Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 78 trang )

Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp

BÀI TẬP NHĨM
Chủ đề:

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP DƯỚI GĨC
NHÌN ĐỊA LÝ

Giảng viên: GS.TS Lê Thơng
Nhóm 4:
Vũ Thị Hịa ( Nhóm trưởng)
Đinh Bảo Khánh (Thư kí)
Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Thị Nhàn
Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Cao học Địa lý K27
1


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp

PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP DƯỚI GĨC NHÌN ĐỊA

TT


1

Nội dung

Người thực hiện và báo cáo

Chương 1: Cơ sở lí luận của tổ chức
lãnh thổ cơng nghiệp

Ghi chú

Đinh Bảo Khánh
Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Chương 2: Các hình thức tổ chức
2

3

lãnh thổ công nghiệp trên thế giới.

Nguyễn Thị Hồng

Chương 3: Tổ chức lãnh thổ cơng

Vũ Thị Hịa

nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Thị Nhàn

Nguyễn Thị Loan

Cao học Địa lý K27
2


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
NỘI DUNG................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I..................................................................................................................4
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦATỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP........................................4
I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ...........................................................................................4
1. Khái niệm.................................................................................................................4
2. Một số lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ....................................................6
2.1. Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố trung tâm của V.
Thunen (1883)..............................................................................................................6
2.2. Lý thuyết định vị của A. Weber với vấn đề phân bố công nghiệp.........................7
2.3. Lý thuyết phát triển các điểm trung tâm của W. Christaller - Mỹ (1933)......................7
2.4. Lý thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux - Pháp (1950)...........................8
2.5. Lý thuyết cơ sở xuất khẩu......................................................................................9
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP..........................................................10
1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.........................................................10
2. Một số đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.............................................11
3. Yêu cầu của việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp....................................................12
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.................................13
4.1. Nguồn lực bên trong............................................................................................13
4.2. Nguồn lực bên ngoài............................................................................................17
CHƯƠNG II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ

GIỚI............................................................................................................................ 20
I. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở Liên Xơ - Đơng Âu......................20
II. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở phương Tây................................37
a. Đài Loan.................................................................................................................39
b. Hàn Quốc................................................................................................................ 40
c. Trung Quốc.............................................................................................................40
d. Malaysia.................................................................................................................. 41
e. Thái Lan.................................................................................................................. 41
CHƯƠNG III.TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM.......................................43
1. Điểm cơng nghiệp...................................................................................................43
2. Cụm cơng nghiệp...................................................................................................44
3. Khu cơng nghiệp tập trung...................................................................................51
3.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tập trung ở nước ta.........................56
3.2. Tác động đối với nền kinh tế...............................................................................61
3.4 Định hướng phát triển..........................................................................................65
4. Trung tâm công nghiệp..........................................................................................70
4.1. Phân loại trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.....................................................70
4.2. Hiện trạng phát triển của trung tâm công nghiệp..............................................70
5. Dải công nghiệp......................................................................................................71
5.1. Khái niệm.............................................................................................................71
5.2. Hiện trạng phát triển...........................................................................................71
6. Vùng công nghiệp...................................................................................................72

Cao học Địa lý K27
3


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
6.1. Vùng cơng nghiệp Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)....................74

6.2. Các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng và Quảng Ninh,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)
6.3. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận
6.4. Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)................................................................86
6.5. Vùng Đơng Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận...............................................88
6.6. Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long...........................................................................95
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG..............................................................................................................100
1. Những khái niệm cơ bản.....................................................................................100
1.1. Phát triển............................................................................................................100
1.2. Can thiệp............................................................................................................101
2. Các quan niệm về phát triển bền vững...............................................................102
2.1. Khái niệm phát triển bền vững của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển –
WCED 1987..............................................................................................................102
2.2. Khái niệm phát triển bền vững của Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững – RIO 1992.......................................................................................................104
3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững.........111
3.1. Những thành tựu và hạn chế của công nghiệp và vấn đề phát triển bền vững111
3.2. Phương hướng, biện pháp để phát triển công nghiệp bền vững......................114
KẾT LUẬN............................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................117

Cao học Địa lý K27
4

80


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp

MỞ ĐẦU

Xã hội lồi người đã trải qua thời kì văn minh nơng nghiệp và chuyển sang thời kì văn
minh cơng nghiệp cách đây gần 200 năm. Ngay sau khi ra đời, sản xuất công nghiệp đã phát
triển không ngừng và hiện đang là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng
góp vào sự tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong sản xuất cơng
nghiệp, ngồi những yếu tố đầu ra và đầu vào của sản xuất thì việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
hợp lí cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành. Tính hợp lí trong tổ chức
lãnh thổ sẽ giúp sản xuất cơng nghiệp đạt được hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường
thông qua việc khai thác và sử dụng hợp lí cácnguồn lực.
Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp không phải là một hiện tượng bất biến do chịu tác động của
các yếu tố như tiến bộ về khoa học - công nghệ, thị trường… vốn là những yếu tố có tính chất
“động”. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ln có sự biến đổi, phù hợp với sự phát
triển của sản xuất. Sự biến đổi đó thể hiện qua sự phát triển về số lượng của các hình thức tổ
chức lãnh thổ cơng nghiệp cũng như vai trị, đặc điểm của mỗi hình thức.
Thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của
tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do khơng phải
là một hiện tượng bất biến nên việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng luôn cần đặt
ra các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Những kết quả nghiên cứu phản ánh đúng đắn thực trạng cũng
như xu hướng phát triển của tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp sẽ có giá trị rất cao cả về mặt lí luận
và thực tiễn.
Việc nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp địi hỏi nhiều yêu cầu (về năng lực, thời
gian, nguồn tư liệu…) vì thế trong phạm vi của đề tài, nhóm thực hiện chỉ xin đưa ra những lí
luận cũng như ví dụ minh họa mang tính chất khái quát nhằm cung cấp những nội dung cần
thiết phục vụ cho việc giảng dạy là chủ yếu.

Cao học Địa lý K27
5


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
NỘI DUNG

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ
1. Khái niệm
Khái niệm tổ chức lãnh thổ bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế kinh điển của A.Smith
và D.Ricardo, từ các cơng trình nghiên cứu của V. Thunen, W.Christaller… và một số tác
phẩm khác. Sau đó được phát triển về mặt lí luận và ứng dụng vào thực tiễn từ những năm
50 tại các nước châu Âu. Ở Liên Xô, vào đầu những năm 60, thuật ngữ này đã được đề cập
đến. Về sau, khái niệm tổ chức lãnh thổ được nhiều nước tiếp nhận và sử dụng, đặc biệt là
vào Mĩ từ đầu những năm 70. Từ đó đến nay, khái niệm này được nhiều nhà khoa học trên
thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ
chức thực tiễn các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế lĩnh vực này cũng có rất nhiều
những quan niệm khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Liên Xô cũ thì tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau; phổ biến là trên
các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội là sự sắp xếp, bố trí (phân bố) và phối hợp các đối tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau,
có liên hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư; nhằm
sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu
quả kinh tế cao vào nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. (Xauxkin).
Ở các nước phương Tây, các nhà khoa học lại tiếp cận vấn đề này theo hướng tổ chức
không gian. Họ cho rằng tổ chức không gian ra đời từ cuối thế kỉ XIX và đã trở thành một
khoa học kinh tế lãnh thổ. Tổ chức không gian được xem như là nghệ thuật sử dụng lãnh
thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả (J.Gaudermar, 1992). Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức
không gian là tìm kiếm một tỉ lệ và quan hệ hợp lí về phát triển kinh tế - xã hội giữa các
lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng hoặc giữa các vùng trong một quốc gia và trên
mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới
nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hoà giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một
vùng đó. Tóm lại, nội dung tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở đây có thể hiểu là "sự tìm
kiếm trong khung cảnh địa lí quốc gia, sự phân bố tốt nhất các hoạt động tuỳ thuộc vào các
tài nguyên thiên nhiên". Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là nội dung cụ thể của một chính
sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện mơi trường trong đó diễn ra

các cuộc sống và hoạt động của con người. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở góc độ địa
lí học, được xem như là một hành động có chủ ý hướng tới sự cơng bằng về mặt không
gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải
quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo
vệ và phát triển bền vững môi trường.
Như vậy, từ các nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu "Tổ chức lãnh thổ là
sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, lĩnh vực và đa ngành lãnh
thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị
trí địa lí kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh
tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó".

