Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ba bài học lãnh đạo từ Tổng thống Mỹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 4 trang )

Ba bài học lãnh đạo từ Tổng thống Mỹ
Ngày 6/11 là thời khắc trọng đại mà người dân Mỹ chờ đợi trong 4 năm qua, đây là
lúc để họ quyết định ai sẽ là người dẫn dắt đất nước trong thời gian tới, vượt qua
những hệ quả từ suy thoái kinh tế, tạo ra công ăn việc làm mới và đảm bảo những
cam kết xã hội.


Trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới, các "ông chủ" của Nhà Trắng
không chỉ là những chính trị gia xuất sắc mà họ
còn phải am hiểu tường tận kinh tế, xã hội để đưa ra những quyết định có thể "thay
đổi" cả thế giới. Tạm không bàn đến vị trí tổng thống Mỹ hay ai sẽ đắc cử, hãy
cùng nhìn lại một số Tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ, những doanh nhân có thể
học được không ít bài học lãnh đạo từ họ.


Chân thật là chiến lược tốt nhất


Vị Tổng thống đầu tiên của người Mỹ là George Washington, ông mang trong
mình nhiều tính cách hơn là một vị tướng quân lớn có khả năng thuyết phục mọi
người. Phong cách lãnh đạo, tầm nhìn và lòng dũng cảm của ông đã đoàn kết được
một quốc gia ngập chìm trong chiến tranh và xây dựng một đất nước trên con
đường đi đến sự giàu có. Ngày nay, các trường học ở Mỹ vẫn kể đi kể lại câu
chuyện dân gian về George Washinton chặt cây anh đào của cha, thay vì giấu lẹm
mọi việc, cậu bé George đã thừa nhận mọi lỗi lầm; "Tôi không thể nói dối".


Chính sự chân thật và thẳng thắn của ông đã dạy cho những nhà kinh doanh của
thế kỷ 21 biết cách làm thế nào để đương đầu với các tình huống tiêu cực với
truyền thông. Đối với George Washinton, hình mẫu của một nhà lãnh đạo là người
chân thành, có tầm nhìn và phải truyền được cảm hứng tới mọi người.




Ngày nay, sức mạnh từ truyền thông khiến mọi hoạt động của doanh nghiệp được
"công khai" và không thể che giấu, do đó những giá trị mà người lãnh đạo tạo ra
cho doanh nghiệp cần phải chân thành và chân thật, đó chính là nguyên tắc "sống
còn", chiến lược kinh doanh thông minh và khéo léo nhất.


Sẵn sàng hợp tác với đối thủ cạnh tranh


Ở Mỹ, hình ảnh những vị Tổng thống có công nhất sẽ được đặt trên những đồng
tiền giá trị nhỏ nhất để "nhắc nhở" người dân luôn nhớ đến công lao của họ.
George Washinton được in hình trên đồng bạc 1 USD, còn người đã thống nhất
nước Mỹ từ nội chiến, giải phóng chế độ nô lệ, Abraham Lincoln được đặt trên
đồng 5 USD. Để trở thành người có công lớn nhất của nước Mỹ, vị luật sư
Abraham Lincoln ngay từ những ngày còn trẻ đã thấu hiểu, cảm thông với những
nô lệ gia đen và bất bình trước sự đàn áp từ địa chủ phương Nam, chính điều này
đã giúp Lincoln trở thành vị Tổng thống có một không hai khi đưa các đối thủ khó
chịu của ông quy tụ lại cùng nhau, đứng trên cùng chiến tuyến với ông, qua đó xây
dựng một nội các đặc biệt nhất trong lịch sử, và phát huy hết sức mạnh của họ để
phát triển quốc gia.


Cách mà Lincoln thực hiện là sẵn sàng hợp tác với những đối thủ cạnh tranh,
những người có ý tưởng đối lập để cùng đạt được mục đích cuối cùng. Chính sự
cầu thị và tầm nhìn lãnh đạo xuất sắc của vị Tổng thống này đã đem lại sự nể phục
từ các phe đối lập giúp ông sớm hoàn thành hợp nhất nước Mỹ.



Tạo dựng nhận thức trong mắt cộng đồng


Vị tổng thống thứ 35 của người Mỹ, John F. Kenedy là vị lãnh đạo đầu tiên xuất
hiện trên truyền hình, tạo dựng hình ảnh đầy lôi cuốn về một người đàn ông có tầm
nhìn vĩ đại, thân thiện với cộng đồng. Bài học mà ông để lại cho không chỉ các
chính khách sau này mà còn tới tất cả những người làm marketing: Xây dựng nhận
thức từ công chúng. Hình ảnh của Tổng thống Kenedy được đại chúng hóa, gần
hơn với tất cả mỏi người, ông trở thành người được đặt niềm tin lớn nhất, được tín
nhiệm nhất và cũng để lại sự tiếc nuối nhất khi ông bị ám sát năm 1693.


Tạo dựng nhận thức sâu đạm không phải dễ, thậm chí nó là điều khó nắm bắt nhất
đối với người lãnh đạo, bản chất của việc này không đơn thuần là xuất phát từ một
phía, từ bên trong mà còn là lĩnh hội những góc nhìn đa chiều để từ đó cải thiện
theo cả hai chiều sâu và rộng.

Chính trị được xem như một công việc kinh doanh phức tạp và có nhiều khía cạnh
khác nhau, yêu cầu vị tổng thống không chỉ cần có một tầm nhìn, mà còn phải có
khả năng trụ vững trong cuộc chiến khốc liệt của những bè cánh, phe phái và sức
ép thành công, "phong cách Kenedy" là cách mà các doanh nhân vẫn rỉ tai nhau
nếu muốn trở nên vĩ đại hơn.


Để trở thành Tổng thống Mỹ đòi hỏi nhiều thứ hơn nữa và chắc hẳn nhiều người
cũng không theo đuổi con đường gian truân đó. Tuy nhiên, những bài học lãnh đạo
từ những người đứng đầu xứ Hoa Kỳ sẽ không bao giờ lỗi thời. Điều quan trọng là
nhà quản trị tiếp thu được bao nhiêu, vận dụng hợp lý như thế nào, và con đường
trở thành nhà lãnh đạo sẽ giảm bớt khó khăn!


×