Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

123doc phan tich thuc trang su dung vat tu y te hoa chat va sinh pham tai benh vien giao thong van tai nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.66 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_ _ BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM ÁNH SÁNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG VẬT TƯ Y TẾ, HÓA CHẤT VÀ SINH PHẨM
TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ NỘI
2018


PHẠM ÁNH SÁNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG VẬT TƯ Y TẾ, HĨA CHẤT VÀ SINH PHẨM
TẠI BỆNH VIỆN GIAO THƠNG VẬN TẢI
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ: 8720212

Người
2. TS. Trần Thị
Lanhướng
Anh

dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đức Thắng

HÀ NỘI
2018


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Đức Thắng
và TS. Trần Thị Lan Anh, là hai người thầy đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn
đến tồn thể q thầy cơ trong trường Đại học Dược Hà Nội nói chung và Bộ mơn
Quản lý và Kinh tế Dược nói riêng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Bệnh viện Giao thông vận tải, các đồng
nghiệp tại khoa Dược đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực

hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
HỌC VIÊN

Phạm Ánh Sáng


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH....................................................................................................
CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................

PHỤ LỤC.......................................................................................................................


DANH MỤC HÌNH


CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ, KÝ HIỆU
CHÚ THÍCH
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BYT
Bộ Y tế
BV
Bệnh viện
DMT
Danh mục tổng

GT SD
Giá trị sử dụng
GTVT
Giao thơng vận tải
HC
Hóa chất
HĐQT
HĐT-ĐT
SKM
SPCĐ
TT 27/2013
XN
VNĐ
VTYT

Hội đồng Quản trị
Hội đồng thuốc và điều trị
Số khoản mục
Sinh phẩm chẩn đốn
Thơng tư số 27/2013/TT-BYT
Xét nghiệm
Việt Nam đồng
Vật tư Y tế


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt trong giai đoạn
công nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.
Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ y tế, sự tiến bộ của khoa

học và công nghệ, việc tiêu thụ vật tư y tế cho các hoạt động y tế ngày càng
tăng. Vật tư y tế dần trở thành một phần quan trọng trong hoạt động y tế trong
bệnh viện. Tuy nhiên, do thiếu phương pháp quản lý hiệu quả và sự phức tạp
của Vật tư y tế nên tồn tại một số vấn đề quản lý, hiệu quả thấp [26].
Hiện nay việc kinh doanh mua bán, quản lý sử dụng các vật tư y tế tồn tại
rất nhiều bất cập, mỗi đơn vị quản lý theo một cách khác nhau. Vì vậy cần
phải có những quy định để quản lý các vấn đề liên quan đến mua, bán, sử dụng
các loại vật tư tư y tế này đặc biệt là trong các cơ sở y tế.
Bệnh viện Giao thông vận tải là bệnh viện công lập đầu tiên trong cả nước
thực hiện phương án thí điểm cổ phần hoá theo Quyết định số của Thủ tướng
chính phủ. Vì vậy Ban Lãnh đạo Bệnh viện rất quan tâm đến vấn đề chi phí và
hiệu quả trong đầu tư cũng như trong điều trị cho người bệnh tại bệnh viện.
Trong nhóm các chi phí sử dụng cho hoạt động điều trị, chi phí mua sắm
VTYT, hóa chất và sinh phẩm chẩn đoán chiếm tỷ trọng tương đối cao, do đó
việc quản lý hiệu quả sử dụng nhóm hàng hố này sẽ góp phần giảm thiểu chi
phí chung cho bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện Giao thông vận tải đã thực hiện
việc mua sắm VTYT, HC, sinh phẩm chẩn đoán theo quy định của Luật đấu
thầu, tuy nhiên chưa ban hành các quy định cụ thể cho việc quản lý sử dụng
các loại vật tư này.
Từ những vấn đề thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên
cứu “Phân tích thực trạng sử dụng vật tư y tế, hóa chất và sinh phẩm tại Bệnh
viện Giao thông vận tải năm 2016” với hai mục tiêu chính như sau:

7


1. Mô tả cơ cấu và giá trị sử dụng vật tư y tế, hóa chất và sinh phẩm tại
Bệnh viện GTVT năm 2016 theo một số chỉ tiêu.
2. Phân tích một số vấn đề tồn tại trong sử dụng vật tư y tế, hóa chất và
sinh phẩm tại Bệnh viện GTVT trong năm 2016.


