LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự ra đời của đồng Euro, năm 1999 là một năm bản lề, đánh
dấu sự chuyển mình của Liên hiệp Châu âu trước thềm thế kỷ mới. Sau một
thời gian lưu thông trên mạng lưới giao dịch tồn cầu, mặc dù đang phải đối
phó với một số khó khăn bước đầu, đồng Euro vẫn là một minh chứng cho vị
thế kinh tế vững vàng của Liên hiệp Châu Âu (EU) trên thị trường thế giới.
Thêm vào đó, q trình nhất thể hố về mặt chính trị và việc tìm kiếm một
chính sách đối ngoại và an ninh chung, đặc biệt là kinh tế đối ngoại cũng
đang đạt được những bước tiến đáng kể. Chính vì vậy, có thể khẳng định
rằng Liên hiệp Châu Âu đang được tiếp sức trên con đường phát huy vai trò
là một trong những việc quan trọng nhất chi phối quan hệ quốc tế.
Trên thực tế, từ sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai bên chính thức
được thiết lập vào 11/1990, mối quan hệ VN - EU ngày càng phát triển mạnh
mẽ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ này
đang gặp phải một số trở ngại cần khắc phục. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà
nước ta đã tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại cởi
mở đối với EU cũng như đối với từng nước của Liên minh. Để hoạch định
một chính sách kinh tế đối ngoại hiệu quả hơn với những bước phát triển
mới trong tương lai thì việc nhìn lại gần một thập kỷ mối quan hệ kinh tế
Việt Nam - EU không chỉ là một việc mang tính thời sự mà cịn là một việc
cần thiết và rất bổ ích.
1
I. VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - EU TRƯỚC NĂM 1991
Trước 1975, EC (Cộng đồng Châu Âu)1 chỉ có quan hệ với chính quyền
miền Nam Việt Nam. Nghị định thư kèm theo Hiệp ước Roma về việc thành
lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (1957) đã đưa miền Nam Việt Nam vào
danh sách các nước được hưởng chế độ ưu đãi vì là thuộc địa cũ của Pháp.
Sau 1975, quan hệ khơng chính thức giữa EC và Việt Nam dần được
thiết lập dưới dạng viện trợ nhân đạo, trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức
quốc tế. Từ 1977, khi ta thực hiện đẩy mạnh quan hệ với các nước Tây Âu
thì quan hệ giữa EC và Việt Nam dần được mở rộng, Việt Nam trở thành
một trong những nước được EC viện trợ nhân đạo nhiều nhất (từ 1977 1978, viện trợ dưới hình thức này đã lên tới 100 triệu USD) 2. Cũng từ 1977,
Việt Nam chính thức được hưởng qui chế GSP (hệ thống ưu đãi chung).
Từ 1979, quan hệ Việt Nam - EC bị chững lại do việc Việt Nam giúp
đỡ cách mạng Campuchia. Chính vì vậy trong thời gian này EC và các nước
thành viên đã ngừng hoặc giảm đáng kể viện trợ cho Việt Nam.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 80, sau khi Việt Nam thực hiện công
cuộc đổi mới, quan hệ Việt Nam - EC đã được cải thiện rõ rệt. Hai bên đã
nối lại các cuộc tiếp xúc, EC đã gia tăng viện trợ nhân đạo trở lại cho Việt
Nam, quan hệ thương mại cũng bắt đầu được thiết lập. Năm 1980, ta xuất
sang EC 12,37 triệu ecu3, năm 1986 con số này là 40,9 triệu ecu và 1989 là
66 triệu ecu4. Từ năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu rút quân khỏi Campuchia
thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EC khơng cịn là một thực tế
xa vời nữa.
Từ 1990, quan hệ Việt Nam - EC đã có những bước tiến liên tục và
quan trọng. 17/5/1990, Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết ghi nhận cải cách ở
Việt Nam và tỏ ý mong muốn cộng đồng cấp viện trợ và thiết lập quan hệ
Đến 1993, sau khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực, EC được đổi thành EU (Liên minh Châu Âu), gồm
15 nước thành viên.
