Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiêu luận: CƠ CHẾ VÀ CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.07 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
CƠ CHẾ VÀ CẤU TRÚC CỦA
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Lớp : EC012_1_111_T06
Thành viên nhóm MSSV
1. Trương Vũ Bảo Dung 030125090152
2. Hồ Phú Lộc 030125090452
3. Dương Bá Ngoạt 030124080560
4. Huỳnh Thị Kim Thoa 030125090742
1
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011
2
MỤC LỤC
Nhóm thực hiện 3
Danh mục từ viết tắt 4
Lời nói đầu 5
1. Cơ chế của thị trường Việt Nam 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Đặc điểm 6
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường 6
1.4. Tỷ giá hối đoái 6
2. Cấu trúc của thị trường ngoại hối Việt Nam 7
2.1. Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước 7
2.1.1. Thị trường ngoại hối chính thức 7
2.1.2. Thị trường ngoại tệ ngầm 11
2.2. Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ 13
2.2.1. Thị trường giao ngay 13


2.2.2. Thị trường kỳ hạn 13
2.2.3. Thị trường hoán đổi 14
3. Giải pháp hội nhập cho thị trường ngoại hối Việt Nam 14
Tài liệu tham khảo 16
3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tất cả mọi người cùng họp bàn đưa ra cấu trúc bài làm, đi họp đầy đủ và tích cực, có lúc
cùng nhau làm tới khuya để tập thuyết trình.
HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC GHI CHÚ
Trương Vũ Bảo
Dung
030125090152 - Nội dung: Cấu trúc thị
trường ngoại hối Việt Nam căn
cứ vào sự can thiệp của nhà
nước.
- Tổng hợp, chỉnh sửa word.
- Làm các phần: Lời mở đầu,
bảng phân công công việc,
danh mục từ viết tắt.
- Thuyết trình
Hồ Phú Lộc 030125090452 - Nội dung: Cấu trúc thị trường
ngoại hối Việt Nam căn cứ
tính chất giao dịch.
- Làm phần trình chiếu chính
thức, phụ trách trình chiếu khi
thuyết trình
- Word: Làm bìa, mục lục, tài
liệu tham khảo
Dương Bá Ngoạt 030124080560 - Nội dung: Giải pháp hội nhập
thị trường ngoại hối Việt Nam.

- Làm slide trình chiếu phụ.
Do học khác khóa,
khác lớp nên khó
khăn trong việc họp
nhóm. Tuy nhiên có
đóng góp rất nhiều
vào cấu trúc bài làm.
Huỳnh Thị Kim
Thoa
030125090742 - Nội dung: Cơ chế hoạt động
thị trường ngoại hối Việt Nam.
- Làm slide phụ.
- Thông tin liên lạc
- Thuyết trình
Nhóm trưởng
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHTW: Ngân hàng Trung ương
TGHĐ: Tỷ giá hối đoái
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTNH: Thị trường ngoại hối
TTNTLNH: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
5
LỜI MỞ ĐẤU
Trong xu thế hội nhập ngày nay, cụm từ thị trường ngoại hối đã không còn xa lạ với bất
kỳ ai, hay với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi thị trường ngoại tệ ở các nước phát triển đã
đạt được những bước tiến lớn, cung cấp cho khách hàng những công cụ đầy đủ và hiện đại,
cấu trúc chặt chẽ và cơ chế tỷ giá rõ ràng; thì thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn đang trong

