Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học môn kỹ thuật đo màu tại trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 164 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Ký tên

Lê Hồng Hạnh

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nh ận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngồi trường.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn - PGS. TS. Võ Văn Lộc, Khoa Sau Đại học, Trường ĐH Sài
Gòn và cô hướng dẫn – TS. Võ Thị Xuân, những người đã ln tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và các em sinh
viên khoa Cơng nghệ Hố học trường Cao đẳng Công Thương Tp. HCM,
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình học tập, nghiên
cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người
thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người thân yêu đã luôn
bên tôi, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành khố
học.
Tp. HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Tác Giả


LÊ HỒNG HẠNH

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển
từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo và hình thành
năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là
những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học hiện nay.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì bên cạnh việc đổi mới mục
tiêu, nội dung dạy học thì việc cải tiến phương pháp dạy học cũng r ất quan
trọng. Cải tiến phương pháp dạy học sao cho đối tượng người học cảm thấy
hứng thú, đam mê và khiến họ trở nên tích cực, chủ động trong việc học, chủ
động lĩnh hội kiến thức thì kết quả dạy học sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Chính
vì vậy, người nghiên cứu tiến hành đề tài: “Cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hố người học mơn Kỹ thuật Đo màu tại trường Cao đẳng Công
thương thành phố Hồ Chí Minh”.
Nội dung của đề tài được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hố người học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hố người học môn Kỹ thuật Đo màu tại trường cao đẳng Cơng
Thương thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hố người học mơn Kỹ thuật Đo màu tại trường cao đẳng Cơng
Thương thành phố Hồ Chí Minh.
Cuối cùng là kết luận và kiến nghị.


v


ABSTRACT
One of the basic orientations of the education reform is to move from the
academic nature of education, away from reality to an education that focuses on
promoting positive, self-reliance, creativity and forming capacity of action,
collaborative working capability of learners. That was the international trends in
teaching method innovate in the current.
To raise the quality and efficiency of the training, besides the renewal of
purpose and content, the renewal of the teaching method is the very important factor
in order to fit and reach the best teaching result. Therefore, the researcher have
carried out the thesis about “Improving the teaching method of subject color
measurement technology in the direction of making the leaner positive at the Ho Chi
Minh city Industry and Trade College”.
Content of the Topic is developed in three chapters:
Chapter 1: The researcher presents necessary basis of theories to improve
teaching method of the subject color measurement technology.
Chapter 2: Survey real of the teaching method of subject color measurement
technology in the direction of making the leaner positive at the Ho Chi Minh city
Industry and Trade College.
Chapter 3:

Suggest improving the teaching method of subject color

measurement technology in the direction of making the leaner positive at the Ho Chi
Minh city Industry and Trade College.
The final part is conclusion and proposal.

vi



MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ...........................................................................................................i
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iv
Tóm tắt luận văn..........................................................................................................v
Abstract ......................................................................................................................vi
Mục lục ..................................................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ, hình ảnh .................................................................................x
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................xi
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiii
A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6
ủa vấn đề cải tiến phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hoá người học ............................................................................................ 6
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 6
1.1.1. Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục trên Thế Giới ...... 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về PPDH tích cực ở Việt Nam .................... 8
1.1.3. Phân tích các cơng trình liên hệ ........................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực .................. 11
1.3. Các thuật ngữ sử dụng trong đề tài ............................................................... 12
1.4. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................... 15

1.5. Các phương pháp dạy học tích cực ................................................................ 19

vii


1.5.1. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) ..................................................... 19
1.5.2. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề ................................................ 20
1.5.3. Phương pháp thảo luận nhóm ............................................................. 25
1.6. Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy mơn
KTĐM và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực ......................................... 30
1.6.1. Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực ...................... 30
1.6.2. Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực ................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 35
ực tiễn của việc của vấn đề cải tiến phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hố người học ..................................................................... 36
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh ....... 36
2.2.1. Q trình hình thành và phát triển........................................................ 36
2.2.2. Chức năng ........................................................................................... 37
2.2.3. Cơ sở vật chất của trường..................................................................... 39
2.2. Giới thiệu về khoa Công nghệ Hóa học trường Cao đẳng Cơng Thương
thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 39
2.3. Giới thiệu môn học Kỹ thuật đo màu ............................................................ 40
2.3.1. Vị trí, vai trị, mục tiêu mơn học .......................................................... 40
2.3.2. Đặc điểm của môn học Kỹ thuật Đo màu ............................................ 42
2.3.3. Tóm tắt nội dung mơn học Kỹ thuật Đo màu ...................................... 44
2.4. Thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật đo màu tại học trường Cao đẳng Cơng
Thương thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 44
2.4.1. Thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật Đo màu qua khảo sát ý kiến của
giảng viên ....................................................................................................... 45
2.4.2. Thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật Đo màu qua khảo sát ý kiến của

