Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

kinh te doi ngoai viet nam ktdnvn btl cuuduongthancong com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.13 KB, 15 trang )

Câu 39. Phân tích chính sách “Mở cửa” trong phát triển kinh tế đối
ngoại của Việt Nam?
Bài làm

ng

.c
om

1. Dẫn nhập (mở đầu)
Năm 1986, Việt Nam từ một nước với nền kinh tế lạc hậu và khép kín chuyển mình sang
mở cửa và hội nhập với thế giới. Định hướng phát triển của Việt Nam là mở rộng quan hệ
đối ngoại nhằm tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đất nước. Phát triển
kinh tế đối ngoại có vai trò nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu
vực, thúc đẩy thị trường trong nước tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế đối ngoại thúc đẩy thu hút FDI, chuyển giao công nghệ và
nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia, cải thiện đời sống nhân dân.

ng

th

an

co

Trải qua gần 35 mở cửa và phát triển, kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng chú ý. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP bình quân giai
đoạn 2006 - 2019 của Việt Nam đạt 6,26% (bình quân thế giới là 3,69%), quy mô GDP từ
66,4 tỷ USD năm 2006 tăng lên 261,6 tỷ USD năm 2019, GDP theo đầu người từ 797
USD năm 2006 tăng lên 1.154 USD năm 2008, đưa Việt Nam bước vào nhóm các nước


có thu nhập trung bình thấp, năm 2019 đạt 2.740 USD.

cu

u

du
o

Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được như đã nêu trên, nền kinh tế nước ta hiện nay
còn bộc lộ những yếu kém cơ bản như cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng chưa
được cải thiện về căn bản; hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, sức cạnh tranh của
nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với các nước. Vẫn còn xuất hiện
các nút thắt về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát
triển kinh tế. Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tối đa lợi thế của mình để hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới, vươn lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trước thực trạng trên, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải phân tích chính sách mở cửa
trong phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Những chính sách mở cửa có tác động
như thế nào đến kinh tế đối ngoại của Việt Nam? Thành tựu của phát triển kinh tế đối
ngoại trong thời kỳ mở cửa bao gồm những gì và cịn tồn tại những hạn chế như thế nào?
Và làm như thế nào để có thể cải thiện được những bất cập trong chính sách mở cửa, góp
phần đẩy nhanh q trình hội nhập, phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích chính sách mở cửa trong
phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam” để phân tích những vấn đề đề xoay quanh

CuuDuongThanCong.com

/>

chính sách mở cửa, đánh giá tác động của các chính sách này đến phát triển kinh tế đối

ngoại của Việt Nam và đưa ra hàm ý chính sách để cải thiện hiệu quả các vấn đề trên.
Cũng đã có khá nhiều bài viết, hội thảo và đề tài nghiên cứu bàn về phát triển kinh tế đối
ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; nhưng cho
đến nay về cơ bản vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc
độ phân tích chính sách mở cửa của Việt Nam. Đây là điểm khác biệt và có thể coi là
điểm mới so với các nghiên cứu vốn có từ trước.
2. Phương pháp nghiên cứu

cu

u

du
o

ng

th

an

co

ng

.c
om

Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu từ các bài viết, tài
liệu nghiên cứu, báo cáo, hội thảo khoa học trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề chính

sách mở cửa trong phát triển kinh tế đối ngoại. Từ việc tổng hợp các tài liệu, bài nghiên cứu
hình thành được cơ sở lý thuyết, định nghĩa, tổng quan chung về chính sách mở cửa và phát
triển kinh tế đối ngoại.
Cùng với đó tìm hiểu và phân tích bối cảnh thực hiện chính sách mở cửa ở Việt Nam, kết quả
phát triển kinh tế đối ngoại và đánh giá những thành tựu và hạn chế. Tổng hợp các biểu đồ, xây
dựng khung nghiên cứu và phân tích kết quả thu được.
Bài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp chính sau:
- Phương pháp tổng hợp, kế thừa: bài nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong quá trình
thu thập các tài liệu và dữ liệu thứ cấp liên quan đến chính sách mở cửa và phát triển kinh tế
đối ngoại của Việt Nam
Nguồn thu thập tài liệu và dữ liệu thứ cấp bao gồm: Google Scholar, Tổng cục thống kế,
ScienceDirect,….
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu thu thập được phân tích, nhận xét, đánh
giá tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong quá trình mở cửa nền kinh tế.
● Khung phân tích của bài nghiên cứu:

CuuDuongThanCong.com

/>

.c
om
ng
co
an
th
ng
du
o
u

cu
3. Nội dung
I.
Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế đối ngoại
1.1.1. Khái niệm
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại
hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và
phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động quốc tế.
1.1.2. Vai trị của phát triển kinh tế đối ngoại


Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị
trường trong nước và thị trường thế giới và khu vực.