Các vật
cho
kết tư
Ban
quảythu
Lãnh
đạođược
Bệnhchất
từ
viện
nghiên
xâytừng
cứu khoa
dựng
sẽ
định
làm
mức

sởmáy
sử
để xét
dụng
tham
và dự
mưu
nghiệm.
trù
tế,

hóa
cho

các

8


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm vật tư y tế, hóa chất
Vật tư y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử
và chất hiệu chuẩn in vitro được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau để
phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích:
- Chẩn đốn, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
bù đắp tổn thương, chấn thương;
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy
trình xét nghiệm;
- Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
- Cung cấp thơng tin cho việc chẩn đốn, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người. [13]
1.2.

Quản lý, mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm trong bệnh

viện
1.2.1.

Xây dựng Danh mục vật tưy tế, hóa chất tại bệnh viện


Việc lựa chọn vật tư y tế để xây dựng Danh mục vật tư y tế sử dụng tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm yêu cầu
chuyên môn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chi phí,
giá thành hợp lý [9][15].
Xây dựng Danh mục VTYT sử dụng tại Bệnh viện dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng VTYT, hóa chất của năm trước liền
kề và dự kiến nhu cầu sử dụng vật tư y tế và hóa chất trong năm để lập kế
hoạch mua sắm theo phân tuyến kỹ thuật của cơ sở y tế;
- Căn cứ vào nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả
nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán);
- Căn cứ vào Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm kế


hoạch đã ký giữa cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội;
- Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cũng như năng lực chuyên môn
của cán bộ y tế tại cơ sở;
- Căn cứ vào trang thiết bị y tế, danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và thực tế sử dụng của năm trước theo nguyên
tắc bảo đảm an toàn, hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế;
- Ưu tiên vật tư y tế sản xuất trong nước có chất lượng và giá thành hợp lý
[3].
1.2.2.

Phân loại Trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi
ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
- Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức

độ rủi ro thấp.
- Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó:
a) Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro
trung bình thấp;
b) Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro
trung bình cao;
c) Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao
[13].
1.2.3.

Mua sắm vật tưy tế, hóa chất và sinh phẩm tại bệnh viện

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư y tế thực hiện như đối với gói thầu
mua sắm hàng hóa [16]. Đây là một công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện.
- Việc mua sắm VTYT không những đảm bảo chất lượng mà cịn phải đảm
bảo việc có giá thành hợp lý [16].
- Căn cứ vào quy mơ và tính chất của các gói thầu mua sắm để bệnh viện


đưa ra các hình thức và phương thức mua sắm hợp lý, đúng quy định của pháp
luật về đấu thầu. Có 04 phương thức lựa chọn nhà thầu [16] [21].
+ Một giai đoạn, một túi hồ sơ: Áp dụng trong các trường hợp
* Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi
tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ nhỏ;
* Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp;
* Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
* Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

* Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
+ Một giai đoạn, hai túi hồ sơ: Áp dụng trong các trường hợp
* Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
* Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
+ Hai giai đoạn một túi hồ sơ: Áp dụng trong trường hợp
* Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp có quy mơ lớn, phức tạp.
+ Hai giai đoạn hai túi hồ sơ: Áp dụng trong trường hợp
* Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
1.3.

Quy định về Danh mục VTYT thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ

Bảo hiểm y tế
Danh mục VTYT thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế được
quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BYT ngày 18/9/2013 của Bộ Y tế [9].
1.3.1. Một số ngun tắc chung của Thơng tư số 27/2013/TT-BYT
- Chi phí VTYT được Quỹ BHYT thanh toán theo số lượng thực tế được sử
dụng cho người bệnh được quy định trong Thông tư 27/2013/TT-BYT


- Mức giá để BHXH áp dụng thanh toán chi phí VTYT sử dụng cho người
bệnh BHYT: được tính theo giá mua theo quy định của luật đấu thầu đối
với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước. Đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân: được tính theo giá mua vào của đơn vị nhưng không
được cao hơn giá mua vào thấp nhất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Nhà nước trên cùng địa bàn.
- Các loại VTYT đã được kết cấu và tính vào giá của dịch vụ kỹ thuật, giá

ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định về
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì Quỹ BHYT khơng thanh toán
riêng;
- Các loại VTYT được xếp theo chuyên khoa nếu được sử dụng trong các
chuyên khoa khác thì vẫn được Quỹ BHYT thanh tốn;
- Quỹ BHYT khơng thanh tốn đối với các loại VTYT có trong Danh mục
VTYT trong các trường hợp: đã được nguồn tài chính khác chi trả và một
số trường hợp được quy định trong Luật BHYT.
1.3.2. Áp dụng và thanh toán trong một số trường hợp cụ thể
- Đối với các loại VTYT khó định lượng khi sử dụng, chưa quy định định
mức sử dụng tối thiểu: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và thống
nhất với BHXH về định mức sử dụng tối thiểu cho các dịch vụ kỹ thuật
có sử dụng loại VTYT này theo nguyên tắc bảo đảm đủ số lượng để thực
hiện dịch vụ kỹ thuật, phù hợp với chế độ lưu giữ, bảo quản và thuận lợi
trong thanh toán;
- Đối với các VTYT có đơn vị tính là “bộ” mà có nhiều hạng mục hay bộ
phận đi kèm thì các VTYT đi kèm đều được thanh toán BHYT. Nếu giá
của các loại VTYT kèm được tính riêng lẻ thì thanh tốn theo giá từng
loại; nếu giá đã được tính trọn gói theo đơn vị là “bộ” thì khơng tách
riêng từng loại để thanh toán thêm.
- Trường hợp chỉ sử dụng một phần hay một bộ phận của “bộ” thì thanh


toán theo giá thành của bộ phận được sử dụng cho người bệnh nếu có giá
riêng của từng bộ phận; nếu khơng có giá riêng cho từng bộ phận được
sử dụng thì căn cứ vào giá mua sắm và tính chất đặc thù của từng bộ
phận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và BHXH trao đổi, thống nhất mức
thanh toán cho bộ phận đó;
- Đối với các loại VTYT sử dụng nhiều lần:
+ Đối với các VTYT có thể tái sử dụng mà có hướng dẫn về quy trình tái sử

dụng, số lần tái sử dụng của Bộ Y tế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
+ Đối với các VTYT có thể tái sử dụng mà chưa có hướng dẫn về quy trình
tái sử dụng, số lần tái sử dụng của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất thì Giám đốc
bệnh viện căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, thực tế sử dụng, theo đề xuất của
HĐT-ĐT và thống nhất với BHXH để quyết định về số lần tái sử dụng. Giá
thanh toán mỗi lần sử dụng là như nhau và được xác định bằng tổng giá trị
VTYT cộng với chi phí hấp, sấy, khử khuẩn của các lần tái sử dụng chia cho
tổng số lần sử dụng;
- Đối với những VTYT có nhiều chủng loại, nhiều mức giá khác nhau, dải
giá rộng như khớp, ổ khớp nhân tạo, đĩa đệm, đốt sống nhân tạo, xương
nhân tạo, máy tạo nhịp, máy tạo nhịp có và khơng có phá rung cấy vào
cơ thể, thủy tinh thể nhân tạo.
1.3.3. Danh mục VTYT thuộc phạm vi được hưởng của BHYT
Danh mục VTYT thuộc phạm vi chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế được Quy
định tại Thông tư số 27/2013/TT-BYT. Danh mục được chia thành 9 nhóm,
trong mỗi nhóm lại được chia thành các phân nhóm nhỏ gồm 33 phân nhóm.


Trong mỗi phân nhóm được chia thành các Danh mục chia tiết gồm 299 chủng
loại. Danh mục các nhóm VTYT được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1. 1. Danh mục các nhóm theo Thơng tư 27/2013/TT-BYT
TT

TT
Mã số theo
nhóm
nhóm
N01.00.000

1


Nhóm
N01.01.000
1
N01.02.000
N02.00.000
N02.01.000

2

Nhóm
N02.02.000
2
N02.03.000
N02.04.000
N03.00.000
N03.01.000
N03.02.000

3

Nhóm N03.03.000
3
N03.04.000

Ghi chú

Nhóm 1. Bơng, dung dịch sát khuẩn,
rửa vết thương
1.1 Bơng

1.2 Dung dịch sát khuẩn, rửa vết
thương
Nhóm 2. Băng, gạc, vật liệu cầm
máu, điều trị các vết thương

Khơng thanh
tốn riêng

2.1 Băng
2.2 Băng dính

Nhóm 3. Bơm, kim tiêm, dây truyền,
găng tay và các vật tư y tế sử dụng
trong chăm sóc người bệnh
3.1 Bơm tiêm
3.2 Kim tiêm
3.3 Kim chọc dò, sinh thiết và các loại
kim khác
3.4 Kim châm cứu
3.5 Dây truyền, dây dẫn