Cao học Địa lý K27
6


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Bản chất của tổ chức lãnh thổ chính là tìm ra phương án hợp lý nhất về kiến thiết lãnh thổ
làm sao cho trong quá trình phát triển của các ngành, lĩnh vực theo cùng hướng và liên hệ mật
thiết với nhau tạo ra tính nhất qn cần thiết, mà đó là địi hỏi của hoạt động kinh tế nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có được sự phát triển bền vững cho lãnh thổ và cho cả hệ
thống lớn hơn. Do đó, những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức lãnh thổ được đặt ra là:
- Tổ chức lãnh thổ phải đặt trong trạng thái động: yêu cầu này cho rằng phải coi hệ thống
kinh tế - xã hội là hệ thống vận động không ngừng; có những yếu tố khơng thể biết trước và dự
báo được một cách chính xác nên dễ gây ra những rủi ro lớn. Hệ thống này vận động khơng
ngừng vì nhu cầu con người không ngừng tăng lên và không có giới hạn, song khả năng đáp
ứng nhu cầu đó thì có giới hạn, dẫn đến những cạnh tranh, giành giật và gây ra những mâu
thuẫn, tiền đề nảy sinh sự không bền vững trong hệ thống. Vấn đề này cũng cho thấy tổ chức
lãnh thổ phải làm thế nào để có được một cơ cấu hợp lý trên cơ sở giải quyết những cân đối
giữa sản xuất và nhu cầu.
- Tổ chức lãnh thổ cần phải đạt mục tiêu phát triển trong thế vận động tiến bộ và bền

vững: hệ thống lãnh thổ bao gồm nhiều phân hệ, các phân hệ và cấu trúc của từng phân hệ cũng
như tồn hệ thống ln có xu hướng chuyển động đa chiều. Do đó, một vấn đề quan trọng là tổ
chức lãnh thổ thế nào đề hệ thống phát triển không ngừng và đạt được hiệu quả thì cần phải điều
khiển tất cả các liên hệ theo một hướng nhất định. Các vấn đề nêu trên đặt ra cho tổ chức lãnh
thổ phải xác định được mục tiêu phát triển và xác định được các giải pháp kiến thiết lãnh thổ tạo
được phát triển hài hoà, nhịp nhàng cho toàn bộ hệ thống lãnh thổ.
- Tổ chức lãnh thổ cần phải lựa chọn được các phương án kiến thiết hợp lý, dài hạn: theo
yêu cầu này, tổ chức lãnh thổ phải được nghiên cứu theo nhiều phương án, mỗi phương án
mang đậm nét một điểm nổi trội của nghệ thuật kiến thiết lãnh thổ. Trong các phương án phải
có phương án chủ và phương án dự phòng. Ngay trong phương án chủ cũng phải dành những
lãnh thổ dự trữ, phải có thứ tự ưu tiên về lãnh thổ, phải có những quy định rõ ràng về mức độ và
phương thức sử dụng không gian.
- Tổ chức lãnh thổ cần phải đảm bảo một trật tự ngắn hạn cũng như yêu cầu phát triển
dài hạn: Các đối tượng tổ chức cần được đặt đúng vị trí của nó, làm cho các đối tượng hỗ trợ
nhau cùng phát triển, không cản trở và khơng làm tổ hại đến nhau trong q trình thịnh vượng.
Khi thực hiện tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ cấp tỉnh nói riêng phải đảm
bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải thoả mãn nhu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho
cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
- Đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ.
- Phải kiến thiết được các khu nhân (các trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên sức
hút kinh tế.
2. Một số lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ
Kinh tế lãnh thổ và những lý thuyết kinh tế quan trọng có liên quan đến nhau. Các nhà địa lý
kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn đề có tính quy luật, đúc rút
chúng thành những lý thuyết phát triển kinh tế và không gian kinh tế của sự phát triển. Dưới đây
là một số lí thuyết phổ biến.
2.1. Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố trung tâm
của V. Thunen (1883)


Cao học Địa lý K27
7


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Thành phố trung tâm có sức hấp dẫn đối với các hoạt động nông nghiệp xung quanh.
Thunen xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố chìa khố dẫn đến sự phân định lãnh thổ đồng
nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khác nhau. Từ năm 1826, Thunen là
người đầu tiên đưa ra các yếu tố không gian của các hiện tượng kinh tế xã hội. Ông lập ra mơ
hình tốn học về khơng gian của hệ thống các vùng nơng nghiệp đang hình thành dưới ảnh
hưởng của thành phố. Theo lý thuyết này xung quanh một thành phố trung tâm có thể tồn tại và
phát triển 5 vành đai sản xuất chun mơn hố nơng nghiệp theo nghĩa rộng: vành 1 là vành
thực phẩm; vành 2 là vành lương thực, thực phẩm; vành 3 là vành cây ăn quả; vành 4 là vành
lương thực và chăn nuôi; vành 5 là vành lâm nghiệp (cây xanh). Tuỳ theo điều kiện cụ thể về
điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân và quy mô của thành phố trung tâm mà xác
định số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai nơng nghiệp.
2.2. Lý thuyết định vị của A. Weber với vấn đề phân bố công nghiệp
Lý thuyết định vị của A. Weber ra đời từ đầu thế kỉ XX đã giải thích sự tập trung công
nghiệp vào một địa phương do 3 nguyên nhân: chi phí vận tải rẻ nhất được coi là ngun nhân
căn bản; chi phí về nhân cơng rẻ nhất và là nơi xí nghiệp tập trung để có thể sử dụng phế liệu
làm nguyên liệu rẻ tiền. Trên cơ sở xác định nguyên tắc "cực tiểu hoá chi phí, cực đại hố lợi
nhuận" A.Weber đưa ra mơ hình không gian về phân bố công nghiệp.
Tư tưởng của G.Thunen và A.Weber đều coi thành phố, các cửa vào ra là những "nút"
những trọng điểm của lãnh thổ. Sức lan toả của chúng có ảnh hưởng rất lớn xung quanh thành
phố (nút) là các vành đai với các chức năng khác nhau, nhưng đều phục vụ cho một trung tâm.
Lý thuyết này phù hợp với một nền kinh tế mà q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố chưa
mạnh. Nó có ý nghĩa trong việc xác định vai trị của trung tâm, của điểm "trồi" ở những khu vực
mà kinh tế còn chậm phát triển.
2.3. Lý thuyết phát triển các điểm trung tâm của W. Christaller - Mỹ (1933)
Lý thuyết về điểm trung tâm của W.Christaller (Mỹ - 1933) được hồn thiện trên những

ý tưởng và mơ hình của G.Thunen và A.Weber, cũng như những luận điểm cơ bản của Newton
về lực hấp dẫn. W.Christaller đã góp phần to lớn vào việc tìm kiếm quy luật của sự phát triển
sản xuất và toàn bộ lĩnh vực phi sản xuất theo khơng gian.
W.Christaller cho rằng, khơng có nơng thơn nào lại khơng chịu sự của một cực hút, đó là
thành phố. Sự biến đổi của chi phí cho các cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào vấn đề đô thị hố. Như
vậy, chi phí cho cơ sở hạ tầng sẽ tăng theo những tỉ lệ lớn và ảnh hưởng đến chi phí đầu tư
cho quy hoạch lãnh thổ. Thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của
vùng, đảm bảo cung cấp hàng hoá cho chúng. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao tới
thấp. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hố và dịch vụ, cịn các trung tâm cấp
thấp ít có khả năng lựa chọn hơn. Ơng quan niệm, thành phố như những cực hút, hạt nhân của
sự phát triển. Thành phố là các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức
độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của chúng đến các vùng xung quanh thơng qua bán kính
vùng tiêu thụ các sản phẩm. Chỉ trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, giới hạn thị trường
được xác định; bên ngồi ngưỡng giới hạn, khơng có lợi trong việc phục vụ hàng hoá.
Lý thuyết trung tâm của W.Christaller được nhà bác học người Đức - A.Losch bổ sung và
phát triển. Ông cho rằng, có một điểm trung tâm chung. Điểm trung tâm này là thành phố quan
trọng nhất, là đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cư. Vai trị bn bán và phục vụ của
nó khống chế toàn bộ các vùng phụ thuộc.

Cao học Địa lý K27
8


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Cơng lao của W.Christaller và A.Losch ở chỗ đã khám phá quy luật phân bố không gian từ
tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính tốn trong sự phân bố các
thành phố và nơng thơn. Điều đó được áp dụng khi quy hoạch các điểm dân cư trên các những
lãnh thổ mới khai phá, hoặc nghiên cứu các hệ thống không gian, hay làm cơ sở để xác định các
nút trọng điểm. Lý thuyết này chính là cơ sở để bố trí các điểm đơ thị , các điểm "trồi" được
đồng đều trên lãnh thổ thông qua lực hút từ trung tâm.

