tượng của văn học trước 1975, ở miền Nam,
nhà văn Nguyễn Thị Hồng cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn

1




học. Bắt đầu nghiệp viết bằng cuốn tiểu thuyết “Vòng tay học trị” (1966) với
bút danh Hồng Đơng Phương, Nguyễn Thị Hoàng đã gây ấn tượng mạnh với
các thế hệ độc giả. Tiếp sau đó, tác giả Nguyễn Thị Hồng xuất bản nhiều tác
phẩm như “Trên thiên đường ký ức” (1967), “Tuổi Sài Gòn” (1967), “Mảnh
trời cuối cùng” (1968), … Với sức sáng tác bền bỉ, chăm chỉ, Nguyễn Thị Hoàng
đã in dấu ấn nghệ thuật trong tái tim những người yêu văn chương. Sau năm
1975, Nguyễn Thị Hoàng tạm ngừng sáng tác một thời gian dài. Gần đây, những
tác phẩm của bà lại một lần nữa in dấu ấn sâu đậm trong lịng người đọc qua
các thế hệ. Có thể nói, những tác phẩm của bà sẽ là mảnh ghép quan trọng cho
độc giả cảm nhận được một phần nhỏ bé giá trị của văn học miền Nam thời kì
trước.
Nghiên cứu đề tài “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thông qua một vài
tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Thị Hồng (khảo sát qua các tác phẩm Vịng
tay học trị; Tiếng chng gọi người tình trở về; Cuộc tình trong ngục thất)”,
luận văn này sẽ chỉ ra ảnh hưởng hiện sinh được thể hiện trên phương diện nội
dung và nghệ thuật, từ đó nhìn ra những đóng góp của Nguyễn Thị Hồng cho

dịng chảy của bộ phận tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Như đã đề cập phía trên, khơng thể phủ nhận sức ảnh hưởng sâu rộng
đến nhiều mặt của chủ nghĩa hiện sinh. Mặt khác, những tác phẩm văn học của
các tác giả Việt Nam chịu ảnh hưởng hiện sinh cũng được coi là mảnh đất màu
mỡ với nhiều sức hấp dẫn lớn các nhà nghiên cứu. Tiếp cận, nghiên cứu và thực
hiện luận văn “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thông qua một vài tiểu thuyết
tiêu biểu của Nguyễn Thị Hồng (khảo sát qua các tác phẩm Vịng tay học trị;
Tiếng chng gọi người tình trở về; Cuộc tình trong ngục thất)”, chúng tơi có
thể chia những nghiên cứu trước đó theo hai nhóm riêng biệt, đó là: những tìm
tịi về văn học chịu ảnh hưởng hiện sinh ở Việt Nam và tiếp theo là những cơng
trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng.

2




2.1. Những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện
sinh với các tác phẩm văn học Việt Nam
“Những cuộc khủng hoảng tinh thần kéo dài ở Tây Âu sau hai lần chiến
tranh thế giới đã hằn lên đậm nét trong từng trang sách của các trường phái
hiện đại chủ nghĩa. Người ta hoài nghi trước những ngả đường của lịch sử, bi
quan trước những thành tựu khoa học, mất lòng tin vào những giá trị nhân bản
và tách rời nghệ thuật khỏi đạo đức, chân lý. Thay vào đó, họ đề ra một thứ
chủ nghĩa cá nhân cực đoan lấy cái tôi của mỗi cá nhân làm trung tâm để đo
đạc tất cả mọi việc” [14].
Văn học hiện sinh chưa bao giờ ngừng hấp dẫn với các nhà nghiên cứu
văn học trên thế giới. Đặc biệt, trong xã hội nhiều biến cố, con người băn khoăn,
loay hoay với những suy nghĩ về cuộc sống, giá trị của cuộc đời. Mặc dù ở Việt

Nam chưa xuất hiện văn học hiện sinh nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy
những dấu vết của của chủ nghĩa này trong các sáng tác của văn học miền Nam
Việt Nam trước 1975. Không thể phủ định, văn học miền Nam trước 1975 do
chịu ảnh hưởng của bối cảnh chính trị và xã hội đã viết nhiều về sự mong manh,
trôi nổi của kiếp người; về cuộc đời gắn với nỗi buồn đau; về cái chết, về thân
phận đầy đau đớn của con người trong một thế giới đầy phi lí, bất cơng mà con
người tìm mọi cách để vượt qua.
Các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu, chỉ ra những đặc trưng của hiện
sinh. Với cơng trình nghiên cứu “Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt
Nam mười năm đầu thế kỷ XXI”, nhà nghiên cứu thể hiện sự băn khoăn với con
người của hiện sinh qua những đặc điểm cơ bản: con người nổi loạn cùng với
khát vọng tự do; nỗi lạc lõng cơ độc của con người; tính dục…
Trong chặng đường nghiên cứu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh
đối với văn học miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Trung với “Nhìn lại tự
trào hiện sinh tại miền Nam” đã trình bày những ảnh hưởng của Sartre trên