quá trình phát triển từng bước một, nhằm tạo ra một thị trường ngoại hối với đầy đủ các
công cụ, tỷ giá hình thành dựa trên quan hệ cung cầu, đồng thời từng bước xóa bỏ thị
trường ngoại tệ không chính thức.
Bài tiểu luận này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cấu trúc và cơ chế hoạt động
của Thị trường ngoại hối Việt Nam qua từng thời kỳ, từ khi mới thành lập một cách sơ khai,
chính là hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; cho tới khi thành
lập TTNTLNH, đang tồn tại và phát triển cho tới bây giờ. Đồng thời sẽ cung cấp thông tin
về thị trường ngoại tệ ngầm đang hoạt động liên tục tại Việt Nam, để biết được nguyên
nhân và giải pháp tiến tới xóa bỏ nó. Các nghiệp vụ TTNH cũng sẽ được nhắc đến, tuy
nhiên bài tiểu luận sẽ chỉ đi sâu vào những nghiệp vụ có mặt trên TTNH Việt Nam.
Dù chưa phát triển lớn mạnh nhưng TTNH Việt Nam có nhiều triển vọng để tiến xa hơn,
hội nhập với quốc tế. Do vậy phần cuối cùng sẽ đề cập đến các giải pháp để hội nhập cho
TTNH Việt Nam.
Mọng rằng bài tiểu luận sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn rõ hơn về cấu trúc và cơ chế
của TTNH Việt Nam trong quá trình hội nhập. Rất mong nhận được sự đóng góp của cô và
các bạn cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn.
Nhóm thực hiện
Nhóm 1
6
1. Cơ chế của thị trường ngoại hối Việt Nam
1.1. Khái niệm: Thị trường ngoại hối (TTNH) là nơi gặp gỡ giữa cung, cầu ngoại tệ, nơi
chuyên môn hoá các giao dịch về ngoại tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tham gia.
1.2. Đặc điểm
+ TTNH mang tính chất quốc tế và hoạt động không ngừng: Mọi sự biến động về
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao… trên thế giới đều có tác động tới sự biến động
của giá cả trên TTNH. Có sự chênh lệch về múi giờ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới nên tại một thời điểm nhất định luôn có TTNH quốc gia đang hoạt động.
+ Hàng hoá trên TTNH: Thông thường các ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi
cao như USD, JPY, GBP… được giao dịch phổ biến với khối lượng giao dịch cao.
+ Giá cả của hàng hoá trên TTNH: mua bán thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái.

1.3. Các chủ thể tham gia thị trường
1.3.1. Ngân hàng thương mại (NHTM): Các NHTM tham gia thị trường với hai động
cơ chủ yếu: Một là vì đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng; hai là vì quyền lợi của
mình, NHTM dùng ngân quỹ của mình để mua bán ngoại tệ tìm kiếm chênh lệch giá, tạo
lợi nhuận.
1.3.2. Ngân hàng Trung ương (NHTW): NHTW với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô,
không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu chủ yếu là bình ổn tỷ giá hối đoái, nhằm điều hành
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
1.3.3. Nhà môi giới: Các nhà môi giới là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ. Do tiếp cận
thường xuyên với các chủ thể khác trên thị trường nên họ có được thông tin cập nhật giúp
cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu nhanh chóng, thuận tiện hơn và từ đó thị trường hoạt động
có hiệu quả hơn.
1.3.4. Doanh nghiệp, cá nhân: Thành phần này khi tham gia thị trường nhằm mua bán
ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Sử dụng các công cụ: forward, future,
swap… để hạn chế rủi ro hối đoái.
1.4. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ)
1.4.1. Khái niệm: TGHĐ là tương quan giá trị trao đổi giữa hai đồng tiền. Hay nói cách
khác, TGHĐ là giá cả của đồng tiền quốc gia này được biểu hiện ở một đồng tiền khác. Ở
nước ta đó là tương quan giá trị trao đổi giữa VND và các đồng tiền khác.
1.4.2. Phương pháp biểu hiện tỷ giá: trên thế giới có hai phương pháp yết giá:
+ Phương pháp gián tiếp: một đơn vị nội tệ được biểu hiện gía trị của nó thông qua
một số lượng biến đổi ngoại tệ.
+ Phương pháp trực tiếp: một đơn vị ngoại tệ biểu hiện giá trị của nó thông qua một số
lượng biến đơn vị nội tệ. Nước ta sử dụng phương pháp yết giá theo phương pháp này.
1.4.3. Một số loại tỷ giá
+ Tỷ giá chính thức: do cơ quan nhà nước về tiền tệ quy định, là cơ sở cho việc quản lý
ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, xác định thuế xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế.
+ Tỷ giá chợ đen: phản ảnh tương quan cung cầu trên thị trường tự do quyết định.
+ Tỷ giá giao dịch bình quân: Được xác định trên cơ sở bình quân của tất cả các tỷ giá
giao dịch trong một thời gian nhất định trên thị trường liên ngân hàng.