2.4. Lý thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux - Pháp (1950)
Francoi Perroux quan tâm đến đơ thị theo khía cạnh khác, đó là trình độ phát triển của
chúng. Ơng quan niệm các đơ thị là các “cực”. Hệ thống các cực tương tác với nhau, lan toả ảnh
hưởng ra xung quanh. Vào năm 1950, nhà bác học người Pháp tiến hành nghiên cứu hệ thống
các đơ thị trong một vùng lãnh thổ ở Pháp. Ơng thấy rằng, trong hệ thống các đô thị (mà ông
gọi là các cực) có những đơ thị đã phát triển tới mức hồn chỉnh và có những đơ thị đang mở
mang sự phát triển. Ơng gọi những đơ thị đã hồn thiện sự phát triển là những cực phát triển,
cịn những đơ thị đang trong q trình mở mang sự phát triển là những cực tăng trưởng. Nói
một cách cụ thể hơn, cực phát triển là những trung tâm đô thị đã hoàn thiện hoặc tương đối hoàn
thiện về chức năng và sự phát triển, đã bước vào giai đoạn phát triển tương đối hoặc ổn định về
quy mô và chức năng. Cịn cực tăng trưởng là những đơ thị mới hình thành và đang trong quá
trình phát triển tiến tới hoàn thiện. Căn cứ vào những dấu hiệu ấy người ta bố trí hay khơng bố
trí gần một cực nào đó một điểm đơ thị mới. Đó là đóng góp quan trọng của Francoi Perroux.
Trong thực tế, trong quá trình triển khai tổ chức lãnh thổ người ta rất hay sử dụng lý
thuyết của W. Christaller và F. Perroux để nghiên cứu phát triển các đơ thị mới, hồn thiện
những đô thị và phát triển những cụm (chùm) hoặc chuỗi đơ thị đã có hoặc mới. Trong chuỗi
hoặc chùm đơ thị đó có những đơ thị đã có, những đô thị đang trưởng thành và những đô thị
sẽ phải phát triển mới hoặc mở rộng quy mơ; từ đó làm cho tất cả các khu vực lãnh thổ không
trống vắng đô thị và văn minh đô thị. Tác giả nhận thấy việc phát triển hệ thống đô thị luôn
luôn là vấn đề quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế ở cả cấp quốc gia, cấp vùng và cấp
tỉnh cũng như cấp huyện. Tại nhiều quốc gia, người ta thường kết hợp lý thuyết điểm trung
tâm của W. Christaller và lý thuyết cực của F. Perroux để tổ chức chùm và chuỗi (hoặc dải) đô
thị. Chuỗi và chùm đô thị phát triển trên cơ sở những đô thị vừa mang ý nghĩa như những cực
vừa mang ý nghĩa như những trung tâm tác động qua lại với nhau trong một mạng lưới chung.
Trong chuỗi hoặc chùm đô thị có thể có trung tâm đơ thị được xem như những cực đã phát
triển và cũng có những đơ thị trung tâm được xem như những cực đang tăng trưởng.
2.5. Lý thuyết cơ sở xuất khẩu
Lý thuyết cơ sở xuất khẩu phát triển ở Hoa Kỳ từ trước năm 1950. Lúc đầu, nó chỉ tập
trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những trung tâm buôn bán lớn, về sau được nâng lên
thành mơ hình phổ biến cho các nước đang phát triển.

Theo thuyết này, chỉ có các hàng hố sản xuất phục vụ cho thị trường bên ngồi (tức là
hàng xuất khẩu) mới được coi là cơ sở để phát triển kinh tế cho một vùng. Các hoạt động kinh
tế như vậy tác động đến nhịp độ tăng trưởng việc làm và thu nhập. Từ đó, nền kinh tế trong một
vùng được chia thành các ngành cơ bản và các ngành không cơ bản.
Tư tưởng chủ đạo của mơ hình xuất khẩu là ở chỗ đối với các vùng kinh tế kém phát
triển cần phải tìm ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc hướng ngoại. Nhân tố
quan trọng đối với cực tăng trưởng của vùng là những thúc đẩy xuất phát từ đòi hỏi bên
ngồi. Lợi nhuận có được từ lĩnh vực xuất khẩu là điều kiện cần và đủ để khuyến khích nhu

Cao học Địa lý K27
9


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
cầu gia tăng thị trường nội địa. Một số mơ hình kinh tế hướng vào xuất khẩu đã được thực
hiện thành công ở Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo…
Một dạng khác khác của lý thuyết này là lý thuyết về sự phụ thuộc, mà sau này trở thành
cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều quốc gia. Nó được hình
thành từ cuộc tranh luận của các nhà kinh tế học ở Mỹ Latinh khoảng giữa những năm 50 của
thế kỷ XX.
Theo thuyết này, trong điều kiện thế giới có sự phục thuộc lẫn nhau thì các nước đang
phát triển chỉ có thể phát triển được bằng cách dựa vào nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của
các nước phát triển. Thế mạnh của các nước đang phát triển là nguồn tài nguyên thiên nhiên
đa dạng và phong phú, lực lượng lao động dồi dào và rẻ. Hạn chế chính là thiếu vốn và cơng
nghệ hiện đại, năng lực quản lý kém, thị trường tiêu thụ nhỏ.
Trong quá trình thực hiện mơ hình hướng vào xuất khẩu, bên cạnh những thành công, thực
tiễn chỉ ra rằng cái giá phải trả cũng khơng nhỏ. Đó là sự phụ thuộc chặt chẽ vào bên ngoài, nền
kinh tế bị mất cấn đối nghiêm trọng về phương diện ngành và lãnh thổ, phân hố giàu nghèo rõ
rệt…
II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP

1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Dựa trên những cơ sở lý luận và quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế nói trên ta có thể
tiếp cận với khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp như sau: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Trải qua quá trình
lâu dài, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, thuật ngữ tổ chức lãnh thổ công nghiệp được sử
dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học và thực tiễn. A.T. Khơrutsov (1979) đã cho rằng: Tổ
chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp
sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật
chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự khơng phù hợp đã xuất hiện trong
lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ
sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay tổ chức lãnh thổ công nghiệp được nhìn nhận là hệ thống các mối liên kết khơng
gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lý nhất các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế,
xã hội, môi trường.
Tổ chức lãnh thổ không phải là một hiện tượng bất biến. So với nông nghiệp tổ chức lãnh
thổ cơng nghiệp có thể thay đổi trong một thời gian tương đối ngắn. Điều này hoàn toàn dễ
hiểu, bởi vì trong thời đại ngày nay dưới tác động của sự tiến bộ khoa học và công nghệ, nhu
cầu của người tiêu dùng và cả bản thân thị trường cũng thường xuyên thay đổi. Vì vậy muốn
tồn tại và phát huy tác dụng, tổ chức lãnh thổ công nghiệp không thể xơ cứng và chậm biến đổi,
mặc dù về mặt lý luận mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ có các kiểu hình thái tổ chức lãnh thổ
cơng nghiệp tương ứng.
Ở nước ta, số lượng các cơng trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp không
nhiều. Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp có thể được coi là việc bố trí hợp lý các cơ sở
sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư, cùng kết
cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực bên trong
cũng như bên ngồi của lãnh thổ đó.