3




thế giới và từ đó, tác giả dẫn dắt đến những yếu tố lý luận về văn học nghệ
thuật.
Năm 2002, Thụy Khuê với bài “Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng”,
tác giả đã trình bày những chủ đề ẩn trong Bướm trắng về tính chất phi lý của
cuộc đời, về vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận, về sự sa đọa của con người - những
đề tài chủ yếu của hiện sinh đều có mặt trong tác phẩm của Nhất Linh.
Huỳnh Như Phương đã nghiên cứu, chỉ ra những ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện sinh đối với văn học miền Nam Việt Nam qua phương diện nghệ
thuật: hình ảnh nhân vật được khắc hoạ là những con người lạc lõng, cơ đơn

trong thế giới đầy những phi lí, sự xa lạ qua đề tài “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền
Nam Việt Nam 1954 – 1975 (trên bình diện lý thuyết)”. Đây cũng là cơng trình
nghiên cứu nhấn mạnh, khẳng định những giá trị của chủ nghĩa hiện sinh trong
văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954 – 1975 và cũng là tiếng chng
nhắc nhở con người cần nhìn nhận nghiêm túc về ảnh hưởng của chủ nghĩa này
đến văn học lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó là cơng trình nghiên cứu “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (2015)” của tác giả Phạm Thị Thắm.
Từ cơ sở lí thuyết hiện sinh, tác giả đã khẳng định dấu ấn của chủ nghĩa hiện
sinh về hiện thực và con người. Con người lạc lõng, chơ vơ, lo âu, đầy hoang
mang trong hiện thực bất trắc, phi lí.
Luận án tiến sĩ văn học Việt Nam “Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn
Việt nam từ 1986 đến 2010” do tác giả Trần Nhật Thu thực hiện cũng phần nào
khái quát được tình hình nghiên cứu chung của cảm thức hiện sinh trong văn
học Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những kiểu người mang cảm thức hiện sinh
trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 – 2010 (con người cô đơn; con người nổi
loạn; con người lo âu). Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra những yếu tố nghệ thuật
về không gian, thời gian, các motif và biểu tượng mang cảm thức hiện sinh
trong truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2010.

4




Cũng có rất nhiều bài báo nghiên cứu dấu ấn hiện sinh trong một vài tác
phẩm tiêu biểu. Có thể kể đến là bài báo khoa học “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện
sinh trong “Những người đàn bà gánh nước sông” của Nguyễn Quang Thiều”.
Bài báo này được in trong Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 49 – số
2B/2022. Tác giả Đoàn Thị Hạnh đã chỉ ra những nội dung cơ bản của chủ

nghĩa hiện sinh và từ đó, nhận diện dấu ấn hiện sinh qua nỗi cơ đơn mang tính
nhân văn trong bài thơ “Những người đàn bà gánh nước sông”. Tác giả khẳng
định bài thơ đã nhấn mạnh vào nỗi cô đơn của những thân phận lao động lẻ
bóng vùng nơng thơn sơng Đáy, từ đó cảnh tỉnh con người phải biết trân trọng
cuộc sống hơn. Tiếp đến, năm 2021, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn đã cho
xuất bản bài viết “Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng”
– Hà Minh Châu. Thông qua bài báo khoa học này, chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về dấu ấn hiện sinh qua những sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng. Nổi
bật, tác giả chỉ ra nỗi cơ đơn trong hành trình sống và trải nghiệm của con
người. Từ đó, Nguyễn Thị Hồng để nhân vật cất lên những tiếng nói nhận thức
và lựa chọn thái độ sống để khẳng định ý nghĩa của cuộc sống.
Văn học không ngừng vận động theo sự biến đổi của xã hội, và việc nhìn
nhận, thống kê lại những ý kiến phủ định cũng là điều cần thiết để chúng ta có
cái nhìn tổng qt và chuyên sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
2.2. Những công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Nguyễn Thị
Hồng
Tác giả này có thể được coi là một trong những hiện tượng văn học trong
giai đoạn 1954 – 1975. Nhà thơ Từ Kế Tường từng cho biết: “Các cây bút nữ
thời đó được độc giả chào đón và cơng nhận tên tuổi khơng nhiều: Thế hệ trước
có Bà Tùng Long, kế tiếp là Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị
Thụy Vũ, Túy Hồng, Trần Thị NgH... Mỗi người một vẻ và đều có vị thế khác
nhau. Ngày ấy, nếu người viết yếu tài năng thì chắc chắn khơng có chỗ đứng

5




trên các diễn đàn rồi. Và những nhà văn nữ cũng khơng phải ngoại lệ nên họ
có số lượng độc giả của riêng họ”.

