Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Định tội danh tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.08 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG NGỌC HẠNH

ĐỊNH TỘI DANH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thị Thúy
Học viên
: Hồng Ngọc Hạnh
Lớp
: Cao học Luật, An Giang khóa 2


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Định tội danh tội vận chuyển trái
phép chất ma túy theo Luật Hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu cá
nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và
kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử
dụng trong công trình nghiên cứu này. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Tác giả

Hồng Ngọc Hạnh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ được viết tắt

BLHS

Bộ luật Hình sự

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng


HĐXX

Hội đồng xét xử

LPCMT

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000

Nxb

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TP

Thành phố

TTLT

Thơng tư liên tịch

VKS


Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI VẬN CHUYỂN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY ....................................................................................... 7
1.1. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với hành vi vận chuyển trái
phép chất ma túy .............................................................................................. 7
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi vận chuyển trái phép chất
ma túy .............................................................................................................. 10
1.3. Một số kiến nghị cụ thể ........................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH DỰA VÀO ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG
CỦA TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY ............................ 24
2.1. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh dựa vào đối tượng tác động của
tội vận chuyển trái phép chất ma túy ........................................................... 24
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vận chuyển trái phép chất ma túy dựa vào
đối tượng tác động của tội phạm .................................................................. 28
2.3. Một số kiến nghị cụ thể ........................................................................... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 36
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam diễn
biến ngày càng phức tạp, là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tội phạm và nhiều tệ
nạn xã hội khác. Tội phạm ma túy nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma
túy nói riêng có chiều hướng gia tăng cả về số vụ phạm tội lẫn số lượng bị can,
bị cáo. Tội phạm này hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt khi các đối tượng
phạm tội luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn vận chuyển, đặc biệt là lợi dụng
công nghệ, kỹ thuật để liên lạc, trao đổi thông tin, cất giấu ma túy nhằm tránh sự
giám sát, phát hiện, truy bắt của lực lượng chức năng. Nguy hiểm hơn, tội phạm
vận chuyển trái phép chất ma túy hoạt động theo tổ chức, đường dây, liên tỉnh,
xuyên quốc gia, sự liên kết, đan xen giữa tội phạm kinh tế - hình sự - ma túy
ngày càng chặt chẽ; đối tượng vận chuyển ma túy hầu hết đều tàng trữ trái phép
vũ khí và sẵn sàng chống người thi hành công vụ, gây tâm lý hoang mang, lo sợ
trong quần chúng nhân dân.
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng luôn nhất quán việc chủ động
phịng ngừa, nhanh chóng điều tra, làm rõ, xử lý đúng quy định pháp luật các
hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nên tỷ lệ tội phạm vận chuyển trái
phép chất ma túy bị phát hiện, xử lý ngày càng tăng, góp phần răn đe những đối
tượng có nguy cơ cao thực hiện hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,
do BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa có các văn bản hướng
dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến tội phạm về ma túy, đồng thời nhiều điều
khoản liên quan đến việc định tội đối với tội phạm về ma túy còn nhiều quan
điểm khác nhau nên việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội vận
chuyển trái phép chất ma túy còn chưa thật sự hiệu quả khi xảy ra tình trạng định
tội danh chưa chính xác, chưa phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội. Những bất cập từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong việc định tội danh đối với tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy đã

ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách hình sự đối với người phạm tội cũng như hiệu
quả trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa đối với tội phạm này. Vì vậy, cần thiết
phải có cơng trình nghiên cứu nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát


2
sinh từ thực tiễn cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc định
tội danh đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Định tội danh tội
vận chuyển trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài
luận văn thạc sĩ luật học nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua việc nghiên cứu các tội phạm về ma túy nói chung và
tội vận chuyển trái phép chất ma túy nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận, các nhà khoa học pháp lý hình sự và cán bộ làm
cơng tác thực tiễn. Đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu được công bố ở
nhiều mức độ khác nhau như: Luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo,
bình luận khoa học, giáo trình và các bài tạp chí, điển hình là:
2.1. Sách, giáo trình
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) – Khoa Luật Hình
sự Trường Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức, TP. HCM; Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) – Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)
(Nguyễn Ngọc Hịa, chủ biên) Nxb. Tư Pháp. Ngồi ra, các vấn đề lý luận và thực
tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số cơng trình nghiên cứu của tác giả
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Tập IV: Các tội phạm về
ma túy, Nxb. Thông tin và truyền thông; tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam (Sách
chuyên khảo), Nxb. Công an nhân dân.
Cần đánh giá các sác giáo trình này: Kế thừa được nội dung gì, vđ gì tiếp

tục nghiên cứu.
Cần bổ sung thêm một số sách, giáo trình về lý luận định tội
2.2. Luận án, luận văn và các cơng trình nghiên cứu khác
- Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm hình sự đối với các tội về ma túy trong
Luật Hình sự Việt Nam” của Phạm Minh Tuyên, công bố năm 2006 - Luận án
nghiên cứu và đánh giá về quy định pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm


