Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THU NHUẦN

KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN
LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THU NHUẦN

KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN
LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ ANH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Khảo sát truyện kể dân gian
Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hồng Thu Nhuần

Xác nhận của khoa chun mơn

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

GS.TS Vũ Anh Tuấn

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn
GS.TS Vũ Anh Tuấn - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô Khoa Ngữ Văn
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị ở UBND xã Quảng Khê
và UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cùng những người dân
nơi đây đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan để
em hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những thành
công cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Thu Nhuần

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI
TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ
BA BỂ ............................................................................................................... 10
1.1. Con người và vùng đất Ba Bể.................................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lí................................................................................................ 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 11
1.1.3. Con người Ba Bể ..................................................................................... 14
1.2. Các thể loại thuộc loại hình truyện dân gian các dân tộc lưu truyền ở
vùng hồ Ba Bể ................................................................................................... 15
1.3. Giới thuyết một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu VHDG từ
góc nhìn văn hóa ................................................................................................ 17
1.3.1. Một số khái niệm về văn hóa ................................................................... 17
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa ............ 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG ....................................................................................................... 24
2.1. Khái quát về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng Hồ Ba Bể ............... 24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.1.1. Về truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể ................. 24
2.1.2. Về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể ............................ 25
2.2. Thần thoại - truyền thuyết vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về
thiên nhiên và lịch sử ......................................................................................... 26
2.2.1. Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về thiên nhiên ......................... 26
2.2.2. Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về lịch sử ................................ 29
2.3. Truyện cổ tích Bắc Kạn vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về con
người và xã hội .................................................................................................. 33
2.3.1. Truyện cổ tích lồi vật ở Ba Bể ............................................................... 34
2.3.2. Truyện cổ tích thần kì Ba Bể ................................................................... 37
2.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể ............................................................... 38
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 40
Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT ................................................................................................ 42
3.1. Những đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật truyện kể
dân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể.................................................................. 42
3.1.1. Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của thần thoại,
truyền thuyết ...................................................................................................... 42
3.1.2. Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của cổ tích ......... 53
3.2. Những đặc điểm văn hóa tộc người qua hệ thống mơ típ trong truyện
kể dân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể ............................................................. 66
3.2.1. Các mơ típ cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể .... 66
3.2.2. Mơ típ giải thích địa danh, phong tục ...................................................... 68
3.2.3. Mô tip kết cấu, cốt truyện trong truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể ............. 70
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 71
KẾT LUẬN....................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76


iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do học thuật
Vấn đề nghiên cứu văn học và văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa đã
và đang là một hướng nghiên cứu có tính mới mẻ cập nhật hiện đại ở nước ta
trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn nói
chung và nhân dân vùng hồ Ba Bể nói riêng đã xây dựng cho mình một kho
tàng văn học dân gian mang đậm bản sắc của các tộc người nơi đây, nhưng
nhìn chung vẫn nằm trong nguồn mạch thống nhất của văn hóa Việt
Nam. Nói cách khác, văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể với
những đặc sắc riêng đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng
nhưng thống nhất của văn học dân gian Việt Nam. Vùng hồ Ba Bể là một
trong những cái nơi của văn hóa Tày cổ. Nơi đây, hội tụ đầy đủ các loại
hình văn học dân gian, trong đó có truyện kể dân gian. Thể loại này phát
triển khá phong phú, đa dạng, phản ánh rõ nét về lịch sử, địa lí, văn hóa,
ngơn ngữ, bản sắc con người vùng miền này. Theo khảo sát, nó chưa
từng được nghiên cứu một cách hệ thống.
1.2. Lý do nghiệp vụ
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, học tập văn học dân gian địa phương
trong hệ thống nhà trường ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng
vẫn chưa được chú trọng. Hiện nay, cũng như các tỉnh khác, tỉnh Bắc Kạn
đang có chủ trương đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trường
phổ thơng, giúp các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyền
thống văn hóa lịch sử, về mảnh đất, con người nơi mình đang sống và làm

việc. Là một giáo viên THPT, thiết nghĩ việc nghiên cứu, khảo sát về truyện
kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể là việc làm cần thiết để gìn giữ di sản văn hóa
phi vật thể của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân các dân tộc Ba

