Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.81 KB, 79 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu "Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Nam" là đề tài đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp của tơi từ tháng 4/ 2014 đến tháng 5/ 2014; đề tài cũng đã có sự chuẩn bị
và tìm hiểu trong q trình thực tập tại UBND xã Hữu Hồ trƣớc đó. Trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của
Thạc sĩ Phạm Ngọc Trụ, cùng các Thầy, Cô giáo trong Học viện Chính sách và Phát
triển.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiên cứu trên các số liệu, tài liệu và
thông tin thu thập đƣợc trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đề tài khơng
sao chép lại các đề đã nghiên cứu trƣớc đó.
Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Quang Việt Vũ

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
giáo đang giảng dạy và công tác tại trƣờng Học viện Chính sách và Phát triển,
đặc biệt là các thầy cơ trong khoa Quy hoạch Phát triển đã nhiệt tình giảng dạy,
và giúp đỡ tôi trong những năm vừa qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy
giáo Th.S Phạm Ngọc Trụ đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong q trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú,
anh chị đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để làm đề tài này.


Sau cùng tơi xin kính chúc q Thầy cơ trong trƣờng Học viện Chính sách
và Phát triển nói chung cũng nhƣ các quý Thầy cô trong khoa Quy hoạch và
Phát triển nói riêng, thầy giáo Th.S Phạm Ngọc Trụ cũng nhƣ các cô chú, anh
chị đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Nam thật dồi dào sức
khỏe, niềm vui và thành công trong công việc và cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2014

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU ............................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu ............................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CƠNG NGHIỆP ................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ........................................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm của tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ...................................... 6
1.1.3. Các nguồn lực chính ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp ... 6
1.2. Cơ sở thục tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ..................................... 10
1.2.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp trên thế giới ................ 10

1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam ................. 13
CHƢƠNG 2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ................................................................. 18
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Nam ........................................................................................................... 18
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 18
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 19
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................... 24
2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Hà Nam ...................... 36
2.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo ngành ........................................ 36
2.2.2. Tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ ................................................... 43
iii


CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM............................................................................. 56
3.1. Định hƣớng TCLTCN tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ................................ 56
3.1.1. Định hƣớng chung ............................................................................... 56
3.1.2. Mục tiêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020 57
3.2. Các giải pháp phát triển TCLTCN tỉnh Hà Nam ..................................... 60
3.2.1. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tƣ ................................................... 60
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách, cải các hành chính và phối hợp ..... 61
3.2.3. Xây dựng quy trình sản xuất và sản phẩm thƣơng hiệu.................... 63
3.2.4. Giải pháp về thị trƣờng và phát triển kinh tế nhiều thành phần ....... 63
3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trƣờng ..................... 64
3.2.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ............................................ 67
3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................ 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................72


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH

: Cơng nghiệp hóa

CSSX

: Cơ sở sản xuất

CNH – HĐH

: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN-TTCN

: Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

DNTN

: Doanh nghiệp tƣ nhân

KCN

: Khu công nghiệp

SXCN


: Sản xuất công nghiệp

TCLTCN

: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

v


DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
1. Danh mục hình vẽ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2009 và năm 2012......... 23
Biểu đồ 2.2: Tƣơng quan giữa số lao động công nghiệp và mật độ lao động
cơng nghiệp phân theo các đơn vị hành chính tỉnh Hà Nam năm 2012 ........ 27
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Nam phân theo nhóm
ngành cơng nghiệp chủ yếu năm 2009 và năm 2012 ...................................... 37
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ định hƣớng cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam

phân theo thành phần kinh tế năm 2020 (%) .................................................. 58
2. Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo các đơn vị hành chính tỉnh
Hà Nam năm 2012 .......................................................................................... 30
Bảng 2.2: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 2012 ................................................................................................................ 41
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động các cụm cơng nghiệp tỉnh Hà Nam năm 2012
......................................................................................................................... 48
Bảng 2.4: Tổng quan tình hình đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hà
Nam đến hết năm 2012 ................................................................................... 53
Bảng 3.1: Định hƣớng cơ cấu ngành công nghiệp Hà Nam đến năm 2020 (%)
......................................................................................................................... 57
Bảng 3.2: Các dự án ƣu tiên phát triển công nghiệp Hà Nam đến năm 2020
................................................................................................................. .