Khơng thể phủ nhận, Nguyễn Thị Hồng cùng những tác phẩm của bà
chưa bao giờ ngừng gây ra tranh cãi trên văn đàn. Khởi đầu cho những sóng
gió, tranh cãi trong suốt chặng đường sáng tác văn học của Nguyễn Thị Hồng
phải kể đến “Vịng tay học trò”. Năm 1964, với những trải nghiệm trong cuộc
sống cùng những bi thương trong tình u, Nguyễn Thị Hồng chắp bút cho
tiểu thuyết đầu tay – “Vòng tay học trò”. Tác phẩm này được in và đăng trên
tạp chí Bách Khoa trước khi được chính thức xuất bản vào năm 1966. Ngay từ
những ngày đầu mới ra mắt, cuốn sách đã trở thành đề tài bàn tán sơi nổi, thậm
chí được coi là “quả bom” chấn động, bởi tác phẩm đã đề cập đến một trong
những vấn đề được coi là trái với chuẩn mực xã hội thời kì đó – tình u giữa
giáo viên và học trị. Nhiều nhà báo lúc bấy giờ đã nhận xét đây là cuốn sách
“đồi truỵ” và họ đã đánh đồng cuộc đời của bà với nhân vật chính trong tác
phẩm – cơ giáo Trâm. Nguyễn Thị Hoàng từng chia sẻ với giới báo Vnexpress:
“Thời điểm ấy, một vài câu chữ của tôi gây ra hiểu lầm. Thực tế, tôi viết sách
với tâm thế hồn tồn trong sáng. Vài năm sau đó, tơi mới lấy chồng và biết
đến chuyện đàn ông đàn bà. Khi tác phẩm bị bơi đen, tơi tuyệt vọng, như thể
mình bị vùi dập, dìm chết đến nơi. Thế nhưng, tơi khơng thể gục ngã bởi con
đường này cịn dài. Người đương thời có thể hiểu sai về tác phẩm nhưng biết
đâu thế hệ sau hiểu đúng. Tôi học cách thản nhiên sống, tập trung sáng tác”.
Dù tác phẩm “Vòng tay học trò” nhận được nhiều ý kiến tiêu cực nhưng chỉ
trong vài tháng sau khi xuất bản, cuốn sách liên tục tái bản, đưa tên tuổi của
Nguyễn Thị Hoàng trở thành một trong những người sáng tác có tiếng vang lớn
lúc bấy giờ.
Sau tác phẩm đầu tay, Nguyễn Thị Hoàng đã thể hiện tài năng của mình
qua rất nhiều những sáng tác tiếp theo. Chỉ trong khoảng gần mười năm, bà đã
cho ra đời hơn ba mươi cuốn truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhưng có lẽ vì những

6





tranh cãi, ý kiến trái chiều nên sau năm 1975, Nguyễn Thị Hồng khơng cịn
xuất hiện trên văn đàn. Những tác phẩm của bà cũng vì thế bị rơi vào quên lãng
trong một khoảng thời gian dài.
Với tâm hồn bay bổng nhưng cũng đầy suy tư, Nguyễn Thị Hoàng đã
thổi hồn vào các sáng tác với những chiêm nghiệm sâu sắc. Với sự phát triển
của văn học hiện đại, với sự cởi mở của người đọc cùng giới chuyên môn,
năm 2021, Nhã Nam tái bản “Vòng tay học trò”, cùng bốn cuốn tiểu thuyết
nữa của bà: “Một ngày rồi thôi”, “Cuộc tình trong ngục thất”, “Tiếng chng
chờ người tình trở về”, “Tuần trăng mật màu xanh”. Với lời đời nghị xuất
bản lại cuốn “Vịng tay học trị”, Nguyễn Thị Hồng đã chủ động lựa chọn
thêm bốn tựa sách tiêu biểu của chính mình để đưa các sáng tác trở lại với
công chúng yêu văn chương. Biên tập viên Nhã Nam từng khẳng định: “Ở lần
xuất bản này, phía Nhã Nam đã cùng với tác giả chuẩn bị bản thảo cẩn thận,
chỉn chu. Mọi chỉnh sửa dù là nhỏ nhất đều được bàn bạc kỹ lưỡng trước khi
đi đến bản in cuối cùng. Một số cuốn, ngay cả bản thảo gốc mà tác giả đang
giữ, cũng bị thiếu trang, Nhã Nam đã phải kỳ cơng truy tìm nhiều bản in cũ
từ những nhà sưu tầm sách hiếm, để có được bản thảo đầy đủ nhất. Có thể
nói sau nhiều thập kỷ, năm tác phẩm này của Nguyễn Thị Hồng khơng chỉ
được xuất bản phục hồi nguyên trạng mà còn kèm theo một số điều chỉnh, bổ
sung; tất cả được gói lại trong một diện mạo mới, với bìa cứng sang trọng,
hiện đại nhưng vẫn phảng phất nét cổ điển gợi nhớ một thời. Qua những tác
phẩm này, chúng tôi mong sẽ có thể dị tìm được mạch ngầm tư tưởng của tác
giả, và, trên hết thảy, thấy lại chút chứng tích tâm thức của một thời đã qua”.
(Biên tập viên Nhã Nam chia sẻ trong buổi toạ đàm “Sự trở lại của Văn học
đô thị miền Nam: trường hợp của Nguyễn Thị Hoàng”)
Sự trở lại của những tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng cùng một loạt tác
giả trước 1975 là dấu mốc đánh dấu sự trở lại của văn học miền Nam giai đoạn