CuuDuongThanCong.com

/>






Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính
thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ
khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
Góp phần tích luỹ vốn thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa đất
nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại.

Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua
được những thách thức của tồn cầu hố và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

ng

.c
om

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách mở cửa
"Mở cửa" là chính sách của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc đầu thế kỉ 20 nhằm tìm kiếm thị
phần ở quốc gia này. Chính sách này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Hay trình bày trong
cơng hàm gửi các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Ý vào tháng 9 năm 1899, địi duy
trì việc mở cửa Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài và tạo ra những cơ hội đồng đều cho tất
cả các nước trong buôn bán với Trung Quốc.

th

an

co

Chính sách Mở cửa cũng được sử dụng để chỉ chính sách kinh tế mà Trung Quốc theo đuổi từ
năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Theo đó Trung Quốc sử dụng chính sách này
để thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu
“Bốn hiện đại hóa” đất nước: nền nơng nghiệp, cơng nghiệp, quốc phịng và khoa học cơng
nghệ tiên tiến.


cu

u

du
o

ng

Cho đến nay, chính sách mở cửa nền kinh tế là một cấu phần quan trọng trong phát triển kinh
tế đối ngoại. Thúc đẩy sự buôn bán, trao đổi thương mại giữa nền kinh tế của quốc gia với kinh
tế trong khu vực và trên thế giới.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ chính sách mở cửa kinh tế của Trung Quốc
Năm 1980, Trung Quốc bắt đầu tiến hành quá trình mở cửa, thực hiện đổi mới và tái cấu trúc
nền kinh tế. Ban đầu, Trung Quốc chỉ chiếm hơn 2% tổng GDP thế giới và chưa đầy 2% tổng
giá trị thương mại toàn cầu. 35 năm sau, tỉ trọng GDP của quốc gia này đã chiếm khoảng 15%
của tồn thế giới và đóng góp khoảng 11% trong tổng mức thương mại toàn cầu. Năm 2009,
FDI vào Trung Quốc chiếm 7% lượng FDI toàn cầu trong khi con số này của năm 1980 chỉ là
1%, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng từ mức không đáng kể
(năm 2004) lên 4% toàn cầu (năm 2009).
Từ những thành tựu đổi mới trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam được tổng kết lại
như sau:
Thay đổi từ thể chế nền tảng
Việc mở cửa với thế giới đồng thời là quá trình chấp nhận các nguyên tắc, luật chơi mang tính
quốc tế. Để mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế vốn tồn tại phổ
biến theo dạng hợp đồng dựa trên quan hệ sang các dạng hợp đồng dựa trên luật pháp. Các
bộ luật về thu hút vốn đầu tư nước ngồi nhanh chóng được ban hành và sửa đổi; luật chống
độc quyền được ban hành bảy năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO; luật về phá sản doanh
nghiệp cũng được ban hành...


CuuDuongThanCong.com

/>

Tìm cách thức hội nhập phù hợp

.c
om

Phân cơng lao động bị giới hạn bởi quy mô của thị trường. Việt Nam nên tận dụng lợi thế của
các thị trường xuất khẩu để gặt hái lợi ích đầy đủ của lợi ích kinh tế theo quy mô trong các
ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Trung Quốc phát triển ngoại thương bằng cách tận dụng cơng ty vốn nước ngồi để thâm nhập
thị trường thế giới. Các công ty này được thu hút đầu tư vào thị trường Trung Quốc (thông qua
các đặc khu kinh tế, khu ưu đãi thuế quan, các thành phố mở cửa duyên hải…). Do đó, Trung
Quốc có thể tiến hành điều chỉnh kết cấu ngành cũng như nâng cấp ngành bằng cách nhận gia
công, chế biến cho các cơng ty vốn nước ngồi (thơng qua chính sách thu hút FDI). Thương
mại gia công - chế tạo và thương mại linh phụ kiện, là một cách thức quan trọng để Trung Quốc
thâm nhập q trình phân cơng quốc tế cũng như tham gia làn sóng thương mại tồn cầu.
Phát triển cụm liên kết ngành