59

Bảng 3.3: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn có khả năng huy động tỉnh Hà Nam
đến năm 2020 .................................................................................................. 60
Bảng 3.4: Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ....... 65

vi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của
nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trị to lớn trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Nghiên cứu về các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp có ý nghĩa

thực tiễn lớn lao. Nắm đƣợc đặc điểm, bản chất của các hình thức tổ chức
lãnh thổ cơng nghiệp là cơ sở để bố trí hợp lý khơng gian cơng nghiệp phù
hợp với các điều kiện phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng miền,
từng vùng... nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thông qua sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng nhƣ tiết kiệm chi phí
trong hoạt động sản xuất.
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công
nghiệp đã và đang đƣợc quan tâm một cách rộng rãi. Nó đƣợc xem nhƣ một
giải pháp phát triển cơng nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói
chung. Các nhà khoa học đã đƣa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp cơ bản. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao, tạo động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế - xã hội phát triển
nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia...
Hà Nam là một tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai cả nƣớc (đứng thứ 62/63 tỉnh
và thành phố). Trong những năm qua ngành công nghiệp Hà Nam phát triển
với tốc độ còn chậm so với cả nƣớc và các tỉnh lân cận. Điều đó biểu hiện ở
chỗ giá trị sản lƣợng của ngành cịn thấp, tỉ trọng của ngành cơng nghiệp
trong cơ cấu kinh tế chƣa cao. Bởi vậy, cùng với xu hƣớng phát triển chung
của đất nƣớc, hiện nay Hà Nam đã có những định hƣớng cụ thể cho phát triển
cơng nghiệp với tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài. Với lợi thế về vị trí địa lí thuận
lợi, nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng, nguồn lao động dồi dào, giao thông
vận tải đƣờng bộ phát triển… Hà Nam có nhiều điều kiện để hình thành một
1


tổ chức khơng gian cơng nghiệp hợp lý, tồn diện, nhằm đảm bảo sự phát
triển hài hòa và tƣơng tác, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng là
công nghiệp làm động lực chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng theo
hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hà Nam là một trong những tỉnh có

nhiều tiềm năng để phát triển cơng nghiệp, đến nay tỉnh Hà Nam có 8 KCN
với tổng diện tích là 1.772 ha đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận.
Tiếp cận các nội dung của tổ chức khơng gian cơng nghiệp sẽ góp phần
hồn thiện sự phát triển và phân bố hợp lí cơng nghiệp của tỉnh Hà Nam, làm
cơ sở cho việc quy hoạch phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo,
nhằm đem lại hiệu quả tối đa về các mặt của lãnh thổ cơng nghiệp.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Các hình
thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nguồn lực sẵn có, mục đích chủ yếu của đề tài
là nghiên cứu TCLTCN của tỉnh Hà Nam dƣới góc độ địa lí kinh tế - xã hội
để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCLTCN trên địa
bàn tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích các nguồn lực đối với TCLT cơng nghiệp
và thực trạng phát triển các hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
đồng thời đề xuất một số giải pháp phát huy hiệu quả các hình thức TCLTCN
này giai đoạn đến năm 2020.
2


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Để có đƣợc những thơng tin và tài liệu cần thiết, tôi đã đi thu thập các
thông tin, số liệu từ Sở Công Thƣơng tỉnh Hà Nam, các báo chí Hà Nam,

Niên giám thống kê Hà Nam qua các năm, Ban Quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Hà Nam, Thƣ viện tỉnh Hà Nam, cơng cụ tìm kiếm Google… và các tài
liệu có liên quan đến cơng nghiệp và tổ chức lãnh thổ ở các thƣ viện, trong đó
có thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội và thƣ viện khoa Địa lí.
4.2. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu
Dựa vào những thơng tin, tài liệu thu thập đƣợc, tơi đã xử lí các thơng
tin và các tài liệu đó để đƣa vào bài viết của mình dƣới nhiều hình thức khác
nhau, với các chức năng khác nhau. Có thể là một giả thiết hoặc có thể là một
dẫn chứng và phân tích nó theo yêu cầu cụ thể.
4.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng các kiến thức đƣợc học về bản đồ,
ứng dụng công nghệ GIS, thành lập bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam, bản đồ
tài nguyên để phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam, bản đồ hiện trạng công
nghiệp tỉnh Hà Nam, bản đồ tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Hà Nam và
bản đồ định hƣớng phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Đồng thời sử dụng phần mềm Excel để tạo các biểu đồ minh họa cho các nội
dung nghiên cứu.
4.4. Phương pháp số liệu thống kê
Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp thống kê tốn học để xử lí số liệu, tạo
các bảng số, các biểu đồ nhằm so sánh, phân tích, chứng minh và đánh giá các
vấn đề đƣa ra.
4.5. Phương pháp hệ thống thơng tin địa lí
Để thực hiện đƣợc đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng các chƣơng trình
phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, Map Info 10.0, cũng nhƣ khai
thác thông tin từ các trang Web trên mạng Internet.
3


5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Phần nội dung đề

tài gồm 3 chƣơng, đƣợc kết cấu nhƣ sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
- Chương 2: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Nam
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các hình
thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