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bể nói riêng. Đồng thời, việc làm này cũng có ý nghĩa thiết thực và bổ ích
trong cơng tác giảng dạy.
Hơn nữa, bản thân là một người con của dân tộc Tày, sinh ra trên mảnh
đất Ba Bể thân yêu, tôi luôn mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụ
thể về văn học dân gian dân tộc mình. Từ đó, khẳng định những giá trị tiêu
biểu của bộ phận văn học này, đồng thời muốn góp tiếng nói tri ân của mình
với vùng đất q hương Ba Bể.
1.3. Lý do xã hội
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nước ta.
Cùng với thời gian, mặc dù có khơng ít những thay đổi về địa dư hành chính,
về địa danh, địa giới nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn là một địa bàn gắn kết bởi q
trình lịch sử văn hóa trên nền tảng cảnh quan địa lí với các sắc thái độc đáo
và đa dạng.
Do vận động kiến tạo địa chất, thiên nhiên hào phóng đã tạo nên một
vùng đất Bắc Kạn có những kì quan thiên nhiên độc đáo, nổi lên trên hết là
vùng hồ Ba Bể. Danh thắng hồ Ba Bể từ lâu đã đi vào thơ văn:
Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh
(Ca dao)
Câu ca dao nổi tiếng trên đã khái quát được về mảnh đất Ba Bể nói
riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung - một vùng đất giàu đẹp và nên thơ.

Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là người Tày,
Nùng, Việt, Dao, Sán Chay, Mông, Hoa…Suốt chặng đường dài dựng nước
và giữ nước, các dân tộc anh em đều sống xen kẽ, họ cùng chung sức, chung
lòng, xây dựng quê hương, đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm đồng thời
cũng đã sáng tạo ra một nền văn hóa dân gian của mỗi dân tộc vô cùng đặc
sắc và phong phú.
Khi nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, các nhà nghiên cứu đã có cơ sở
khoa học để lí giải rằng: có thể toàn bộ khu vực Bắc Kạn theo đơn vị hành
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chính hiện nay vốn đã là một trung tâm nguyên sơ bản địa của văn hóa Tày
cổ. Tuy nhiên nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nên Bắc Kạn cũng là
điểm hội tụ, đan xen và gắn kết văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong
vùng. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc trên quê
hương Bắc Kạn đã góp một phần tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc của
các dân tộc Việt Nam.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở
vùng hồ Ba Bể là tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của các
dân tộc nơi đây, đồng thời để tăng cường sự đoàn kết giữa các tộc người anh
em là một việc làm có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng
một đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh, xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khảo sát, nghiên cứu truyện kể
dân gian từ góc nhìn văn hóa đã và đang là một hướng tiếp cận nghiên cứu
hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã
và đang được đặt ra như một thách thức trước xu hướng tồn cầu hóa.
Từ những lí do trên đây, tơi đã chọn đề tài Khảo sát truyện kể dân gian
Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa với hi vọng sẽ

đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể và toàn
diện về truyện cổ Bắc Kạn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Truyện kể Bắc Kạn nói chung, truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở
vùng hồ Ba Bể nói riêng, với bản sắc riêng của các dân tộc vùng miền này đã
góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng của nền văn học dân gian Việt
Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểu
số, đặc biệt ở vùng hồ Ba Bể, đến thời điểm hiện nay vẫn còn ít được chú ý.
Nhưng cũng phải kể đến các công trình dày cơng sưu tầm và giới thiệu văn
bản truyện kể như Truyện kể Việt Bắc (Hoàng Quyết biên soạn, lời giới thiệu
của Nông Quốc Chấn, 1963); Truyện cổ Tày - Nùng (1974); Truyện cổ các

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dân tộc ít người Việt Nam (1978), Truyện cổ Bắc Kạn (2000); Sưu tập và
khảo cứu truyện cổ Tày của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng (Khoa Ngữ
văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên); Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian
miền núi dưới góc độ loại hình của tác giả Vũ Anh Tuấn (Tạp chí văn học số
4 - 1991); Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày
vùng Đơng Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án Phó Tiến sĩ 1991). Sự ra đời của các cơng trình trên đã khẳng định vị trí và giá trị của
truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong kho tàng truyện kể các dân tộc
Việt Nam. Còn cuốn Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc
Kạn (2004) phản ánh khá chi tiết về những kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp của đồng bào, về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những
nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa
của các dân tộc trong tỉnh. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn
hóa ở Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng. Bên cạnh đó, các luận