7




trước, góp phần hồn thiện một phần nhỏ trong bối cảnh chung của văn học
Việt Nam thế kỉ XX. Thực tế, đã có những bài nghiên cứu đơn lẻ về trường hợp
Nguyễn Thị Hoàng. Cụ thể, với nghiên cứu“Vấn đề tiểu thuyết Vòng tay học
trò của nữ tác giả Nguyễn Thị Hoàng” năm 2010, Minh Thạnh đã khẳng định:
“Tên tiểu thuyết Vịng tay học trị được trích từ lá thư của học trò - Nhân vật
Nguyễn Duy Minh gởi cho cơ giáo Tơn Nữ Quỳnh Trâm: cịn em, một học trị,
mà tàn ác nhất là học trị trường cơ dạy, hai bàn tay trắng không biết đếm tiền,
chỉ biết đánh lộn, đánh vỡ hết những gì mình có, để làm mình đau khổ, với vịng
tay học trị khơng bao giờ ôm giữ nổi đời cô. Quả thật, Vòng tay học trò là một
tác phẩm đáng bị phê phán. Sau Nguyễn Thị Hoàng, đến nay đã gần nửa thế
kỷ, theo chỗ chúng tơi biết, vẫn chưa có một tác giả nào trở lại vấn đề gai góc
nhức nhối này ở cấp độ như Nguyễn Thị Hoàng. Tuy nhiên, khoa lý luận phê
bình văn học hiện đại, từ lý thuyết tiếp nhận, cho phép khảo sát sự tồn tại của
tác phẩm văn học nghệ thuật từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong các loại người
đọc khác nhau, từ những thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau. Tác phẩm
văn học nghệ thuật khơng chỉ có độc nhất một sự cảm nhận, mà nhiều và rất
nhiều. [...] Vòng tay học trò là một tác phẩm quan trọng trong văn học Miền
Nam Việt Nam 1954 - 1975. Nó quan trọng khơng phải chỉ vì việc làm xơn xao
dư luận, mà cịn là vì giá trị nghệ thuật đặc biệt của nó. Khơng phải ngẫu nhiên
mà trong lời nói đầu bộ “Lịch sử văn học Việt Nam” của giáo sư về văn học
Việt Nam người Nga Nikolay I. Nikulin vừa mới được phiên dịch và xuất bản,
trong các tác giả ở Sài Gòn mà giáo sư Nikulin nghiên cứu, có tên Nguyễn Thị
Hồng, bên cạnh các tên tuổi Lê Vĩnh Hòa, Võ Hồng. Còn tên tác phẩm thì chỉ
thấy “Vịng tay học trị”. Có lẽ giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, tác giả lời nói
đầu của bộ sách trên muốn tránh từ “nghiên cứu” nên ơng dùng từ “thẩm

định”. Mà quả thật, Vịng tay học trò là tác phẩm cần và xứng đáng được thẩm
định, tái thẩm định và tiếp tục thẩm định” [35]. Về cơ bản, cơng trình này đã

8




khẳng định “Vòng tay học trò” được coi là một trong những tác phẩm có sức
ảnh hưởng đến văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975, đồng thời nhà
nghiên cứu cũng nhấn mạnh tác phẩm cần được thẩm định và tái thẩm định để
tìm hiểu về những giá trị mà cuốn sách mang lại.
Bên cạnh đó, Hồ Nam trong bài viết “Văn chương làm cồn cào da thịt
ư?” đã nhấn mạnh “Vòng tay học trò” cũng như vai trị của Nguyễn Thị Hồng
trong dịng chảy văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975: “Tiểu thuyết Vòng
tay học trị của Nguyễn Thị Hồng ra đời như một hiện tượng văn học, làm cho
sinh hoạt văn học ở Sài Gòn thời bấy giờ vốn nghiêm chỉnh đạo mạo bỗng trở
thành suồng sã - bởi tình u thầy trị, vốn là điều cấm kỵ trong vòng ảnh hưởng
của luân lý, đạo đức Nho giáo. Những chuyện ẩn ức tình dục, những chuyện
xơn xao của da thịt, trước đó thường bị che đậy, dấu giếm 'húy kị'; nay đột
nhiên được một bậc nữ lưu có học vị 'cơ giáo' nói toạc ra một cách nhẹ nhàng,
khơng cần mầu mè gì cả (dù không sỗ sàng trắng trợn như những cây bút nữ
lưu tiếp theo sau Nguyễn Thị Hoàng). [...] Thực chất thì chất tình yêu và tình
dục trong văn chương Nguyễn Thị Hồng tuy có 'bạo', 'trắng trợn'; nhưng đem
so sánh vi tỏc gi nc ngoi, nh Franỗoise Sagan chng hn - thì chỉ đáng
làm học trị hạng xồng. Đã thế, chỉ sau khi Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện
khoảng một thời gian ngắn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, rồi Trùng Dương, Lệ Hằng...
xuất hiện trên văn đàn, đã qua mặt luôn Nguyễn Thị Hoàng, với thứ văn chương
làm cồn cào thịt da, thứ văn chương mê cuồng của tình dục, xác thịt... Vì sự
xuất hiện của những nhà văn nữ mới 'bạo liệt' hơn về thái độ, sống thật hơn về

ngôn ngữ, cử chỉ - nên Nguyễn Thị Hoàng phải xoay trở ngòi bút, viết suy niệm
hơn, mầu mè hơn, và thái độ này đã làm người đọc xa lánh tác giả”.
Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng gây ra tương đối nhiều tranh
cãi trong giới phê bình văn học. Có những ý kiến ngợi ca, khẳng định những
giá trị mà tác phẩm Nguyễn Thị Hoàng mang lại với văn học đơ thị miền Nam
Việt Nam trước 1975 nhưng cũng có những nhận định phê phán, lên án những
9