4


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Trải qua q trình lâu dài, đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ, thuật ngữ
“tổ chức lãnh thổ công nghiệp” đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa
học và thực tiễn. Theo A.T.Khơrusov (1979) đã cho rằng: “Tổ chức lãnh thổ
công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết
hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng nhƣ tiết kiệm chi phí để khắc
phục sự khơng phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu,
năng lƣợng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh
tế cao” .
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp không phải là hiện tƣợng bất biến, so với
nơng nghiệp, TCLTCN có thể thay đổi trong một thời gian khá ngắn. Điều
này chủ yếu do bản chất của ngành công nghiệp cũng nhƣ sự phát triển rất
nhanh của các tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới. Thị trƣờng cùng
với sự thay đổi nhu cầu thƣờng xuyên cũng kéo theo sự phát triển của các tổ

chức lãnh thổ công nghiệp thông qua sự linh động của sản xuất. Đây là vấn đề
quan trọng để duy trì sự tồn tại cũng nhƣ sự phát triển của các tổ chức lãnh
thổ công nghiệp trong xu thế hiện nay.
Ở nƣớc ta, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất là: “Tổ chức lãnh
thổ công nghiệp là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, các cơ
sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cƣ cùng kết cấu hạ tầng
trên phạm vị một lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
bên trong cũng nhƣ bên ngoài của lãnh thổ đó” .

5


1.1.2. Đặc điểm của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Trong TCLTCN có sự gắn bó giữa khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh
thổ. Bởi vì, trong TCLTCN, ngành và lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với
nhau.
Với mỗi ngành cơng nghiệp lại đƣợc xem xét dƣới hai góc độ: xun qua
lăng kính của tất cả các ngành cơng nghiệp và sự kết hợp của các ngành khác
nhau trên cùng một lãnh thổ.
- TCLTCN phù hợp với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
- Dấu hiệu cấu trúc có ý nghĩa quan trọng đối với việc TCLTCN. Nó phản
ánh sự cân đối và mối liên hệ bên trong của ngành công nghiệp và của các kết
hợp sản xuất lãnh thổ.
- Tiêu chuẩn tối ƣu của TCLTCN là việc giảm chi phí tới mức thấp nhất
trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và mơi
trƣờng.
1.1.3. Các nguồn lực chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.1.3.1. Nguồn lực bên trong
a) Vị trí địa lí
Tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng

phát triển giữa các tiểu vùng trong một tỉnh, giữa các tỉnh trong một vùng
cũng nhƣ giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, vị trí địa lí là một nguồn lực
góp phần định hƣớng phát triển, tạo lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế nói
chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng.
b) Nguồn lực tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên đƣợc coi là cơ sở quan trọng trong việc phát triển
công nghiệp, nhất là khi công nghiệp mới phát triển ở giai đoạn đầu. Chúng
ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngành công nghiệp để sản xuất, tình hình phát
triển cũng nhƣ việc tổ chức lãnh thổ của ngành.

6


* Khoáng sản là một trong những nguồn lực hàng đầu ảnh hƣởng đến việc
TCLTCN. Số lƣợng, trữ lƣợng, chất lƣợng và sự kết hợp các loại khoáng sản
theo lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp
trên lãnh thổ đó.
* Tài ngun nƣớc có vai trị to lớn đối với TCLTCN. Do tính chất của
ngành sản xuất nên sử dụng nƣớc trong cơng nghiệp có những địi hỏi riêng
về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Nƣớc là nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp nhƣ thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy giấy, dệt... Mức độ thuận lợi hay
khó khăn về nguồn cung cấp và thoát nƣớc là điều kiện quan trọng để định vị
các xí nghiệp cơng nghiệp. Những vùng có mạng lƣới sơng ngịi dày đặc,
chảy trên địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho công nghiệp thuỷ điện,
hay sự phân bố các nguồn nƣớc khoáng tạo điều kiện cho cơng nghiệp chế
biến nƣớc khống phân bố trên lãnh thổ… Tuy nhiên, sự phân bố không đều
của nguồn nƣớc theo thời gian và khơng gian đã gây nên tình trạng mất cân
đối giữa nguồn cung cấp và nhu cầu về nƣớc để phát triển cơng nghiệp.
* Khí hậu là nhân tố có ảnh hƣởng nhất định đến TCLTCN. Trong một số

trƣờng hợp, nó chi phối việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đặc biệt
đối với vùng ven biển dễ bị nhiễm mặn do độ ẩm không khí. Hơn nữa, sự đa
dạng, phức tạp của khí hậu theo không gian và theo mùa tạo điều kiện cho
việc đa dạng hố tập đồn cây trồng, vật ni; là cơ sở để phát triển các ngành
công nghiệp chế biến nông sản. Các hiện tƣợng thời tiết xấu nhƣ bão, lũ... có
ảnh hƣởng nhất định đến việc định vị các xí nghiệp hợp lý theo lãnh thổ cũng
nhƣ đến thời gian hoạt động của chúng.
c) Nguồn lực kinh tế - xã hội
* Dân cƣ - lao động
Công nghiệp là ngành sản xuất địi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình
độ chun mơn, tay nghề cao. Dân cƣ với những tập quán sản xuất, tiêu dùng
và nguồn lao động chất lƣợng có vai trị lớn trong việc TCLTCN ở hai góc
độ: sản xuất và tiêu dùng.
7