2
Nghiên cứu Châu Âu số 3/1995, trang 56
3
1 ecu = 1,1USD
4
Hợp tác kinh tế thương mại với EU - Uỷ ban kế hoạch N2, HN 6/95, trang 112
1
2
thương mại chính thức với Việt Nam. 22/10/1990, hội nghị Ngoại thương 12
nước EC đã quyết thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.
Như vậy, trước 1991, quan hệ Việt Nam - EC tuy đã được thiết lập qua
con đường khơng chính thức nhưng chưa phát triển trên bình diện rộng. Chỉ
từ 1991, trên cơ sở phân tích đánh giá đúng đắn về tình hình khu vực và thế
giới, Việt Nam mới thực hiện một chính sách KTĐN cởi mở, hiệu quả hơn
với EC.
Do vậy, việc đánh giá đúng tình hình thế giới và các xu thế trong quan
hệ quốc tế có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại cũng như chính sách KTĐN của mỗi quốc gia.
II. QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - EU.
1. Vấn đề viện trợ :
Trước khi Hiệp định khung EU - Việt Nam được ký kết, trong những
năm 1990 - 1995, lượng viện trợ của EU dành cho ta là rất lớn nhưng chỉ tập
trung chủ yếu trong các khoản viện trợ nhân đạo. Sau khi viện trợ 7 triệu
USD giúp người lao động Việt Nam từ Irac về nước trong cuộc chiến tranh
vùng vịnh 1990, EU bắt đầu thực hiện chương trình giúp những người Việt
Nam ra đi bất hợp pháp hồi hương và tái hịa nhập. Giai đoạn đầu của
chương trình này được thực hiện chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành
Phố Hồ Chí Minh vào đầu 1991 với số vốn 12,5 triệu ecu, nhằm trợ giúp cho
gần 5000 người Việt Nam hồi hương, xây dựng cơ sở dạy nghề, tạo việc làm
để họ nhanh chóng tái hồ nhập. Từ 2/1992, hai bên đã ký văn bản thoả
thuận giai đoạn hai của chương trình với số vốn khoảng 102,5 triệu ecu và
mở rộng ra khoảng 18 tỉnh thành phố5 . Mục tiêu của giai đoạn này là đưa
khoảng 80000 người trở về và đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 28000 người
hồi hương.
Ngồi các khoản viện trợ nhân đạo, EU cịn phối hợp với Việt Nam
thực hiện chương trình quốc tế cộng đồng ECIP. Đây là chương trình hợp tác
5
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 3/1995, trang 56
3
qui mô đầu tiên giữa hai bên dưới sự phối hợp của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc
về người tị nạn với tổng số trên là 36 triệu ecu. 6 Chương trình này đã ra
nhiều hoạt động, trong đó có 4 lĩnh vực chính là tín dụng, đào tạo,dự án nhỏ
và y tế.