cu

u

du
o

ng


th

an

co

ng

Một trong những lý giải về hàng xuất khẩu Trung Quốc có ưu thế về giá cả cho thấy Trung
Quốc có một đồng tiền rẻ và lượng lao động dồi dào giá rẻ. Nhưng nghiên cứu cịn cho thấy,
thành cơng của q trình mở cửa Trung Quốc còn bắt nguồn từ việc quốc gia này thu hút và
hình thành được các cụm liên kết ngành dọc theo bờ biển. Các cụm liên kết ngành của Trung
Quốc được phân loại thành ba nhóm rõ nét: nhóm sản xuất hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu tập
trung ở dun hải miền Nam (Quảng Đơng, Phúc Kiến); nhóm sản xuất hàng công nghiệp nặng
với sáu điểm nằm rải rác từ miền Bắc đến miền Nam; nhóm sản xuất hàng có hàm lượng cơng
nghệ cao, giá trị gia tăng lớn (Tam giác sơng Châu Giang - Quảng Đơng). Chính lợi thế nhờ
quy mô và lợi thế nhờ hiệu ứng cụm liên kết đã tạo ra năng lực sản xuất khổng lồ với chi phí
thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.
II.
Thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam từ khi thực hiện chính sách mở
cửa
2.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ mở cửa
● Bối cảnh trên thế giới
Từ những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, thế giới chứng kiến những quá trình mới diễn ra
đang làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị và xã hội nhân loại. Tồn cầu hố kinh tế
trở thành xu thế nổi bật và tất yếu chi phối thời đại; không ngoại trừ một quốc gia, dân tộc nào,
nếu muốn phát triển bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu. Cùng với tồn
cầu hố kinh tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày
càng mạnh mẽ, mà cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, phát

triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học…
Các nước đang phát triển như Đông Á và Đông Nam Á không ngừng cải cách kinh tế, trở thành
khu vực phát triển năng động của thế giới. Các cải cách ở đây bao gồm cải cách cơ cấu và xác
định đúng chiến lược kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển, mở cửa hội nhập và liên
kết kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - coi đây là động lực phát
triển kinh tế.

CuuDuongThanCong.com

/>

cu

u

du
o

ng

th

an

co

ng

.c

om

Như vậy, có thể thấy làn sóng cải cách kinh tế rộng khắp trên thế giới cùng với quá trình tồn
cầu hố, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ lần thứ 3 đã tạo áp lực mạnh mẽ cho công cuộc
đổi mới về kinh tế ở Việt Nam.
● Bối cảnh Việt Nam
Sau khi đất nước giải phóng cho tới năm 1985, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp và mơ hình cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết đã được áp dụng rộng rãi
trên cả nước. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là tập trung cho
cơng nghiệp hố, ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng. Nhưng nền kinh tế nói chung và sản xuất
cơng nghiệp vẫn tăng chậm, hơn nữa, có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng. Trong khi
nguồn viện trợ của bên ngồi, các nguồn vốn và hàng hố vật tư, nguyên liệu và hàng hoá tiêu
dùng đã bị cắt giảm đáng kể, lại thêm bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ ngăn cản Việt Nam
bình thường hóa quan hệ với thế giới. Do đó, Mở cửa nền kinh tế trở thành chính sách quan
trọng và cấp bách cho Việt Nam để phát triển kinh tế đối ngoại.
Năm 1986, Đảng ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội
nhập với thế giới.
2.2. Thực trạng kinh tế đối ngoại Việt Nam từ sau thời kỳ mở cửa
2.2.1. Quá trình thực hiện chính sách mở cửa
Trong gần 35 năm qua, đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng đã đề ra nhất quán và
được triển khai tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước với một số mốc sự kiện như sau:
● Giai đoạn 1986 – 1991
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối Đổi mới và quyết tâm thực hiện chính
sách đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ và rộng mở.
● Giai đoạn 1991 – 1996
- Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VII) về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại cụ thể hoá
hơn nữa chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhấn mạnh việc “phát huy những điểm đồng
thuận, hạn chế những điểm bất đồng” và nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức
quốc tế.