Cao học Địa lý K27
10



Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Thực tiễn ở nước ta cũng chỉ ra rằng, quá trình hình thành và phát triển một số hình thức
tổ chức lãnh thổ công nghiệp (điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm
cơng nghiệp) gắn liền với q trình đơ thị hố. Q trình này, một mặt làm xuất hiện những đô
thị mới và mặt khác, cải tạo hoặc nâng cấp các đơ thị cũ. Giữa đơ thị hố và phát triển cơng
nghiệp có mối quan hệ hữu cơ. Việc phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất
để hình thành và phát triển đơ thị. Mạng lưới đô thị khi đã ra đời và nhất là có kết cấu hạ tầng ở
mức độ nhất định sẽ trở thành nơi hấp dẫn, làm cơ sở phát triển các tổ chức lãnh thổ công
nghiệp.
2. Một số đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trong tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp, các ngành và lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Một mặt nếu thiếu hiểu biết về những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và đặc điểm phân bố của
từng ngành thì khơng thể xác định đúng đắn dù chỉ một kết hợp một khơng gian của các xí
nghiệp ở bất kì hình thức nào. Mặt khác, đến lượt mình, một ngành (phân ngành) lại được xem
xét dưới hai góc độ: xuyên qua lăng kính của tất cả các ngành cơng nghiệp (và cả nền kinh tế
nói chung) và sự kết hợp của các ngành khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Khi xác định đặc
điểm của từng ngành công nghiệp, nổi lên một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Vai trò của ngành trong nền kinh tế và trong sự phân công lao động theo lãnh thổ của
vùng hoặc của cả nước.
- Các mối liên hệ qua lại của nó với các ngành khác.
- Các chức năng tạo vùng và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành các khơng gian cơng
nghiệp.
- Các đặc điểm về chun mơn hố, cấu trúc và tổ chức sản xuất theo lãnh thổ.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả của sản xuất.
- Phân vùng sản xuất và việc phân chia các khu vực tiêu thụ sản phẩm.
- Các xu hướng thay đổi về mặt lãnh thổ.
Dĩ nhiên, khi nghiên cứu các ngành thuần tuý thì chưa thể coi là đầy đủ. Song nếu không
vạch ra được đặc điểm của chúng thì rõ ràng nó có được những kết luận đúng đắn về các quy

luật phát sinh và phát triển của các kết hợp sản xuất lãnh thổ.
Như vậy, khi đề cập tới khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tất yếu phải nghiên cứu
mối quan hệ giữa các ngành với các kết hợp sản xuất lãnh thổ. Mỗi ngành cơng nghiệp đều có
sự thống nhất nào đó về kỹ thuật sản xuất. Nó tập hợp các xí nghiệp tương đối giống nhau về
sản phẩm sản xuất ra, về nguyên liệu sử dụng, kỹ thuật và quy trình công nghệ, các yếu tố phân
bố và nhiều dấu hiệu khác. Song bản thân mỗi ngành lại có vơ số các mối liên hệ sản xuất rất
phức tạp. Các xí nghiệp thuộc một ngành có thể được phân bố tách rời nhau về mặt khơng gian.
Ngược lại, các xí nghiệp thuộc một số ngành khác lại có thể nằm trên cùng một lãnh thổ và
trong quá trình tác động qua lại của chúng tạo nên các kết hợp sản xuất lãnh thổ.
Đặc điểm về cấu trúc có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nó
được thể hiện qua tính cân đối và mối liên hệ bên trong. Các kết hợp sản xuất lãnh thổ càng phức
tạp bao nhiêu thì các mối quan hệ bên trong của chúng càng đa dạng bấy nhiêu.
Chiều sâu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất. Trình độ
phát triển cơng nghiệp thể hiện ở quy mô và hiệu quả sản xuất cần đạt được trong một thời điểm
nào đó. Vấn đề là ở chỗ khối lượng và hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào độ lớn và thành

Cao học Địa lý K27
11


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
phần của nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động, trình độ và cả việc sử dụng chúng
một cách hợp lý nhất. Về phía mình, trình độ phát triển sản xuất cũng ảnh hưởng lại tới cấu trúc
và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tiêu chuẩn tối ưu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hiệu quả kinh tế, xã hội, và môi
trường .
3. Yêu cầu của việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Để đạt được mục tiêu đề ra tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải thực hiện một số nhiệm vụ
chính sau:
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ (điều kiện tự nhiên và tài

nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội...).
- Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan, đặc biệt là các vấn đề việc làm cho một bộ
phận lao động của lãnh thổ.
- Giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong lãnh thổ
nghiên cứu nói riêng và giữa các vùng trong phạm vi cả nước nói chung thơng qua q trình lựa
chọn và phân bố công nghiệp.
- Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững; kết
hợp phát triển công nghiệp với an ninh, quốc phịng.
- Dự báo để có chiến lược phát triển thích hợp.
Mục đích cao nhất của tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp là góp phần thực hiện thành cơng sự
nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, thị
trường là yếu tố sống cịn. Vì vậy, cần phải mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường (trong nước và
quốc tế) bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để sản phẩm sản xuất ra có đủ khả
năng cạnh tranh được với hàng ngoại.
Cơng nghiệp hố là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tuy nhiên, q trình này diễn ra khơng phải trong một thời gian ngắn. Do đó, cần
phải có một chiến lược phát triển với những phân đoạn thích hợp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
4.1. Nguồn lực bên trong
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thơng và chính trị. Vị trí địa lý tác
động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cơng nghiệp, cũng như phân bố các
ngành cơng nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành cơng
nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối
quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Sự hình thành và
phát triển các xí nghiệp các ngành cơng nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý. Có thể thấy
rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có
vị trí địa lí thuận lợi như gần các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, gần nguồn nước,
khu vực tập trung đơng dân cư.

Vị trí thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh đến việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp,
bố trí khơng gian các khu vực tập trung cơng nghiệp. Vị trí càng thuận lợi thì mức độ tập trung

Cao học Địa lý K27
12


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
cơng nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức cơng nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại
những khu vực có vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển
công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng sự thành công của các khu công nghiệp và khu chế xuất trên thế
giới trên thế giới thường gắn liền với sự thuận lợi về vị trí địa lí. Khu vực Đông Nam Á hiện
nay được đánh giá là một trong những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi: bao gồm cả vị trí tự
nhiên, kinh tế, giao thơng, chính trị. Là khu vực cầu nối giữa Châu Á và Châu Úc, giao thông
đường biển và đường hàng không rất thuận lợi giữa các quốc gia trong khu vực và các cường
quốc kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… Đây là khu vực có chính trị ổn định
mơi trường đầu tư tốt. Hiện nay Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế
giới và thu hút được vốn đầu tư rất lớn.
Ở Việt Nam, trong số hơn 100 địa điểm có thể xây dựng được các khu cơng nghiệp tập
trung thì có khoảng 40 địa điểm thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước do có vị trí
địa lí thuận lợi. Một trong các khu công nghiệp tương đối thành công hiện nay là khu cơng
nghiệp Dung Quất – Quảng Ngãi là nhờ có một vị trí địa lí thuận lợi. Dung Quất nằm ở một vị
trí địa lý thuận lợi cho giao thơng đường bộ, hàng hải cũng như hàng không: nằm bên Quốc lộ
1A, Đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu Vùng sông
Mê Kông (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam, có
cảng nước sâu Dung Quất và có sân bay quốc tế Chu Lai, cách tuyến nội hải 30 km và cách
tuyến hàng hải quốc tế 90km. Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm
điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á.
b. Nguồn lực tự nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu
được để phát triển và phân bố cơng nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác
định cơ cấu ngành công nghiệp. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên
lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành cơng nghiệp.
* Khống sản
Khống sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với
việc phát triển và phân bố công nghiệp. Khống sản được coi là “bánh mì” cho các ngành cơng
nghiệp.
Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khống sản và sự kết hợp các loại khoáng sản
trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp.
Tài ngun khống sản trên thế giới phân bố khơng đồng đều. Có những nước giàu tài ngun
khống sản như Hoa Kì, Trung Quốc, Canađa, Liên Bang Nga, Ấn Độ…Có những nước nổi tiếng
với một loại khoáng sản như Chi Lê (đồng), khu vực Tây Á là nơi tập trung tới hơn một nửa trữ
lượng dầu của thế giới, do vậy ở đây đã rất phát triển ngành cơng nghiệp khai thác dầu có qui mô
lớn, chẳng hạn ở Ảrập Xêut, Côoet, Iran, Irắc…
Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa dạng, tạo
điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các ngành công nghiệp từ Bắc tới Nam: Khai thác
than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Apatit ở Lào Cai,
bôxit ở Tây Nguyên, đá vôi ở các tỉnh phía Bắc…