Tuy nhiên, từ những năm gần đây, các khoản viện trợ của EU cho Việt
Nam chuyển dần từ hình thái viện trợ nhân đạo sang chú trọng hơn vào các
khoản viện trợ cho phát triển, bao gồm hợp tác phát triển (phát triển nông
thôn miền núi, môi trường, y tế) và hợp tác kinh tế (cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cải
cách kinh tế và hành chính, hỗ trợ hội nhập). Trên thực tế mặc dù đã có
những biến dạng trong khu vực Đơng Nam Á và những khó khăn kinh tế
trong nội bộ EU nhưng các khoản viện trợ phát triển ODA của EU cho Việt
Nam là không ngừng tăng lên. Năm 1996, các dự án sử dụng ODA của EU
đang được thực hiện ở Việt Nam có giá trị 140 tr ecu, mức ODA dành cho ta
trung bình hàng năm tăng từ 32tr lên 52tr ecu mỗi năm7. Khoản viện trợ
khơng hồn lại của EU cho các dự án lớn của Việt Nam tăng gấp đôi so với
1995 và EU trở thành tổ chức đa phương viện trợ khơng hồn lại nhiều nhất
cho Việt Nam trong những năm gần này. Năm 1997, EU thông qua 7 dự án
viện trợ cho Việt Nam tập trung cho hai ngành chủ chốt là phát triển nông
thôn bằng cách tăng cường xố đói giảm nghèo và lĩnh vực y tế. Trong lĩnh
vực y tế, EU có dự án chống sốt rét trị giá hơn 10 triệu USD và một dự án
tổng thể giúp Việt Nam cải tạo hệ thống y tế với tổng giá trị là 30 tr USD8 EU
cũng có hai dự án phát triển nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn
la, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu) trị giá 50 tr USD9, một dự án bảo tồn lâm
nghiệp xã hội ở Nghệ An, và một dự án mở rộng hệ thống bảo tồn thiên
nhiên ở Việt Nam.
Các đối tác hợp tác phát triển của Việt Nam - Hồ sơ các chương trình phát triển - Bộ kế hoạch và đầu
tư hợp tác với chương trình phát triển của LHQ, HN 11/1997, tr 3
7
Quan hệ VN - EU - Trung tâm hợp tác nghiên cứu QT (CIES), HN, 10/96, trang 79
8
Guide de'Unior Eu rope'ence - Conseil re'gional de la R'egior du Nord - Pas de Calais, 1997, page 124
9
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 3/1998, trang 58
6
4
Ngồi ra, chương trình trợ giúp kỹ thuật EURO TAP VIET được bắt
đầu từ 1994 nhằm tài trợ cho các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, quyền sở hữu trí
tuệ, bảo hộ hoạt động đầu tư, tiêu chuẩn hoá chất lượng, nâng cấp thơng tin,
ngân hàng, tín dụng... tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển nhanh sang nền
kinh tế thị trường vẫn tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Các khoản viện trợ của EU có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. Nhất là từ giữa những năm 90, khi mà viện trợ
của EU tập trung chủ yếu trong lĩnh vực viện trợ phát triển nhằm tạo cho
Việt Nam một sức mạnh kinh tế, quản lý, giáo dục... để hội nhập với thế giới
và khu vực. Do đó, viện trợ EU không chỉ là khoản viện trợ lớn nhất mà
Việt Nam nhận được từ nước ngoài, kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xơ mà cịn
có ý nghĩa hết sức quan trọng và có tác dụng lâu dài và bền vững đối với nền
kinh tế còn rất non trẻ của chúng ta.
2. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư:
Cho đến 1995, đã có tới 11 nước thành viên (trong tổng số 15) của EU
có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tính đến 7/1995, đã có 168 dự án đầu tư của
EU được cấp giấy phép với tổng số vốn hơn 2,3 tỉ USD chiếm 12% tổng vốn
đầu tư của tất cả các dự án nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó
có 1,4 tỉ USD đã được thực hiện 10. Tuy nhiên, hiệp định khung được ký kết
vào giữa năm 1995 đã làm cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục ký hàng loạt
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước thành viên EU, góp
phần đẩy nhanh lượng vốn đầu tư tồn Liên minh vào Việt Nam. Trong năm
1996, đã có hơn 326 dự án được cấp giấy phép với số vốn đăng ký là 8538
triệu USD, tăng 19,3% so với 1995 và trong 1997, tổng vốn đầu tư của các
nước thành viên EU và vào Việt Nam đạt 32% tổng đầu tư nước ngồi ở Việt
Nam. Tính đến hết 2/1998, vốn đăng ký của các nước EU đã lên tới 3,6 tỷ
USD11.