sinh viên ......................................................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 62
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hố người học mơn Kỹ thuật đo màu tại trường cao đẳng Công Thương
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 64

viii


3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp cải tiến PPDH môn KTĐM tại
trường Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 64
3.1.1. Cải tiến PPDH phải đảm bảo các mối quan hệ giữa các thành tố của
quá trình dạy học ................................................................................................ 64
3.1.2. Cải tiến PPDH phải đảm bảo phát triển và phát huy được khả năng
sáng tạo cho sinh viên ......................................................................................... 65
3.1.3. Cải tiến PPDH phải đảm bảo tính khoa học và sư phạm ..................... 65
3.2. Đề xuất các biện pháp cải tiến PPDH theo hướng TCHNH mơn KTĐM .... 66
3.2.1. Hồn thiện quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học mơn
KTĐM ở trường CĐCT TP HCM .................................................................. 66
3.2.2. Lập kế hoạch giảng dạy môn KTĐM ở trường CĐCT TP HCM theo
hướng tích cực hố người học ........................................................................ 70
3.3.Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hố người học mơn Kỹ thuật Đo màu ......................................... 84
3.3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 84
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 85
3.3.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................... 86
3.3.4. Phân tích, đánh giá tác động của việc cải tiến phương pháp dạy học
từ ý kiến người học và giảng viên dự giờ ...................................................... 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 98
C. KẾT LUẬ


.......................................................................... 98

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
1.1. Tóm tắt đề tài ................................................................................................. 99
1.2.Tự nhận xét, đánh giá .................................................................................... 98
1.3.Hướng phát triển đề tài ................................................................................. 100
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ về cơ sở lựa chọn PPDH môn KTĐM ................................... 46
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GV về mức độ cần thiết của môn học KTĐM ................... 49
Biểu đồ 2.3. Tính hợp lý về nội dung mơn học KTĐM ........................................... 49
Biểu đồ 2.3. Những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn
KTĐM ...................................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.5. Mức độ cần thiết của việc cải tiến PPDH môn KTĐM ....................... 52
Biểu đồ 2.6. Định hướng cải tiến PPDH môn KTĐM .............................................. 53
Biểu đồ 2.7. Ý kiến SV về mức độ cần thiết của môn học KTĐM ......................... 55
Biểu đồ 2.8. Mức độ hứng thú của SV với môn học KTĐM ................................... 55
Biểu đồ 2.9. Nguyên nhân khiến SV giảm hứng thú khi học môn KTĐM ............. 56
Biểu đồ 2.10. Mức độ tích cực trong giờ học mơn KTĐM ...................................... 57
Biểu đồ 2.11. Điều kiện để SV tích cực tham gia học tập môn KTĐM ................... 58
Biểu đồ 2.12. Các PPDH GV thường sử dụng trong giờ học môn KTĐM .............. 60
Biểu đồ 2.13. Mức độ hứng thú của SV với các PPDH cho môn KTĐM ................ 61
Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1 của lớp đối chứng và lớp thực

nghiệm ....................................................................................................................... 87
Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm ....................................................................................................................... 88
Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú học tập của SV ........................................................ 94

x


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thông tin về các GV tham gia giảng dạy môn KTĐM ................................ 45
Bảng 2.2. Khảo sát về PPDH môn KTĐM .................................................................. 46
Bảng 2.3. Khảo sát về cơ sở lựa chọn PPDH môn KTĐM .......................................... 46
Bảng 2.4. Khảo sát về PTDH môn KTĐM .................................................................. 47
Bảng 2.5. Khảo sát về tài liệu, giáo trình mơn KTĐM ................................................ 48
Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ cần thiết của mơn KTĐM trong chương trình đào tạo 48
Bảng 2.7. Đánh giá về khối lượng nội dung môn KTĐM ........................................... 49
Bảng 2.8. Những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn
KTĐM ........................................................................................................................... 50
Bảng 2.9. Mức độ cần thiết của việc cải tiến PPDH môn KTĐM .............................. 51
Bảng 2.10. Định hướng cải tiến PPDH môn KTĐM ................................................... 52
Bảng 2.11. Sự cần thiết của môn KTĐM trong chương trình đào tạo ngành .............. 54
Bảng 2.12. Mức độ hứng thú học môn KTĐM của SV ............................................... 55
Bảng 2.13. Nguyên nhân khiến SV giảm hứng thú khi học môn KTĐM..................... 56
Bảng 2.14. Mức độ tích cực trong giờ học mơn KTĐM ............................................... 57
Bảng 2.15. Điều kiện để SV tích cực tham gia học tập môn KTĐM ........................... 58
Bảng 2.16. Các PPDH GV thường sử dụng trong giờ học môn KTĐM ...................... 59
Bảng 2.17. Mức độ hứng thú với các PPDH cho môn KTĐM ..................................... 60
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ............................................................................. 86
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 ............................................................................ 87
Bảng 3.3. Giá trị trung bình Mean và độ lệch chuẩn SD của điểm kiểm tra qua hai