tác phẩm của bà là không hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Theo cá
nhân chúng tôi, những tác phẩm của Nguyễn Thị Hồng vẫn có những giá trị
nhất định. Dù khơng q nhiều cơng trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu
về Nguyễn Thị Hoàng cũng như sáng tác của bà nhưng với sức hấp dẫn trong
từng tác phẩm, văn chương của Nguyễn Thị Hồng vẫn cịn nhiều sức hút với
người đọc.
Những sáng tác của Nguyễn Thị Hồng cịn gây ấn tượng với các nhà
nghiên cứu bởi dấu ấn hiện sinh đậm nét. Bài báo khoa học “Dấu ấn hiện sinh
trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng” của TS. Hà Minh Châu đã cung cấp
cho người đọc những khái niệm cơ bản về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học
đồng thời chỉ ra dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng qua
nội dung: từ những sự cô đơn, buồn tủi của cá nhân đến những sự lạc lõng, mất
phương hương của con người giữa cuộc đời bao la; từ những hoài nghi đến việc
lựa chọn cách sống để chinh phục ước mơ và khát vọng. Tác giả khẳng định
“Với cảm hứng hiện sinh, tiểu thuyết của nữ nhà văn đã có những đóng góp
nhất định cho sự phát triển của văn học đô thị miền Nam, cho quá trình tiếp
nhận và hội nhập với văn học thế giới. Thể hiện con người cá nhân, con người
hiện sinh qua cảm quan của một nhà văn nữ và qua diễn ngơn nữ giới, Nguyễn
Thị Hồng đã tạo nên dấu ấn riêng cho tiểu thuyết của mình”. [3]

Việc sơ kết những nghiên cứu ở phía trên sẽ khơng thể nhìn nhận đa diện,
nhiều chiều hết tất cả những vấn đề trong các sáng tác của tác giả. Tuy nhiên,
sự trở lại của Nguyễn Thị Hoàng sẽ là đề tài rộng mở giúp nghiên cứu có thêm
các cách nhìn và nhận định về tác giả này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như trên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
“Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thông qua một vài tiểu thuyết tiêu biểu của
Nguyễn Thị Hoàng (khảo sát qua các tác phẩm Vòng tay học trò; Tiếng chuông
10




gọi người tình trở về; Cuộc tình trong ngục thất)” tập trung trên các bình diện
nội dung và nghệ thuật.
3.2.

Phạm vi tư liệu khảo sát

Tập trung khảo sát, nghiên cứu ba tác phẩm của Nguyễn Thị Hồng:
- Tiếng chng gọi người tình trở về, NXB Nhã Nam – 2021.
- Vịng tay học trị, NXB Nhã Nam – 2021.
- Cuộc tình trong ngục thất, NXB Nhã Nam – 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ ra những dấu ấn hiện sinh
đối với các tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng.
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống

Nghiên cứu “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thông qua một vài tiểu thuyết
tiêu biểu của Nguyễn Thị Hoàng (khảo sát qua các tác phẩm Vịng tay học trị;
Tiếng chng gọi người tình trở về; Cuộc tình trong ngục thất)” như một cấu
trúc chặt chẽ, mang tính hệ thống trong một chỉnh thể hồn chỉnh.
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Chúng tôi tập trung đi nghiên cứu về kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
ngôn từ và giọng điệu để làm rõ những dấu ấn của hiện sinh trong tiểu thuyết
của Nguyễn Thị Hoàng.

4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng để làm rõ những ảnh hưởng của
hiện sinh trên bình diện nội dung và nghệ thuật.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành

11




Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng những kiến thức thuộc chuyên
ngành gần gũi với văn học như: văn hóa, lịch sử, triết học,… để đưa ra những
lí giải thích hợp và chính xác về các nhân vật, sự kiện, tình tiết có liên quan.
5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thông qua một vài tiểu thuyết
tiêu biểu của Nguyễn Thị Hồng (khảo sát qua các tác phẩm Vịng tay học trị;
Tiếng chng gọi người tình trở về; Cuộc tình trong ngục thất)” đã làm rõ dấu
ấn hiện sinh trong sáng tác của tác giả Nguyễn Thị Hoàng ở phương diện nội
dung và nghệ thuật. Đây là một hướng tiếp cận chỉ ra dấu ấn hiện sinh đối với
văn học Việt Nam, và từ đó mở ra một cách tiếp cận và hiểu sâu thêm về các
tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng trong bối cảnh thời đại mới.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tư liệu tham khảo, Mục lục,… luận văn
cấu tạo gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và sự biểu hiện của yếu tố
hiện sinh trong văn học Việt Nam.
Chương 2: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Thị
Hoàng qua cảm quan về hiện thực và con người.
Chương 3: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Thị
Hồng nhìn từ phương thức biểu hiện.

12




PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU
HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trước hết ở châu Âu nhưng nó đã có ảnh
hưởng trên nhiều đất nước khác nhau. Thậm chí, chủ nghĩa này cịn thâm nhập
và tác động đến rất nhiều bình diện trong đời sống, trong đó có văn học. Việc
tìm hiểu về chủ nghĩa hiện sinh sẽ cung cấp cho chúng ta những tư tưởng cốt
lõi để giải mã các tác phẩm văn học có chứa yếu tố hiện sinh.
1.1.