Báo cáo hội thảo "Khả năng hợp tác VN - EU" - Trung tâm hợp tác nghiên cứu Quốc tế và Vụ QHQT,
Bộ KHCN và MT, HN 1996
11
Tạp chí "Những vấn đề kinh tế thế giới", số 1 năm 1998, trang 17
10
5
Trong các nhà đầu tư EU vào Việt Nam thì Pháp đang dẫn đầu danh
sách và đứng thứ 8 trong các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 12. Nước Đức
về phần mình, cũng đang thực hiện các dự án thăm dị trên các lĩnh vực
viễn thơng, sản xuất và lắp ráp xe tải, xi măng,... nhưng số vốn đầu tư của
Đức tại Việt Nam chỉ đạt mức: 30,5 tr USD trong năm 1995 13. Cùng với thái
độ còn dè dặt, các nhà đầu tư Anh cũng đang khảo sát, môi trường đầu tư ở
Việt Nam. Tuy nhiên, đến 1995, số vốn đầu tư của Anh đã lên tới
345trUSD14, một con số tương đối lớn so với các nhà đầu tư Châu Âu khác.
Mặt khác, trong 1,5 tỉ USD của Hồng Kơng đầu tư vào Việt Nam thì đã có
đến 35% là của Anh và trong tổng số vốn đầu tư của Singapore ở Việt Nam
thì 20% là của các nhà đầu tư Anh15. Các dự án khác của các nước thành viên
cịn lại chủ yếu mang tính chất thăm dị và có quy mơ nhỏ.
Về phần mình, một số tổ chức kinh tế Việt Nam cũng bước đầu đầu tư
vào thị trường Châu Âu, nhưng do một số điều kiện khách quan và chủ quan,
con số này còn q ít ỏi. Tồn bộ các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam
vào Châu Âu đều được áp dụng dưới hình thức xí nghiệp liên doanh và tập
trung vào lĩnh vực khai thác chế biến thủy sản, dịch vụ hàng hải và dịch vụ
thương mại. Trong đó có thể kể đến dự án "Fareast shipping and trading"
giữa Liên hiệp hàng hải Việt Nam với công ty Chemex của Anh, dự án xuất
khẩu chè giữa công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển chè Việt Nam với
công ty R.E.A Holding PLC của Anh, dự án xuất khẩu nông sản thực phẩm
giữa công ty xuất nhập khẩu Vinalimex của Việt Nam với công ty Vietthai
LTD của Pháp. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là các công ty của Việt Nam
chưa tìm được chỗ đứng trong thị trường đầu tư ở Châu Âu. Lý do không
phải là ở chỗ quan hệ Việt Nam - EU chưa đủ mật thiết, mà lý do chính ở
đây là trên thực tế, các cơng ty của Việt Nam chưa có đủ thực lực để hoạt
động có hiệu quả ở thị trường đầu tư rộng lớn này.
Theo (6), trang 5
Đầu tư nước ngoài ở một số nước Đông Nam á - NXB KHXH, HN 1997, tr 74
14
Đầu tư nước ngoài ở một số nước Đông Nam á - NXB KHXH, HN 1997, tr 74
15
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 1/1995, tr 59
12
13
6
Như vậy, có thể thấy rằng các nhà đầu tư Châu Âu đã không ngừng tăng
cường các dự án ở Việt Nam, nhưng thái độ còn khá dè dặt và lượng vốn
chưa nhiều. "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là mơ hình phát triển năng
động nhất ở Châu Âu vẫn chưa tìm được chỗ đứng cho mình tại Việt Nam" 16.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là chất lượng đầu tư của EU vào Việt Nam
lại khá cao, bởi lẽ các nhà đầu tư EU chú trọng đến đầu tư vào cải thiện dây
chuyền sản xuất, do vậy, có ý nghĩa lâu dài và bền vững cho sự phát triển
của Việt Nam. Đó chính là điều mà Việt Nam chưa tìm thấy được ở các nhà
đầu tư Châu Á vốn chỉ chú trọng đến các lĩnh vực đầu tư sinh lợi trước mắt
như du lịch và dịch vụ.