- Năm 1992, Việt Nam khơi phục quan hệ bình thường vốn bị gián đoạn từ năm 1976 với Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
- Tháng 12/1994, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).
- Tháng 7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và chính
thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996.
● Giai đoạn 1996 – 2001:
- Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đề ra nhiệm vụ “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế”.
- Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia sáng lập ASEM.
- Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC.
● Giai đoạn 2001 – 2006
- Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X đã khẳng định tính tất yếu của tồn cầu hố, chỉ rõ ràng khả
năng tận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để tránh khỏi nguy cơ tụt
hậu, thực hiện phương châm đối ngoại “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội cũng khẳng

CuuDuongThanCong.com

/>

cu

u

du
o

ng


th

an

co

ng

.c
om

định: “Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan, phải chủ động, có lộ trình phù hợp với
bước đi thích hợp, vững chắc, khơng do dự chần chừ, nhưng cũng khơng được nóng vội, giản
đơn”.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam từ khi thực hiện chính sách mở
cửa
Tính đến năm 2019, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước (trong đó có 3 đối tác chiến
lược tồn diện, 13 đối tác chiến lược, 14 đối tác tồn diện) và có quan hệ bình thường với tất
cả các nước lớn trên thế giới, có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước
là thị trường xuất khẩu của ta, có quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90
hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp
định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác khác với các nước và tổ chức quốc tế.
Việt Nam chủ động tham gia định hình các khn khổ, ngun tắc hợp tác và đóng góp có trách
nhiệm tại Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC... Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam tăng cường hợp tác, đối thoại chiến lược và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu,
thực chất và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu cho thấy, việc thu hút vốn FDI Việt Nam thời gian qua đã mang lại nhiều kết
quả quan trọng. Tổng số dự án FDI đăng ký mới, bổ sung thêm vốn và các lượt góp vốn
tăng nhanh qua các năm, cả về số lượng lẫn giá trị. Kết quả này có được là do Việt Nam đã

quyết liệt thực hiện các cơ chế, chính sách mở cửa thu hút FDI trong hơn 30 năm vừa qua.
Môi trường kinh tế tăng trưởng nổi bật, với tốc độ tăng bình qn hàng năm đạt 6%-7%;
Mơi trường chính trị ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp FDI
đầu tư vào Việt Nam.
Hình: Tốc độ tăng trưởng GDP và vốn thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2019

CuuDuongThanCong.com

/>

.c
om
ng
co
an
th

cu

u

du
o

ng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Worldbank và tổng cục thống kê
Dịng vốn FDI vào Việt Nam tuy có nhiều biến động nhưng tổng vốn có xu hướng tăng lên theo
thời gian, tính đến ngày 20-2-2020, có 31.434 dự án còn hiệu lực của 136 quốc gia và vùng
lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 370 tỷ USD (vốn thực hiện đạt khoảng 50%), trong đó chủ

yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo, chế biến (58,5%), bất động sản (15,9%), điện, khí,
nước, điều hịa (7,5%), dịch vụ ăn uống, lưu trú (3,3%) và từ các nền kinh tế lớn trong khu vực
như Hàn Quốc (18,5%), Nhật Bản (16,1%), Singapore (14,6%)(10).
Trong suốt gần 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn
đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai
đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng
7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do
suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm.
Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm. Từ năm
2016 đến 2019, GDP tăng trung bình 7%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.

Quy mơ nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình qn đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm.
Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2019, quy mô
nền kinh tế đạt khoảng 300 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 3000 USD/năm. Lực lượng
sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.