- Về mặt sản xuất: Dân cƣ, nguồn lao động là lực lƣợng sản xuất chủ
yếu trong công nghiệp. Nơi có nguồn lao động dồi dào, rẻ thì nơi đó có khả
năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động:
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực
phẩm. Nơi có đội ngũ lao động với chất lƣợng cao thì cho phép phát triển các
ngành có hàm lƣợng kĩ thuật cao nhƣ điện tử, chế tạo máy, hóa chất... Những
nơi có nguồn lao động có nhiều ngành truyền thống thì có thể phát triển các
nghề thu hút lao động và tạo sản phẩm độc đáo mang bản sắc dân tộc nhƣ các
làng nghề gốm sứ, mây tre đan...
- Về mặt tiêu dùng: Dân cƣ, nguồn lao động vừa là ngƣời sản xuất đồng
thời cũng là ngƣời tiêu thụ các sản phẩm cơng nghiệp, vì thế thị trƣờng tiêu
thụ gắn với số dân có thể coi là một nguồn lực quan trọng. Tập quán tiêu dùng
của dân cƣ có thể thay đổi và kéo theo sự thay đổi trong quy mơ, hƣớng
chun mơn hố của các ngành cũng nhƣ các xí nghiệp cơng nghiệp, từ đó

dẫn tới sự mở rộng hay thu hẹp không gian TCLTCN.
* Mạng lƣới đô thị, cửa khẩu, cảng biển là nhân tố thu hút đối với hoạt
động SXCN nói chung, sự hình thành các hình thức TCLTCN nói riêng.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành cơng nghiệp cũng có giá trị nhất
định đối với việc TCLTCN.
* Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp bao gồm hệ thống giao
thông vận tải, thơng tin liên lạc, cung cấp điện, nƣớc... có vai trị ngày càng
quan trọng trong phân bố cơng nghiệp. Sự tập trung cơ sở hạ tầng trên một
lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân bố công nghiệp, đem
lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh TCLTCN.
* Chiến lƣợc và đƣờng lối phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia đối
với việc phát triển công nghiệp có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển
cơng nghiệp nói chung, TCLTCN nói riêng. Vì thế, chúng phải dựa trên
những điều kiện cụ thể và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Ở Việt Nam,
đƣờng lối công nghiệp hố - hiện đại hố đã phát huy tính tích cực, thúc đẩy
8


sự phát triển công nghiệp trên phạm vi cả nƣớc và thúc đẩy sự ra đời của các
hình thức TCLTCN.
* Nguồn vốn, ngân sách đầu tƣ cho công nghiệp cũng ảnh hƣởng không
nhỏ đến việc TCLTCN, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển. Vì vậy,
những khu vực huy động đƣợc nhiều vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp sẽ
có điều kiện đẩy mạnh TCLTCN đa dạng, hợp lí.
Ngồi ra, sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhƣ nông nghiệp và
dịch vụ cũng tác động đến sự phân bố và tổ chức công nghiệp. Ở nƣớc ta, sự
phát triển của hai vùng nông nghiệp trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các ngành
công nghiệp đi kèm nhƣ: công nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm, cơng
nghiệp cơ khí sửa chữa, cơng nghiệp hố chất phân bón... Đồng thời sự phát

triển của cơng nghiệp lại thúc đẩy nhanh hơn các q trình cơng nghiệp hố
trong nơng nghiệp nhƣ cơ giới hố, hố học hố, thủy lợi hóa, điện khí hóa.
1.1.3.2. Nguồn lực bên ngồi
Nguồn lực bên ngoài đƣợc hiểu là các yếu tố ảnh hƣởng với tƣ cách là nguồn
lực bên ngoài của lãnh thổ, bao gồm:
a) Thị trƣờng bên ngồi
Có tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn xí nghiệp, hƣớng chun mơn
hố, ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ. Ở trong nƣớc, các đơ thị lớn ngồi chức
năng trung tâm - hạt nhân cơng nghiệp cịn là thị trƣờng quan trọng, khuyến
khích sự phát triển của sản xuất. Thị trƣờng quốc tế cũng rất quan trọng, vì
sản phẩm cơng nghiệp trong nƣớc luôn nhằm thỏa mãn thị trƣờng trong nƣớc
và hội nhập với thị trƣờng quốc tế.
b) Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế
Có tác dụng thúc đẩy q trình tổ chức lãnh thổ nhanh hay chậm. Ngày
nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới, vấn đề hợp
tác quốc tế là xu thế tất yếu đem lại lợi ích cho các bên đối tác. Các lĩnh vực

