Bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 1)
Tác giả Michael Useem đã kể lại hành trình lên đỉnh Everest của ông và nhóm thám hiểm,
qua đó, ông đã rút ra những bài học về các kỹ năng lãnh đạo. Bài viết này đăng trên tạp
chí Havard Business Review.
Chiếc trực thăng đang nghiêng một
góc dốc rất nguy hiểm, nhưng trong
phút cuối phi công đã hướng được
mũi trực thăng lên, thoát hiểm trong
gang tấc.
Chúng tôi đang tiến dần trên con đường lên đỉnh Himalaya - một chiếc trực thăng nhỏ bé chìm
ngập trong các đỉnh núi tuyết phủ của ngôi làng Lukla, ở độ cao khoảng 2850 mét.
Chúng tôi bắt đầu chuyến thám hiểm trong rặng núi có đỉnh cao nhất là Everest với hành trang
trĩu nặng trên vai và một tinh thần dám mạo hiểm vững vàng.
Chúng tôi đến với dãy Himalaya để học trong một buổi học ngoài trời khó khăn nhất nhưng lại
cần thiết nhất về phương pháp lãnh đạo. Trong vòng 11 ngày, nhóm của chúng tôi bao gồm 20
nhà leo núi, trong đó có các thạc sỹ quản trị kinh doanh và các nhà quản lý bậc trung, leo khoảng
80 dặm đường núi hiểm trở để đến đỉnh cao nhất trên 5500 mét.
Mặc dù chúng tôi đều là những người có kinh nghiệm về lãnh đạo, nhưng chúng tôi cần nâng cao
tầm hiểu biết của mình về việc một lãnh đạo thực sự phải là gì.
Dĩ nhiên chúng tôi không cần thiết phải đi chu du nửa vòng trái đất để ngợi ca các quy tắc cơ bản
của việc lãnh đạo. Tất cả chúng tôi đều đã thừa nhận rằng việc lãnh đạo đòi hỏi suy nghĩ chiến
lược, hành động quyết đoán, tính cách nhất quán, và các phẩm chất quý giá khác. Tuy nhiên
chúng tôi cũng biết rằng chuyển các khái niệm trừu tượng này vào thực tiễn thường là một quá
Tác giả Michael Useem
trình khó nắm bắt.
Thực tế, các khái niệm về lãnh đạo chứa nhiều thách thức trong quá trình chuyển hoá vào thực
tiễn hơn bất cứ khái niệm nào khác.
Chúng tôi thực hiện chuyến đi đến đỉnh Everest không phải vì chuyến đi này có thể dạy chúng tôi
về việc lãnh đạo mà chúng tôi không thể học ở bất cứ nơi nào khác, mà bởi bài học chúng tôi học
được có tầm khẩn cấp hơn nhiều.
Khi rắc rối xảy ra, chúng có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ, hay chúng sẽ được giải quyết, điều
này phụ thuộc vào mọi người vận dụng những lý thuyết lãnh đạo này nhanh như thế nào trong
thực tiễn. Trong hàng trăm những người leo núi quyết tâm lên đến đỉnh Everest, theo nghĩa đen
phương pháp lãnh đạo hiệu quả chính là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Đối với chúng tôi, đi leo núi dọc những sườn thoải bên dưới, thì quyết định của chúng tôi sẽ
không có kết quả nghiêm trọng giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên, cuộc sống luôn đẩy chúng ta
đi theo những con đường bất ngờ. Hầu hết mọi người trong nhóm của chúng tôi không có bất kì
kinh nghiệm nào liên quan đến leo núi; nhiều người thậm chí còn chưa từng trải qua một đêm
cắm trại ngoài trời. Bởi thế việc leo núi 10 dặm một ngày trên một địa thế hiểm trở cao ngất sẽ là
một cuộc thử thách lớn hơn tất cả các cuộc thử thách của chúng tôi trước đó.
Và mặc dù chúng tôi dự định ở lại khá lâu trên rìa núi thấp hơn của đỉnh Everest, chúng tôi đều
nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh độ cao và các sai lầm bất cẩn - một lần trượt chân
có thể làm sái tay hay gẫy tay, một thảm hoạ ở nơi hẻo lánh như vậy.
Do các rủi ro lớn như vậy đã thúc đẩy các giác quan của chúng tôi, chúng tôi sẽ lĩnh hội bài học
về công việc lãnh đạo tốt hơn. Đặc biệt, trong chuyến đi này, chúng tôi rút ra 4 nguyên lý quan
trọng: Các nhà lãnh đạo nên hướng theo các nhu cầu của nhóm, không hành động gì cả đôi khi
có thể là hành động khó khăn nhất nhưng lại thông minh nhất; nếu lời nói của bạn không có tác
dụng, thì có nghĩa bạn chưa nói; xu hướng lãnh đạo ngược lên trên có vẻ sai lầm nhưng thực
chất bạn đang đi đúng hướng.
Bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 2)
Qua những điều trải nghiệm trong hành trình lên đỉnh Everest, tác giả Michael Useem đã
rút ra các bài học về lãnh đạo. Bài học đầu tiên là lãnh đạo nên hướng theo các nhu cầu
của nhóm.
Đỉnh Everest hay còn gọi là
Đỉnh Chomolungma là đỉnh
núi cao nhất trên mặt đất tính
đến thời điểm hiện tại, độ cao
so với mực nước biển là
8.850 mét theo số liệu đo
được năm 1999, nhưng nó
vẫn cao lên khoảng 2,5 cm
hàng năm.
Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, chúng tôi khởi hành
ở Lukla từ tờ mờ sáng, dọc theo những ngôi nhà trong
làng, các vùng ruộng được đắp cao, và các thung lũng.
Con đường chúng tôi đi là đường độc đạo lên đỉnh Everest nếu đi theo hướng của chúng tôi,
dựng đứng và hẹp kéo dài trên nhiều dặm, do đó tất cả các nhà leo núi, những người khuân vác
và bò rừng mang tất cả các đồ dùng và trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi.
Đến chiều, chúng tôi đến nơi cắm trại, dựng lều trong một thung lũng sâu với dòng suối chảy ầm
ầm bên cạnh và mỏm đá phủ tuyết trắng bên trên.
Đêm hôm đó, chúng tôi tặng những chiếc áo có in biểu tượng chuyến đi cho những người hướng
dẫn và chăm sóc đàn bò chở hàng trong chuyến đi này. Hành động này có ý nghĩa nhiều hơn một
thứ để kỉ niệm, và thành công của chuyến đi sẽ dựa phần lớn vào việc chúng tôi làm việc với
nhau tốt đến đâu.
Thông thường, điều này có nghĩa là thử thách những nhu cầu của bản thân chúng tôi với nhu cầu
của toàn nhóm, và chúng tôi thảo luận tầm quan trọng của việc nhà lãnh đạo không để đám mây
sở thích cá nhân che khuất sự quyết đoán của họ khi ra quyết định và việc này sẽ có ảnh hưởng
tối đa đến mọi người như thế nào.
Vài ngày sau, nguyên tắc này cùng tôi về nhà theo một cách rất riêng tư. Một người Mỹ chúng tôi
gặp trong đợt leo núi bước vào khu vực cắm trại của chúng tôi vào lúc trời chạng vạng tối. Chúng
tôi đóng trại cao hơn dây định mức độ cao ở 4300 mét, nơi cắm trại cao nhất trong chuyến đi.
Người khách bất ngờ này tường thuật lại rằng các triệu chứng thường gặp của bệnh trên độ cao
này ở người anh trai: buồn nôn, chóng mặt, và dáng đi không còn vững chắc. Nếu anh ta không
được điều trị, chúng tôi biết điều đó có thể dẫn đến cái chết, nhưng cách điều trị chắc chắn duy
nhất là đưa anh ta xuống một độ cao thấp hơn nhiều. Tuy nhiên điều này rất mạo hiểm, bởi đêm
đang xuống dần, và việc đi xuống với một người leo núi đang bị ốm sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ.
May mắn thay, một nhà điều trị cho chuyến đi, tốt nghiệp chương trình MBA quản lý, người
chuyên về các thuốc điều trị khẩn cấp, đã mang đủ các loại thuốc. Bà ấy khuyên cách điều trị cho
nhà leo núi và giám sát anh ta trong một giờ để đảm bảo các triệu chứng của anh ta không trở
nên tồi tệ hơn trong đêm đó. Bà hi vọng khi ánh sáng đầu tiên của bình minh xuất hiện, anh ta có
thể đi bộ một mình một cách an toàn xuống độ cao thấp hơn.
Trở ngại không lường trước này gây lên một vài mối quan tâm trái ngược nhau. Đầu tiên, hai anh
em này là con một đồng nghiệp của tôi ở Wharton. Bởi mối quan hệ này, tôi thấy phải có nghĩa vụ
đi xuống núi cùng với người anh đang ốm kia vào đêm đó để đảm bảo chắc chắn nhất rằng tình
trạng của anh ta sẽ không xấu hơn. Nhưng mối quan tâm thứ hai, tôi cũng chịu trách nhiệm cho
tình hình của toàn nhóm, và tôi biết tôi phải đặt trách nhiệm đó lên hàng đầu.