3
về ma túy, phân tích một cách có hệ thống các chính sách hình sự đối với tội
phạm về ma túy, nguyên tắc xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội về ma túy,
nghiên cứu các yếu tố cấu thành tội phạm về ma túy và thực tiễn áp dụng trách
nhiệm hình sự về ma túy, qua đó kiến nghị những vấn đề cần hoàn thiện trong
quy định của Bộ luật Hình sự;
- Luận văn thạc sĩ “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam” của Lê Nguyễn Minh
Tâm – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, cơng bố năm 2016. Luận văn bao
gồm 03 Chương, trong đó: Chương 1, tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận
và pháp lý về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy tại Điều 194 BLHS năm 1999; Chương 2, tác giả phân tích thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy; Chương 3, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Luận văn thạc sĩ “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Long
Biên, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Kim Thanh – Học viện khoa học xã hội,
công bố năm 2016. Luận văn bao gồm 03 Chương, trong đó: Chương 1: Phân
tích những vấn đề lý luận về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam và lịch sử hình thành và

phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ giai đoạn Cách mạng
tháng 8 đến khi ban hành BLHS năm 1999; Chương 2: Phân tích, đánh giá thực
tiễn áp dụng các quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma tuý ở địa bàn quận Long Biên, Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
trên cơ sở hướng dẫn lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt; Chương 3:
Đưa ra một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình
sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý ở
địa quận Long Biên, Hà Nội.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết về ma túy và tội phạm về ma túy được
công bố trên các tạp chí chun ngành như: Luật học, Tịa án nhân dân, Kiểm sát,


4
Nhà nước và Pháp luật… trong đó có thể kể đến các bài như: (1) “Một số vấn đề
liên quan đến việc định tội danh trong nhóm các tội phạm về ma túy” của tác giả Lê
Đăng Doanh - Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 4/2020; (2) “Những bất cập của quy
định pháp luật trong việc giám định hàm lượng chất ma túy” của tác giả Nguyễn
Thành Long - Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 7 (52)/2018; (3) “Bộ luật Hình sự năm
2015 hồn thiện quy định về các tội phạm về ma túy” của Nguyễn Tuyết Mai - Tạp
chí Tịa án nhân dân, Số 18/2017; (4) “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp
dụng Điều 194 Bộ luật Hình sự” của tác giả Cao Thị Oanh - Tạp chí Luật học, Số
09/2012 (trang 33-38); (5) “Hoàn thiện khái niệm "chất ma túy" trong pháp luật
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số
3/2006; (6) “Cần hoàn thiện một số quy định trong BLHS về các hành vi tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” của tác giả Nguyễn
Văn Trượng - Tạp chí Kiểm sát, Số 04/2004 (trang 47-51); …
Các cơng trình khoa học nói trên đã phân tích các yếu tố cấu thành tội
phạm của tội vận chuyển trái phép chất ma túy, thực tiễn áp dụng tội phạm này
trên phạm vi cả nước hoặc một địa bàn cụ thể; chỉ ra những điểm bất cập trong

quy định của pháp luật hoặc những khó khăn trong thực tiễn áp dụng tội phạm
này và từ đó đề xuất các giải pháp. Trong Luận văn này, tác giả kế thừa những
thành tựu của các cơng trình khoa học trên để nghiên cứu sâu việc định tội
danh đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, đặc biệt là từ khi BLHS năm
2015 có hiệu lực. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ tiếp thu,
kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình nêu trên. Việc tìm hiểu các bài
viết giúp tác giả hiểu sâu về vấn đề cần nghiên cứu, để từ đó định hướng
nghiên cứu cho cơng trình của mình một cách phù hợp. Tác giả tập trung phân
tích và làm rõ những điểm mới, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua
những vụ án cụ thể nhằm đề xuất những kiến nghị phù hợp trong việc xây dựng
và áp dụng pháp luật đối với việc định tội danh tội vận chuyển trái phép chất
ma túy.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp
luật về định tội danh tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định của Luật


5
Hình sự Việt Nam, tác giả đánh giá thực trạng cũng như những vướng mắc, bất
cập của pháp luật hiện hành và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về
tội danh này cũng như đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được đồng bộ, thống
nhất trên phạm vi cả nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định
pháp luật trong việc định tội danh tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy
định của Luật Hình sự Việt Nam trong thời gian từ năm 2016 đến nay trên phạm
vi cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân
tích quy định pháp luật hiện hành cũng như những vướng mắc, bất cập trong
thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến tội vận chuyển trái phép
chất ma túy, từ đó xác định các nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất
cập từ thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích thực
tiễn việc áp dụng pháp luật đối với việc xử lý tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại
trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh việc áp dụng pháp luật
giữa các bản án trong việc xác định dấu hiệu định tội và giải quyết tranh chấp
tội danh của tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự Việt
Nam, từ đó xác định những điểm không thống nhất trong việc áp dụng quy
định pháp luật.


6
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung của luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1. Định tội danh đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Chương 2. Định tội danh dựa vào đối tượng tác động của tội vận chuyển
trái phép chất ma túy.