Khái quát chung về chủ nghĩa hiện sinh

1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh
Khái niệm hiện sinh (Existentialism), được phát triển dựa trên nghĩa gốc
của từ “existentia” - sự tồn tại, sự hiện hữu. Dù vẫn còn những ý kiến tranh cãi

nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hiện sinh tập trung xoay quanh những vấn đề về
con người (trọng tâm là bản tính; thân phận; thế giới nội tâm và mối quan hệ
giữa con người đó với thế giới, hồn cảnh sống).
Chủ nghĩa hiện sinh là “một triết lý hay một cách tiếp cận, trong đó nhấn
mạnh sự hiện diện của từng cá thể người là tự do và có trách nhiệm, từ đó quyết
định sự phát triển của chính họ qua những hành động của lý trí” [13]. Chủ
nghĩa hiện sinh được đúc kết từ cuộc sống thường ngày và những trải nghiệm
q báu con người tích góp được trong q trình sống. Những câu hỏi căn bản
nhất trong chủ nghĩa này đều đã và đang được suy ngẫm trong suốt q trình
con người sống và tồn tại: “Tại sao tơi ở đây? Mục đích sống của tơi là gì? Cái
chết của tơi có ý nghĩa gì?” ( “Why am I here? What does my life mean? Of
what significance is my death?”).
Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh trải nghiệm, hành động, cách sống của
cá nhân mỗi người. Chủ nghĩa này cho rằng thế giới này chỉ có thể tồn tại nếu
như mỗi cá nhân đều sống, đều trải nghiệm và đều tư duy. Nhấn mạnh vào các

13




cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh muốn khẳng định thế giới sẽ chỉ vận hành và phát
triển nếu mỗi cá nhân được sống, được ghi dấu ấn của bản thân mình thơng qua
các trải nghiệm, những vấp ngã, những thành cơng. Nếu con người chỉ hoạt
động như máy móc, họ sẽ khơng tồn tại. Có thể thấy, ở phương diện này, chủ
nghĩa hiện sinh tôn trọng sự riêng biệt, sự khác biệt của mỗi cá nhân. Mỗi cá
nhân với những sự trải nghiệm, với thế giới quan nhiều màu sắc, tạo ra những
“vũ trụ của riêng mình” trong vũ trụ lớn của nhân loại. Chính vì vậy, mỗi cá
nhân qua những hoạt động hàng ngày sẽ hình thành nên thế giới quan riêng biệt
và khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của bản thân.

Thực tế, rất khó để hình dung về chủ nghĩa hiện sinh một cách toàn diện
và sâu sắc vì đây là thuyết triết học tương đối phức tạp với nhiều hướng nghiên
cứu, tiếp nhận khác nhau. Nhưng nhìn chung lại, các tư tưởng hiện sinh đều
gặp nhau tại sự nhất quán: chủ nghĩa này tập trung vào phân tích, tìm hiểu cá
thể người trong q trình sống, trải nghiệm và ghi dấu ấn trên cuộc đời.
1.1.2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
Mỗi chủ nghĩa đều được ra đời trong những hoàn cảnh nhất định, hiện sinh
cũng vậy. Tổng quan, có thể thấy những yếu tố bên ngoài như lịch sử, xã hội
và nhận thức đã trở thành những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa
hiện sinh ra đời và phát triển.
Về mặt lịch sử xã hội, thế chiến thứ I và thứ II xảy ra đã góp phần tạo điều
kiện cho chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện và phát triển. Chiến tranh nổ ra, như một
lẽ tất yếu, tất cả các phương diện của đời sống (kinh tế, chính trị, văn hố,…)
bị tàn phá vơ cùng ghê gớm. Khơng chỉ vậy, khủng hoảng của thế chiến thứ I
và thứ II đã tác động đến đời sống tinh thần của con người. Con người trong
thời kì đó rơi vào trạng thái trống rỗng, sợ hãi, bất an, tuyệt vọng, khơng tìm ra
chân lý, mục đích sống. Chính điều đó dẫn đến sự vô nghĩa trong đời sống thực
tế. “Triết học hiện sinh đã phát triển một cách mạnh mẽ trên điêu tàn của một

14




châu Âu bị tàn phá một cách khủng khiếp trong Đại chiến thứ hai, trong xã hội
mà một nền văn minh vừa bị chủ nghĩa phát xít chơn vùi… Cuộc sống, lồi
người, lí tưởng khoa học,… những cái ấy khơng cịn ý nghĩa, trở thành con số
khơng. Người ta ngạc nhiên và hoài nghi tất cả, chung quanh là đổ vỡ, bên
trong là cô độc, người ta bi quan và khiếp sợ. Một triết học đầy lo âu và tuyệt
vọng được khai thác và phát triển, một thứ văn học của sự hoang vu và tan rã

ra đời một cách rầm rộ, đã đáp ứng, khuếch trương và khuyến khích những tâm
trạng cơ đơn, bị giày vị ấy…” [1;27] Quả thật, chiến tranh với những hậu quả
của nó khơng chỉ khiến cho đời sống vật chất của người dân rơi vào sự bất ổn
mà còn gây ra sự khủng hoảng mạnh mẽ, “Dân chúng châu Âu, đặc biệt là tầng
lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vơ danh, những tấm thẻ vô
hồn trong bộ máy chiến tranh khổng lồ” [26;119]. Người dân châu Âu nhận
thức rất rõ những giá trị mà họ từng tôn thờ giờ đã bị lung lay, họ cảm thấy hoài
nghi tất cả, cuộc đời giống như một bức tranh đầy phi lí. “Con người sống trong
lo âu, chán nản và thấy cuộc đời thật vơ nghĩa, phi lí. Và theo họ, đấy chính là
những cơ sở, nguồn gốc trực tiếp, căn bản để hình thành và phát triển chủ
nghĩa hiện sinh” [8;119].
Ở bối cảnh đặc biệt đó, con người bắt đầu đặt ra những câu hỏi suy tư về
giá trị sống của bản thân mình, từ đó họ tìm cách trả lời những ẩn số đó để tìm
lại những khát vọng mà mình theo đuổi, để sống của cuộc đời ý nghĩa.
Về nhận thức, từ thời cổ đại, theo Triết gia Socrate, đã khẳng định con
người khác biệt với các sinh vật khác ở chỗ chúng ta quan tâm đến đời sống
tinh thần. Con người từ xưa đến nay vẫn ln tìm câu trả lời cho câu hỏi làm
thế nào sống có ý nghĩa, sống có giá trị. Đến thời hiện đại, triết gia Đan Mạch
– Kierkegaard (1813 – 1855) đã nhấn mạnh sự tồn tại của con người sẽ là vô
nghĩa nếu chúng ta khơng biết sống có mục đích, dám trải nghiệm, dám sống
có ý nghĩa giữa cuộc đời xoay chuyển. Con người phải biết vượt lên cái bản