9


hợp tác chủ yếu là: Sự hỗ trợ vốn đầu tƣ, chuyển giao kĩ thuật và công nghệ,
chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý.
c) Sự hỗ trợ về năng lƣợng, ngun vật liệu, vốn, kĩ thuật từ bên ngồi
Có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCLTCN. Đối với vùng thiếu
năng lƣợng, nguyên liệu thì sự hỗ trợ từ bên ngồi là khơng thể thiếu đƣợc,
đảm bảo đƣợc sự tồn tại lâu dài, thúc đẩy sự hình thành các hình thức
TCLTCN mới.
Tóm lại: TCLTCN chịu ảnh hƣởng của nhiều nguồn lực, chúng không tác
động riêng lẻ mà tác động tổng hợp, đồng thời. Tuy nhiên, thƣờng ở một lãnh
thổ cụ thể có một hay một vài nhân tố chủ đạo, đóng vai trị quyết định.

TCLTCN chịu ảnh hƣởng của cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngồi.
Trong đó, yếu tố quyết định đến sự hình thành và tổ chức lãnh thổ phải kể đến
là các nguồn lực bên trong. Các nguồn lực bên ngồi có vai trị bổ trợ, thúc
đẩy nhanh hơn q trình này. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp cụ thể,
nguồn lực bên ngồi chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định
đến TCLTCN.
1.2. Cơ sở thục tiễn về tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
1.2.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp trên thế giới
1.2.1.1. Các hình thức TCLTCN của trường phái địa lí Xơ Viết
* Điểm công nghiệp
Theo X.Xlaver (1977): “Điểm công nghiệp” là lãnh thổ trên đó có một
điểm dân cƣ với một xí nghiệp, có thể là một nhóm các xí nghiệp (khơng lớn)
nằm trong điểm dân cƣ (thị trấn, thị tứ).
Nhƣ vậy, điểm cơng nghiệp là hình thức đồng nhất với điểm dân cƣ có
xí nghiệp cơng nghiệp, có q trình phát sinh, phát triển và cấu trúc sản xuất
riêng.

10


* Cụm công nghiệp
Theo A.T.Khorutsov (1979): “Cụm công nghiệp” là một kết hợp sản xuất lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do nằm gần nhau các xí nghiệp thống nhất với
nhau bằng việc có chung vị trí địa lí, giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các
điểm dân cƣ nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao
động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ.
* Khu cơng nghiệp
Cũng giống nhƣ những hình thức trên, khu cơng nghiệp chƣa có sự
thống nhất về nội dung và những đặc trƣng chủ yếu.
- Theo quan điểm của các nhà khoa học trƣờng Đại học Tổng hợp
Matxcơva: “Khu công nghiệp” là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm

công nghiệp ở gần nhau đƣợc quy tụ về một hay một vài trung tâm công
nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công nghiệp đồng nhất.
- Quan niệm của một số nhà khoa học hàn lâm Liên Xô trƣớc đây: Khu
công nghiệp bao gồm một nhóm trung tâm cơng nghiệp phân bố gần nhau và
kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên mơn hố, mạng lƣới giao
thơng vận tải và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ.
* Trung tâm công nghiệp
Đƣợc hiểu là hình thức TCLTCN gắn với đơ thị vừa và lớn. Mỗi trung
tâm có thể bao gồm một số hình thức TCLTCN ở các cấp thấp hơn.
Về lí thuyết, mỗi trung tâm cơng nghiệp có một hoặc một số ngành
đƣợc coi là hạt nhân. Hƣớng chun mơn hố của trung tâm thƣờng do các
ngành hạt nhân đó quyết định. Những ngành này đƣợc hình thành dựa trên
những lợi thế so sánh về vị trí địa lí, về nguồn lực tự nhiên, lao động, thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm… Một trong những đặc điểm nổi bật là các xí
nghiệp phân bố trong trung tâm cơng nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
về kĩ thuật sản xuất, quy trình công nghệ hay về mặt kinh tế nhằm đạt hiệu
quả cao nhất. Bên cạnh các xí nghiệp chun mơn hố cịn có hàng loạt xí
nghiệp bổ trợ phục vụ cho việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, sửa
11


chữa máy móc thiết bị, đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho
dân cƣ.