lần thực nghiệm ............................................................................................................. 88
Bảng 3.4: Hệ số Z của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ..................................... 90
Bảng 3.5. Bảng tương quan

...................................................................................... 91

Bảng 3.6. Bảng tần số ................................................................................................ 92
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiểu bài khi sử dụng PPDH tích cực hố người học ........ 93

xi


Bảng 3.8 Nhận xét của SV khi học xong môn KTĐM theo PPDH tích cực hố
người học ....................................................................................................................... 93
Bảng 3.10. Đánh giá tính tích cực học tập của SV ....................................................... 94
Bảng 3.10. Kết quả điểm số đánh giá giờ dạy lý thuyết của GV dự giờ ...................... 95

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cao đẳng

CĐCT TPHCM

Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh

CLĐT


Chất lượng đào tạo

CNHH

Cơng nghệ Hóa học

GV

Giảng viên

HHC

Hóa Hữu cơ

HS

Học sinh

KBSP

Kịch bản sư phạm

KTĐM

Kỹ thuật Đo màu

MCSC

Màu cộng sơ cấp


MCTC

Màu cộng thứ cấp

MTSC

Màu trừ sơ cấp

MTTC

Màu trừ thứ cấp

NDDH

Nội dung dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương pháp

QTDH

Q trình dạy học

SV


Sinh viên

TCHNH

Tích cực hố người học

TTC

Tính tích cực

xiii


1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo (CLĐT) luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của ngành giáo
dục và tồn xã hội. Đã có khơng ít ý kiến của các nhà quản lý giáo dục từ cấp Bộ,
các giáo sư, tiến sĩ đánh giá thực trạng giáo dục, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta. Một trong những giải pháp
được đưa ra đó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đây là mục tiêu chính đã
được Đảng ta chỉ rõ trong nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996): “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy-học…”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) trong phần V,

mục 3.d ghi rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học... “
Đổi mới PPDH đã tr ở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành
Giáo dục – Đào tạo hiện nay.
Trường Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh (CĐCT TPHCM) cho
nay đã áp dụng học chế tín chỉ đối với tất cả các ngành đào tạo hệ cao đẳng. Việc
chuyển đổi này đã kéo theo sự cắt giảm số tiết của hầu hết các môn học trong đó có
mơn Kỹ thuật Đo màu (KTĐM). Trong khi yêu cầu về CLĐT các ngành học nói
chung và mơn học KTĐM nói riêng khơng thay đổi. Đặc điểm của việc dạy học
theo học chế tín chỉ địi hỏi người dạy phải đổi mới PPDH từ lấy người dạy làm
trung tâm sang lấy người học làm trung tâm.
KTĐM là mơn học chun ngành trong chương trình của các ngành đào tạo
của khoa Cơng nghệ Hố học (CNHH) trường CĐCT TPHCM như: ngành Cơng
nghệ Nhuộm, Cơng nghệ Giấy, Hóa Hữu cơ (HHC). Đây là một môn học thú vị

1


nhưng khá trừu tượng, khó dạy và khó học. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng phương
pháp (PP) giảng dạy truyền thống, truyền đạt một chiều thì hiệu quả dạy và học rất
kém. Thực tế thời gian qua, việc giảng dạy mơn học này tại trường CĐCT TP HCM
đã có sự thay đổi trong PP và có sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, các
PP đã được áp dụng đa phần mang tính chủ quan, thiếu bài bản và chưa có được sự
nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ. Vì vậy, hiệu quả dạy và học cịn rất nhiều
hạn chế. Bản thân tác giả nhận thấy cần phải cải tiến PPDH môn học KTĐM sao
cho phù hợp để chuyển tải nội dung đến đối tượng người học đạt được mục tiêu để
nâng cao chất lượng dạy và học mơn học này nói riêng, góp phần nâng cao CLĐT
của ngành đào tạo và của trường CĐCT TPHCM nói chung.