7

CHƯƠNG 1
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy
Trước khi BLHS năm 2015 được ban hành thì Tội vận chuyển trái phép
chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và
chiếm đoạt chất ma túy được quy định trong cùng một điều luật1. Bốn tội danh
này được quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 tương ứng với bốn hành vi
khách quan có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, trong đó
hành vi mua bán trái phép chất ma tuý được xác định có tính chất nguy hiểm cho
xã hội cao hơn so với các hành vi cịn lại2. Do đó, việc quy định bốn tội danh này
trong cùng một điều luật với các khung hình phạt như nhau dẫn đến sự thiếu
phân hóa về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi khách quan có tính nguy
hiểm cho xã hội khác nhau. Đồng thời, do điều luật quy định về tội ghép nên
không thể mô tả đầy đủ dấu hiệu hành vi khách quan và cấu thành cơ bản đối với
từng tội phạm, dẫn đến khó khăn cho CQTHTT việc xác định tội danh cũng như
quyết định hình phạt một cách chính xác, cơng bằng và thống nhất. Để khắc phục
bất cập nêu trên, ban soạn thảo BLHS năm 2015 đã tách Điều 194 BLHS năm
1999 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy thành 04 tội danh riêng biệt, trong đó có Tội vận chuyển trái phép
chất ma túy được quy định cụ thể tại Điều 250 BLHS năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 250 BLHS năm 2015 thì hành vi khách quan
của Tội vận chuyển trái phép chất ma túy được mô tả là hành vi “vận chuyển trái
phép chất ma túy mà khơng nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép
chất ma túy”3. Như vậy, Điều luật này đã thể hiện sự kế thừa các văn bản hướng
dẫn thi hành BLHS năm 19994 vẫn chưa mô tả cụ thể về hành vi “vận chuyển” trái
phép chất ma túy. Bên cạnh đó, kể từ khi BLHS năm 2015 được ban hành và có
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS năm 1999).
Ban soạn thảo BLHS, Mục 8 Phần II Bản thuyết minh dự thảo BLHS (sửa đổi), ngày 23 tháng 4 năm 2015.

3
Khoản 1 Điều 250 BLHS năm 2015.
4
Nguyễn Thị Phương Hoa, Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức, tr.253.
1
2


8
hiệu lực áp dụng thì vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn về dấu hiệu pháp lý
của Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)5. Vì vậy, để xác định
hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, cần phải xem xét các văn bản pháp luật
được ban hành từ trước khi BLHS năm 2015 được soạn thảo, cụ thể là Thông tư
liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007
về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma
túy” của BLHS năm 1999 (TTLT 17/2007).
Theo hướng dẫn tại TTLT 17/2007 thì hành vi vận chuyển trái phép chất ma
túy bao gồm các dạng hành vi sau:
Thứ nhất, hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến
nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau
như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong
người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như
vali, túi xách v.v…) mà khơng nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất
trái phép chất ma túy khác 6. Để xác định người phạm tội thực hiện hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy trong trường hợp này đòi hỏi phải đáp ứng 03
điều kiện:
Một là, có hành vi chuyển dịch chất ma túy từ địa điểm này sang địa điểm
khác dưới bất kỳ hình thức nào. Khoảng cách hay thời gian chuyển dịch chất ma

túy không phải là dấu hiệu định tội.
Hai là, việc chuyển dịch chất ma túy là bất hợp pháp, tức không thuộc
các trường hợp được pháp luật cho phép chuyển dịch. Hiện nay, chỉ có một số
cơ quan, đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng như Cục
Quân y Bộ Quốc phòng, Cục Y tế Bộ Cơng an, Viện Khoa học hình sự Bộ
Cơng an, Cục Phòng, chống tội phạm về ma túy Bộ Tư lệnh biên phịng; Cục
Năm 2015, Bộ Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành
Thông tư liên tịch số 08/2015/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP để sửa đổi, bổ sung một số điểm của
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng
một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây viết gọn
là Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT).
6
Tiểu mục 3.2 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày
24/12/2007 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS
năm 1999.
5


9
Cảnh sát biển Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải
quan, Các đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ hoặc động vật khác để phát hiện
ma túy thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng… mới được phép mua bán, trao đổi,
vận chuyển và sử dụng chất ma túy vì mục đích nghiên cứu khoa học, quốc
phịng, an ninh. Do đó, việc chuyển dịch chất ma túy không thuộc các trường
hợp này đều bị coi là bất hợp pháp.
Ba là, hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy khơng nhằm mục đích
mua bán, tàng trữ hoặc sản xuất trái phép chất ma túy; vận chuyển trái phép chất
ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của
người đó. Vì vậy, theo hướng dẫn trên, có thể phát sinh các trường hợp:
- Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy được thực hiện nhằm để

bán trái phép chất ma túy đó cho người khác thì sẽ bị coi là thực hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS năm 2015);
- Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy được thực hiện nhằm để
tàng trữ chất ma túy đó thì sẽ bị coi là thực hiện hành vi tàng trữ phép chất ma
túy (Điều 249 BLHS năm 2015);
- Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy được thực hiện nhằm để
làm ra chất ma túy khác thì sẽ bị coi là thực hiện hành vi sản xuất phép chất ma
túy (Điều 248 BLHS năm 2015).
- Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy mà biết rõ mục đích mua
bán trái phép chất ma túy của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm7.
Thứ hai, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích vận
chuyển trái phép chất ma túy đó. Đây là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp
chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngồi vườn, chơn dưới đất, để
trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên
người hoặc theo người…)8 nhằm mục đích chuyển dịch chất ma túy đó từ địa
Tiểu mục 3.2 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày
24/12/2007 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS
năm 1999.
8
Tiểu mục 3.1 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày
24/12/2007 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS
năm 1999.
7


10
điểm này sang địa điểm khác. Như vậy, để xác định người phạm tội thực hiện
hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy trong trường hợp này cũng đòi hỏi
phải đáp ứng 03 điều kiện:

Một là, có hành vi cất giữ, cất giấu chất ma túy ở bất cứ nơi nào. Thời gian
cất giữ, cất giấu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh;
Hai là, việc cất giữ, cất giấu chất ma túy là bất hợp pháp, tức không thuộc
những trường hợp được pháp luật cho phép;
Ba là, hành vi cất giữ, cất giấu nhằm để chuyển dịch chất ma túy đó từ địa
điểm này sang địa điểm khác.
Do đó, khi áp dụng pháp luật hình sự để xử lý đối với trường hợp này,
các CQTHTT cần phải thu thập tài liệu, chứng cứ, chứng minh về mục đích của
người vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác. Nếu mục đích vận
chuyển trái phép chất ma túy thuê cho một người khác để có lợi ích vật chất mà
khơng biết, khơng quan tâm đến người thuê vận chuyển mục đích sử dụng số
ma túy đó để làm gì thì người phạm tội phải bị xử lý về Tội vận chuyển trái
phép chất ma túy (Điều 250 BLHS năm 2015). Trong trường hợp người vận
chuyển trái phép chất ma túy mà biết rõ mục đích của người th mình vận
chuyển số ma túy đó để bán cho người khác thì người vận chuyển trái phép
chất ma túy đó phải bị xử lý về Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251
BLHS năm 2015).
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi vận chuyển trái phép chất
ma túy
Kể từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay, việc áp dụng quy
định pháp luật hình sự để xử lý tội phạm ma túy nói chung, tội phạm vận chuyển
trái phép chất ma túy nói riêng ln được các CQTHTT thực thi nghiêm túc,
đúng quy định. Qua các Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án các năm 2018, 2019
và 2020, việc định tội danh đối với tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy
luôn được HĐXX xem xét và quyết định cẩn trọng dựa theo quy định pháp luật
hình sự nên hầu hết số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị chỉ liên quan đến vấn đề
quyết định hình phạt9.
9

Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 2018, năm 2019, năm 2020



11
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại
một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với người thực hiện hành vi
vận chuyển trái phép chất ma túy, cụ thể như sau:
Thứ nhất, vướng mắc trong việc xác định tội danh đối với hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy đó.
Trên thực tế xảy ra trường hợp người nghiện ma túy thực hiện hành vi mua chất
ma túy để sử dụng và trong quá trình chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ
nơi mua đến nơi sử dụng thì họ bị bắt quả tang với chất ma túy đang cất giữ
trong người. Có hai quan điểm khác nhau liên quan đến việc định tội danh với
người phạm tội trong trường hợp này, từ đó dẫn đến việc định tội khơng có sự
thống nhất, điển hình bởi một số vụ án như sau:
Vụ án thứ nhất
Vào khoảng 14 giờ 55 phút ngày 18/8/2020, Tổ hình sự đặc nhiệm Công
an Quận Phú Nhuận đang đi tuần tra trên tuyến đường HC, Phường 7, Quận P thì
phát hiện Lê Phi C đang điều khiển mô tô hiệu Piaggio LX125, màu trắng xanh,
biển kiểm sốt số 59E1-439.xx có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng xe để
kiểm tra. C không xuất trình được giấy tờ tùy thân nên tổ cơng tác yêu cầu C về
trụ sở Công an Phường 7, Quận P làm việc. Tại trụ sở Công an Phường, qua
kiểm tra Công an phát hiện và thu giữ trong túi quần nhỏ bên phải phía trước C
đang mặc có 01 gói nilon hàn kín chứa tinh thể khơng màu. C khai là ma túy
tổng hợp C mua về sử dụng nên Công an tiến hành niêm phong, thu giữ vật
chứng và lập biên bản phạm tội quả tang. Tại cơ quan điều tra, C khai nhận: Do
muốn sử dụng ma túy nên vào khoảng 14 giờ 15 phút cùng ngày, C gọi điện thoại
cho người phụ nữ tên Tiên (khơng rõ nhân thân, lai lịch), có số điện thoại
0936669xxx ở trong hẻm trên đường Đinh Tiên Hồng, Quận Bình Thạnh, TP.
HCM để hỏi mua 01 gói ma túy tổng hợp giá 400.000 đồng. Sau đó, trên đường
chạy xe về nhà để sử dụng ma túy thì bị Cơng an phát hiện và bắt giữ. Theo kết

luận của Phòng kỹ thuật hình sự Cơng an TP.HCM tại Bản kết luận giám định số
1437/KLGĐ-H ngày 25/8/2020 thể hiện: 01 gói nilon chứa tinh thể không màu, là
ma túy ở thể rắn, có khối lượng là 0,6160 gam, loại Methamphetamine10.
10

Bản án hình sự sơ thẩm số 73/2020/HS-ST ngày 18/12/2020 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – TP.HCM