* Thể tổng hợp công nghiệp
Theo A.T.Khorutsov: Thể tổng hợp công nghiệp là sự kết hợp qua lại
của các xí nghiệp có liên quan mật thiết với nhau trên một lãnh thổ nhất định,
phù hợp với đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và vị trí địa lí giao
thơng vận tải, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Vùng cơng nghiệp

Là hình thức TCLTCN cao nhất, xuất hiện sớm trong trƣờng phái địa lí
Xơ Viết. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô
(1987), vùng công nghiệp bao gồm một lãnh thổ rộng lớn tập trung các xí
nghiệp công nghiệp trên cơ sở các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nhân
lực, nguyên liệu, động lực... Đặc trƣng cơ bản của vùng cơng nghiệp là có
khơng gian rộng lớn bao gồm nhiều điểm, cụm, khu, trung tâm công nghiệp
có mối liên hệ sản xuất và có những nét tƣơng đồng trong q trình hình
thành vùng cơng nghiệp.
1.2.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở phương Tây
Khác với trƣờng phái địa lí Xơ Viết, các nhà khoa học phƣơng Tây
khơng đƣa ra những định nghĩa có tính chất hàn lâm, mà đi thẳng vào một số
hình thức TCLTCN gắn với thực tiễn và nhấn mạnh nhiều đến quan niệm, nội
dung cũng nhƣ quá trình hình thành khu công nghiệp.
Khu công nghiệp đã ra đời và phát triển ở các nƣớc tƣ bản vào những
năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Các nhà khoa học phƣơng Tây quan
niệm rằng: KCN tập trung là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định và
quyền sở hữu rõ ràng nhằm trƣớc hết xây dựng kết cấu hạ tầng, rồi sau đó xây
dựng các xí nghiệp để bán.
Ngồi ra cịn có khái niệm quận cơng nghiệp - là một khu vực có ranh
giới khép kín trong một đơn vị hành chính cấp thấp.
12


1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở Việt Nam
Trƣớc thập kỉ 90 của thế kỉ XX hầu nhƣ chƣa có các cơng trình nghiên
cứu về các hình thức TCLTCN ở Việt Nam. Năm 1994, Viện Chiến lƣợc phát
triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣa ra 6 hình thức TCLTCN ở Việt
Nam.
* Điểm cơng nghiệp
Điểm cơng nghiệp là hình thức TCLTCN cấp thấp nhất, thƣờng là một

hay hai xí nghiệp phân bố riêng biệt, có kết cấu hạ tầng riêng, gần nguồn
nguyên liệu hoặc tiêu thụ và có thể là hạt nhân để phát triển thành cụm hay
khu cơng nghiệp.
Ví dụ: Các nhà máy sản xuất xi măng Bút Sơn (Thanh Sơn - Kim
Bảng), Hòa Phát (Thanh Thủy - Thanh Liêm) lấy nguyên liệu từ đá vôi nên
phân bố gần nguồn nguyên liệu. Nhƣ vậy 1 nhà máy là một điểm công
nghiệp.
Điểm công nghiệp có những mặt tích cực, tƣơng đối thuận lợi cho việc
thay đổi mặt hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh, có tính cơ động, dễ
ứng phó với các sự cố. Tuy nhiên, điểm cơng nghiệp cũng có những hạn chế
nhƣ việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật khá tốn kém.
* Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ mang tính tổng hợp,
bao gồm một số xí nghiệp cơng nghiệp và đƣợc phân bố trên một khu vực
nhỏ, khơng có ranh giới rõ ràng và khơng có ban quản lý riêng. Trong cụm
cơng nghiệp, các xí nghiệp do nằm gần nhau, thống nhất và quan hệ với nhau.
Do đó có thể sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài nguyên,
nhân lực trên lãnh thổ nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và mơi
trƣờng.
Ở nƣớc ta, cụm cơng nghiệp có quy mơ, hình thức phát triển kết cấu hạ
tầng, đầu mối quản lý, cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ phát triển... rất đa
dạng.
13


* Khu công nghiệp
So với khái niệm của khoa học địa lí Xơ Viết, khu cơng nghiệp ở Việt
Nam là một hình thức TCLTCN hồn tồn khác. Theo Nghị định 192/CP
ngày 25/12/1994 của Chính phủ: “KCN ở nƣớc ta là khu cơng nghiệp tập
trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chun

sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cơng nghiệp,
khơng có dân cƣ sinh sống”.
KCN ở nước ta có các đặc điểm chính sau:
- Tập trung nhiều xí nghiệp cơng nghiệp trên một khu vực có ranh giới
rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng.
- Các xí nghiệp nằm trong KCN đƣợc hƣởng quy chế ƣu đãi riêng.
- Có Ban quản lý thống nhất để thực hiện quy chế quản lý
- Có sự phân cấp về quản lý và tổ chức sản xuất.
Phân loại:
- Theo vị trí địa lí: có thể phân ra KCN nằm ở trung du hay miền núi,
KCN nằm ở vùng ven biển, KCN nằm dọc theo quốc lộ hay các KCN nằm
trong các thành phố lớn.
- Theo tính chất chun mơn hố, cơ cấu và đặc điểm sản xuất: có thể
chia ra các KCN chun mơn hố, các KCN tổng hợp, các khu chế xuất.
- Theo quy mơ: có thể chia ra KCN có quy mơ lớn (diện tích trên 300
ha), KCN có quy mơ vừa (diện tích từ 150 - 300 ha), KCN có quy mơ nhỏ
(diện tích dƣới 150 ha).
- Theo trình độ cơng nghệ: chia ra có KCN kỹ thuật cao, có KCN chỉ có
các xí nghiệp với trình độ kĩ thuật và cơng nghệ trung bình hay các xí nghiệp
thủ cơng.
- Theo phƣơng diện tổ chức lãnh thổ chia khu cơng nghiệp thành: KCN đƣợc
hình thành trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp, KCN đƣợc hình thành trên cơ sở
các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật và công nghệ theo chu trình
năng lƣợng sản xuất nhất định, KCN hình thành trên cơ sở các xí nghiệp chỉ
14