Đứng ở góc độ người học, việc học chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao nhất khi
chính họ phải có sự chủ động trong việc nắm bắt kiến thức, rèn luyện kỹ năng với
PP đúng đắn và phù hợp với khả năng của cá nhân. Muốn làm được điều này, người
học cần có được một “đơn thuốc” thích hợp để giúp kích thích, tạo động lực và định
hướng phát huy những năng lực tích cực cá nhân trong việc học tập. Do đó, giải
pháp cải tiến PPDH nên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên
(SV), giúp SV tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, SV dễ
dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, khơng làm nhồi nhét, quá tải. Đồng
thời rèn luyện năng lực tự học trong mỗi SV; tiến tới chỗ hình thành cho các em
biết cách tự học ở mọi nơi, mọi lúc; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tự tìm mà học
ở người học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn học KTĐM nói riêng và
góp phần nâng cao CLĐT của ngành đào tạo nói chung.
Chính vì những lí do trên, tác giả đã chọn: “Cải tiến phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hóa người học mơn Kỹ thuật Đo màu tại trường Cao đẳng
Công Thương thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm cải tiến PPDH theo hướng tích cực hóa người học
môn KTĐM tại trường CĐCT TPHCM.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

2


- Nghiên cứu hệ thống hố cơ sở lí luận về PPDH tích cực, tính tích cực trong
hoạt động học tập của HS.
KTĐM tại trường CĐCT

- Khảo sát thực trạng
TP HCM.


- Đề xuất biện pháp cải tiến PPDH môn KTĐM nhằm tích cực hóa hoạt động
học tập của SV trường CĐCT TPHCM.
- Thực nghiệm Sư phạm tại trường CĐCT TPHCM để đánh giá hiệu quả các
biện pháp đổi mới PPDH môn KTĐM.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề

ực hóa người học

mơn KTĐM tại trường CĐCT TPHCM.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các PPDH môn KTĐM, GV và SV tại
trường CĐCT TPHCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng các biện pháp cải tiến PPDH theo hướng TCHNH được đề xuất
trong đề tài vào giảng dạy mơn KTĐM thì sẽ góp phần tăng hứng thú cho SV và
phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV trong học tập, đồng thời nâng cao chất
lượng dạy học môn họ

ờng CĐCT TPHCM.

5. Giới hạn nghiên cứu
Để đề tài được tập trung, phù hợp với thời gian nghiên cứu, tác giả chỉ nghiên
cứu xây dựng một số bài giảng cụ thể và tiến hành thực nghiệm sư phạm một số bài
học của môn KTĐM cho SV ngành Hoá Hữu cơ (HHC) tại trường CĐCT TPHCM,
gồm các bài:
1. Bài 2. Các nguyên tắc tổng hợp màu (chương 1)
2. Bài 3. Phương pháp so màu trong không gian màu L*a*b* (chương 3)
6. Phương pháp nghiên cứu
− PP nghiên cứu lý thuyết:
o Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPDH tích cực. Sử dụng PP này

giúp tác giả thấy được tổng quan vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở khoa
học của nó và giải quyết tốt nội dung nghiên cứu.

3


o Cách thực hiện: tham khảo, phân tích các tài liệu chun mơn (chương
trình và giáo trình mơn KTĐM, các tài liệu bồi dưỡng giảng dạy…),
tài liệu sư phạm (lý luận dạy học, phương tiện dạy học, PPDH…), tạp
chí giáo dục, kỷ yếu hội thảo và các đề tài thạc sĩ có liên quan…), từ
đó định hướng giải pháp cho đề tài.
− PP điều tra bằng phiếu:
o Mục đích: nhằm xác định thực trạng việc giảng dạy môn học này tại
trường CĐCT TPHCM cũng như hiệu quả của việc đổi mới PPDH
môn học.
o Cách thực hiện: sử dụng các phiếu điều tra, phiếu thăm dò ý ki ến của
giáo viên, SV về PPDH môn KTĐM
− PP phỏng vấn trực tiếp kết hợp quan sát:
o Mục đích: nhằm giúp tác giả thu thập thông tin để xác định được thực
trạng việc dạy và học môn KTĐM tại trường CĐCT TPHCM cũng như
đánh giá hiệu quả của việc cải tiến PPDH môn học này.
o Cách thực hiện: trao đổi với GV, SV và cán bộ quản lý tại trường
CĐCT TP HCM để khảo sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
học của SV.
− PP thực nghiệm sư phạm:
o Mục đích: nhằm đánh giá hiệu quả của bài giảng qua việc đổi mới
PPDH theo hướng TCH hoạt động học tập của SV so với PPDH cũ.
o Cách thực hiện: chọn mẫu đối chứng và mẫu thực nghiệm để tiến hành
dạy thực nghiệm tại trường CĐCT TPHCM.
− PP thống kê toán học:

o Mục đích: để phân tích kết quả điều tra thực trạng cũng như phiếu đánh
giá nhu cầu và hiệu quả việc đổi mới PPDH của GV và SV.
o Cách thực hiện: sử dụng toán thống kê.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, đề tài có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài

4


Chương 2. Thực trạng về phương pháp dạy học tại trường Cao đẳng Cơng
Thương thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Cải tiến phương pháp dạy học môn KTĐM theo hướng tích cực hóa
người học tại trường Cao đẳng Cơng Thương thành phố Hồ Chí Minh.