Và mối quan tâm thứ ba, bản thân tôi cũng kiệt sức sau một ngày leo núi, và điều không thích
Bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 3)
Không hành động đôi khi là hành động khó khăn nhất nhưng thông minh nhất. Đó là bài
học thứ hai mà tác giả Michael Useem thấm thía trên hành trình lên đỉnh Everest.
Khi bóng tối trùm phủ nơi cắm trại của chúng tôi ở độ cao
khoảng 4300 mét - cao hơn đỉnh của dãy Pikes tại Colorado -
cuộc thảo luận của chúng tôi tập trung và các sự kiện lớn cho
ngày hôm sau.
Chúng tôi phải dậy vào lúc 2 giờ sáng để tiếp tục cuộc leo núi trường kì lên đến đỉnh cao nhất
trong cuộc hành trình, một vách đá dựng đứng có tên Chukhung Ri cao khoảng 3,5 dặm trên mực
nước biển.
Công việc leo lên không cần dây thừng, nhưng chúng tôi biết cần rất nhiều sức mạnh của lòng
quyết tâm: quãng đường quá dài rất đáng sợ và sự đe doạ của không khí loãng. Mỗi người lo
lắng khi trèo lên đến đỉnh núi, nhưng quan trọng hơn, chúng tôi phải quay lại nếu trường hợp bức
bách xảy ra.
Lo lắng về vấn đề này, chúng tôi thảo luận với Arlene Blum, người đã lãnh đạo chuyến leo núi
toàn phụ nữ lên đỉnh Annapurna, đỉnh được đánh giá là một trong những đỉnh núi nguy hiểm nhất
Himalayas.
Vào giữa những năm 70, Blum đã cố gắng tham gia vào các chuyến thám hiểm khác, nhưng bị từ
chối vì sự có mặt của bà bị cho là làm giảm tinh thần đồng đội của các thành viên nam, cái có vẻ
là điều quan trọng nhất cho thành công. Bởi thế bà quyết định tổ chức đội riêng của mình là một
đội gồm 10 phụ nữ để trèo lên đỉnh núi cao khoảng 8000 mét, một trong 10 đỉnh núi cao nhất thế
giới.
Blum lựa chọn những người thích hợp nhất: Mỗi người leo núi trong nhóm là các nhà leo núi kì
cựu trên thế giới với quyết tâm không thể bị khuất phục leo lên đỉnh cao. Nhưng thậm chí mọi thứ
đều xuôi chèo mát mái, không phải tất cả các thành viên đều trèo lên đến đỉnh.
Chuyến leo núi mạo hiểm này đòi hỏi nỗ lực lớn lao của cả đội để thiết lập một con đường và di
chuyển đồ tiếp tế lên núi để ngày cuối cùng một nhóm nhỏ có thể lên đến đỉnh núi. Nếu chỉ một
người lên đến đỉnh, tất cả các thành viên sẽ cùng ăn mừng vinh quang của chiến thắng. Điều này
hoàn toàn trái ngược với xu hướng hiện nay của ngành kinh doanh, những người có mục tiêu là
đặt tất cả các khách hàng đã trả tiền lên đỉnh cao, với thành công chỉ duy nhất thuộc về người
đang thực sự đứng trên đỉnh cao nhất.
Vào ngày 15/10/1978, sau một một lần tiếp tế khó khăn từ một trại trên cao, hai người trong
nhóm của Blum đã lên đến đỉnh núi. Đó là một phút giây huy hoàng của cả nhóm, cho những
người phụ nữ, và cho công việc leo núi của họ: Cả thế giới đang chờ đợi nếu chuyến thám hiểm
của Blum cũng thành công rực rỡ như nhóm người Pháp toàn nam, những người đầu tiên lên
đến đỉnh Annapurna năm 1950.
Tuy nhiên, một ngày sau đó, hai thành viên khác trong nhóm của Blum cũng muốn lên đến đỉnh
núi. Đầu tiên Blum khăng khăng vì nhóm cuả bà đã đạt được mục tiêu là có ít nhất một thành viên
lên đến đỉnh núi, và chuyến đi chẳng khác nhiều hơn nếu cả những người khác cũng lên đến
đỉnh núi. Nhưng hai nhà leo núi kia khăng khăng bà cho họ một cơ hội. Cuối cùng Blum nhượng
bộ. Hai ngày sau, người ta tìm thấy hai thi thể của hai nhà leo núi bên dưới đỉnh núi, có thể họ đã
bị rơi xuống.
Không hề có nhu cầu bức bách để thành công, đội của Blum có khả năng chuyển được đò tiếp tế
lên đến đỉnh núi và hai nhà leo núi đầu tiên sẽ rất có thể dừng lại ở mục tiêu ban đầu của họ.
Nhưng nhóm cũng cần sự nhận thức sâu sắc về nguy hiểm giữa các thành viên. Hai nhà leo núi