CuuDuongThanCong.com

/>

Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 4% cuối năm 2019.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực
nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.

du
o

ng

th


an

co

ng

.c
om

Hình: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019

cu

u

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng cục thống kê
Giai đoạn 2015-2019, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 2.100 tỷ đồng, cao hơn giá trị 15 năm
trước cộng lại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vừa lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD và đạt
517 tỷ USD cả năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018
cịn nhập khẩu kiểm sốt tốt - khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ vậy, thặng dư thương mại đạt khoảng
10 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ hơn 30 tỷ USD. Cột mốc 100
tỷ USD được Việt Nam chinh phục năm 2007 sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Đến năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi – đạt mốc 200

CuuDuongThanCong.com

/>


tỷ USD. 4 năm sau, Việt Nam tiếp tục đạt kim ngạch thương mại 300 tỷ USD. Sau một thời gian
rất ngắn – chỉ sau 2 năm, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục cán mốc 400 tỷ USD vào tháng
12/2017. Như vậy, gần 20 năm qua (giai đoạn 2000-2019), tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt gần
4.000 tỷ USD. Trong đó, riêng giai đoạn năm 2015 – 2019, Việt Nam đạt tổng kim ngạch
thương mại hơn 2.100 tỷ đồng. Con số này cao hơn 15 năm về trước (giai đoạn 2000 – 2014)
cộng lại.
Nhờ đó, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam trên bảng xếp hạng của WTO cũng tăng rõ

.c
om

rệt. Năm 2006, Việt Nam xếp hạng thứ 50 thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu.
Đến năm 2018, Việt Nam đã lên xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Trong khu
vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan về xuất nhập khẩu.

ng

Từ năm 2011 trở về trước, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam luôn thâm hụt, kéo

co

dài liên tục nhập siêu hàng tỷ USD. Đỉnh điểm năm 2008, Việt Nam nhập siêu hơn 18 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay (trừ năm 2015), cán cân thương mại đã đổi chiều. 2019 là

an

năm thứ tư liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại.

th


Nhìn chung, sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế đối ngoại nước ta đã phát

ng

triển nhanh và mạnh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và tạo đà

du
o

phát triển trong giai đoạn mới.

Đánh giá tác động của chính sách mở cửa đến phát triển kinh tế đối ngoại Việt
Nam
3.1. Thành tựu
● Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại
quốc tế

cu

u

III.

Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên nhiều
lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất, nhập khẩu của Việt Nam thông qua việc khai thác thông tin
thị trường mới, mở rộng quan hệ bn bán, trao đổi hàng hố xuất khẩu. Việt Nam đã nhận được
các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu giai
đoạn 1990 – 1993, tăng nguồn thu ngoại tệ, ổn định cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ của đất
nước, hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tài chính – tiền tệ khu vực hồi cuối những năm 90 của
thế kỷ trước.



Mở rộng thị trường thu hút đầu tư

CuuDuongThanCong.com

/>

cu

u

du
o

ng

th

an

co

ng

.c
om

Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, hoàn thiện đã điều chỉnh, bổ sung nhiều biện pháp, cơ
chế chính sách khác, nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tăng cường thu hút đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam, vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất – tiêu dùng, sức mua tăng lên nhanh chóng
của thị trường nội địa rộng lớn, vừa để tranh thủ các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đến nay, đã có trên 70 nước, vùng lãnh thổ có các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư ở Việt Nam,
trong đó có nhiều cơng ty và tập đồn lớn có tiềm lực kinh tế - cơng nghệ, góp phần làm thay đổi
trình độ sản xuất, trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của lao động Việt Nam và khả năng
tiếp cận thị trường quốc tế của Việt Nam.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng
sản xuất công nghiệp, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam (xuất khẩu của
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi năm 1991 chỉ chiếm 4% nhưng đến năm 2010
chiếm khoảng 47%).
Trong giai đoạn 2011-2018, hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác nhập khẩu vào các thị trường
truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa
của Việt Nam đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
, thị trường châu Á ln duy trì
tỷ trọng khoảng từ 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa củ
; thị trường châu Mỹ và
khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%, châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so
với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.Số liệu của Tổng cục Thống kê cho
thấy, 11 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm 2018.
● Nâng cao vị thế của đất nước, góp phần giữ gìn hồ bình
Những thành tựu cơ bản đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã củng cố vị thế của đất nước về chính
trị và ngoại giao, làm thất bại chính sách bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế và
các nước đánh giá cao, tôn trọng đường lối phát triển đất nước độc lập tự chủ. Chúng ta khơng
ngừng thiết lập, củng cố và bình thường hóa quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, khu vực thị
trường quan trọng. Trong đó phải kể đến việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm
1996; ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 13/7/2000 và ngày 31/5/2006, đã
ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập

WTO.
● Tiếp thu trình độ quản lý và chuyển giao công nghệ
Tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
của thế giới, Việt Nam đã tạo ra một trình độ cao hơn về năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại
nhiều công nghệ, dây chuyền sản xuất mới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng như hoá dầu,
nhựa, điện tử và bán dẫn, sản xuất ô tô, điện lực…
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao trình độ của lao động, tạo ra tư duy sản xuất điều kiện mới, lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí
của hàng hố, dịch vụ, tạo đà để đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với q
trình phân cơng, chun mơn hố và hiện đại hố đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực.
3.2. Hạn chế

Thu hút đầu tư nước ngoài chưa tạo ra sự liên doanh liên kết, tác động lan tỏa giúp doanh
nghiệp trong nước phát triển.Hiệu quả đầu tư chưa đạt như kỳ vọng. Việc thu hút các dự án
đầu tư nước ngoài tuy gia tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đảm bảo, cơng nghệ
chưa tốt; Vẫn cịn một số dự án đầu tư tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái...

CuuDuongThanCong.com

/>

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năng suất lao động thời gian qua tuy có sự cải
thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và Việt Nam là một trong những quốc gia
có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN nhưng mức năng suất lao
động của nước ta hiện nay vẫn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Đáng chú ý là chênh
lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước khác vẫn tiếp tục gia tăng.

.c
om

Sức cạnh tranh của nền kinh tế, các DN và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nước

cịn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các DN mang
tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều,
chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các DN khác cùng phát triển... Khả năng hội
nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế.

ng

Vấn đề phát triển thị trường khoa học công nghệ cịn khó khăn; việc áp dụng khoa học – kỹ
thuật trong nhiều ngành nghề vẫn còn hạn chế. Từ trước đến nay, máy móc, thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, hệ quả là nhập siêu từ
Trung Quốc trong nhiều năm qua rất cao.

an

co

Tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các
bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, DN chưa tốt. Nhiều vấn đề
mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư,
nâng cao sức cạnh tranh, phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế thị trường.

IV.

du
o

ng

th


- Công tác quản lý, điều hành của Nhà nước và quản trị của DN tuy đã có sự cải thiện
nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Cơ chế chính sách thiếu
đồng bộ giữa các bộ, ngành về nguồn lực, chính sách thuế, chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng…
Hàm ý chính sách

cu

u

Mặc dù Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc hồn thiện và cải cách chính sách
mở cửa để phát triển kinh tế đối ngoại, song chất lượng hoạt động kinh tế đối ngoại
chưa được tốt như mục tiêu đề ra. Chính phủ cần tiếp tục nâng cao chất lượng thể
chế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
● Về định hướng
Để tiếp tục quản lý, điều hành nền kinh tế hiệu quả, phát triển bền vững cần phải đẩy
mạnh xây dựng một chính phủ “liêm chính và hành động”, chính phủ thực sự là “của dân,
do dân và vì dân”; khắc phục triệt để và xóa bỏ những yếu kém của bộ máy hành chính
nước ta trong quản lý và điều hành kinh tế thời gian qua, thể hiện qua sự cồng kềnh và
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy từ Trung ương đến địa phương, tính
minh bạch và hiệu quả thực thi chính sách chưa cao, tình trạng tham nhũng, lãng phí ở
mức báo động, cơng tác phối hợp kém hiệu quả... Mơ hình chúng ta đang hướng tới là
chính phủ kiến tạo, liêm chính, vì nhân dân phục vụ, đây cũng là mơ hình chính phủ hoạt
động hiệu lực, hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới đang hướng tới xây dựng hiện nay.