văn Truyện thơ Nôm Tày - Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân gian và văn
hóa Tày của Hà Thị Bích Hiền (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội
2003), Khảo sát và so sánh một số típ truyện kể dân gian Tày - Việt của
Lương Anh Thiết (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên 2003),
Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn của Mai
Thu Thủy (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2005) đã đem dến cho
người đọc cái nhìn cụ thể, chi tiết những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
của một số thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói chung.
Cịn luận văn Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng của Nguyễn
Thị Tân Hương (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2012)
khảo sát về 3 thể loại truyện kể dân gian thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
của hai dân tộc Tày - Nùng ở Lạng Sơn và đặc điểm của 3 thể loại đó trên
một số bình diện. Đây thực sự là tài liệu quý báu, gợi dẫn chúng tôi tiếp tục
thực hiện đề tài của mình.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Hiện nay, vùng hồ Ba Bể vẫn còn là một vùng tương đối nguyên sơ
mà những ồn ào của thế giới hiện đại chưa thực sự len lỏi đến được. Ở đó
cịn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc rất riêng của các dân tộc nơi
đây. Khu vực hồ Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3000 người thuộc 5 nhóm dân
tộc khác nhau. Hơn 2000 năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này
và trở thành tộc người chiếm đa số ở vùng này. Người Nùng, người Dao đến
cư ngụ khoảng 100 năm về trước. Cịn người Kinh và người Mơng chỉ mới
di cư đến. Tuy nhiên, miền đất này còn là nơi tinh hoa văn hóa nhiều dân tộc
cùng hội tụ, làm nên bản sắc văn hóa đậm đà, riêng biệt và là nơi ẩn tàng
những “nguồn lợi” quý báu về văn hóa, văn học dân gian. Nhưng nó địi hỏi

chúng ta phải dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết trong nghiên cứu,
tìm hiểu. Cho đến thời điểm này, ngồi tập III - Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm
tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Tồn sưu tầm,
biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuất
bản năm 2002, thì chưa có thêm cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt về
văn hóa, văn học dân gian vùng hồ Ba Bể. Chỉ có một số bài viết nhỏ, lẻ về
văn hóa như bài viết Người Tày xưa qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Ba Bể (2012). Bài viết đơn thuần chỉ là đôi điều cảm nhận
của tác giả về dân tộc Tày qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn; Nét văn hóa đặc
sắc của cư dân vùng hồ Ba Bể của tác giả Thu Cúc đăng trên Cổng thông tin
điện tử Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2018). Tác giả bài viết này cũng chỉ điểm
qua một số nét đặc sắc về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tày,
Nùng, Dao, Mông định cư vùng hồ Ba Bể.
Trên đây, tôi đã điểm qua một số cơng trình sưu tầm, nghiên cứu về văn
học dân gian nói chung và văn hóa, văn học dân gian Bắc Kạn nói riêng. Qua
đó, có thể thấy văn học dân gian Bắc Kạn đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm, tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, vẫn
chưa có cơng trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống về truyện kể

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. Điều đó càng kích
thích chúng tơi mạnh dạn đi vào đề tài này. Tôi hi vọng đề tài của mình sẽ
góp thêm một tiếng nói làm phong phú hơn, sâu sắc hơn về giá trị của truyện
cổ Bắc Kạn, đặc biệt là truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn có tên là Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu
truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu
của luận văn sẽ là truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể
(in trong cuốn Truyện cổ Bắc Kạn, tập III) đã được sưu tầm, biên soạn, chỉnh
lí và xuất bản. Sau khi điểm qua tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu văn
học dân gian Bắc Kạn, tôi tiến hành khảo sát các thể loại văn học dân gian
lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tìm hiểu những nội dung liên quan đến truyện kể dân
gian trên địa bàn vùng hồ Ba Bể. Đặc biệt là 2 xã Quảng Khê và Đồng Phúc
vì đây là những vùng còn lưu giữ nhiều nhất các truyện kể dân gian.
Luận văn chủ yếu khảo sát 2 nhóm thể loại cơ bản trong truyện kể dân
gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể: Thần thoại - truyền thuyết và truyện cổ
tích của hai dân tộc Tày, Dao.
Nguồn tư liệu: Nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu đã được công bố. Tài
liệu được chọn làm tài liệu khảo sát chính là tập III -Truyện cổ Bắc Kạn do
nhóm tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Toàn sưu
tầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thơng tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn
xuất bản năm 2002. Ngoài ra, tơi có mở rộng thêm biên độ khảo sát là các
tác phẩm do tác giả luận văn điền dã, sưu tầm và các truyện cổ của các dân
tộc ở các địa phương khác để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan. Cụ thể:
Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hóa - Viện văn học, H, 1963.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Truyện cổ Tày - Nùng, Nxb Văn học, H, 1974.
Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 2009.

Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, H, 2009.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu những giá trị loại hình và
đặc thù của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể về nội dung và
nghệ thuật được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. Cụ thể là :
4.1. Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu văn học trong văn hóa
nói chung và các phương pháp cụ thể trong việc khảo sát tìm hiểu và
nghiên cứu các cơ sở nền tảng và giá trị văn hóa trong văn học dân gian
để vận dụng vào việc nghiên cứu truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể - Bắc
Kạn qua các thể loại chính.
4.2. Từ đó, thấy được quan niệm về thiên nhiên, về lao động sản xuất,
về quan hệ giữa người và người trong xã hội, về đời sống văn hóa, tinh thần
của nhân dân các dân tộc Ba Bể. Qua đây, luận văn cũng cố gắng tìm hiểu vì
sao vùng đất và các dân tộc nơi đây lại lưu giữ một số lượng truyện kể
dân gian phong phú, đặc sắc đến như vậy. Qua luận văn, góp phần bảo
tồn, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát huy tác dụng tốt đẹp của nó
trong cuộc sống ngày nay.
4.3. Việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ
Ba Bể từ góc nhìn văn hóa cịn có ý nghĩa thực tiễn, giúp địa phương có
chính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn bản sắc văn hóa của riêng Ba Bể đây cũng là một yếu tố khiến Ba Bể càng trở nên hấp dẫn trên phương
diện du lịch sinh thái. Nghiên cứu giá trị văn hóa từ kho tàng truyện kể dân
gian, phát huy giá trị tốt đẹp của chúng cũng là để góp phần phát triển đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp điền dã: Với phương pháp này, tôi trực tiếp tìm hiểu giá
trị văn hóa của VHDG giữa đời sống bằng cách đi đến những vùng đất đã
hoạch định: xã Quảng Khê, xã Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;
gặp gỡ và phỏng vấn nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi để nắm bắt thông tin
phục vụ cho đề tài nghiên cứu; đặc biệt là gặp gỡ các già làng, trưởng bản,
các nghệ nhân để tiến hành sưu tầm tác phẩm.Với phương pháp này, tơi có
được cơ sở dữ liệu và những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài
cũng như đảm bảo tính khách quan của đề tài.
5.2. Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân
loại và tiến hành nghiên cứu phân tích so sánh tổng hợp trên các văn bản đã
được cố định để thấy được đặc điểm văn hóa tộc người, mối quan hệ giữa
văn hóa và văn học dân gian trong truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể. Từ đó,
qua việc khảo sát truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn
văn hóa, luận văn sẽ làm sáng tỏ các giá trị văn hóa - thẩm mỹ phổ quát và
đặc thù trong truyện kể dân gian vùng Hồ Ba Bể.
5.3. Phương pháp hệ thống - liên ngành: Chúng tôi xem truyện kể dân gian
lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và có
mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như văn hóa, lịch sử, tơn
giáo…Từ đó, lý giải những bình diện cụ thể trong bản chất và đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật của truyện kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể bằng các
thao tác phân tích giải mã văn hóa. Trong đó, trên góc độ khoa học văn học
dân gian, việc vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: lịch
sử, địa lí, dân tộc học, văn hóa học…như là các viện dẫn khoa học để làm
sáng tỏ những giá trị văn hóa của văn học dân gian sẽ rất hữu ích cho việc
nghiên cứu.

8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5.4. Một số phương pháp cụ thể : Thống kê, phân loại, phân tích, so sánh
tổng hợp….Các phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện, đối
chiếu… các vấn đề để làm nổi bật nét riêng của truyện kể dân gian lưu
truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, Nội dung luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về con người và vùng đất Ba Bể với di sản
truyện kể dân gian.
Chương 2: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền
ở vùng hồ Ba Bể từ phương diện nội dung.
Chương 3: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng
hồ Ba Bể từ phương diện nghệ thuật.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI
TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN
Ở VÙNG HỒ BA BỂ
1.1. Con người và vùng đất Ba Bể
1.1.1. Vị trí địa lí
Theo tài liệu [39], địa danh, địa giới Bắc Kạn được xác định như sau:

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Bắc Kạn
được tái lập ngày 01/01/1997. Có 8 đơn vị hành chính, đó là: Thành phố Bắc
Kạn; các huyện: Bạch Thơng, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn,
Pác Nặm. Trong đó, Ba Bể là huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh, cách
trung tâm tỉnh lị 60 km về phía Bắc, phía đơng giáp huyện Ngân Sơn và
huyện Ngun Bình (tỉnh Cao Bằng), phía tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh
Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Pác Nặm và huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao
Bằng), phía nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Đồn.
Địa phận huyện Ba Bể ngày nay, vào thời Lí thuộc đất huyện Vĩnh
Thơng; thời nhà Lê nằm ở châu Bạch Thơng thuộc phủ Thơng Hóa. Thị trấn
Chợ Rã là huyện lỵ Ba Bể, đồng bào địa phương gọi là Chợ Slo. Tên gọi
Chợ Rã xuất hiện sớm trong lịch sử, được nêu lên trong Dư địa chí của
Nguyễn Trãi và sau đó được nêu trong Đại Nam nhất thống chí, trong mục
Thái Nguyên thổ sản.
Hiện nay, huyện Ba Bể có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã: Thượng
Giáo, Địa Linh, Bành Trạch, Cao Thượng, Đồng Phúc, Nam Mẫu, Quảng
Khê, Khang Ninh, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Yến Dương, Chu Hương, Hà Hiệu,
Phúc Lộc, Mỹ Phương và 1 thị trấn: Chợ Rã.
Có thể nói, bao nhiêu năm qua Ba Bể vẫn luôn trở thành một vùng đất
hấp dẫn!

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi lung linh…

Một lần đã tới, ơi Ba Bể
Muốn ở đây thơi chẳng muốn về.
(Hồng Trung Thơng)
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Ba Bể là một huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi
nên giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng
cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân
lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kì thú. Theo tài
liệu [39], [40], [48], địa hình Ba Bể với nhiều đồi núi cao thấp khác nhau, độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 700m. Phía Bắc là dãy Phja Bjc có
độ cao 1.578m chạy dài theo hướng đơng - nam được ví như mái nhà của 3
huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông. Ngồi ra cịn có các dãy núi chạy theo
nhiều hướng thấp dần từ bắc sang đông nam chia cắt địa hình huyện thành
những thung lũng có địa hình phức tạp. Vể tổng quan có thể chia huyện Ba
Bể thành hai vùng địa hình rõ rệt: vùng núi cao và vùng núi thấp. Vùng núi
cao chủ yếu nằm ở hướng đông bắc và tây - tây bắc, vùng này rải rác có
những dãy núi đá cao, độ dốc lớn, có các khu ruộng bậc thang xen kẽ. Ba Bể
chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Đất
canh tác chủ yếu là nương rẫy thích hợp cho việc trồng cây lương thực cạn,
cây đặc sản, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi
thấp xen kẽ đồng ruộng tương đối bằng và thấp trũng tập trung ở khu trung
tâm và hướng nam, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực như: lúa
nước, ngô, đậu đỗ các loại, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi tiểu gia súc,
gia cầm

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Huyện Ba Bể nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm từ 21đến 23 độ C. Vùng đất Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng,
mưa…thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Khí hậu vùng hồ
Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm. Nơi đây một năm
được chia làm 2 mùa chính: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ
trung bình từ 22 đến 28 độ C, thường xảy ra mưa to gió lốc, gây lũ lụt. Mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 14 đến 19 độ C
(lạnh nhất là tháng 1). Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, đặc biệt là
ở khu vực khe núi hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài khơng có
lợi cho sự sinh trưởng của động thực vật và sinh hoạt của con người.
Ba Bể có nhiều sơng, suối, một số xã có sơng Năng chảy qua rất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm
trong việc lợi dụng sức nước để phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất như cối
giã gạo, máy bật bông, làm thủy điện mini, xuôi mảng….Mặt khác, đường
thủy sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông
tương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn,
huyện Na Hang (Tuyên Quang). Tuy nhiên, hàng năm từ tháng 6 đến tháng
10 thường có các trận mưa lũ lớn, các suối nhỏ thường gây lũ quét tại các xã
vùng cao nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng
cây trồng.
Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có nguồn tài
nguyên động thực vật quý hiếm nhưng do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy
và săn bắt bừa bãi nên tài ngun rừng cạn kiệt, các lồi động vật q hiếm
khơng còn nhiều. Hiện nay chỉ còn khu vực vườn quốc gia Ba Bể là rừng
nguyên sinh với diện tích 23.340 ha. Vườn quốc gia Ba Bể ngày nay là một
di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vơi có
tới 417 lồi thực vật, trong đó có nhiều gỗ quý như: đinh, lim, sến, nghiến,
lát…ngồi các loại thực vật thân gỗ cịn có hàng trăm loài phong lan, địa lan,