3. Trao đổi thương mại hai chiều:
Ngay sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU được thiết lập,
trao đổi thương mại giữa hai bên đã không ngừng tăng lên. Từ đầu những
năm 90, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đến từ EU của Việt Nam đã là một
con số không nhỏ. Nếu như năm 1990 đạt 87,2 tr USD thì 1992 đã là 311,7
triệu USD, tốc độ nhập khẩu tăng bình quân thời kỳ này là 7,8% một năm 17.
Sự hiện diện của hàng hoá đến từ các nước EU ngày càng có vị trí quan
trọng trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam. Cho đến 1995, Việt Nam đã
nhập hàng hoá của 8 nước thành viên EU là Anh, Pháp, Đức, ý, Hà Lan, Bỉ,
Đan Mạch, Hy Lạp. Nhưng trong thực tế, khối lượng nhập khẩu tập trung
chủ yếu vào 3 nước Pháp, Đức và Hà Lan, chiếm 86,5% giá trị xuất khẩu của
EU sang Việt Nam18. Việt Nam chủ yếu nhập từ EU các sản phẩm công
nghiệp cao: thiết bị, máy móc, hố chất, sắt thép và thành phẩm các loại.
Về phần mình, Việt Nam coi EU là một thị trường trọng điểm tại Châu
Âu sau khi thị trường truyền thống Việt Nam ở Liên Xô và đơng Âu khơng
cịn nữa. Năm 1989, kim gạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 9,7 triệu
Lời phát biểu của đại diện EU trong cuộc Hội thảo "Môi trường đầu tư ở VN", Bộ kế hoạch và Đầu
tư, 12/1996.
17
Hợp tác kinh tế và thương mại với EU, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, 11/1995, trang 101
18
Hợp tác kinh tế và thương mại với EU, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, 11/1995 trang 139 - 141
16
7
USD thì năm 1992 đã lên tới 198,9 triệu USD riêng 8 tháng đầu năm 1993,
sau khi hiệp định không được ký tắt thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang EU đạt 180,2 triệu USD gần bằng giá trị xuất khẩu của cả năm 1992.
Con số này tăng đến 285 triệu USD 1994 và đạt 300 triệu USD 19. Sau 1995,
Hiệp định khung đã được ký kết, tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy trao đổi
thương mại giữa hai bên. Hiệp định khung ghi rõ: EU sẽ đảm bảo các điều
kiện khuyến khích gia tăng phát triển đầu tư và thương mại hai chiều vì lợi
ích chung, đồng thời danh cho nhau chế độ tối huệ quốc về thương mại.
Đồng thời, trong chiến lược 1996 - 2000, EU cũng cam kết sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển mậu dịch hai chiều và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam
trong việc giải quyết các vụ việc nảy sinh (kiểm soát nguồn gốc hàng hoá,
kiểm tra chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại...).