Cao học Địa lý K27
13


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
* Khí hậu và nguồn nước
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi hay khó
khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thốt nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp
cơng nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp được phân bố gần nguồn nước như: công nghiệp luyện
kim, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có

mạng lưới sơng ngịi dày đặc và chảy trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho
cơng nghiệp thủy điện. Ví dụ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập Tam Điệp chặn sông
Trường Giang (con sông lớn thứ 3 thế giới) và đến nay nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới, với
công suất phát điện 18.200MW, sản lượng 84,3 tỷ KWh/năm.
Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là cơ sở cho việc xây
dựng các nhà máy thủy điện có cơng suất lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và
đời sống con người như nhà máy thủy điện Hịa Bình có cơng suất 1,92 triệu KW trên sơng Đà,
thủy điện Trị An có cơng suất 400 MW trên sơng Đồng Nai, thủy điện Tun Quang 342MW.
Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố cơng nghiệp. Đặc điểm khí hậu có
tác động khơng nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khống. Trong một số
trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kĩ thuật và cơng nghệ sản xuất.
Ví dụ ở một số nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Vì
vậy địi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất.
* Các nhân tố tự nhiên khác
Các nhân tố tự nhiên khác có tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất
đai, tài nguyên sinh vật…
- Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với công nghiệp nhưng quỹ đất dành cho công
nghiệp và địa chất cơng trình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô hoạt động và vốn thiết kế cơ
bản.
- Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp
là nơi cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ, tiểu thủ
công nghiệp…
c. Nguồn lực kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trị thúc đẩy sự phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp,
nếu khơng có nhân tố con người thì cơng nghiệp sẽ không phát triển được. Dân cư và nguồn lao
động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Dân cư và nguồn lao động là lực
lượng sản xuất chủ yếu, là một trong những điều kiện quan trọng phát triển và phân bố công
nghiệp. Những ngành cần nhiều lao động như dệt, may, chế tạo máy… thường phân bố ở nơi
đông dân cư. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người

cũng thường phân bố ở những nơi có mật độ dân số cao và những điểm tập trung dân cư (như
công nhiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ chơi…) chất lượng của người lao
động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề và chuyên mơn kĩ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn
đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu của khoa học và kỹ thuật đối với những xí
nghiệp cơng nghiệp.
Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu
cầu tiêu dùng. Nó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu

Cao học Địa lý K27
14


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
tiêu dùng thay đổi nó cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hướng về quy mơ và hướng chuyển hướng
chun mơn hóa các ngành va xí nghiệp cơng nghiệp, từ đó dẫn đến mở rộng hay thu hẹp không
gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất
định đối với việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hay cản trở sự
phát triển cơng nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm hệ thống
giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở cơng nghiệp… có vai trị ngày càng quan trọng trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Sự tập
trung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân bố công
nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
* Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh
tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể tồn bộ ngành cơng
nghiệp, làm cho việc sử dụng, khai thác tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên
hợp lí hơn, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất. Đồng thời nảy
sinh những nhu cầu mới xuất hiện những ngành công nghiệp mới mở ra những triển vọng phát

triển mới cho ngành công nghiệp trong tương lai.
* Đường lối, chính sách phát triển
Đường lối, chính sách phát triển có ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển công nghiệp đặc biệt là tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Chính vì vậy trong q trình tổ
chức lãnh thổ cơng nghiệp cần thiết phải có một đường lối chính sách phát triển đúng đắn, tạo
điều kiện cho công nghiệp phát triển mạnh.
Phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập chúng ta đã xây dựng những ngành công nghiệp mũi
nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản, công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu sử dụng nhiều lao động, cơng nghiệp cơ khí, điện tử,
cơng nghệ thông tin, một số ngành sản xuất nhiên liệu cơ bản… Cơ cấu công nghiệp theo ngành
và theo lãnh thổ đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
4.2. Nguồn lực bên ngồi
a. Thị trường
Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế đóng vai trị như chiếc
địn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành cơng nghiệp. Nó có tác
động mạnh mẽ đến việc lựa chọn vị trí xí nghiệp hướng chun mơn hóa sản xuất. Sự phát triển
cơng nghiệp ở bất kì quốc gia nào đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập vào thị
trường quốc tế.
Cơng nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Điều đó được thể hiện dưới hai khía cạnh.
Cơng nghiệp một mặt, cung cấp tư liệu sản xuất, trang thiết bị cho tất cả các ngành kinh tế và
mặt khác, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cho mọi tầng lớp nhân dân.
Công nghiệp hiện đối mặt với thị trường đang ở trong q trình tồn cầu hóa nền kinh tế xã hội. Sự phát triển về truyền thông đại chúng đã làm cho mọi thông tin cập nhật mau chóng
được phổ cập tới tồn xã hội, trong đó có thơng tin về tiêu thụ. Nó kích thích nhu cầu tiêu dùng
của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn đối với công nghiệp.

Cao học Địa lý K27
15


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp

b. Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế
Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế có tác dụng thúc
đẩy q trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp diễn ra nhanh hay chậm. Ngày nay trong bối cảnh
tồn cầu hố, khu vực hố nền kinh tế thế giới cùng với những tiến bộ kỹ thuật phát triển như
vũ bão, vấn đề hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, đem lại lợi ích cho các bên đối tác. Đối với các
nước, các vùng chậm phát triển, để giảm khoảng cách về trình độ phát triển và tránh tụt hậu,
không thể không quan tâm đến sự hợp tác quốc tế và liên vùng.
Hợp tác quốc tế và liên vùng được thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước, các vùng phát triển cho các nước, các vùng đang phát
triển và chậm phát triển. Quá trình hợp tác đầu tư làm xuất hiện ở các nước, các vùng đang
phát triển và chậm phát triển một số ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung,
các khu chế xuất và mở mang các ngành nghề truyền thống. Điều đó dẫn đến sự thay đổi tổ
chức lãnh thổ cơng nghiệp theo hai chiều tích cực và tiêu cực.
- Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cũng là một trong những xu hướng quan trọng
của sự hợp tác quốc tế và liên vùng. Kỹ thuật, công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định
đến nhịp điệu phát triển kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mơ, phương hướng sản
xuất và sau đó là việc phân bố sản xuất, các hình thức tổ chức lãnh thổ cũng như bộ mặt
kinh tế - xã hội của cả vùng hay quốc gia.
- Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý đến các nước, các vùng đang phát triển và
chậm phát triển đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản lý giỏi khơng chỉ giúp
từng xí nghiệp làm ăn phát đạt mà còn mở ra cơ hội cho họ hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo
ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên
kết đó là tiền đề để hình hành các khơng gian cơng nghiệp cũng như các hình thức tổ chức
lãnh thổ cơng nghiệp.
- Sự hỗ trợ từ bên ngoài về năng lượng, nguyên vật liệu có tác động thúc đẩy nhanh hơn
q trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đối với các vùng thiếu năng lượng, nguyên vật liệu thì
sự hỗ trợ từ bên ngồi là khơng thể thiếu được. Chính q trình này đã ảnh hưởng, thậm chí quy
định tổ chức lãnh thổ cụng nghiệp ở những vùng được hỗ trợ và mở ra một hướng phát triển
hồn tồn mới có hiệu quả thúc đẩy ngành cơng nghiệp nói riêng và ngành kinh tế tồn vùng
nói chung.

Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp chịu ảnh hưởng của cả nguồn lực bên trong và nguồn lực
bên ngồi. Trong đó, yếu tố quyết định đến sự hình thành và tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp phải
kể đến là các nguồn lực bên trong, các nguồn lực bên ngồi có vai trị thúc đẩy nhanh hơn q
trình này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, nguồn lực bên ngồi chi phối mạnh mẽ,
thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Cao học Địa lý K27
16


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
CHƯƠNG II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ
GIỚI
Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp trên thế giới rất đa dạng và phong phú; lịch sử
nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp đã có từ lâu, nhưng cho tới nay quan
niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp giữa các nước vẫn rất khác nhau. Dưới đây
là quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số nước.
I. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở Liên Xơ - Đơng Âu
Việc nghiên cứu các hình thức tổ chức công nghiệp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây được
tiến hành từ khá sớm và tương đối sâu sắc với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực chuyên môn khác nhau đặc biệt là địa lý học. Mặc dù còn nhiều điểm chưa thống nhất và gây
tranh cãi nhưng nhìn chung có thể tổng kết các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp chủ yếu ở
đây từ thấp lên cao xét về trình độ bao gồm:
1. Điểm cơng nghiệp
a. Khái niệm
- Theo X. Xlavev (1977): Điểm công nghiệp là lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với
một, hay một nhóm xí nghiệp cơng nghiệp (thị trấn, thị tứ).
- Theo M. Ghenexki và K. Krưxter (1975): Điểm công nghiệp là các lãnh thổ (thị trấn, thị tứ, trung
tâm cụm xã) trên đó có sự hoạt động của một xí nghiệp cơng nghiệp.
Như vậy, mặc dù hai quan niệm trên khơng hồn toàn giống nhau nhưng khá thống nhất ở