5


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tư tưởng “dạy học tích cực” trong lịch sử giáo dục trên thế giới
PPDH tích cực là hệ thống PPDH nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt
động của SV trong quá trình học tập. Vấn đề này đã đư ợc nhiều tác giả nghiên cứu
ở nhiều góc độ khác nhau. Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, tư
tưởng về dạy học tích cực đã được các nhà giáo dục bàn đến từ lâu.

Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối đã từng nói đến tầm quan trọng to
lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (HS) và nói nhiều đến
các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức.
Socrat (469 – 339 TCN) nhà triết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đã
từng dạy các học trị của mình bằng cách ln đặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm giúp
người học dần dần phát hiện ra chân lý. Phương châm sống của ông là: “..sự tự nhận
thức, nhận thức chính mình…”
Về phương pháp dạy và học, Khổng Tử (551 – 479 TCN) cũng có những quan
điểm hết sức biện chứng. Theo Ơng: trước hết dạy những điều mà mọi người có thể
hiểu được, đó là những luân thường đạo lý rồi sau đó mới nói những điều cao xa.
Thường thì những điều cao xa, khó hiểu thì phải tự mình học mà lĩnh hội chứ khơng
phải giảng rõ ra nhiều lời. Cịn những người đã khơng thể biết thì càng nói lắm lại
càng làm cho người ta mờ tối đi. Khơng nói mà dạy được là muốn học trò tự suy
nghĩ lấy hơn là đợi thầy giảng mà khơng hiểu. Dạy điều gì cũng để cho học trị phải
cố sức suy nghĩ tìm tòi lấy, khi nào đã g ần hiểu nhưng chưa thông suốt được lý lẽ,
hoặc chưa diễn giải được rõ ràng thì mới chỉ bảo cho. Người đi học khơng có gắng
suy nghĩ kỹ các vấn đề đã học thì dù có dạy cũng khơng ích gì. Hơn nữa đi học thì

6


phải cố gắng liên tục, nếu không việc học sẽ khơng có kết quả. Khơng tức giận vì
khơng nói rõ ra được thì khơng bày vẽ cho. Vật có bốn góc bảo cho biết một góc mà
khơng suy ra ba góc kia thì khơng dạy nữa…
Nhà văn Pháp Michel Montaigne (1533 – 1592) đề ra PP giáo dục “học qua
hành”. Ý tưởng dạy học thông qua hoạt động của HS được ông nêu ra từ thế kỉ XVI
trong tác phẩm Les Essais. Theo ông, người thầy cần rèn luyện cho trị trí xét đốn.
Muốn đạt mục tiêu này, cách thức tốt nhất, kiến hiệu nhất không phải là thầy giảng
dạy một cách giáo điều, thao thao bất tuyệt. Trái lại, thầy cần buộc học trò hoạt
động, vận dụng khả năng xét đốn của mình và rèn luyện khả năng ấy trong quá

trình hoạt động.
Komensky (1592 - 1670) khi đề cập đến Phương pháp tích cực hóa vai trị
của người học, Komensky chú ý phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của học
sinh, làm bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức, nhiệt tình say mê học tập. Theo ơng
để làm được điều đó, phải kết hợp cái hứng thú với điều ích lợi, khuyến khích tính
tị mị của trẻ. “Tơi ln ln làm phát triển tính độc lập trong quan sát, trong ngôn
ngữ,trong thực hành, trong vận dụng ở những học sinh của tôi”, ông đã vi ết như
vậy. Komensky cho rằng người thầy cần luôn luôn khêu gợi cho học sinh chú ý đến
bài và mỗi khi đặt câu hỏi là phải có sự tham gia của cả lớp. Những học sinh trả lời
đúng phải được khen ngợi để khích lệ.
J.J.Rousseau (1712- 778), thiên tài lý luận của Pháp thời kỳ khai sáng, kịch liệt
phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói, ơng coi trọng sự phát triển tự
nhiên, tự do, coi trọng tự giáo dục của trẻ, phản đối việc chèn ép cá tính của trẻ.
Ông cho rằng muốn giáo dục con người tốt phải bằng hoạt động tiếp cận đối tượng
với hoạt động, với thực tế. Ông nhận xét, cách giảng dạy ba hoa sẽ tạo nên những
con người ba hoa, đừng cho trẻ em khoa học mà phải để nó tự tìm tịi ra khoa học.
Ơng viết: “Vấn đề khơng phải là dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người
học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những mơn đó, khi
hứng thú này phát triển hơn lên. Chắc chắn đó là một nguyên lý cơ b ản của bất kỳ
nền giáo dục tốt nào” [Émile hay là về giáo dục (2008), NXB. KHGD].