15




ngã và tìm ra con đường phát triển cho chính bản thân họ. Chủ nghĩa hiện sinh
xuất hiện trên thế giới như câu trả lời cho những trăn trở về thân phận người.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện sinh cũng làm rõ khát vọng của con người trong

sự mong cầu làm chủ được mọi sự vật và hiện tượng trong đời sống của họ.
Mặt khác, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, chủ nghĩa này chính là sự đáp trả
lại những chủ nghĩa trước đó đang tồn tại trong xã hội nhiều bất cơng, phân hố
rệt. Khơng thể phủ nhận, với sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghiệp
và khoa học công nghệ, xã hội phương Tây nhanh chóng phát triển. Chính điều
đó làm cho chủ nghĩa duy lý lên ngôi, thống trị xã hội phương Tây lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, chủ nghĩa duy lý cũng bộc lộ những yếu điểm. Đa số ở thời điểm
đó, con người chỉ coi và bị coi là một “sản phẩm” tương tự như máy móc. Thay
vì xem xét con người ở chiều sâu suy tư thì họ lại lựa chọn xem xét con người
giống như sản phẩm máy móc. Và đây cũng chính là tiền đề cho sự xuất hiện
của chủ nghĩa hiện sinh. Nếu như chủ nghĩa duy lý quan tâm đến đời sống bên
ngồi thì chủ nghĩa hiện sinh đi sâu hơn vào những vấn đề mang tính con người
bản thể. Hiện sinh đấu tranh để con người được sống là chính mình, trong những
dịng chảy phức tạp của mạch ngầm tư duy, từ đó khắc hoạ con người hiện diện
có mục đích.
“Triết học hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân chính, nguyên nhân đầu
tiên là do sự chạy đua về lợi nhuận của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
đưa con người vào tình trạng tha hóa, mất đi địa vị đích thực của mình. Ngun
do thứ hai là do sự tuyệt đối hóa, đề cao vai trò của khoa học, kĩ thuật ở phương
tây và bỏ rơi con người, làm cho con người cảm thấy lạc lõng, bị xem nhẹ mặt
tâm hồn. Triết học hiện sinh ra đời, đề cao tinh thần con người và sự độc đáo
nhân vị, là sự phản kháng lại với chủ nghĩa duy lý phương tây lúc bấy giờ”.
[25;28]
1.1.3. Những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh

16





Không chỉ bởi chiến tranh và những tầng mâu thuẫn ngầm trong xã hội
lúc bấy giờ, chủ nghĩa hiện sinh còn là sự phản kháng lại với các thuyết triết
học trước đó. Sau bao nhiêu năm tháng con người chìm đắm trong tư tưởng cốt
lõi của triết học cổ điển, các nhà triết học nhận ra, thế giới luôn vận động, thay
đổi. Khi thế giới xoay chuyển, con người cũng thay đổi theo. Ra đời trong bối
cảnh đặc biệt của lịch sử - xã hội như vậy, con người và những vấn đề xung
quanh con người trở thành đề tài chính của hiện sinh. Chủ thể tính là một trong
những vấn đề được đề cao hơn cả. Con người trong xã hội đầy những bất cơng,
phi lí đã khiến chúng ta vô thức đặt ra câu hỏi: Hiện sinh của tơi là đích thực
hay khơng đích thực? Chính từ câu hỏi này đã khẳng định chân lý mang tính
cốt lõi cho chủ nghĩa hiện sinh: “Tồn tại người là cứu cánh của mọi triết lý”.
Nói cách khác, hiện sinh quan tâm đến con người đang tồn tại với những giá trị
riêng biệt, khơng trộn lẫn.
Kierkegaard cũng trình bày ý kiến của mình“chỉ có cá nhân có thể quyết
định rằng nó thật sự ở trong sự khủng hoảng hay nó là một kỵ sĩ của niềm tin”
[6]. Nói cách khác, ơng cho rằng mỗi con người trong đời sống bị chi phối bởi
rất nhiều những kí ức quá khứ, bởi những dự cảm mong ngóng tương lai; tức
là họ khơng sống hết mình với hiện tại. Dịng chảy vơ thường của cuộc sống
với nhiều biến số không thể ước lượng nên việc sống trong những lo âu, hoài
niệm khiến con người rơi vào sự bất hạnh, không được tận hưởng từng phút
giây tồn tại.
“Nội dung của chủ nghĩa hiện sinh là con người, con người có xương
thịt đang sinh hoạt hàng ngày trong xã hội. Không phải con người với một chữ
C lớn, nghĩa là không phải con người phổ quát của Aristote; những con người
đây là tôi, là anh, là chúng ta hết thảy và từng người một. Là con người sinh
hoạt, tôi là một chủ thể, và tôi là một nhân vị tự do. Đó là hai đề tài chủ yếu
của triết hiện sinh.” [6;12].