chỗ thực chất điểm cơng nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp cơng
nghiệp. Do chỉ tồn tại một xí nghiệp cơng nghiệp duy nhất nên ở đây khơng có mối liên hệ sản
xuất nhưng mỗi điểm cơng nghiệp có kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội với ý nghĩa nhất định.
Nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển và cấu trúc sản xuất riêng tuy cịn ở mức sơ khai.
- "Hạt nhân cơng nghiệp":
Ngồi ra một số người lại đưa hình thức khác rộng hơn cho quan niệm này là “hạt
nhân công nghiệp”. Nó bao gồm lãnh thổ của một điểm dân cư trên đó tập trung một số
xí nghiệp cơng nghiệp có thể thuộc nhiều ngành khác nhau.
Khác với điểm công nghiệp, hạt nhân cơng nghiệp có sự tồn tại mối liên hệ sản xuất do có
sự tồn tại của một vài xí nghiệp. Tuy nhiên các mối liên hệ này khơng thật chặt chẽ tới mức
trong nhiều trường hợp hầu như khơng thấy giữa các xí nghiệp mà chỉ tạo tiền đề cho các mối
liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa chúng với nhau. Tiền đề đó là sự gắn bó về mặt lãnh thổ và
mạng lưới giao thơng, việc sử dụng các điều kiện hiện có và các điều kiện tiềm năng. Từ đó q
trình liên kết dần dần hình thành dẫn tới việc đẩy mạnh tạo ra cơ hội chuyển nó sang hình thức
tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở cấp cao hơn.
Có thể nói điểm cơng nghiệp và hạt nhân cơng nghiệp là hai hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp đơn giản nhất. Sự khác biệt giữa hai hình thức này khơng nhiều lắm và để đơn giản
hố có thể gộp chúng lại là hình thức “điểm cơng nghiệp”.
b. Đặc điểm
Với quan niệm trên thì điểm công nghiệp mang các đặc trưng tiêu biểu sau:
- Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán.

Cao học Địa lý K27
17


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
- Hầu như khơng có mối liên hệ sản xuất giữa các xí nghiệp. Các xí nghiệp có tính chất
độc lập về kinh tế, có cơng nghệ sản xuất sản phẩm riêng.
- Thường gắn với một điểm dân cư nào đó.

Về mặt hình thức rất dễ nhầm lẫn giữa xí nghiệp cơng nghiệp với điểm cơng nghiệp nhưng
về mặt bản chất thì khơng giống nhau. Nếu xí nghiệp cơng nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất,
là đơn vị cơ sở của phân cơng lao động về mặt địa lí thì điểm cơng nghiệp là một trong những
hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Về quy mô của điểm công nghiệp tuỳ
thuộc vào quy mơ của xí nghiệp cơng nghiệp
phân bố ở đây. Do tính chất và đặc điểm kinh
tế - kĩ thuật của các ngành cơng nghiệp có sự
khác nhau mà quy mơ của các xí nghiệp cũng
khác nhau. Có xí nghiệp chỉ có vài chục hoặc
vài trăm cơng nhân (như chế biến nông sản,
lắp ráp và sửa chữa thiết bị...) và được bố trí
gọn trong một xưởng sản xuất nhưng cũng có
xí nghiệp thu hút hàng nghìn cơng nhân gồm
nhiều cơng trình, nhà xưởng, diện tích tương
đối lớn (xí nghiệp khai thác khoáng sản...).
Hiện nay do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cơng nghệ số lượng các xí nghiệp có quy mơ
tăng lên nhanh chóng ở tất cả các ngành cơng
nghiệp.

Điểm cơng nghiệp

c. Ý nghĩa
Điểm cơng nghiệp là hình thức đơn giản và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới đặc
biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp bởi vì điểm cơng nghiệp theo kiểu đơn lẻ
này cũng có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ động, dễ đối phó với những sự cố và
thay đổi trang thiết bị, không bị ràng buộc và ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận
cho việc thay đổi mặ hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, những mặt hạn chế lại rất nhiều. Đó là việc đầu tư khá tốn kém cho cơ sở hạ
tầng, các chất phế thải bị lãng phí do khơng tận dụng được, các mối liên hệ (sản xuất, kinh tế, kĩ

thuật...) với các xí nghiệp khác hầu như thiếu vắng và vì vậy, hiệu quả kinh tế thường thấp.
2. Khu công nghiệp
a. Khái niệm
Khu cơng nghiệp, theo quan niệm của địa lí Xơ Viết là một hình thức tổ chức lãnh thổ
cơng nghiệp, nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu.
- Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra một số quan niệm
khác nhau. Có thể dẫn ra một vài định nghĩa cụ thể:
Khu công nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau
được quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố
công nghiệp đồng nhất.

Cao học Địa lý K27
18


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Ý kiến khác lại cho rằng khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm
công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành cơng nghiệp lớn có ý
nghĩa tồn quốc và các ngành phục vụ có liên quan (Lu.G.Xautxkin, 1981).
Theo Xêmênov (1981) thì khu công nghiệp là một đối tượng sản xuất phức tạp kết hợp
hàng loạt nhân tố kinh tế, xã hội, tự nhiên có quan hệ với nhau, nhưng khác nhau về loại hình và
mục đích.
Nhìn chung các quan niệm nêu trên dều không thật rõ ràng và cụ thể.
- Quan niệm của một số nhà khoa học thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây
tương đối rõ hơn
Khu cơng nghiệp bao gồm một nhóm các trung tâm cơng nghiệp phân bố gần nhau và kết
hợp với nhau bằng việc cùng chung chun mơn hố, mạng lưới vận tải thống nhất và những
mối liên hệ sản xuất chặt chẽ (1981).
b. Đặc điểm
Các khu công nghiệp được xác định dựa trên 3 tiêu chuẩn sau:

- Khu công nghiệp phải gồm một số trung tâm cơng nghiệp từ đây có thể nhận thấy rằng,
quy mơ lãnh thổ của nó rất lớn mà ít nhất là có 2 trung tâm cơng nghiệp trở lên. Mỗi trung tâm
lại gồm một số cụm công nghiệp gắn bó với một thành phố.
- Các trung tâm cơng nghiệp phải phân bố gần nhau và gắn bó với nhau trên cơ sở cùng
hướng chun mơn hố. Tất nhiên trong tiêu chuẩn này cũng cịn nhiều điểm khơng rõ ràng.
- Có mạng lưới vận tải thống nhất và các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ. Các mối liên hệ
kinh tế sản xuất giữa các trung tâm tạo thành một khu công nghiệp bao gồm:
+ Liên hệ trực tiếp về mặt phối hợp sản xuất, cùng tham gia vào quá trình tạo ra một
loại sản phẩm, hoặc về mặt chế biến phế liệu của nhau, hay điều phối nhân lực cho nhau.
+ Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung một nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, động
lực, mạng lưới vận tải...
Tất nhiên quan niệm về khu công nghiệp của các nhà khoa học Xô Viết khác xa với quan
niệm của chúng ta hiện nay mà sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các phần sau.
3. Trung tâm cơng nghiệp
a. Khái niệm
Trung tâm cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn điểm công
nghiệp. Thông thường, trong những điều kiện thuận lợi các điểm cơng nghiệp có những biến đổi
về chất và chuyển dần thành một kết hợp sản xuất với một lãnh thổ khác. Đó là trung tâm cơng
nghiệp.
- Theo X. Xlavev (1977): Trung tâm công nghiệp thường là điểm dân cư tương đối lớn
(thành phố), trên đó tập trung các xí nghiệp của một số ngành công nghiệp.
- Một số khác lại cho rằng: Trung tâm công nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc
các ngành khác nhau vào một điểm dân cư. Chính điểm dân cư đóng vai trị quan trọng trong
việc hình thành trung tâm cơng nghiệp.
b. Đặc điểm

Cao học Địa lý K27
19



Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
- Dấu hiệu: Trung tâm công nghiệp được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu cơ bản:
+ Trung tâm công nghiệp cao hơn hẳn điểm công nghiệp về chất. Dấu hiệu chủ yếu và
cơ về chất của trung tâm công nghiệp thể hiện ở trình độ cao
hơn về cường độ và phạm vi của các
mối liên hệ sản xuất - kĩ thuật, kinh tế
và quy trình cơng nghệ giữa các xí
nghiệp.
+ Sự thống nhất về mặt lãnh thổ
(dấu hiệu thứ yếu và chỉ có ý nghĩa tương
đối)