7


Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây đều tìm đ ến con đường phát
huy tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của người học cụ thể như: Kharlamôp,
nhà giáo dục Xô Viết, trong cuốn Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào đã viết trong phần lời nói đầu: “ Một trong những vấn đề căn bản mà nhà
trường Xô Viết hiện đang lo lắng và giải quyết là việc phát huy tính tích cực trong
hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học”.

Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của tác giả I.Ia Lecne nhà giáo dục Xô Viết
đã nói: “Mục đích của tập sách mỏng này là làm sáng tỏ bản chất của PPDH gọi là
dạy học nêu vấn đề, vạch rõ cơ s ở của PP đó, tác dụng của nó và phạm vi áp dụng
nó”.
Điểm qua một số nghiên cứu trên đây cho thấy việc nghiên cứu PPDH tích cực
trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu và PPDH tích cực có trị to lớn đối với
sự nghiệp giáo dục và sự phát triển xã hội.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về PPDH tích cực ở Việt Nam
Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, dạy học tích cực đã bắt đầu
được đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong các trường sư phạm đã xuất
hiện tư tưởng “PP giáo dục tích cực”, khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo”.
Năm 1979, tập thể cán bộ Trung Tâm Thực nghiệm Giáo dục phổ thông Giảng
Võ – Hà Nội (Trung tâm công nghệ giáo dục) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
đề tài cấp Nhà nước với tên gọi “Mơ hình nhà trường mới theo khả năng phát triển
tối ưu của trẻ em Việt Nam hiện đại”. Đề tài do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, giám đốc
trung tâm làm chủ nhiệm đề tài. Nhân vật trung tâm của mơ hình nhà trường này là
trẻ em. Toàn bộ hoạt động giáo dục là xuất phát từ trẻ em. Bằng hoạt động của
mình, theo quy trình cơng nghệ, mỗi trẻ em tự làm ra sản phẩm giáo dục tức là
tự sinh thành ra mình với sự giúp đỡ của thầy giáo. Cơng trình nghiên cứu khoa học
đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt.
Như vậy, bằng quá trình tổ chức dạy học theo quan điểm lấy người học làm
trung tâm, dã được thực hiện trong nhà trường thực nghiệm. Nghị quyết IV của Ban
chấp hành TW khoá VII đã ch ỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các

8


cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho
HS năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng trong bài: “Một phương pháp cực kỳ quý
báu” đăng trên báo nhân dân ngày 18/11/1994 viết “PP dạy học mà các đồng chí
nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm. Người ta phải đặt ra những
câu hỏi, đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, địi h ỏi người nghe, người
đọc, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tịi… PPDH
tích cực này có khả năng phát triển được những năng lực đang ngủ yên ở mỗi
con người…”
Giáo sư Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD &ĐT, trong bài: “Cách
mạng về PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới” đăng
trên tạp chí nghiên cứu GD số 1/1995 viết: “Muốn đào tạo được con người khi
bước vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục
cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm
một cách tự chủ, năng động và sáng tạo. Người học tích cực học bằng hành động
của mình. Người học tự tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề,
khám phá ra cái chưa biết. Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho học sinh thật
nhiều tình huống chứ khơng phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học
sinh”.
Tác giả Nguyễn Kỳ trong bài “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”
đã đưa ra những cơ sở lý luận về PPDH tích cực. Tác giả cũng chỉ rõ quá trình tự
học là quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh dưới sự hướng
dẫn, tổ chức, trọng tài của thầy. Trong bài: “PP giáo dục tích cực ” đăng trên tạp chí
NCGD số 7/1993, Nguyễn Kỳ chỉ rõ: Trẻ em là chủ thể học tích cực bằng hành
động của chính mình. Lớp học là cộng đồng các chủ thể. Thầy giáo tự nguyện bỏ
vai trò chủ thể, trở thành người thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn. Với cuốn sách
“Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực”, tác giả Nguyễn Kỳ đã thực nghiệm
thành cơng và có hiệu quả PP này ở trường tiểu học Lê Văn Tám (HN). Trong
cuốn sách này tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa thầy và trị trong nhà trư ờng. Đó là
mối quan hệ thầy – lớp – trò.