12
Trong vụ án này, quan điểm của các CQTHTT như sau:
- VKSND Quận Phú Nhuận ra bản cáo trạng số 68/CT-VKSPN ngày
09/11/2020 truy tố bị cáo Lê Phi C về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo
điểm c khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015, theo đó: Do muốn sử dụng ma túy
nên vào khoảng 14 giờ 15 phút ngày 18/8/2020, bị cáo C đã gọi điện thoại cho
người phụ nữ tên Tiên (không rõ nhân thân, lai lịch), để hỏi mua 01 gói ma túy
tổng hợp với giá 400.000 đồng. Sau khi mua xong, C đến tiệm tạp hóa trên
đường Nơ Trang Long, khu vực Ngã 5 Bình Hịa, Quận Bình Thạnh (khơng rõ
địa chỉ) để mua dụng cụ sử dụng ma túy với giá 50.000 đồng, nhưng chưa kịp sử
dụng thì bị Cơng an phát hiện, bắt giữ. Như vậy, bị cáo đã có hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy.
- HĐXX cấp sơ thẩm nhận định bị cáo phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 249 BLHS và bản cáo trạng mà VKSND Quận Phú
Nhuận truy tố là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Do đó, HĐXX cấp sơ thẩm
quyết định bị cáo Lê Phi C phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm
c khoản 1 Điều 249 BLHS và tuyên phạt bị cáo 01 năm 03 tháng tù11.
Vụ án thứ hai
Hà Tấn T đã nhiều lần mua ma túy của người phụ nữ tên Nhí (khơng rõ
họ tên, địa chỉ) để sử dụng. Đến khoảng 17 giờ ngày 12/11/2020, T sử dụng
điện thoại di động gọi điện cho Nhí mua 150.000 đồng ma túy và T sử dụng xe
Honda 65F1-368.xx đến điểm hẹn (dưới dốc cầu Bị Ĩt hướng Thốt Nốt đi

Long Xun thuộc khu vực Thới An 3, Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt) để
nhận ma túy. Sau khi mua ma túy T bỏ ma túy vào ví da màu đen và để vào túi
quần kaki phía sau, bên phải T đang mặc và điều khiển xe môtô đến khu vực
Thới An 4, Phường Thuận An thì bị lực lượng thì bị lực lượng chức năng kiểm
tra bắt quả tang T đang mang ma túy trên người. Tại kết luận giám định số
431/KL-PC09 ngày 20/11/2020 của Phịng kỹ thuật hình sự, Cơng an Thành
phố Cần Thơ kết luận: Tinh thể không màu trong gói nilon gửi giám định là ma
túy, loại Methamphetamine, khối lượng 0,1298gam12.
Bản án hình sự sơ thẩm số 73/2020/HS-ST ngày 18/12/2020 của Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận – TP.HCM
Bản án hình sự sơ thẩm số 03/2021/HS-ST ngày 25/01/2021 của Tòa án nhân dân Quận Thốt Nốt – Thành
phố Cần Thơ.
11
12


13
Trong vụ án này, quan điểm của các CQTHTT như sau:
- VKSND Quận Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ ra cáo trạng số 01/CTVKS ngày 17/12/2020, truy tố bị cáo Hà Tấn T về tội “Vận chuyển trái phép
chất ma túy” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 250 BLHS, theo đó: Sau
khi mua ma túy, T bỏ ma túy vào ví da màu đen và để vào túi quần kaki phía
sau, bên phải T đang mặc và điều khiển xe môtô đến khu vực Thới An 4,
Phường Thuận An thì bị lực lượng thì bị lực lượng chức năng kiểm tra bắt quả
tang T đang vận chuyển ma túy. Vì vậy, hành vi của T là hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy.
- HĐXX cấp sơ thẩm nhận định hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 250
BLHS, việc đưa ra truy tố và xét xử bị cáo là hồn tồn đúng người, đúng tội. Vì
vậy, HĐXX cấp sơ thẩm quyết định bị cáo Hà Tấn T phạm tội “Vận chuyển trái
phép chất ma túy” theo điểm c khoản 1 Điều 250 BLHS và xử phạt bị cáo Hà
Tấn T 02 năm tù13.

Như vậy, qua hai vụ án như trên, có thể nhận thấy hành vi phạm tội của
hai bị cáo có sự tương đồng (người phạm tội đều nghiện ma túy, trên đường mua
ma túy về để sử dụng thì bị bắt quả tang trong người, phương tiện có cất giữ ma
túy với hàm lượng nhất định) nhưng CQTHTT tại 02 địa phương khác nhau đã có
quan điểm định tội danh khác nhau, cụ thể như sau:
- Trong vụ án thứ nhất, bị cáo Lê Phi C sau khi mua ma túy đã điều khiển
xe mô tô để mang ma túy đến địa điểm khác nhằm sử dụng. Trong quá trình vận
chuyển trái phép chất ma túy bằng xe mơ tơ thì bị cáo đã bị phát hiện và bắt quả
tang. Các CQTHTT Quận Phú Nhuận - TP.HCM nhận định hành vi của bị cáo
cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) vì bị cáo đã cất giữ
ma túy trên người và việc vận chuyển trái phép chất ma túy trong trường hợp này
nhằm mục đích tàng trữ.
- Ở vụ án thứ hai, bị cáo Hà Tấn T cũng có hành vi mua ma túy nhằm mục
đích sử dụng. Đồng thời, tương tự như vụ án thứ nhất, trong quá trình vận chuyển
Bản án hình sự sơ thẩm số 03/2021/HS-ST ngày 25/01/2021 của Tòa án nhân dân Quận Thốt Nốt – Thành
phố Cần Thơ.
13