17





Trước hết, chủ thể tính thể hiện ở việc chủ nghĩa này không quan niệm
con người là mảnh ghép của vũ trụ. Paul Sartre cho rằng, “con người trước hết
phải hiện hữu, gặp gỡ nhau, xuất hiện ra trong thế giới đã, rồi theo đó tự định
nghĩa mình. Con người, nếu khơng thể định nghĩa được, chính là vì trước hết
nó là hư vơ. Nó chỉ tồn tại sau đó, và sẽ là tồn tại như những gì nó sẽ tự tạo
nên... Con người khơng chỉ tồn tại như nó được quan niệm, mà cịn tồn tại như
nó muốn thể hiện... Con người khơng là gì khác ngồi những gì mà nó tự tạo
nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết hiện sinh. Đó cũng là điều mà người
ta gọi là tính chủ thể... con người có một phẩm giá cao hơn hòn đá hay cái
bàn... con người trước hết là một dự phóng đang sống về mặt chủ thể, thay vì
là một thứ rêu, một thứ nấm mốc hay một búp súp lơ... con người trước hết sẽ
là những gì mà nó dự định tồn tại” [29;32,33,34]. Con người với khả năng tồn
tại, tư duy và trải nghiệm có thể đưa ra những quan điểm cá nhân về thế giới
xung quanh. Mặt khác, chủ thể tính nhấn mạnh con người khác biệt so với
những sự vật khác. Nếu như những sự vật phản ứng với thế giới xung quanh
theo những cách nhất định thì con người – sinh thể biết tư duy, suy nghĩ,… có
thể phản ứng với thế giới theo những cách rất khác biệt. Tương ứng trong
“Truyện Kiều”, Nguyễn Du cùng từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thực tế, cảnh vật khơng có cảm xúc,
khơng mang sầu, khơng buồn đau mà do con người gán cho nó theo cảm xúc
cá nhân. Đặc biệt, mỗi cá nhân trong chủ nghĩa hiện sinh có thế giới quan khác
biệt, họ sẽ có những cách phản ứng, suy nghĩ và tư duy khác nhau nên cách họ
phản ứng với các sự kiện, biến cố sẽ khác nhau. Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh
vào chủ thể tính giúp cho chúng ta nhận thức được sâu sắc giá trị của cá nhân
giữa vũ trụ bao la rộng lớn; nhưng đồng thời chủ thể tính cũng nhắc nhở chúng
ta về ý thức những địa vị cá nhân. Nếu như chúng ta chỉ biết thụ động, không
dám sống, dám trải nghiệm, đấu tranh, con người sẽ khơng khác gì các sự vật


18




xung quanh. Chính chủ thể tính đã quyết định tính chất của con người là “ngang
tàng” vì mỗi cá nhân là sự độc đáo, khác biệt, không thể trộn lẫn. Để khắc hoạ
sự độc đáo đó, họ dám xơng pha, dám sống hết mình vì những khát vọng của
bản thân (con người dấn thân).
Chủ nghĩa hiện sinh đề cao tính chủ thể. Và như lẽ tất yếu, chủ thể tính
sẽ khiến con người hiện sinh thường xuyên rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng
giữa thế giới xung quanh. Bởi vì con người hiện sinh xuất hiện với những nét
cá tính riêng, với những hồn cảnh sống, sự trải nghiệm và tư duy khác nhau
nên họ khó có thể tìm được sự đồng cảm, chia sẻ từ những người, cuộc sống
xung quanh. Con người đơn độc trong hành trình sống, cô đơn trong cõi sống
hiện tại.
Tư tưởng cốt lõi thứ hai của hiện sinh chính là tự do tính - tự do được là
chính mình. Như đã đề cập ở phía trên, mỗi cá nhân là một vũ trụ riêng biệt với
những điều kiện phát triển khác nhau. Tự do theo quan điểm của hiện sinh là
con người thoải mái lựa chọn theo ý kiến chủ quan, không phụ thuộc bởi những
yếu tố bên ngoài (bao gồm cả những yếu tố lịch sử, xã hội, phong tục,…).
Nhưng đáng tiếc, con người rất khó có thể chạm đến được tự do tính như mong
muốn do con người sinh ra đã phải chịu chi phối bởi những điều kiện của hoàn
cảnh sống, của định kiến xã hội,... Trong quá trình sống như vậy, con người đã
tự “bào mịn” mình để sống theo những chuẩn mực chung của xã hội, phải “giấu
bản chất” đi như lẽ tất yếu. Chính điều đó đã khiến họ khơng được là chính
mình, hay nói cách khác là “tha hoá” và thường xuyên rơi vào sự lo âu (lo âu
cho thân phận con người của mình và của cả đồng loại), “Vì mang thân phận
làm người là đương nhiên chúng ta sống trong dục vọng, trong lo âu và bó

buộc chúng ta phải cảm nghiệm những gì thuộc thế sự, bằng nước mắt cũng
như bằng nụ cười” [31;208]. Họ tự đánh mất đi những bản tính của mình để
rồi sống như cái bóng trong xã hội rộng lớn. Để tìm đến được với tự do, con

19


×