N03.06.000

3.6 Găng tay

N04.00.000
Nhóm
4 N04.01.000
N04.02.000


Khơng thanh
tốn riêng
Khơng thanh
tốn riêng

2.3 Gạc, băng gạc điều trị các vết tổn
thương
2.4 Vật liệu cầm máu, điều trị các vết
tổn thương

N03.05.000

N03.07.000

4

Nhóm, loại vật tư y tế

3.7 Túi, lọ và các loại vật tư bao gói
khác
Nhóm 4. Ống thông, ống dẫn lưu,
ống nối, dây nối, chạc nối, catheter
4.1 Ống thơng
4.2 Ống dẫn lưu, ống hút

Khơng thanh
tốn riêng
Khơng thanh
tốn riêng
Khơng thanh

tốn riêng


TT

TT
Mã số theo
Nhóm, loại vật tư y tế
nhóm
nhóm
N04.03.000 4.3 Ơng nối, dây nối, chạc nối
N04.04.000 4.4 Catheter
N05.00.000
Nhóm N05.01.000
5
N05.02.000

5

5.3 Dao phẫu thuật

N06.00.000

Nhóm 6. Vật liệu thay thế, vật liệu
cấy ghép nhân tạo
6.1 Van nhân tạo
6.2 Giá đỡ

Nhóm
6 N06.03.000

N06.04.000
N06.05.000

N07.01.000
N07.02.000

7.2 Lọc máu, lọc màng bụng

N07.00.000

Nhóm N07.03.000
7
N07.04.000

7

6.3 Thủy tinh thể nhân tạo
6.4 Xương, sụn, khớp, gân nhân tạo
6.5 Các loại miếng vá, mảnh ghép
6.6 Các loại vật liệu thay thế, vật liệu
cấy ghép nhân tạo khác
Nhóm 7. Các loại vật tư y tế sử dụng
trong một số chuyên khoa
7.1 Tim mạch và X- quang can thiệp

N06.06.000

Khơng thanh
tốn riêng


5.2 Chỉ khâu

N05.03.000

N06.01.000
N6.02.000

6

Nhóm 5. Kim khâu, chỉ khâu, dao
phẫu thuật
5.1 Kim khâu

Ghi chú

7.3 Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt
7.4 Tiêu hóa

N07.05.000

7.5 Tiết niệu

N07.06.000

7.6 Chấn thương, chỉnh hình

N07.07.000

7.7 Huyết học, truyền máu


8

Nhóm
N08.00.000
8

Nhóm 8. Các loại vật tư y tế sử dụng
trong chẩn đốn, điều trị khác

9

Nhóm
N09.00.000
9

Nhóm 9. Các loại vật tư y tế thay thế
sử dụng trong một số thiết bị chẩn
đốn, điều trị

Khơng thanh
tốn riêng

1.4. Một số phương pháp phân tích Danh mục vật tư y tế, hóa chất và
sinh phẩm sử dụng tại Bệnh viện.
Để phân tích Danh mục vật tư y tế, hóa chất và sinh phẩm được sử dụng tại


bệnh viện thường sử dụng một số phương pháp sau:
1.4.1. Phân tích nhóm vật tư y tế thuộc phạm vi thanh tốn của Quỹ
BHYT

Là phương pháp phân tích tình hình sử dụng VTYT, hóa chất và sinh phẩm
dựa vào phân tích số khoản mục và giá trị sử dụng dựa trên các nhóm VTYT,
hóa chất được quy định thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế [9].
1.4.2.

Phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp cho phép gom nhóm các hàng hóa theo
mức độ quan trọng của hàng hóa đó. Phương pháp này được xây dựng dưa trên
cơ sở nguyên tắc Pareto - 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số. Nói cách khác,
nếu bạn kiểm sốt tốt 20% hàng hóa này thì có thể kiểm sốt 80% tồn bộ hệ
thống.
Phân tích ABC là một cách dễ dàng, chi phí thấp và nhanh chóng để xác
định các sản phẩm chính, dựa trên các tiêu chí cụ thể, và phân loại chúng thành
các danh mục [22].
Phương pháp phân tích ABC được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1. Liệt kê các sản phẩm VTYT, HC.
Bước 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm VTYT, HC:
a) Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
b) Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm VTYT, HC tại bệnh viện.
Bước 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm
VTYT, HC.
Bước 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của
mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm;



bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Bước 7. Phân hạng sản phẩm như sau:
a) Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 %

tổng

giá trị tiền;
b) Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 %

tổng

giá trị tiền;
c) Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
Bước 8. Thông thường, sản phẩm hạng

A chiếm

10 -

20% tổng số sản
phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%.
Bước 9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh
dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và
số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hồnh
của đồ thị. [8]
Lợi ích của phân tích ABC [23]
- Phân tích ABC cung cấp nhiều lợi ích đáng kể, như độ chính xác chi phí
sản phẩm nâng cao, thơng tin chi phí tồn diện hơn để đo lường hiệu
suất, dữ liệu thích hợp hơn cho việc ra quyết định quản lý, tăng khả năng
phân tích và mơ hình cho tổ chức giá trị gia tăng các giao dịch và hoạt

động
- Phân tích ABC giúp cải thiện kiểm sốt và quản lý chi phí, cải thiện
thơng tin chi tiết về nguyên nhân, chi phí, hiệu suất tốt hơn.
- Phân tích ABC là một nguồn thơng tin quan trọng cho việc ra quyết định
về chi phí sản phẩm và khả năng sinh lời của sản phẩm
- Thông tin từ phân tích ABC rất hữu ích cho các nhà quản lý.
1.5. Thực trạng quản lý, cung ứng, sử dụng vật tư y tế, hóa chất tại
bệnh viện
1.5.1. Trên thế giới


Năm 2015 Bộ Y tế Jamaica đã đưa ra Danh mục các loại thuốc thiết yếu,
cần thiết và các loại vật tư y tế cho các cơ sở y tế công cộng [25]. Trong tổng số
140 mục được phân loại, Bộ Y tế Jamaica đã chỉ ra có 87 mục xếp hạng V, 29
mục hạng E và 24 mục xếp hạng N.
Đây là một trong số ít các tài liệu đã phân loại Danh mục Vật tư y tế theo
phân loại V,E,N. Tuy nhiên so với các danh mục đang sử dụng tại Việt Nam nói
chung và tại bệnh viện GTVT nói riêng thì Danh mục được Bộ Y tế Jamaica
phân loại không được đồng bộ, nên chưa thể ứng dụng vào để phân tích VEN
đối với Danh mục VTYT, hóa chất tại bệnh viện GTVT.
Nghiên cứu của Tongzhu Liu và cộng sự cũng chỉ ra vật tư y tế là một phần
quan trọng trong hoạt động y tế trong bệnh viện. Tuy nhiên, do thiếu phương
pháp quản lý hiệu quả và sự phức tạp của vật tư y tế nên tồn tại một số vấn đề
quản lý như hiệu quả quản lý thấp, tai nạn y tế thường xuyên xảy ra. Do đó, có
nhu cầu cấp bách cho một mơ hình quản lý hậu cần hiệu quả để xử lý những
vấn đề và thách thức này trong các bệnh viện. Tác giả đã chỉ ra các mơ hình
quản lý vật tư y tế hiện tại của bệnh viện hiệu quả quản lý thấp và chi phí quản
lý cao và đã đưa ra phương pháp quản lý mới là mô hình SPD [26].
SPD đề cập đến một mơ hình cho bộ phận quản lý hậu cần bệnh viện. Với
sự giúp đỡ của thơng tin hóa logistics, mơ hình này nhằm mục đích thực hiện

quản lý thống nhất các vật tư y tế trong các bệnh viện bằng cách sử dụng hợp lý
các nguồn lực trong chuỗi cung ứng hậu cần y tế. Mơ hình SPD chứa ba thành
phần bao gồm S, P và D. S đại diện cho quy trình quản lý nguồn cung. Với việc
xây dựng các nền tảng mua sắm cung cấp, phân loại vật tư y tế, và đánh giá và
tích hợp các nhà cung cấp, bệnh viện nhận ra việc xử lý mua sắm trực tuyến và
mua sắm phân loại và tập trung của vật tư y tế. Điều này giúp đơn giản hóa
cơng việc mua sắm và cải thiện hiệu quả mua sắm. P đại diện cho quy trình
quản lý xử lý. Bằng cách thiết lập kho trung tâm, áp dụng quản lý mã vạch và
đóng gói phù hợp, và thiết lập mơ hình kiểm soát hàng tồn kho, bệnh viện nhận