14
trái phép chất ma túy bằng xe mơ tơ thì bị cáo Hà Tấn T cũng bị lực lượng chức
năng kiểm tra, bắt quả tang T đang mang ma túy trên người. Tuy nhiên, khác với
nhận định của các CQTHTT Quận Phú Nhuận – TP.HCM, cả VKSND Quận Thốt
Nốt - Thành phố Cần Thơ và HĐXX sơ thẩm đều nhận định hành vi của bị cáo
cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) vì bị cáo đã
chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi mua đến nơi khác để sử dụng và
không nhằm mục đích tàng trữ, mua bán hay sản xuất trái phép.
Theo quan điểm của tác giả, trong cả hai vụ án nêu trên thì hành vi của
các bị cáo đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250
BLHS) nên việc định tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) trong

vụ án đầu tiên là khơng hợp lý. Theo đó, hành vi của các bị cáo bị phát hiện
trong lúc đang vận chuyển ma túy từ nơi này sang nơi khác và việc vận chuyển
trong cả hai trường hợp này đều nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy.
Do đó, khơng thể coi việc cất giữ ma túy trong người khi đang vận chuyển ma
túy là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và càng không thể xem việc vận
chuyển ma túy đến nơi khác để sử dụng là hành vi vận chuyển nhằm mục đích
tàng trữ trái phép chất ma túy 14. Do đó, cần phải có sự thống nhất về việc định
tội danh trong trường hợp này.
Việc định tội danh không thống nhất trong hai vụ án như trên xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
Một là, kể từ thời điểm BLHS năm 2015 được ban hành và có hiệu lực áp
dụng, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào hướng dẫn thi hành quy định về Tội
vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) và Tội tàng trữ trái phép chất
ma túy (Điều 249 BLHS). Việc định tội danh đối với các hành vi phạm tội này
trên thực tế hiện nay lại phải dựa vào Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC- BTP, được ban hành từ ngày 24/12/2007, hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Chương “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999
từ trước khi được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Có thể nói TTLT 17/2007 đã
khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi quy định về “Các tội phạm
“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong
nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc
trên người hoặc theo người…) mà khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma
túy." (Mục 3.1 Thông tư liên tịch số 17/2007).
14


15
về ma túy” của BLHS năm 2015 đã thay đổi rất nhiều so với quy định của BLHS
năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trước đây, các tội vận chuyển
trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định trong cùng
01 Điều luật nên việc định tội danh có sự khác biệt hoàn toàn khi các tội phạm này

được tách ra thành các Điều luật riêng biệt. Bên cạnh đó, kể từ thời điểm Điều luật
về Tội sử dụng trái phép chất ma túy được bãi bỏ vào năm 2009 thì việc xác định
hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm sử dụng trái phép được coi là hành vi tàng
trữ trái phép hay vận chuyển trái phép vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Do đó,
cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật mới, mô tả chi tiết về hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy cũng như hướng
dẫn thi hành các điều luật liên quan đến những hành vi này.
Hai là, bất cập trong dấu hiệu định tội của Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy (Điều 250 BLHS). Theo đó, để cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy
thì địi hỏi mục đích của hành vi vận chuyển không nhằm để tàng trữ trái phép
chất ma túy đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy để cất giấu và sử dụng (tức có mục đích tàng trữ) thì
việc áp dụng Tội tàng trữ trái phép chất ma túy để truy cứu TNHS cũng không
thật sự hợp lý vì người phạm tội đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép trên
thực tế chứ không phải hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó, để áp
dụng Tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì địi hỏi việc cất giữ, cất giấu trái phép
chất ma túy của người phạm tội phải khơng nhằm mục đích vận chuyển chất ma
túy đó (khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015). Do những bất cập này mà việc áp
dụng pháp luật hình sự để truy cứu TNHS đối với các hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy không thật sự thống nhất.
Thứ hai, vướng mắc trong việc xác định tội danh đối với hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy cho người khác. Theo hướng dẫn tại TTLT
17/2007 thì người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cho người
khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì sẽ bị
coi là đồng phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép
chất ma túy. Tuy nhiên, trên thực tế thì hành vi của người phạm tội có dấu hiệu
như trên nhưng lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép
chất ma túy (Điều 250 BLHS), cụ thể như sau:



16
Vụ án thứ ba
Nguyễn Thị Q có quen với một nam thanh niên tên C và nảy sinh tình
cảm, nhưng Q không biết họ, tên, địa chỉ của C. Chiều ngày 13/12/2019, C rủ Q
đến Huyện Kim Động chơi. Khoảng 15 giờ cùng ngày, Q đến khu vực Cầu
Ngàng thuộc Thôn Lương Hội, Thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động thì có T
giới thiệu là em của C ra đón Q (nhưng Q không biết họ tên, địa chỉ của T). T
đưa Q đến nhà nghỉ Quỳnh Giao, Thôn Lương Hội, Thị trấn Lương Bằng, Huyện
Kim Động và thuê phòng số 308 cho Q nghỉ tại đó. C đến phịng 308 của Q và
ngủ lại một lúc vào buổi tối ngày 13/12/2019 rồi đi. Đến khoảng 20 giờ ngày
14/12/2019, C lại đến phòng 308 uống bia, khoảng 23 giờ cùng ngày thì ra về, C
để lại 01 túi nilon bên trong có ma túy đá. C dặn Q lát nữa mang xuống trước
cửa nhà nghỉ giao cho khách hàng và cầm 8.000.000đ mang về. Q biết rõ bên
trong túi nilon có ma túy đá nhưng C hứa sẽ mua cho Q 01 chiếc điện thoại
Iphone X nên Q đồng ý với yêu cầu của C.
Khoảng 00 giờ ngày 15/12/2019, Q đi bộ một mình, cầm ở tay phải 01 túi
nilon ma túy đá do C nhờ giao cho khách. Khi Q đang đứng ở đường bê tông
trước cửa nhà nghỉ thì bị Cơng an Huyện Kim Động phối hợp với Công an Thị
trấn Lương Bằng kiểm tra, bắt quả tang. Q khai nhận là ma túy đá do C nhờ giao
cho khách. Công an Huyện Kim Động đã niêm phong túi nilon chứa ma túy (ký
hiệu M1). Tại bản Kết luận giám định số 02/MT-PC09 ngày 18/12/2019 của
Phòng kỹ thuật hình sự - Cơng an Tỉnh Hưng n, kết luận: Mẫu chất dạng tinh
thể màu trắng trong niêm phong ký hiệu M1 thu của Nguyễn Thị Q, có khối
lượng là 21,311 gam là ma túy, loại Methamphetamine.
Trong quá trình tố tụng, ban đầu Q khai báo quanh co không nhận tội,
nhưng sau đó thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Q nhận thức được các chất
ma túy bị cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển nhưng vì hám lợi khi C hứa sẽ mua
cho bị cáo 01 chiếc điện thoại Iphone X, nên Q đã nhận lời vận chuyển ma túy
cho C dù biết mục đích mua bán chất ma túy của C15.
Trong vụ án này, quan điểm của các CQTHTT và người tham gia tố tụng