12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trúc dây cùng nhiều cây dược liệu quý hiếm và 299 lồi động vật có xương
sống. Nhiều lồi động vật q vẫn cịn lưu giữ được như phượng hồng đất,
gà lơi, voọc mũi hếch. Trong hồ Ba Bể vẫn cịn 49 lồi cá nước ngọt trong đó
có một số lồi quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên…
Sơng Năng gần như nằm trọn vẹn trong lịng huyện Ba Bể. Thượng
nguồn của nó nằm trên hai xã: Bằng Thành và An Thắng cịn có vàng sa
khống mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhân dân các dân tộc
huyện Ba Bể. Gắn liền với phía tây - nam của hồ Ba Bể là thác Đầu Đẳng
có độ dốc cao, lưu lượng nước lớn, tạo ra khả năng thủy điện có cơng suất
cao cho huyện Ba Bể.
Huyện Ba Bể được thiên nhiên ưu đãi có một danh lam thắng cảnh nổi
tiếng là hồ Ba Bể rộng gần 500 ha. Hồ là nơi đổ vào của các con sông, suối,
đó là sơng Năng ở phía đơng, suối Tả Han ở phía Bắc và suối Nam Cường ở
phía tây bắc. Độ sâu trung bình của hồ là 20 - 35m, dung tích 90 triệu m3
nước. Do sự biến đổi của địa hình cacxtơ đã tạo thành một hồ trên núi đá vôi
với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Hồ gồm 3 bể lớn theo tên địa phương
là Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng, có lẽ vì thế mới có tên gọi là hồ Ba Bể. Phía bắc
hồ có một đảo nhỏ nằm ở giữa hồ đó là đảo Pị Giả Mải (đảo bà góa). Ba Bể
cịn có Ao Tiên với huyền thoại đầy tính nhân văn, có sơng Năng với động
Png và thác Đầu Đẳng kì vĩ gắn liền với hồ Ba Bể trở thành khu danh lam
thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta [39].
Với điều kiện tự nhiên như trên, đặc biệt là quần thể hồ và các dịng
sơng, con suối, núi rừng, hang động gắn liền với hệ động thực vật phong phú
cùng với các truyền thuyết, phong tục, văn hóa, lễ hội trong vùng đã tạo nên
một trong những vùng di sản thiên nhiên vật thể và phi vật thể đẹp vào bậc
nhất ở phía Bắc của nước ta. Khơng những thế, những sông, những suối,

những động, những hồ đã được nhân dân các dân tộc vùng hồ Ba Bể thể hiện
sinh động trong kho tàng truyện kể dân gian, trong đó có các truyện kể thuộc
thể loại thần thoại - truyền thuyết, cổ tích.
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3. Con người Ba Bể
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi hội tụ, sinh sống của
các dân tộc anh em, thành phần dân tộc chính là : Tày, Kinh, Nùng, Dao,
H’Mơng, Hoa, Sán Chí và một số dân tộc khác. Theo khảo sát của các nhà
nghiên cứu, đặc biệt là qua các tài liệu [4], [39], [40], [48] cho thấy: dân tộc
Tày có số dân đông nhất, sinh sống tập trung thành làng bản, nà, khuổi dọc
theo thung lũng ven các sông, suối lớn của huyện. Người Tày hiện đang cư
trú trên địa bàn 16/16 xã, thị trấn của huyện Ba Bể. Trên mặt bằng chung,
văn hóa truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn tương đối thống nhất, sự
khác biệt giữa các vùng, địa phương khơng đáng kể. Đó là những điều kiện
thuận lợi để người Tày gìn giữ, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của
dân tộc.
Dân tộc Dao có số dân đông thứ hai sau dân tộc Tày (chiếm 18%). Dân
tộc Nùng chiếm 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen
kẽ trong các bản làng của người Tày. Đồng bào Nùng cũng trồng lúa nước và
trồng ngô cùng các loại hoa màu khác như đồng bào Tày.
Dân tộc H’Mông chiếm khoảng 9%, bằng nửa số dân người Dao. Dân
tộc Dao và dân tộc H’Mông sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, làng bản
thưa thớt, nhà cửa đơn sơ.
Dân tộc Hoa và Kinh chiếm khoảng 6,1% dân số, sống tập trung chủ
yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán. Trước đây nền kinh tế tự nhiên
giữ vai trò khá quan trọng, đồng bào tiến hành săn bắt, hái lượm các sản vật