9



PGS-TS Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách: “Phát triển tính tích cực, tính
tự lực của học sinh trong q trình dạy học” đã đưa ra quan niệm học là hoạt động
tích cực, tự lực và là trung tâm của quá trình dạy học và đã nêu lên các PP nhằm
tích cực hố hoạt động của HS.
1.1.3. Phân tích cơng trình liên hệ:
Th.s Nguyễn Phương Hà (2011), Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
dạy học mơn Hóa theo hướng tích cực hóa người học tại Trường cao đẳng kỹ
thuật Lý Tự Trọng, luận văn thạc sĩ. Theo tác giả, chất lượng dạy học ảnh hưởng
bởi nhiều thành tố trong đó và quan trọng là phương pháp dạy học. tác giả nêu ra
các phương pháp dạy học tích cực, những đặc trưng và điều kiện áp dụng. Từ đó đề
xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa ở Trường cao đẳng kỹ
thuật Lý Tự Trọng trên các yếu tố: đội ngũ giáo viên, tài liệu, phương tiện, thiết bị
phục vụ giảng dạy, phương pháp dạy học tích cực, tổ chức quản lý đào t ạo và
người học.
PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh (2007), Nhận thức, thái độ và thực hành của
SV với phương pháp học tích cực”, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN. Tác giả cho
rằng giữa nhận thức, xúc cảm và thực hành của SV trong vấn đề học tích cực tồn tại
một độ chênh nhất định. Trong khi phân tích độ chênh này, tác giả cũng đã phát
hiện ra một số nhân tố ảnh hưởng đến TTC học tập của SV như yếu tố giới tính,
năm học, cách chọn ngành học, nguồn gốc xuất thân, nơi cư trú hiện tại, phương
pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất.
Nguyễn Thu Hường, Đại học Sư phạm Hà Nội (2005), Tìm hiểu TTC
trong học tập của SV đối với môn học, Đề tài NCKH đạt giải SV Nghiên cứu
khoa học cấp Bộ. TTC của người học nẩy sinh trong q trình học tập nhưng nó lại
chịu nhiều tác động khác nhau nhưng nhìn chung ph ụ thuộc vào những nhân tố sau:
1.Hứng thú; 2. Nhu cầu; 3. Động cơ; 4. Năng lực; 5. Ý chí; 6. Sức khỏe; 7.
Mơitrường. Trong những nhân tố trên, có những nhân tố có thể hình thành ngay
nhưng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình dài lâu ưd ới ảnh

hưởng của rất nhiều tác động. Do đó, việc tích cực hóa người học địi hỏi một kế
hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động gia đình, nhà trư ờng và xã hội.

10


Tuy nhiên, ở đề tài này, tác giả không phân tích ảnh hưởng của những nhân tố này
đến TTC của SV đại học mà chỉ nêu vấn đề ở góc độ lý luận là chủ yếu.
1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực
 Cơ sở Triết học
Xuất phát từ quan điểm của duy vật biện chứng: mọi sự vật tồn tại trong thế
giới khách quan luôn vận động phát triển không ngừng. Trong quá trình dạy học
(QTDH) mọi thành tố cấu trúc của QTDH ln vận động, có mối quan hệ, tác động
qua lại, biện chứng với nhau. Sự đổi mới trong giáo dục nói chung, trong dạy học
mơn KTĐM nói riêng thường được bắt đầu và được biểu hiện rõ trong lĩnh v ực đổi
mới cả nội dung dạy học (NDDH) và PPDH.
 Cơ sở Tâm lý học
Dạy học phát huy tính tích cực học tập của SV dựa trên cơ sở tâm lý học cho
rằng nhân cách của con người được hình thành thơng qua các hoạt động chủ đạo và
sáng tạo, thơng qua các hoạt động có ý thức.
Theo X.L Rubinstêin (1902-1960) “Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà
chính bản thân dành được bằng lao động của mình”, SV sẽ thơng hiểu và ghi nhớ
những gì đã trải qua trong quá trình hoạt động nhận thức của bản thân bằng cách
này hay cách khác, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi đứng trước một khó
khăn về nhận thức càn phải khắc phục, một tính huống gợi vấn đề.
 Cơ sở Giáo dục học
Dạy – học phát huy tính tích cực của SV là sự thể hiện của nguyên tắc phát
huy tính tích cực và tự giác trong giáo dục, vì nó gợi được động cơ học tập của chủ
thể, phát huy nội lực bên trong, giúp người học có năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, đáp ứng mục tiêu phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