Trung tâm công nghiệp
Như vậy, trung tâm công nghiệp được hiểu là toàn bộ sự kết hợp các điểm (hạt nhân)
cơng nghiệp có mối liên hệ và được hình thành một cách khách quan trên phạm vi một lãnh
thổ nhất định với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và vị trí địa lí riêng của nó.
- Đặc điểm:
+ Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với hoạt động công
nghiệp là chính.
Về ngun tắc, trung tâm cơng nghiệp bao gồm các điểm dân cư có quy mơ trung
bình và lớn. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp đồng thời là các trung tâm hành chính của tỉnh
và là bộ phận của vùng kinh tế.
Sự gần gũi về mặt địa lý của hai hay nhiều trung tâm sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời
và phát triển của hình thức lãnh thổ cao hơn là vùng công nghiệp.
Các trung tâm công nghiệp có q trình hình thành và phát triển riêng nhưng có đặc
điểm chung là khơng ngừng hồn thiện.
+ Trung tâm cơng nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau tạo
nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành của trung tâm cơng nghiệp có thể đơn giản (ít ngành) hoặc
phức tạp (đa ngành), phụ thuộc chủ yếu vào sự thu hút các ngành của trung tâm. Các xí nghiệp
thuộc các ngành cơng nghiệp khác nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau về kinh tế, kĩ thuật,

sản xuất.
Như vậy, trung tâm công nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc các ngành khác
nhau vào một điểm dân cư nên các xí nghiệp cơng nghiệp có vai trị to lớn đối với sự hình thành
trung tâm cơng nghiệp. Theo A.E.Probxt (1962), các nhóm xí nghiệp tạo thành trung tâm cơng
nghiệp bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm xí nghiệp nịng cốt: là bộ khung của trung tâm cơng nghiệp, thường bao gồm một
số xí nghiệp lớn và cũng có thể là một một xí nghiệp liên hợp. Hướng chuyên mơn hố của
trung tâm là do xí nghiệp này quyết định. Các xí nghiệp lớn giữ vai trị quyết định bộ mặt của
trung tâm cơng nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh về tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động hoặc dựa vào lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi...

Cao học Địa lý K27
20


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
- Nhóm các xí nghiệp bổ trợ: có mối liên hệ với nhóm xí nghiệp nịng cốt nhưng khơng
phải là mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật - cơng nghệ. Nhìn chung, các xí nghiệp bổ trợ được chia
làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: gồm các xí nghiệp tiêu thụ trực tiếp các thành phẩm hoặc phế thải của xí
nghiệp nịng cốt. Ví dụ: các nhà máy cơ khí sử dụng thép của xí nghiệp gang thép, xí nghiệp sản
xuất bánh kẹo sử dụng đường của nhà máy mía đường (thành phẩm) hoặc xí nghiệp bột giấy
dùng bã mía của nhà máy đường.
+ Nhóm 2: gồm các xí nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các tư liệu sản xuất cho xí
nghiệp nịng cốt và bổ trợ cho các xí nghiệp của nhóm 1. Sự phân bố của chúng phụ thuộc vào
sự có mặt của nhóm xí nghiệp nịng cốt. Các xí nghiệp thuộc nhóm này bao gồm xí nghiệp cung
cấp nhiên liệu, động lực, vật liệu xây dựng, sản xuất và sửa chữa thiết bị máy móc... ví dụ: các
xí nghiệp khai thác quặng thường ở gần trung tâm, các xí nghiệp sản xuất và sửa chữa thiết bị
dệt thường ở gần nhà máy liên hợp xí nghiệp gạch chịu lửa cung cấp cho lị cao của nhà máy
gạch.

+ Nhóm 3: gồm các xí nghiệp cơng nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu của dân cư. Đó là các xí nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng...
Ngồi ra cịn có các xí nghiệp (không thuộc ngành công nghiệp) đáp ứng nhu cầu của
trung tâm (xí nghiệp nơng nghiệp ngoại thành cung cấp thực phẩm tươi sống, bưu điện, thông
tin liên lạc, các cơ sơ thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: chợ, bệnh viện, trường học...).

Cấu tạo của TT cơng
nghiệp

Nhóm xí nghiệp
nịng cốt

Nhóm1:
Các XN sử
dụng các
thành phẩm
hoặc phế
thải của XN
nịng cốt

Nhóm các xí
nghiệp bổ trợ

Nhóm 2:
Các XN
cung cấp
tư liệu sản
xuất và bổ
trợ cho
nhóm 1


Các XN khơng
thuộc ngành CN

Nhóm 3:
Các XN
đảm bảo
cho
nhu cầu
của dân


Cấu tạo của Trung tâm công nghiệp Theo A.E.Probxt (1962)
c. Phân loại
Có thể nói về quy mơ thì trung tâm công nghiệp lớn hơn cụm công nghiệp, nhưng về các mối
liên hệ quản lí và sản xuất lại kém chặt chẽ hơn so với cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, các trung
tâm cơng nghiệp có q trình hình thành và phát triển riêng.

Cao học Địa lý K27
21


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
Các trung tâm cơng nghiệp rất đa dạng vì vậy việc phân cấp, phân loại các trung tâm công
nghiệp cần dựa trên một số tiêu chí nhất định.
Dưới đây là sơ đồ phân loại các trung tâm công nghiệp theo một số tiêu chí:
Phân loại các
TT cơng nghiệp

Theo vai trị trong sự

phân cơng lao động
theo lãnh thổ

TT có
ý
nghĩa
quốc
gia

TT có
ý
nghĩa
vùng

TT có ý
nghĩa
địa
phương

Theo giá trị sản xuất
cơng nghiệp
(quy mơ sản xuất)

TT
nhỏ

TT
trung
bình


TT
lớn

Theo đặc điểm sản
xuất và tính chất
chun mơn hố

TT CN
chu
n mơn
hố

TT CN
tổng
hợp

Phân loại các trung tâm cơng nghiệp
Ngồi ra, dựa vào sự khác biệt về các đặc trưng định lượng và về mối liên hệ sản xuất lãnh thổ của các xí nghiệp, có thể phân trung tâm công nghiệp thành 3 cấp:
- Trung tâm cấp 1: Có đặc trưng là sự có mặt thường xuyên của các mối liên hệ sản xuất,
kĩ thuật với cường độ mạnh. Ở đây đã hình thành các chu trình sản xuất nhất định. Chun mơn
hố sản xuất của trung tâm do tổng thể các ngành hiện có quyết định, trong đó phải kể đến vai
trị của các xí nghiệp nịng cốt (thường thuộc các ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất, dệt...).
- Trung tâm cấp 2: Các mối liên hệ diễn ra tương đối mạnh và phần lớn mang tính chất
khoa học cơng nghệ. Chun mơn hố bị chi phối bởi các ngành trong trung tâm, trước hết là
các ngành then chốt.
- Trung tâm cấp 3: Có mức độ tập trung hóa thấp nhất. Nét tiêu biểu là các mối liên hệ cơ
bản mang tính chất sản xuất - kỹ thuật và kinh tế nhưng thiếu sự ổn định theo hướng sản xuất
và thời gian. Chun mơn hố phụ thuộc vào số ít ngành cơng nghiệp, trong đó chỉ một hoặc hai
ngành chiếm ưu thế.
4. Cụm công nghiệp

a. Khái niệm
Việc nghiên cứu cụm công nghiệp như là hệ thống sản xuất, có ý nghĩa thực tiễn trong q
trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đây cũng là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ

Cao học Địa lý K27
22


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
cơng nghiệp phức tạp, vì vậy chưa có sự thống nhất về quan niệm. Dưới từng góc độ chun
mơn các nhà khoa học có cách nhìn nhận khác nhau.
- Các nhà thiết kế xây dựng: coi cụm cơng nghiệp là một nhóm xí nghiệp có chung
cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, các cơng trình và mạng lưới kĩ thuật với hệ thống phục
vụ thống nhất cho công nhân. Cụm công nghiệp ra đời chủ yếu phụ thuộc vào các công
trường xây dựng hiện có nên trong phạm vi một thành phố quy mơ cỡ trung bình có thể
tồn tại vài cụm cơng nghiệp khơng nhất thiết phải có nhiều xí nghiệp thuộc các ngành
khác nhau.
- Dưới góc độ các nhà quy hoạch vùng: cụm công nghiệp là sự tập trung lãnh thổ các xí
nghiệp và các điểm dân cư với dịng người đi lại nhộn nhịp hàng ngày, giữa các điểm đó nói với
nhau bằng mạng lưới giao thơng.
- Hội đồng nghiên cứu lực lượng sản xuất(SOPS) của Liên Xô trước đây (1966) coi cụm
công nghiệp là thể tổng hợp sản xuất được phân bố gọn trên lãnh thổ của một trung tâm (hai, ba
hay nhiều điểm quần cư kiểu thành phố) với sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất đã được
hình thành trong đó, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm chi phí hoạt động khi sử dụng
chung các cơng trình kĩ thuật, các cơ sở bổ trợ và phục vụ, các cơ sở công nghiệp, hệ thống
điện, cấp nước, giao thông...
- Theo X.Xlavev (1977): Dựa vào điều kiện cụ thể của Bungari, ông cho rằng cụm công
nghiệp là một kết hợp sản xuất – lãnh thổ, ra đời trên cơ sở các xí nghiệp công nghiệp nằm ở một
hoặc một số điểm dân cư. Trong số các điểm ấy có một điểm lớn giữ vai trò hạt nhân, các điểm
còn lại giữ vài trò vệ tinh. Ngồi ra các điểm dân cư gắn bó với nhau thông qua việc cùng chung

lãnh thổ và thực hiện các mối liên hệ về sử dụng nguồn tài nguyên của địa phương. Trong các
điểm dân sư còn bao gồm cả các cơ sở phục vụ và quản lí nền kinh tế, hệ thống nhà ở và các bộ
phận khác của kết cấu hạ tầng.
- A.E.Probxt (1962) cho rằng cụm công nghiệp là thể tổng hợp sản xuất - lãnh thổ được
giới hạn bởi một điểm hoặc một trung tâm địa lí. Hạt nhân tạo nên cụm cơng nghiệp có thể là
các nhà máy liên hợp, hoặc một số xí nghiệp cùng loại hay khác loại.
Ngồi ra quan niệm về cụm cơng nghiệp cịn được đề cập đến trong nhiều cơng trình của
các nhà khoa học như: V.A.Ađamchuc và V.I.Đơvơnxki(1968), A.I.Đêmênev (1970)...Trong đó
lí giải của A.T.Khơrutsov (1979) được cơng nhận vì đã nêu được bản chất của cụm cơng nghiệp.
- A.T.Khorutsov (1979): Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất - lãnh thổ mang tính
chất tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí
địa lý, giao thơng, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ.
Quan điểm của A.T.Khorutsov được coi là có sức thuyết phục hơn cả vì ơng đã nêu được
bản chất của hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp này.
b. Đặc điểm
- Theo A.T.Khơrutsov (1979) cụm cơng nghiệp có các đặc điểm sau:
+ Mức độ tổng hợp và đặc điểm chuyên mơn hố của kết hợp sản xuất - lãnh thổ.
+ Sự thống nhất về vị trí địa lí và các mối liên hệ về giao thông vận tải giữa các xí nghiệp.
+ Cùng chung kết cấu hạ tầng, kể cả dịch vụ sản xuất.

Cao học Địa lý K27
23


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
+ Có chung hệ thống quần cư.
+ Hiệu quả kinh tế.
- Đến năm 1983, E.B.Alave cho rằng cụm cơng nghiệp có 4 dấu hiệu sau:
+ Sự ưu thế của nó trong cấu trúc ngành.

+ Sự phân bố của các xí nghiệp cơng nghiệp có quan hệ với nhau trên một lãnh thổ hạn chế.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo cho sự hoạt động tối ưu của các xí nghiệp phụ
và bổ trợ.
+ Sự thống nhất của các điểm dân cư trong khu vực được cho phép việc đi lại lao động hàng
ngày.
Như vậy, để xác định cụm công nghiệp về cơ bản cần căn cứ vào ít nhất 2 dấu hiệu quan
trọng hàng đầu sau:
- Sự thống nhất liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp, các điểm dân cư, mạng lưới giao thông...
trên một lãnh thổ nhất định. Nếu chỉ có riêng các xí nghiệp cơng nghiệp tồn tại độc lập trên một
lãnh thổ thì chưa thể coi đó là cụm cơng nghiệp được. Giữa sản xuất với quần cư, giao thơng
phải có sự thống nhất và liên hệ với nhau mặc dù mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp cơng
nghiệp giữ vị trí then chốt.
- Tính gọn của lãnh thổ (bao gồm cả lãnh thổ dự trữ cho việc phát triển của cụm công nghiệp
tương lai). Điều này nghĩa là phải có sự tập trung cao độ của sản xuất trên một lãnh thổ, hoặc số
vốn đầu tư lớn trên một diện tích, sự tập trung của kết cấu hạ tầng và sự thống nhất của các xí
nghiệp trong q trình sử dụng các nguồn năng lượng - nguyên liệu, khả năng đi lại nhanh
chóng từ nơi này sang nơi khác trong phạm vi của cụm công nghiệp và mối liên hệ sản xuất
giữa các xí nghiệp, nhất là việc cùng sử dụng dạng nguyên liệu nói chung và phế liệu nói riêng.
c. Quy mơ của cụm cơng nghiệp có nhiều quan niệm khác nhau
Với các quan niệm về dấu hiệu xác định các cụm cơng nghiệp là khơng giống nhau thì về
quy mơ của cụm cơng nghiệp cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nhà khoa học Xô Viết và
Bungari như E.D.Zaxtavnui (1969), A.T.Khơrutxov, Kh.Marinov (1968)...cho rằng về mặt lãnh
thổ cụm cơng nghiệp có thể rộng từ 300 đến 3000km 2. Khoảng cách xa nhất của các xí nghiệp
đến trung tâm chính của cụm là từ 50 đến 80km. Các xí nghiệp trên lãnh thổ đó thống nhất với
nhau bằng việc cùng chung cơ sở ngun liệu hoặc chun mơn hố sản xuất.
Các nhà quy hoạch vùng cho rằng quy mô cụm cơng nghiệp nhỏ hơn với diện tích từ 200 3000km2 và khoảng cách xa nhất của các xí nghiệp đến trung tâm chính của cụm là khoảng 30km.
Tuy nhiên quy mô cụm công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước và khi
xác định ranh giới cần chú ý đến mối liên hệ giữa các xí nghiệp ở khu vực hạt nhân và ở các
điểm vệ tinh, đến việc sử dụng nguồn lao động trong cụm và cả của việc phân bố kết hợp các xí
nghiệp công nghiệp.

d. Phân loại
Cụm công nghiệp được phân loại theo những dấu hiệu cơ bản sau:
- Theo hình thái: Có cụm một trung tâm, cụm nhiều trung tâm
- Theo chức năng và phát sinh:
+ Theo chức năng:

Cao học Địa lý K27
24


Nhóm 4: Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
 Có cụm công nghiệp khai thác.
 Cụm công nghiệp chế biến.
 Cụm công nghiệp hỗn hợp.
+ Theo mức độ phát triển:
 Cụm cơng nghiệp đã hình thành.
 Cụm cơng nghiệp mới hình thành.
 Cụm cơng nghiệp đang hình thành.
+ Theo khối lượng sản phẩm:
 Cụm công nghiệp cực lớn
 Cụm lớn.
 Cụm tương đối lớn.
+ Theo điều kiện hình thành:
 Cụm cơng nghiệp dựa vào nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng.
 Cụm công nghiệp dựa vào việc đảm bảo nguồn lao động và ưu thế vị trí địa
lý, giao thơng.
 Cụm cơng nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động.
Có thể nói việc nghiên cứu cụm cơng nghiệp như là một hệ thống sản xuất có ý nghĩa thực
tiễn trong q trình tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
So với điểm cơng nghiệp thì cụm cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở

trình độ cao hơn thể hiện khơng chỉ ở quy mơ mà cịn trong mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế kĩ
thuật giữa các xí nghiệp trong nó. Vì vậy, hiệu quả kinh tế cao hơn và tận dụng được thế mạnh
của toàn bộ các xí nghiệp.
5. Vùng cơng nghiệp
a. Khái niệm
Vùng cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất, xuất hiện sớm trong địa lý Xô
Viết. Khái niệm này được xem như sự tác động qua lại phức tạp và vùng phân bố trên một lãnh
thổ của các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.
Theo các nhà khoa học thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây (1987),
vùng công nghiệp bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về
vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập
trung cơng nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự
phát triển của các vùng khác và của cả nước.
Như vậy, vùng công nghiệp là một khái niệm tương đối rộng. Việc xác định quy mơ và
ranh giới của nó khá linh hoạt.
b. Đặc điểm
* Q trình tạo vùng cơng nghiệp có hai đặc điểm cơ bản sau:

Cao học Địa lý K27
25


×