tự nhiên bổ sung các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi làm bữa ăn hàng ngày.
Có thể khẳng định, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các dân tộc đã xây
dựng nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng, việc làng, việc nước có nhau, từ
việc nhà cửa tới việc ma chay, cưới xin, đắp đập, khơi mương, cấy lúa, làm
cốm….Đồng bào sống thuần phác, chân thành, hào hiệp, mến khách, có tinh
thần tương thân, tương ái, thăm hỏi, giúp đỡ những người họ hàng hay làng

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xóm gặp hồn cảnh khó khăn, đau ốm, bệnh tật….Dân tộc nào cũng hăng hái
tham gia các hoạt động cộng đồng, hay kết bạn, giữ mãi tình anh em, họ
hàng từ 5 đến 7 đời. Đồng thời, các dân tộc cũng đã sáng tạo ra một nền văn
hóa, văn học dân gian vơ cùng đặc sắc và phong phú, góp một phần tạo dựng
nên nền văn hóa, văn học đặc sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
1.2. Các thể loại thuộc loại hình truyện dân gian các dân tộc lưu truyền
ở vùng hồ Ba Bể
Tài liệu chính mà chúng tơi dùng để khảo sát chính là tập III - Truyện
cổ Bắc Kạn do nhóm tác giả Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Bàn Tuấn Năng,
Hoàng Hoa Toàn sưu tầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thơng tin - Thể
thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2002. Mặc dù tên sách là Truyện cổ Bắc
Kạn nhưng công trình trong tập III được sưu tầm trong phạm vi vùng hồ Ba
Bể. Tuy nhiên, số lượng các truyện cũng chưa dừng lại như đã được sưu tầm,
biên soạn.
Theo thống kê, số lượng truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể
đã được in trong tập III - Truyện cổ Bắc Kạn là 93 truyện, trong đó: Thần
thoại- truyền thuyết: 24 truyện. Truyện cổ tích: Truyện cổ tích lồi vật: 10
truyện; Truyện cổ tích thần kỳ: 18 truyện; Truyện cổ tích sinh hoạt: 24

truyện; Truyện cười: 12 truyện; Truyện ngụ ngôn: 05 truyện
Dựa vào cách phân loại trên, ta có thể nhận thấy truyện kể dân gian lưu
truyền ở vùng hồ Ba Bể có 2 thể loại chiếm số lượng tương đối lớn: thần
thoại - truyền thuyết, cổ tích. Tuy nhiên, số lượng truyện kể ở 2 thể loại này
không đều nhau. Chiếm số lượng nhiều nhất là truyện cổ tích. Thần thoại truyền thuyết, số lượng cịn hạn chế. Điều này có lẽ là khơng phải họ khơng
quan tâm đến nguồn gốc, sự hình thành của vũ trụ, mn lồi trong thế giới
quanh mình, mà có thể xuất phát từ việc sưu tầm, khảo cứu thể loại này thần thoại, truyền thuyết - thể loại ra đời sớm nhất và đã khơng cịn xuất hiện
ở thời kì sau.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Qua thống kê, phân loại trên, có thể khẳng định sự giàu có và phong
phú của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể. Đó là một kho tàng
văn hóa được nảy sinh trên nền văn minh nông nghiệp, văn minh thung lũng.
Những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đều thấm đẫm tâm tư,
tình cảm, phong tục, tập quán sinh hoạt của con người nơi đây. Tuy
nhiên, ranh giới giữa các thể loại trên cũng chưa thật rõ ràng. Có một số
thể loại gần như sát nhập vào nhau như thần thoại được truyền thuyết hóa
và truyền thuyết được cổ tích hóa.
Hơn nữa trải qua những biến thiên của thời gian và sự vận động, bảo
lưu và lưu truyền trong một khơng gian rộng lớn thì giữa các thể loại của văn
học dân gian nói chung và truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể
nói riêng có sự “xâm nhập, giao thoa, tiếp xúc” với nhau trong các thể loại
truyện kể và các thể loại văn hóa, văn học dân gian khác hoặc văn hóa, văn
học dân gian của các dân tộc khác. Các lớp thể loại truyện kể dân gian này
chồng chất lên nhau trong một truyện kể hoặc sự phân hóa các truyện kể
thành nhiều xu hướng. Tuy nhiên, nó vẫn là sản phẩm văn học dân gian địa