CuuDuongThanCong.com

/>

Phương hướng chung là cần tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ

trương, chính sách, chương trình hành động của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh
tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao tồn diện năng lực thực thi các cam kết
hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách
phù hợp để tạo mơi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong hội nhập.
● Một số nhóm giải pháp cụ thể:

.c
om

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế

an

co

ng

Các bộ, ngành và cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu các vấn đề mang tính
chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho Chính
phủ trong q trình hoạch định chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế như tác động
của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng bảo hộ và nguy cơ chiến tranh
thương mại tác động đến kinh tế nước ta, xu hướng chuyển dịch trọng tâm hợp tác
trong các khuôn khổ khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, tác
động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.

ng


th

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế
và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực
có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và
kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.

du
o

Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

cu

u

Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trong việc phối hợp
liên ngành, tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều phối, điều hành tập trung, thống
nhất giữa hoạch định chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển khai đàm phán và
thực thi các cam kết hội nhập. Đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương tổ
chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện và khai thác
hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Tiến hành rà sốt, hồn thiện cơ chế điều phối
thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể theo hướng thiết thực và hiệu quả
hơn; bảo đảm lợi ích quốc gia và việc thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời
các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp tháo gỡ. Xây dựng và thực thi nghiêm
túc các cam kết trong hội nhập tài chính về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng
khoán, kế toán - kiểm toán và các dịch vụ khác; triển khai Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại của WTO, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo
thuận lợi thương mại.

Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam

CuuDuongThanCong.com

/>

Tăng cường phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan xử lý những vấn đề còn tồn
tại để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU; phối hợp, thúc đẩy việc
hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định đã ký kết khác nhằm sớm đưa các hiệp định
đi vào thực thi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân. Xây dựng phương
án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA đang triển khai, chủ động
nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới nhằm tìm
kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

.c
om

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ doanh
nghiệp

an

co

ng

Trong hội nhập, doanh nghiệp là lực lượng nịng cốt, trong đó khu vực doanh
nghiệp tư nhân có vai trị quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trị quan

trọng đối với hiệu quả của hội nhập. Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai các
biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực hiện
các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của
các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế
quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do
(FTA);

th

4. Kết luận

cu

u

du
o

ng

Từ năm 1985 trở về trước, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất cập, cơ chế kế hoạch hóa tập
trung đi cùng với vấn đề quan liêu bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Từ sau
năm 1986, Đảng ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội
nhập với thế giới. Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia sâu rộng vào các
tổ chức kinh tế, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương, thiết lập mối quan hệ ngoại giao
với tất cả các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.
Từ đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã ghi dấu nhiều thành tựu quan trọng: các dự án
thu hút FDI ngày càng gia tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đáng kể, Việt Nam từ một
quốc gia nhập siêu vào năm 2011 đã trở thành quốc gia xuất siêu trong các năm kế tiếp, tăng
trưởng kinh tế ổn định, chất lượng đời sống nhân dân được cải thiện,...Tuy nhiên, bên cạnh những

thành công đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập như cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng
chưa được cải thiện về căn bản; hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, các chính sách liên
quan đến thu hút FDI chậm được đổi mới; sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản
phẩm vẫn còn yếu,...
Từ những thành tựu và hạn chế trên, tác giả đã đưa ra hàm ý chính sách để khắc phục những yếu
kém, phát huy những điểm mạnh trong việc xây dựng và thực thi chính sách mở cửa của Việt Nam.
Định hướng xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, tạo điều kiện và cơ hội để hội nhập kinh tế thế
giới và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tác giả đã đề
xuất các chính sách đối ngoại cụ thể để nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.

5. Danh mục tài liệu tham khảo.

CuuDuongThanCong.com

/>

Dear Ms. Huynh Huong Thanh,
I’m Cao Thi Que, and I was keenly interested in reading the job posting for the position of National
Intern at UNDP. I believe my experience is a strong match for the responsibilities pertaining to this
role, and I’m pleased to submit my application for the position.
I have recently been a third-year undergraduate in International Economics, VNU University of
Economics and Business. I would like to take advantages of organizational, problem solving skills &
the great enthusiasm to support the Youth for Climate Promise activities.

.c
om

I have attached my resume in this letter. Through it, I hope you will learn more about my background,
education, achievements, and awards.
If I can provide you with any further information, please let me know. I look forward to hearing from

you about this opportunity.

ng

Thank you for your consideration.

co

Best regards,

cu

u

du
o

ng

th

an

Que

CuuDuongThanCong.com

/>



×