sử dụng chung kết cấu hạ tầng mà khơng có mối liên hệ về cơng nghệ, KCN
đƣợc hình thành trên cơ sở chun mơn hố khai thác khống sản và các xí
nghiệp phục vụ có liên quan với việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng và ban

quản lý thống nhất.
- Khu cơng nghiệp đƣợc hình thành do sự tập hợp ngẫu nhiên của các
xí nghiệp hầu nhƣ khơng có mối liên hệ sản xuất, không sử dụng chung kết
cấu hạ tầng và trên một lãnh thổ khơng có ranh giới rõ rệt.
* Trung tâm công nghiệp
Là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
Mỗi trung tâm công nghiệp thƣờng gồm một số KCN, cụm cơng nghiệp với
những xí nghiệp hạt nhân có sức hút các lãnh thổ lân cận. Việc phân loại các
trung tâm công nghiệp ở nƣớc ta rất đa dạng, dựa theo nhiều tiêu chí khác
nhau:
- Dựa vào vai trị của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao
động theo lãnh thổ, có các trung tâm cơng nghiệp có ý nghĩa quốc gia, các
trung tâm có ý nghĩa vùng, các trung tâm có ý nghĩa địa phƣơng.
- Dựa vào giá trị sản xuất cơng nghiệp, có trung tâm cơng nghiệp lớn,
trung tâm cơng nghiệp trung bình, trung tâm cơng nghiệp nhỏ.
- Dựa vào tính chất chun mơn hóa và đặc điểm sản xuất, có trung tâm
cơng nghiệp tổng hợp, có trung tâm cơng nghiệp chun mơn hóa.
* Dải cơng nghiệp
Là một hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp của Việt Nam. Dải công
nghiệp là sự đan xen và kéo dài dọc theo các trục đƣờng giao thông quan
trọng của các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp và cả các khu công nghiệp.
Dải công nghiệp thƣờng xuất hiện từ các đơ thị lớn và lan tỏa theo các hƣớng
có nhiều thuận lợi về giao thông vận tải, nguyên nhiên liệu, lao động...
Các dải công nghiệp ở nƣớc ta không nhiều, chủ yếu tập trung xung
quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nƣớc nhƣ Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Sự phát triển các dải công
15


nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển cơng nghiệp của lãnh thổ và

các yếu tố hỗ trợ thuận lợi khác.
* Vùng cơng nghiệp
Là hình thức TCLTCN cao nhất và đặc thù của Việt Nam. Vùng công
nghiệp là một kết hợp sản xuất theo lãnh thổ, ra đời trên cơ sở kết hợp các
vùng, ngành trên một lãnh thổ rộng lớn, với hƣớng chun mơn hóa và cấu
trúc sản xuất rõ rệt, có khả năng thúc đẩy và kéo theo sự phát triển kinh tế của
cả vùng. Vùng công nghiệp trọng điểm của nƣớc ta có một số đặc điểm sau:
- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức TCLTCN, nhƣng
ranh giới chỉ mang tính ƣớc lệ, khơng rõ ràng về mặt pháp lý.
- Có thể bao gồm tất cả các hình thức TCLTCN từ thấp đến cao, hoặc
cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
nào đó.
- Khơng có bộ máy quản lý riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp của
cả địa bàn.
Theo quan điểm của Viện Nghiên cứu chiến lƣợc - Bộ Công Thƣơng,
nƣớc ta đƣợc chia ra thành 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1, vùng công nghiệp Miền núi và Trung du Bắc Bộ, bao gồm 14
tỉnh miền núi và trung du phía Bắc (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2, vùng công nghiệp Đồng bằng sông Hồng, bao gồm 10 tỉnh,
thành của đồng bằng sông Hồng, 3 tỉnh phía bắc của Bắc Trung Bộ và Quảng
Ninh.
+ Vùng 3, vùng công nghiệp Duyên hải miền Trung, gồm 10 tỉnh, thành
từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4, vùng công nghiệp Tây Nguyên, gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (trừ
Lâm Đồng).
+ Vùng 5, vùng công nghiệp Đông Nam Bộ, gồm 8 tỉnh thành của Đông
Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận.