1.3. Các thuật ngữ sử dụng trong đề tài
- Cải tiến
Theo từ điển tiếng Việt 2008, cải tiến là một động từ, nghĩa là “sửa đổi cho
tiến bộ hơn”.
- Phương pháp

11


Như A.N Krưlốp đã nói “Đối với con tàu khoa học, PP vừa là chiếc la bàn, lại
vừa là bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hoạt động”. Như vậy, PP được
hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải
quyết những nhiệm nhất định.
PP theo Hegel “là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của
nội dung”. [Khoa học Lơ-gíc, I, Lời Tựa, tr. 49].
V.I. Lênnin đã nói: "... phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động
bên trong của nội dung" [V.L.Lênin. Sđd. Tr.105]
Theo Hêghen: "Như vậy phương pháp không phải là hình thức bên ngồi mà
chính là linh hồn và khái niệm của nội dung" [V.L.Lênin. Sđd. Tr.258]
sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và phương pháp thể hiện ở lôgic phát
triển của khoa học. Một khoa học với các thành phần cấu trúc của nó, đến độ
trưởng thành sẽ có khả năng trở thành cơng cụ để giành được những hiểu biết mới
tức là nó có khả năng tác động như một phương pháp. M.B. Turốpxki viết: "Tiêu
chuẩn về tính khoa học của một lí thuyết là trình đ ộ trưởng thành của nó đến mức
nó tác động với tư cách là phương pháp" [M.B. Turốpxki. Những vấn đề Triết học.
1965. Tr. 51.(bản tiếng Nga)]
Theo các GS. Hà Thế Ngữ, GS. Đặng Vũ Hoạt và PGS. Hà Thị Đức: thuật ngữ
“phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là con đư ờng, cách
thức để đạt tới mục đích nhất định. Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ: phương pháp
là cách thức; con đường, phương tiện để đạt tới một mục đích nhất định, để giải

quyết những nhiệm vụ nhất định [Hà Thế Ngữ (chủ biên), Giáo dục đại học đại
cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 1998, Tr. 166]
Tác giả Lưu Xuân Mới trong "Lý luận dạy học hiện đại" (NXB Giáo dục,
2003): PP là cách thức đạt tới mục đích và bằng một hình ảnh nhất định, nghĩa là
một hành động được điều chỉnh.
- Phương pháp dạy học
Trên cơ sở PP chung, người ta đã xây dựng khái niệm PPDH. Theo các nhà
giáo dục học trên thế giới và các nhà giáo dục học Việt Nam, cho đến nay vẫn còn
nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về PPDH.

12


Theo Iu. Babanxki “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải
quyết các nhiệm giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”.
I.Ia Lecne cho rằng: “ PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích
của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thực hành của HS, đảm bảo cho
các em lĩnh hội nội dung học vấn”.
Theo GS Đặng Vũ Hoạt - PGS. Hà Thị Đức: PPDH là tổng hợp cách thức
hoạt động của giáo viên và SV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đề ra.
Theo GS Nguyễn Văn Hộ: PPDH là tổng hợp các cách thức làm việc phối
hợp thống nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trị chủ đạo, trị đóng vai
trị tích cực, chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “PPDH là cách thức làm việc của thầy và
trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trị tự giác,
tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”.
Theo Nguyễn Như An: PPDH là tổng hợp tất cả các cách thức hoạt động
phối hợp thống nhất của GV và giáo sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
PGS. TS Đặng Thành Hưng còn chỉ ra rằng: trong tiếng Nga, Bungary, Ba
Lan… mới có cụm từ đúng nghĩa v ới từ PPDH trong tiếng Việt, còn các nư ớc

dùng tiếng Anh không dùng thuật ngữ PPDH mà trình bày phạm trù này trong hai
hình thức: PP giảng dạy hoặc PP học.
Trong phạm vi đề tài này, do điều kiện hạn chế, tác giả không đi sâu nghiên
cứu cơ sở lý thuyết của các trường phái dạy và học khác nhau mà chỉ tổng hợp và
trình bày về PP giảng dạy của giảng viên.
- Cải tiến PPDH
Cải tiến PPDH là thay đổi các PPDH đã và đang được sử dụng theo hướng tối
ưu hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở khai thác, kế thừa triệt để các ưu điểm
sẵn có và vận dụng linh hoạt một số PPDH tích cực nhằm phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của SV, từ đó nâng cao được khả năng tự học, tự nghiên
cứu cũng như nâng cao các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin, kỹ năng tự phát triển.
- Tính tích cực

13


×