Trên thực tế, sau khi hiệp định khung và chiến lược 1996 - 2000 có hiệu
lực, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và EU không ngừng tăng lên. Năm
1997, thương mại hai chiều đạt 2,8 tỷ USD, tăng 30% so với năm 1994, 7 lần
so với năm 1991, 14 lần so với năm 1990. Trao đổi thương mại năm 1998 lại
tăng 20% so với năm 1997, trong đó, hàng dệt may đạt 700 trUSD, chiếm
40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của ta ra nước ngoài 20. Sang 1999,
giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ lại càng tăng lên
sau khi Hiệp định dệt may 1998 - 2000 được ký kết, có hiệu lực từ tháng
12/1998. Hiệp định này cho phép giảm số lượng hàng chịu sự quản lý bằng
hạn ngạch từ 54 xuống 29 loại. Đồng thời, hạn ngạch các chủng loại mà Việt
Nam có nhu cầu xuất khẩu sẽ tăng trong khoảng 25 - 30%, tỷ lệ dồn hạn
ngạch qui định cho các chủng loại xuất khẩu ít sang các chủng loại xuất khẩu
nhiều tăng từ 12 đến 17%, Việt Nam có thể sử dụng phần hạn ngạch không
sử dụng hết của các nước ASEAN tới mức 10% hạn ngạch của Việt Nam và
EU sẽ không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh
nghiệp có vốn EU trong phân bố hạn ngạch. Ngồi Hiệp định hàng dệt may
19
20
Những điều cần biết về thị trường EU, NXB HCQG, HN 96, trang 19- 23
Tạp chí VN và ĐNA ngày nay, số 21 tháng 11/1998, trang 4
8
mới được ký kết, EU cũng đã xếp hàng thuỷ sản của Việt Nam vào nhóm 1 hàng hố của các nước thường xuyên xuất khẩu vào EU. Với những hiệp
định thương mại đã ký kết, EU trở thành bạn hàng thứ hai về kim ngạch tiêu
thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam và hiện nay, Việt Nam đang xuất siêu sang
thị trường EU, chủ yếu là hàng tiêu dùng, đồ dệt may, giầy dép, nông sản,
thuỷ sản, than đá và thủ cơng mỹ nghệ. Trong các nước EU thì Pháp, Đức,
Anh và Hà Lan là những bạn hàng lớn nhất, thu hút 90% hàng hoá của Việt
Nam xuất sang toàn Liên minh21.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào EU vẫn chưa thực sự
đáng kể. Mới chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch bn bán ngồi khối của các
nước EU22. Mặt khác, hàng của ta xuất sang chủ yếu là hàng thô, nguyên
liệu, nông lâm hải sản trong khi hàng nhập từ EU chủ yếu là thành phẩm với
giá cả cao hơn. Hơn nữa, hạn ngạch EU dành cho ta cịn thấp, lại ln đi kèm
với u cầu phía Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường nội địa cho các sản
phẩm của EU (rượu, thuốc tây), giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan
nhằm giảm thâm hụt thương mại của EU đối với ta và yêu cầu phía Việt
Nam tạo điều kiện để EU thành lập một số công ty bảo hiểm 100% vốn EU
tại Việt Nam. Đồng thời EU cũng lo ngại ta dành cho Mỹ những ưu đãi hơn
để thúc đẩy bình thường hố quan hệ thương mại Việt - Mỹ, do đó ta có thể
phân biệt đối xử với các cơng ty của EU. Để xố bỏ những lo ngại trên của
phía EU, Việt Nam chủ trương tuyên truyền để bạn hiểu được rằng sẽ khơng
có phân biệt đối xử giữa các cơng ty EU và các công ty Mỹ, đồng thời cải
cách một số qui định về tài chính ngân hàng để phù hợp với thông lệ quốc tế
và không gây tổn thất cho các công ty của EU. Mặt khác, ta phải tiếp tục duy
trì những ưu đãi mà hiện nay EU đang dành cho ta bằng cách tận dụng hệ
thống GSP và đề nghị EU dành ưu đãi hơn nữa cho ta trong việc xuất khẩu
những mặt hàng truyền thống của Việt Nam sang EU.
21
22
Hợp tác kinh tế và Thương mại với EU, UB kế hoạch nhà nước, 11/1995, trang 101
Tình hình xuất nhập khẩu của VN từ 1991 - 1996, Bộ Thương mại, HN 1997, trang 57
9
Tóm lại, dù trong hoạt động trao đổi thương mại Việt Nam - EU vẫn
còn những nghi ngại nhưng trên thực tiễn, quan hệ thương mại với EU đã
giúp Việt Nam tiêu thụ được những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của mình.
Nhất là trong khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ lại chưa tiến
triển và những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại gặp sự cạnh tranh khá
gay gắt của các nước ASEAN, là những nước vốn có cơ cấu hàng xuất khẩu
giống cơ cấu hàng xuất khẩu của ta.
Với những chính sách đúng đắn và hiệu quả của Đảng và Nhà nước,
chúng ta sẽ thu được những thành tựu mới trong việc thúc đẩy và triển khai
mối quan hệ hợp tác với EU trong thời gian tới.