như sau:
Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2020/HSST ngày 24/4/2020 của Tịa án nhân dân Huyện Kim Động - Tỉnh
Hưng Yên.
15


17
- VKSND Huyện Kim Động xác định hành vi của Q là hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy. Sau đó, TAND Huyện Kim Động đồng ý với quan điểm
buộc tội của VKSND Huyện Kim Động và đã quyết định áp dụng điểm h khoản
2 Điều 250; điểm s, khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị
Q 09 năm tù về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Bị cáo Nguyễn Thị Q khơng đồng ý với mức hình phạt mà Tịa án tuyên
và kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
- Người bào chữa cho bị cáo có quan điểm: Đề nghị HĐXX xem xét hoàn
cảnh của bị cáo xử cho bị cáo mức án thấp nhất của khung hình phạt.
- HĐXX cấp phúc thẩm nhận định: Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo
Nguyễn Thị Q về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo điểm h khoản 2 Điều
250 BLHS là có căn cứ, đúng pháp luật. Khi quyết định hình phạt, Tịa án sơ thẩm
đã đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội, nhân thân của bị
cáo; áp dụng đầy đủ, chính xác tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
đối với bị cáo và xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Q 09 năm tù là phù hợp. Từ đó,
HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo
Nguyễn Thị Q và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 18/2020/HSST ngày
24/4/2020 của Tịa án nhân dân Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên.
Như vậy, vấn đề đặt ra trong vụ án này là: Tuy Nguyễn Thị Q biết mục
đích mua bán chất ma túy của C nhưng Q vẫn đồng ý vận chuyển chất ma túy
cho người mua và sẽ mang tiền bán ma túy là 8.000.000 đồng về cho C. Căn cứ
theo hướng dẫn tại TTLT 17/2007 thì hành vi của Q phải bị truy cứu TNHS về
Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) với vai trò đồng phạm. Tuy

nhiên, trong vụ án này thì cả VKSND và HĐXX cấp sơ thẩm, phúc thẩm đều
nhận định hành vi của Q phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Có thể nhận
thấy hành vi của Q trong vụ án này là giúp sức cho việc mua bán trái phép chất
ma túy của C nên việc các CQTHTT áp dụng tội danh vận chuyển trái phép chất
ma túy để truy cứu TNHS đối với Q là khơng chính xác.
Vụ án thứ tư
Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 12/3/2016, tại trước nhà số 01, đường số 4,
khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. HCM. Cơng an


18
Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Điến hành kiểm tra phát hiện, bắt quả tang
Nguyễn Thanh P có hành vi cất giấu ma túy trong người. Nguyễn Thanh P khai
nhận số ma túy thu giữ quả tang trong người P có được là do người đàn ơng có
tên là H đưa cho vào lúc 17 giờ ngày 12/3/2016 tại ngã tư đường Ung Văn Khiêm
và Đinh Bộ Lĩnh thuộc Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM để đem giao
cho người mua tên Lũng ở đầu đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước,
Quận Thủ Đức với giá 4.000.000đ, xong việc thì H trả cơng cho P 200.000đ. Sau
khi nhận ma túy, P cất gói ma túy trên vào miếng lót bên trong nón bảo hiểm
màu đen hiệu Piaggio, rồi đội lên đầu và điều khiển xe mô tô biển số 59T1223.xx đến điểm hẹn, khi đến nơi P chưa kịp giao ma túy cho L thì bị Cơng an
Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức kiểm tra, phát hiện bắt quả tang, cịn L
bỏ chạy thốt. P biết H bán ma túy cho L và P đi giao ma túy cho H được hai lần.
Tại Cáo trạng số 302/CT-VKS ngày 06/07/2016, VKSND Quận Thủ Đức
nhận định Nguyễn Thanh P vận chuyển trái phép 01 gói ma túy ở thể rắn, loại
Methamphetamine, có khối lượng 4,9740g, nhằm mục đích để bán nên đã đủ yếu tố
cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy. Do đó, Nguyễn Thanh P đã bị truy tố
về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999.
Đối với người tên H và L, do không rõ lai lịch nên Cơ quan Cảnh sát Điều
tra Công an Quận Thủ Đức tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý sau. Đồng thời, đối với
lời khai của P đã hai lần nhận ma túy của người thanh niên tên H đem bán cho