phương, một loại hình văn hóa tinh thần bất biến, chảy trơi từ từ trong đời
sống xã hội. Lẽ thường sẽ có nhiều luồng ý kiến, nhận định, đánh giá khác
nhau theo chủ quan của người nghiên cứu khi phân loại về thể loại truyện kể
dân gian.
Từ một số phân tích trên, trong quá trình khảo sát truyện cổ dân gian
lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi chỉ khảo sát trên
hai thể loại: thần thoại - truyền thuyết và truyện cổ tích của hai dân tộc Tày,
Dao với 76 mẫu truyện. Cụ thể:
Thần thoại - truyền thuyết: Số truyện do người Tày kể: 23 truyện; người
Dao kể: 01 truyện
Truyện cổ tích: Số truyện do người Tày kể: 37 truyện; người Dao
kể: 15 truyện.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tuy số lượng bản kể sưu tầm được không nhiều nhưng đây đều là
những bản kể tiêu biểu, đặc sắc cho văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồ
Ba Bể.
1.3. Giới thuyết một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu VHDG từ
góc nhìn văn hóa
1.3.1. Một số khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ La tinh
“Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agrilà
“gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animilà “gieo trồng tinh thần” tức là “sự

giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”.
Có thể dẫn một vài quan điểm, định nghĩa của các tác giả về văn hóa
như sau:
Trong Từ điển Tiếng Việt, Hồng Phê (chủ biên), định nghĩa như sau:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [35, tr.100].
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã
định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình [41, tr.20].
UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc đã đưa ra
200 quan niệm về văn hóa và đi đến một thống nhất chung như sau: Trong ý
nghĩa rộng nhất, văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con
người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng
tạo ra những cơng trình vượt trội lên bản thân.
Trong việc tiếp thu từ các cơng trình trước đó, tác giả Đỗ Lai Thúy cho

rằng: Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên [49, tr.16,17].
Cịn tác giả Phan Ngọc cho rằng: Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ
giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người, một
cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau,
tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ [29, tr.17].
Về các cơng trình nghiên cứu về văn hóa: Việt Nam văn hóa sử cương
của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải
Tùng Thư là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về văn hóa. Tiếp đó, những cơng
trình nghiên cứu khác như: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới của Phan
Ngọc (1994), Văn hóa học đại cương và Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần
Quốc Vượng (chủ biên) (1932), Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc
Thêm (1999), Văn hóa Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận của Lê Ngọc
Trà (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc (2010),…. Những
cơng trình này đã đã cho chúng ta thấy rõ đặc điểm bản sắc văn hóa Việt
Nam trong mơi trường sinh thành và phát triển của nó.
Như vậy, nhìn chung, theo các tác giả, văn hóa có những đặc điểm cơ
bản sau: Văn hóa là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử riêng chỉ con
người mới có. Hoạt động sáng tạo đó bao gồm mọi ứng xử của con người với
nhau và con người với tự nhiện - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sống: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Những hoạt
động sáng tạo đó đã đạt được nhiều thành tựu về giá trị văn hóa, được bảo
tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường
giáo dục (theo nghĩa rộng). Văn hóa là thể hiện của mối quan hệ giữa thế

giới biểu tượng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc
người, một cá nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác tạo thành những
nhân cách văn hóa (cá nhân), những nền văn hóa khác nhau (cộng đồng).
Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo của
quá trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng người tạo nên. Văn hóa được tạo
ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Và chính văn
hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự
xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình
xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương
tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã
hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động
của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nghiêng về cách
hiểu văn hóa gắn liền với những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra,
trong sự tương tác giữa giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình theo định nghĩa của UNESCO và Trần Ngọc Thêm.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa
Trong giới nghiên cứu Folklore thế giới việc nghiên cứu văn học dân
gian từ góc nhìn văn hóa là vấn đề rất phổ quát. Có thể nhắc tới những cơng
trình nổi tiếng như Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả - Jean
Chevalier và Alain Gheerbrant (1997), NXB Đà Nẵng; - V. Prốp Tuyển tập,
NXBVHTT 2004, E. Mêlêtinxki Thi pháp của huyền thoại, NXBĐHQGHN,
2005, James George Frazer Cành vàng (Bách khoa thư về văn hóa nguyên

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×