10
LỜI KẾT
Ngày nay, xu thế tồn cầu hố và những biến đổi trong quan hệ quốc tế
sau chiến tranh lạnh đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới và những
thách thức khơng nhỏ. Do đó, hoạch định một chính sách kinh tế đối ngoại
sao cho đúng đắn, phù hợp với những thay đổi của đất nước, khu vực và thế
giới là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi do hoàn cảnh đất nước, khu vực và
quốc tế đem lại, kết hợp với sự song trùng về lợi ích giữa Việt Nam và EU
trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi.
Mối quan hệ này đã được thể chế hố thơng qua các Hiệp định hợp tác được
ký kết và được triển khai một cách có hiệu quả trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội đặc biệt lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Có thể khẳng định rằng một chính kinh tế đối ngoại đúng đắn, phù hợp,
Việt Nam không những đã thiết lập và triển khai một cách có hiệu quả mối
quan hệ hợp tác kinh tế (hữu nghị) với EU mà còn tạo dựng mối quan hệ này
thành một nhân tố tích cực cho cơng cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam
trước ngưỡng cửa thế kỷ 21.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Sách:
1. Các đối tác hợp tác phát triển của Việt Nam. Hồ sơ các chương trình
phát triển. Bộ kế hoạch và đầu tư hợp tác với chương trình phát triển của
LHQ, Hà Nội 1997.
2. Đầu tư nước ngồi ở một số nước Đơng Nam Á, NXB KHXH, Hà
Nội 1997.
3. Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta. Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
4. Hợp tác kinh tế và thương mại với EU. Uỷ ban kế hoạch nhà nước,
Hà Nội 1995.
5. Liên minh Châu Âu. Học viện QHQT, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội 1995.
6. Những điều cần biết về thị trường EU, NXB Hành chính quốc gia,
Hà Nội 1996.
7. Quan hệ Việt Nam - EU. Trung tâm hợp tác nghiên cứu quốc tế
(CIES), Hà Nội 1996.
8. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1991 - 1996. Bộ Thương
mại, Hà Nội 1997.
II/ Bài phát biểu, biên bản hội thảo:
9. Hội thảo" Môi trường đầu tư ở Việt Nam". Bộ kế hoạch và Đầu tư,
HN 12/96.
10. Hội thảo "Khả năng hợp tác Việt Nam - EU". Trung tâm hợp tác
nghiên cứu quốc tế và Vụ QHQT, Bộ KHCN và MT, HN 10/1996.
11. Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Chu Tuấn Cáp tại
cuộc gặp đại sứ các nước thành viên EU tại Hà Nội ngày 26/11/1998.
12
III/ Tạp chí:
12. Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - EU. Tài liệu TKĐB
27/6/1998.
13. Các TCPCP của Anh hoạt động tài trợ tại Việt Nam trong 1997 1998. Nguyễn Đức Uyên, tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3/1998.
14. Chiến lược của các doanh nghiệp Châu Âu hướng về Châu Á.
J.R. Chaponnierein, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 1/1997.
15. Đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, vị trí của Châu Âu cịn thấp
nhưng đầy hứa hẹn. Lê Mạnh Tuấn, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 1/1995.
16. Đầu tư của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. Hồng Hải, tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu số 12/1996.
17. EU - ASEAN những quan hệ đang được thúc đẩy. Bùi Huy Khốt,
tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 2/1995.
18. EU tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Nguyễn
Thị Thanh Vân, tạp chí NC Châu Âu số 3/1998.
19. Tác động của tiến trình liên kết Châu Âu đối với Việt Nam. Bùi
Huy Khoát, tạp chí NC Châu Âu số 1/1999.
20. Hiệp định hợp tác thương mại Việt Nam - EU một bước ngoặt lịch
sử. Lê Khanh, tạp chí NC Châu Âu số 3/1995.
13