+ Tỷ giá thực: Là tỷ giá thực phản ánh sức mua giữa hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá.
7
+ Tỷ giá danh nghĩa: Là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền.
+ Tỷ giá mua - tỷ giá bán: Tỷ giá mua vào: ngân hàng niêm yết sẵn sàng mua vào đồng
tiền yết giá. Tỷ giá bán ra: ngân hàng niêm yết sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
+ Tỷ giá trao ngay - tỷ giá kì hạn: Tỷ giá trao ngay áp dụng đối với nghiệp vụ mua
bán ngoại tệ theo phương thức trao ngay.Tỷ giá kì hạn là tỷ giá được xác định ở thời điểm
hiện tại nhưng áp dụng cho một thời điểm ở tương lai.
+ Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định trên cơ sở tương quan giữa
chúng với đồng tiền trung gian.
1.4.4. Vai trò của tỷ giá: Là công cụ so sánh sức mua của các đồng tiền, kích thích và
điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
1.4.5. Một số biến động tỷ giá
Điểm mốc đánh dấu cải cách tỷ giá Việt Nam là vào đầu năm 1988, khi tiến hành công
bố tỷ giá chính thức gần với tỷ giá thị trường ngầm, đồng thời chấm dứt 2 chế độ tỷ giá
mậu dịch và phi mậu dịch. Trong các năm sau đó, NHNN tiếp tục tiến hành những cải cách
về tỷ giá cho gần với cung câu ngoại tệ, nới rộng biên độ với mức cao nhất là 10%.
Trong những năm gần đây
Năm 2009, tỉ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi
NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỉ giá lên ±5% khiến cho tỉ giá ngoại tệ liên NH đã có
đợt tăng đột biến. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực
tăng trở lại vào năm 2010.
Diễn biến USD/VND năm 2008-2009
Cuối năm 2010, TTNH rơi vào tình trạng căng thẳng, cầu ngoại tệ quá lớn, cung lại khan
hiếm. Điều này khiến cho giá USD/VND tăng mạnh, ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
6 tháng đầu năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, điểm nổi bật nhất của
thị trường ngoại tệ là duy trì được sự ổn định. Tỉ giá giao dịch dần hạ xuống. Bắt đầu từ sự
“giảm nhiệt” của tỉ giá trên thị trường tự do, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường này so với thị
trường chính thức giảm dần xuống, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn cả thị trường chính
thức – một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua.

2. Cấu trúc thị trường ngoại hối Việt Nam
8
2.1. Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước
Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước, thị trường ngoại hối Việt Nam được chia thành
Thị trường ngoại hối chính thức và thị trường ngoại hối không chính thức.
2.1.1. Thị trường ngoại hối chính thức
2.1.1.1. Trung tâm giao dịch ngoại tệ
Thống đốc NHNN ra quyết định 107-NH/QĐ, ngày 16/8/1991 ban hành quy chế hoạt
động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự ra đời của hai Trung tâm giao
dịch ngoại tệ tại TP. HCM và Hà Nội.
+ Mục đích hoạt động
- Nhằm hình thành một TTNH có tổ chức ở Việt Nam. Giúp NHNN nắm bắt được thực
tế về cung cầu ngoại tệ, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc quản lý vĩ mô của nhà
nước về tiền tệ. NHNN từng bước bổ sung quỹ ngoại tệ và tiến tới can thiệp thị trường
trong cả nước, xác định một tỷ gía hợp lý phản ánh đúng sức mua của đồng VND.
- Là bước đệm cho TTNH hoàn chỉnh ở Việt Nam.
+ Đối tượng tham gia: Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, Các tổ chức xuất
nhập khẩu kinh doanh trực tiếp với nước ngoài, các đơn vị, tổ chức kinh doanh dịch vụ thu
ngoại tệ và cuối cùng là Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
+ Tổ chức của Trung tâm: Do một ban điều hành lãnh đạo, gồm 3 đại diện của NHNN
và 4 đại diện của các Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Chủ tịch ban điều hành là
đại diện của NHNN. Ban điều hành do Thống đốc NHNN chỉ định. Ban điều hành chịu
trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện thông qua Tổ nghiệp vụ thị trường.
+ Thời gian giao dịch: Tổ chức đấu giá vào 14h thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần.
+ Đồng tiền giao dịch: Đô la Mỹ và Đồng Việt Nam
+ Tỷ giá áp dụng: Là tỷ giá được ấn định khi đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tệ.
Khi cung lớn hơn cầu thì tỷ giá giảm và ngược lại.
+ Số lượng ngoại tệ cho mỗi lần giao dịch: tối thiểu là $10.000
+ Thời hạn thanh toán: Không quá hai ngày làm việc sau ngày giao dịch (không tính
ngày nghỉ). Chậm thanh toán sẽ bị phạt, mức phạt theo quy định của từng thời kỳ.