người thanh niên tên L được trả cơng 100.000 đồng và 150.000 đồng thì ngồi lời
khai trên của bị can P ra thì khơng có chứng cứ nào chứng minh lời khai nhận
trên của bị can như không thu giữ được vật chứng, không xác định được nhân
thân và ghi lời khai của người thanh niên tên H và L. Do đó, khơng có căn cứ để
truy tố P phạm tội nhiều lần theo điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999.
Trong vụ án này, có thể nhận thấy đối tượng H đã thuê P thực hiện hành vi
vận chuyển trái phép chất ma túy cho người mua là L. Tuy biết được mục đích mua
bán trái phép chất ma túy của H nhưng P vẫn thực hiện hành vi vận chuyển thuê để
lấy tiền công. Tuy người bán là H và người mua là L chưa bị bắt giữ cũng như
không xác định được nhân thân nhưng các CQTHTT Quận Thủ Đức vẫn truy cứu
TNHS đối với P về hành vi mua bán trái phép chất ma túy do có đầy đủ chứng cứ
chứng minh hành vi của P đã đáp ứng đầy đủ yếu tố cấu thành của tội phạm này.


19
Như vậy, có thể nhận thấy hành vi của hai bị cáo trong hai vụ án nêu trên
là giống nhau nhưng việc định tội danh giữa các CQTHTT trong hai vụ này là
khác nhau hoàn toàn. Trong vụ án đầu tiên, do không xác định được người bán
và người mua trái phép chất ma túy nên các CQTHTT các cấp tại Tỉnh Hưng Yên
định tội danh Tội vận chuyển trái phép chất ma túy đối với Nguyễn Thị Q dù Q
biết được mục đích mua bán khi thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma
túy. Trong khi đó, ở vụ án thứ hai thì Nguyễn Thanh P bị truy tố về Tội mua bán
trái phép chất ma túy vì P biết được mục đích mua bán nhưng vẫn đồng ý vận
chuyển thuê cho dù các CQTHTT Quận Thủ Đức – TP. HCM cũng không xác
định được nhân thân của cả người bán lẫn người mua ma túy.
Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc nêu trên là: Các cơ quan chức năng chỉ bắt
giữ được Nguyễn Thị Q, là người trực tiếp thực hiện hành vi vận chuyển trái phép
chất ma túy trong khi người trực tiếp thực hiện hành vi bán là C và khách hàng mua
ma túy thì các cơ quan chức năng không thể bắt giữ được. Do trong vụ án này chỉ
có duy nhất Q được xác định là người phạm tội nên không bị coi là đồng phạm về

Tội mua bán trái phép chất ma túy. Vì vậy, dù biết được mục đích mua bán trái
phép chất ma túy nhưng CQTHTT các cấp của Tỉnh Hưng Yên chỉ căn cứ vào hành
vi thực tế của Q để định tội danh Tội vận chuyển trái phép chất ma túy đối với Q.
Vì vậy, vấn đề pháp lý đặt ra từ vụ án này là: Trong trường hợp có căn cứ
xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chính là hành vi giúp sức cho
việc mua bán trái phép chất ma túy thì có thể truy cứu TNHS đối với người vận
chuyển với vai trò đồng phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy hay không
khi các cơ quan chức năng không thể bắt giữ được người trực tiếp thực hiện hành
vi mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời, nếu áp dụng tội danh vận chuyển trái
phép chất ma túy trong trường hợp này thì việc định tội danh có phản ánh đầy đủ
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay không. Vì
vậy, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong trường hợp
này nhằm đảm bảo cho việc định tội danh được thực hiện một cách đúng đắn,
phản ánh đầy đủ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
1.3. Một số kiến nghị cụ thể
Trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc còn
tồn tại trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma


20
túy như trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sửa đổi dấu hiệu định tội trong Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy (Điều 250 BLHS) và Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS).
Theo đó, dấu hiệu mục đích là dấu hiệu định tội trong cả hai tội danh này chỉ nên
giới hạn ở nội dung: “không nhằm mục đích mua bán, sản xuất trái phép chất ma
túy”. Vì vậy, trong trường hợp một người đang thực hiện hành vi vận chuyển trái
phép chất ma túy mà xác định mục đích là khơng nhằm mục đích mua bán, sản
xuất trái phép chất ma túy khác thì sẽ cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy (Điều 250 BLHS). Trong trường hợp một người đang thực hiện hành vi cất

giữ, cất giấu ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, sản xuất trái phép chất
ma túy khác thì sẽ cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS).
Trên cơ sở đó, khoản 1 của các Điều luật này sẽ được sửa đổi như sau:
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà khơng nhằm mục đích
mua bán, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích
mua bán, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…
Thứ hai, mô tả cụ thể các hành vi khách quan của các tội tàng trữ trái phép
chất ma túy (Điều 249 BLHS), vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS),
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS). Đây là các tội phạm riêng biệt
được tách ra từ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy (Điều 194 BLHS năm 1999) nên đòi hỏi phải mô tả cụ thể hành vi khách
quan của các tội phạm này, phù hợp với các quy định của BLHS năm 2015. Trên cơ
sở kế thừa nội dung của TTLT 17/2007, tác giả đề xuất một số nội dung sau đây:
- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất
hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay
sản xuất trái phép chất ma túy khác.


×