16



+ Vùng 6, vùng công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh
thành của đồng bằng sông Cửu Long.
Nhƣ vậy, trong số các hình thức TCLTCN ở Việt Nam, KCN là một
trong những hình thức quan trọng hàng đầu, tuy là hình thức khá mới mẻ
nhƣng đầy tiềm năng ở Việt Nam, đã và đang có đóng góp tích cực cho công
cuộc CNH-HĐH.

17


CHƢƠNG 2.
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hà Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam nằm ở tọa độ
địa lí từ 20021’ Bắc – 21045’ Bắc, 105045’ Đơng – 106010’ Đơng. Phía Bắc và
Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Đơng giáp tỉnh Hƣng n và tỉnh Thái
Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và
phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình. Vị trí địa lí này tạo nhiều thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế của tỉnh, nhất là trong khả năng thu hút đầu tƣ. Đi từ trung tâm
thành phố Phủ Lý dọc theo quốc lộ 1A lên phía Bắc là thủ đơ Hà Nội, xi về
phía Nam khoảng 34 km là thành phố Ninh Bình, theo quốc lộ 21 về phía
Đơng Nam là thành phố Nam Định. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành
chính cấp huyện và thành phố: Thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện
Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Duy
Tiên với 116 xã, phƣờng, thị trấn.

Với vị trí này Hà Nam nắm giữ vị trí địa kinh tế quan trọng đối với
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Nội
đƣợc mở rộng, tỉnh Hà Nam trở thành cửa ngõ phía Nam của thủ đô đồng thời
nằm trên trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và đƣờng cao tốc Cầu Giẽ
- Ninh Bình. Trong dọc tuyến hành lang giao thơng xun Á (TP. Hồ Chí
Minh - Hà Nội - Mộc Châu) thì Hà Nam là một vị trí trên tuyến. Do đó, Hà
Nam sẽ giữ một vai trị tích cực trong việc hỗ trợ cùng với Hà Nội trở thành
những đầu mút quan trọng của các tuyến giao thông trên.
Về diện tích, Hà Nam là tỉnh có diện tích tự nhiên 860,2 km2, đứng thứ
62/63 tỉnh, thành phố chiếm 0,26% diện tích Việt Nam.
18


Vị trí địa lí đƣợc coi nhƣ một nguồn lực đặc biệt đối với TCLTCN tỉnh
Hà Nam. Vị trí địa lí đã tạo ra những lợi thế cơ bản để Hà Nam hình thành các
cụm cơng nghiệp, các KCN tập trung ven tuyến đƣờng quốc lộ 1A.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi rõ nét, vị trí địa lí cũng gây ra
những khó khăn trong TCLTCN của tỉnh, đặc biệt là trong TCLTCN theo
ngành khi mà tỉnh Hà Nam nằm trong ô chiêm trũng Hà Nam Ninh với các
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tƣơng đối giống nhau giữa các tỉnh. Bởi
vậy, việc lựa chọn cơ cấu ngành không mang lại ƣu thế nổi bật cho tỉnh. Một
số ngành quan trọng của tỉnh nhƣ ngành sản xuất vật liệu xây dựng thì đồng
thời cũng là ngành quan trọng của các tỉnh lân cận. Điều này làm tăng thêm
tính cạnh tranh đối với các sản phẩm cơng nghiệp.
Vị trí địa lí của Hà Nam, nhìn chung có thể coi là một nguồn lực quan
trọng. Với vị trí này, cơng nghiệp Hà Nam có điều kiện hội nhập với thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các thế mạnh
vốn có.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản ở Hà Nam tuy khơng giàu có nhƣng có tiềm năng
lớn về nguyên liệu khoáng sản để sản xuất các ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng nhƣ: đá vôi cho sản xuất xi măng, cho xây dựng, giao thông và thủy lợi;
đất sét (sét xi măng, sét gạch ngói); cát (cát kết, cát san nền xây trát); than
bùn.
* Đá vôi: Theo số liệu điều tra của ngành địa chất tổng trữ lƣợng đá vơi
trên 7,4 tỷ m3. Trong đó trữ lƣợng đá vơi có thể khai thác đƣợc khoảng 5,5 tỷ
tấn. Trữ lƣợng đá vôi đƣợc phân ra thành: đá vôi xi măng 4,193 tỷ tấn; đá vơi
hóa chất 320,6 triệu tấn; đá vôi xây dựng 1,038 tỷ tấn.
Đá vôi Hà Nam phân bố tập trung ở hai huyện phía tây và tây nam là
Kim Bảng và Thanh Liêm. Đá vôi Hà Nam là một nguồn tài nguyên quý có
chất lƣợng tốt, hàm lƣợng CaO phần lớn ở các mỏ từ 52,5 - 54,7%, hàm
19


×