+ Tỷ giá áp dụng trong KD của các ngân hàng được phép: Tỷ giá mua vào không
được quá 0,5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước.
Kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 8 và 11 năm 1991, cho đến khi chấm dứt hoạt động,
tổng số phiên giao dịch của hai trung tâm là 692, tổng doanh số mua bán: 660,5 triệu USD.
Từ hoạt động tại 2 trung tâm, tín hiệu tích cực của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,
nhu cầu phát triển một TTNH hoàn chỉnh ở Việt Nam, Thống đốc NHNN quyết định chấm
dứt hoạt động trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP. HCM từ ngày 1/12/1994.
+ Đánh giá hoạt động
* Tích cực: Bước đầu xây dựng tỷ giá dựa trên quan hệ cung cầu, giảm khoảng cách tỷ
giá giữa thị trường ngoại tệ ngầm và TTNH chính thức. Đồng thời qua các phiên giao dịch,
NHNN nắm bắt cung cầu ngoại tệ để có những biện pháp thích hợp cho việc điều chỉnh.
Đồng thời tạo ra tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho NHNN, NHTM và các tổ
chức kinh tế, hình thành một đội ngũ cán bộ điều hành, tạo tiền đề cho một TTNH hoàn
chỉnh.
9
* Tiêu cực: 2 trung tâm giao dịch chỉ có vai trò lịch sử trong thời gian rất ngắn, tính
thiết thực chưa cao, mua bán mất phí, thủ tục rườm rà. Cung cầu ngoại tệ tại hai trung tâm
chưa phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế. Và cuối cùng là không giữ
được bí mật về số lượng mua bán ngoại tệ của NHNN, làm cho thị trường thiếu ổn định,
khó khăn cho NHNN trong việc điều hành lượng cung tiền.
2.1.1.2. Thị trường Ngoại tệ liên ngân hàng – INTERBANK (TTNTLNH)
10/1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán ngoại tệ của nền
kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, Thống đốc NHNN đã ban
hành quyết định 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập Thị trường ngoại tệ Liên ngân
hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH.
+ Mục đích tổ chức hoạt động: Nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ
chức giữa các NHTM. Làm cơ sở cho TTNH hoàn chỉnh trong tương lai. Thông qua
TTNTLNH, NHNN sử dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ để can thiệp thị trường một cách hiệu
quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá.
+Thành viên: bao gồm các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối và NHNN.

+ Các đồng tiền giao dịch: chủ đạo gồm 6 ngoại tệ : Đô la Mỹ (USD), Mác Đức
(DEM), Bảng Anh (GBP), Phrăng Pháp (FRP), Yên Nhật (JPY), Đô la Hongkong (HKD).
+ Thời gian giao dịch: vào tất cả các ngày làm việc, sáng 8h-11h, chiều 13h30-15h30.
+ Số lượng ngoại tệ giao dịch: Số lượng giao dịch ngoại tệ phải chẵn đến hàng chục
nghìn. Tối thiểu là 50 000 USD hoặc tương đương cho mỗi lần giao dịch.
+ Các loại nghiệp vụ: Trước mắt TTNTLNH thực hiện nghiệp vụ mua bán giao ngay
(Spot), ngoài ra các thành viên có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán kỳ hạn.
+Tỷ giá giao dịch: Tỷ giá giao dịch giữa các thành viên dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức
của NHNN và biên độ giao động do Thống đốc quy định. Tỷ giá giao dịch giữa NHNN và
các thành viên do giám đốc sở NHNN quy định.
+ Phương thức giao dịch: điện thoại, Telex, Fax, hoặc qua mạng vi tính.
+Trình tự chào tỷ giá: Đầu tiên chào tỷ giá mua vào và bán ra (theo phương pháp yết tỷ
giá trực tiếp), tiếp theo là chào số lượng ngoại tệ mua bán; sau khi thương lượng, nếu chấp
nhận mua bán, hai bên tiến hành các thủ tục thanh toán bằng chuyển khoản thông qua các
tài khoản mở tại NHNN hoặc Ngân hàng Nước ngoài.
+ Thời hạn thanh toán
Đối với giao dịch giao ngay: trong hai ngày làm việc tiếp theo.
Đối với giao dịch kỳ hạn: ngày giá trị là ngày cụ thể trong tương lai và được tính kể từ
ngày ký hợp đồng cộng với thời gian hợp đồng, và cộng với hai ngày làm việc tiếp theo.
+ Về tổ chức và điều hành: NHNN là một thành viên, đồng thời là tổ chức giám sát và
điều hành TTNTLNH. Chủ tịch TTNTLNH là một lãnh đạo NHNN (Phó thống đốc), chủ
tịch là người lãnh đạo mọi hoạt động của TTNTLNH. Giám đốc Sở giao dịch NHNN là
người điều hành trực tiếp.
Sau thời gian hoạt động, TTNTLNH mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Đồng thời
với sự ra đời của luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triền TTNTLNH, ngày 26/3/1999 Thống đốc NHNN đã ra quyết định 101/1999/QĐ-NHNN
13, thay đổi trong quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH, nhìn chung thì không có
10
sự thay đổi trong căn bản, tuy nhiên quyết định 101 đã đưa ra những quy chế cụ thể hơn,
chặt chẽ hơn:

Tiêu chí QĐ số 203, ngày 20/9/1994 QĐ số 101, ngày 26/3/1999
Điều kiện thành
viên
Quy định không cụ thể hoặc không
quy định.
Quy định chi tiết về giấy phép, các
văn bản, điều kiện về cán bộ…
Đồng tiền giao
dịch
6 ngoại tệ : Đô la Mỹ (USD), Mác
Đức (DEM), Bảng Anh (GBP),
Phrăng Pháp (FRP), Yên Nhật
(JPY), và Đô la Hongkong (HKD).
Tự do giao dịch giữa VND với
ngoại tệ. Giao dịch ngoại tệ với
ngoại tệ phải theo quy định của
NHNN qua từng thời kỳ.
Các nghiệp vụ Chủ yếu là giao ngay. Có thể thực
hiện nghiệp vụ kỳ hạn
Nghiệp vụ giao ngay, Giao kỳ hạn,
hoán đổi
Phương thức giao
dịch
Telex, điện thoại, fax, mạng máy
tính
Telex, hệ thống giao dịch (VDS),
Dealing 2000, Mạng SWIFT.
Xác nhận giao dịch Trước 3h chiều cùng ngày Trước 4h chiều cùng ngày
2.1.2. Thị trường ngoại tệ ngầm
Trong thông tư số 33/NH-TT ngày 15/3/1989 về hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý

ngoại hối có ghi rõ: “Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện thông qua ngân
hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ. Nghiêm cấm việc mua
bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường ngầm”
Như vậy thị trường ngoại tệ ngầm (còn gọi là thị trường không chính thức hay chợ đen)
không được pháp luật công nhận, hoạt động của nó là phi pháp. Nhưng thực tế, thị trường
ngoaị tệ ngầm vẫn tồn tại và phát triển song song với thị trường có tổ chức.
+ Nguyên nhân tồn tại thị trường ngoại tệ ngầm
- Trong một thời gian dài, chế độ tỷ giá VND là chế độ tỷ giá cố định, cùng với lạm phát
cao, làm cho tỷ giá chính thức VND/USD luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cung cầu, từ đó
đã khiến cho thị trường ngoại tệ ngầm hình thành và phát triển.
- Thị trường ngoại hối chính thức hình thành nhưng còn kém phát triển, chưa thể đáp
ứng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế.
- Chừng nào các hoạt động kinh tế ngầm, hiện tượng đô la hóa còn phát triển, thì chừng
đó nhu cầu ngoại tệ và các nhu cầu ngoại tệ trên thị trường ngầm còn tồn tại và phát triển.
- Lượng kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam tương đối lớn, khoảng 2 tỷ USD, dân
có tâm lý thích USD cùng với lượng ngoại hối lớn, tạo ra lượng ngoại tệ nằm trong dân rất
lớn, dẫn tới thanh toán bằng ngoại tệ trở nên phổ biến.
+ Các hình thức hoạt động tại thị trường ngoại tệ ngầm: Các cửa hàng kinh doanh
vàng bạc đá quý đồng thời buôn bán ngoại tệ tiền mặt; chuyển kiều hối, chuyển tiền qua
biến giới không thông qua hệ thống ngân hàng dưới nhiều hỉnh thức; các sạp đổi tiền dọc
biên giới nơi các hoạt động buôn lậu diễn ra.
+ Phương thức hoạt động trên thị trường ngoại tệ ngầm: chủ yếu là phương thức
trao tay. Đồng tiền giao dịch chủ yếu là đồng USD, ngoài ra còn có một số ngoại tệ khác
nhưng khối lượng giao dịch là rất bé.
11
+ Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ ngầm: do cung cầu trên thị trường này quyết định,
tuy nhiên cũng chịu sự chi phối của thị trường chính thức.
+ Quy mô hoạt động: Thực tế rất khó có thể đánh giá một cách chính xác quy mô hoạt
động của thị trường ngoại tệ ngầm. Lượng ngoại tệ do các tầng lớp nhân dân nắm giữ nằm
ngoài hệ thống ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên theo ước tính thì thị phần của thị trường

ngoại hối chỉ chiếm 20%.
+ Đánh giá vai trò hoạt động của thị trường Ngoại hối ngầm
* Tích cực: Thỏa mãn nhu cầu giao dịch, mua bán bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân
cư, các chủ thể kinh tế trong điều kiện TTNH chính thức chưa phát triển, và tỷ giá giao dịch
trên thị trường ngầm luôn là chỉ tiêu tham khảo quan trọng trong điều hành chính sách tỷ
giá của NHNN.
* Tiêu cực: Do TTNH ngầm nằm ngoài sự quản lý của nhà nước, nên đã gây khó khăn
và làm giảm hiệu lực của việc thực thi và điều hành chính sách ngoại tệ. Hoạt động của thị
trường này đã tiếp tay cho các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp như buôn lậu, tham
nhũng, rửa tiền…Đồng thời dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ.
+ Giải pháp hạn chế và đi tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ ngầm: Hoàn thiện cơ chế tỷ
giá theo hướng hoàn thiện hơn. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tạo điều
kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu, đều có thể tiếp cận và thực hiện mua
bán ngoại tệ trên thị trường có tổ chức. Khắc phục hiện tượng đô la hóa, trên lãnh thổ
Việt Nam chi tiêu tiền Việt Nam. Ngăn chặn hiện tượng chảy máu ngoại tệ do buôn lậu
hàng hóa và vàng, hiện tượng đầu tư chui và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
FOREX
FUTURE
OPTION
SWAP
FORWARD
SPOT
DERIVATE OPERATIONS
(Nghiệp vụ phái sinh)
PRIMARY OPERATIONS
(Nghiệp vụ sơ cấp)
2.2. Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ
Trên thế giới đã có 5 loại nghiệp vụ: giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn và tương
lai, nhưng Việt Nam chỉ mới thực hiện 3 nghiệp vụ: Giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn.
2.2.1. Thị trường giao ngay:

Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực
hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.
12
Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập
TTNTLNH và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH. Trong đó có quy
định về nghiệp vụ được thực hiện là nghiệp vụ giao ngay và cũng có nghiệp vụ kỳ hạn.
Thị trường giao ngay là thị trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn với
tốc độ giao dịch nhanh như tia chớp nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là
cực nhỏ. Đối tượng mua bán trong một giao dịch ngoại hối giao ngay là các khoản tiền gửi
Ngân hàng ghi bằng các đồng tiền khác nhau.
2.2.2. Thị trường kỳ hạn:
Nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện
sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. Giao dịch kỳ hạn có
rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn và rộng khắp thế giới. Những thành viên của thị
trường là các ngân hàng, các công ty và các chính phủ. Hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn
phải đồng ý thực hiên nghĩa vụ với nhau, tức là mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tin dụng của
bên kia. Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn:
- Bảo hiểm thanh toán nhập khẩu
- Bảo hiểm khoản thu xuất khẩu
- Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ
- Bảo hiểm khoản vay bằng ngoại tệ
Ở Việt Nam thì giao dịch kỳ hạn chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành quy chế hoạt
động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998, quy
định giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau
một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ thực hiện trong
tương lai. Ra đời năm 1998 nhưng nhu cầu giao dịch hợp đồng này vẫn chưa nhiều.
12/8/2011, NHNN phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Toạ đàm về kinh
nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường ngoại hối kỳ hạn và các sản phẩm phái sinh.
2.2.3. Thị trường hoán đổi

Nghiệp vụ hoán đổi là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại
hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.
Đặc điểm của thị trường hoán đổi: Hợp đồng mua vào bán ra một đồng tiền nhất định
được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay. Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này là bằng
nhau trong cả hai vế (mua và bán) của hợp đồng hoán đổi. Ngày giá trị của hợp đồng mua
vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác nhau. Ứng dụng của giao dịch hoán đổi:
- Hoán đổi tuần hoàn
- Tuần hoàn trạng thái luồng tiền
- Hoán đổi luồng tiền trong đầu tư quốc tế
- Hoán đổi luồng tiền trong đầu tư quốc tế
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành quy chế hoạt
động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 này 10/1/1998 bao gồm
đồng thời cả 2 giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán.
3. Giải pháp hội nhập cho TTNH Việt Nam
+ Hướng tới chính sách tỷ giá dựa trên cân bằng cung cầu
13
Giải pháp căn bản tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, hạn chế mặt trái của việc
định giá cao nội tệ là hướng tới tỷ giá là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ. Tuy
nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá ngay sẽ gây ra “sốc” khốc liệt
cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội.
Trước mắt, nên nới biên độ dao động, tạo điều kiện để NHTM yết tỷ giá cạnh tranh,
cũng giúp thăm dò độ khách quan của tỷ giá (dựa vào thị trường sử dụng hết biên độ cho
phép không). Về lâu dài NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động, không trực tiếp ấn định tỷ giá.
+ Hoàn thiện và phát triển INTERBANK
Tiến hành thiết lập TTNTLNH theo mô hình tổ chức kép, bao gồm TTNTLNH trực tiếp
giữa các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới. Cần mở rộng số lượng thành viên,
mặt khác cần tạo ra môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trường được
tích cực hơn. Nghiên cứu hình thành Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam
+ Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối Việt Nam
Hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng, nhằm biến tỷ giá thành công cụ chủ yếu và

hữu hiệu trong việc điều tiết cung cầu ngoai tệ trên TTNH.
Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu, tạo đủ
nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, giúp cho hoạt động TTNH được ổn định và thông suốt.
+ Hoàn thiện phương pháp công bố tỷ giá
Cần phải tính và công bố tỷ chính thức tỷ giá thực đa biên của VND với các ngoại tệ
sớm nhất. Đồng thời cần duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trong thời gian dài
+ Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
NHNN cần phải tăng dần hàm lượng các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá, để
tỷ giá phản ánh thực chất quan hệ cung cầu. Ở Việt Nam, do tính thanh khoản của TTNH
chưa cao nên việc mua bán ngay một lượng ngoại tệ không phải lúc nào cũng được thực
hiện. Vì thế cần phải mở rộng các nghiệp vụ như quyền chọn hay tương lai; ngoài mục đích
phòng chống rủi ro tỷ giá, hợp đồng quyền chọn bảo đảm khách hàng được mua ngoại tệ.
+ Đào tạo cán bộ và trang thiết bị hiện đại
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn mới mẻ với Việt Nam, tính chất nghiệp vụ phức tạp,
nên công tác đào tạo và đào tạo lại phải được coi trọng và phải tiến hành thường xuyên.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu điện tử
1.
2. />3.
4.
5.
6. Đinh Tuấn Minh, Cải cách Thị trường ngoại hối chính thức để xóa bỏ chợ đen,
[ />den.htm, 16/3/2011]
7. Tố Uyên, Thị trường ngoại hối Việt Nam- diễn biến và xu thế,
[ />bien-va-xu-the, 13/9/2011]
8. Bước đột phá trên thị trường ngoại hối, [ />thi-truong-ngoai-hoi/45117943/87/,]
9. Cải cách Thị trường ngoại hối chính thức xóa bỏ chợ đen, [ />ngan-hang/viet-nam/cai-cach-thi-truong-ngoai-hoi-chi%CC%81nh-thu%CC%81c-de-xoa-
bo%CC%89-cho-den.fns, 14/3/2011]
10. Phân biệt thị trường kỳ hạn với thị trường khác,

[ />khac/, 22/3/2010]
11. Forex là gì?, [ />gi.html, 11/11/2009]
12. [ />option=com_content&view=article&id=110&Itemid=122]
* Tài liệu sách
1. Nguyễn Văn Ngọc, Lý thuyết chung về Thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách
tiền tệ, ĐH KTQD, NXB Đại học KTQD, 2009
2. TS.Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh
ngoại hối, NXB Thống Kê, 2006
3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê, 2010
4. GS.TS. Lê Văn Tư, Thị trường hối đoái, NXB Thanh Niên, 2009
5. Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Xuân Thành, Tài liệu giảng dạy Kinh tế Fulbright , niên
khóa 2006 – 2007./.
15
16

×