ra quản lý hàng tồn kho khoa học, công phu và minh bạch của vật tư y tế, và
cuối cùng giảm chi phí hàng tồn kho và rủi ro của MC đến một mức độ lớn. D
đại diện cho quy trình quản lý phân phối [26].
Nghiên cứu của Li Zhaoqian cho thấy khi các công nghệ y tế tăng nhanh,
việc sử dụng vật tư y tế tiêu hao đã tăng vọt. Vật tư y tế tiêu hao đã trở thành
yếu tố chi phí hàng đầu cho bệnh viện, chỉ đứng sau thuốc. Chi phí liên quan
đến vật tư y tế tiêu hao lớn thứ hai trong vốn lưu động bệnh viện. Giải quyết
các vấn đề liên quan đến quản lý vật tư y tế tiêu hao đã trở thành một trong
những điều quan trọng, khó khăn nhất và thách thức [24].
Nghiên cứu cũng chỉ ra ba vấn đề tồn tại trong mơ hình quản lý nguồn cung
cấp, một là chí phí hàng tồn kho, hai là việc cung ứng chưa nhận biết được loại
hàng hóa nào khẩn cấp, loại hàng nào bị trì hỗn, ba là tại Trung Quốc chưa có
quy định về thu hồi vật tư y tế bị lỗi. Tác giả cũng đã chỉ ra phương pháp nhằm
tái cấu trúc quy trình quản lý nguồn cung cấp y tế tiêu thụ để giảm chi phí và
cải thiện chất lượng. [24]
1.5.2. Tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam, mô hình quản lý VTYT, HC tại các bệnh viện có sự
khác biệt nhau về cơ cấu tổ chức. Nghiên cứu của Lê Thị Thùy Linh chỉ ra rằng
nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm, những đơn vị có cán

bộ phụ trách kỹ thuật về trang TBYT thì trình độ chủ yếu là cao đẳng hoặc
trung cấp. Nhiều cán bộ được đào tạo từ chuyên ngành khác như điện, tin học,...
thậm chí là dược và y, rất ít đơn vị có cán bộ đại học hoặc trên đại học [20].
Nghiên cứu cũng chỉ ra, chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên
sâu về kỹ thuật TBYT còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện chưa có phịng
Vật tư - thiết bị y tế [20]
Nghiên cứu của Tống Thị Quỳnh Giao về hoạt động cung ứng thuốc hóa
chất, vật tư y tế tại bệnh viện nhi tỉnh Thái Bình năm 2010 đã đưa ra được cái
nhìn tổng quan trong cơng tác cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại Bệnh


viện nhi tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên Bệnh viện Nhi Thái Bình là một bệnh viện
chuyên khoa về nhi, nên các loại thuốc, vật tư y tế, hóa chất chỉ tập trung chủ
yếu đề điều trị cho các bệnh nhi. Trong nghiên cứu này tác giả mới phân tích về
danh mục thuốc, chưa phân tích danh mục vật tư y tế, hóa chất sử dụng tại bệnh
viện [18]. Nghiên cứu đã đưa ra được tỷ lệ về giá trị sử dụng thuốc, vật tư y tế
của bệnh viện trong năm 2010 trong đó tỷ lệ sử dụng của thuốc chiếm đến
74,69% phần còn lại là vật tư y tế và hóa chất với 25,31% giá trị sử dụng trong
tình hình bệnh viện mới thành lập cơ cấu khoa, phòng chưa đầy đủ, chưa có
khoa ngoại, chấn thương,.. .nên lượng tiêu thụ vật tư tiêu hao còn thấp [18].
Năm 2016, tác giả Trần Thị Thu Hằng đã tiến hành phân tích Danh mục sử
dụng VTYT, HC tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An trong năm 2015
[19].
Tác giả đã chỉ ra trong cơ cấu về nguồn gốc xuất xứ của các loại VTYT,
HC tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An có sự chênh lệch khá lớn giữa
nhóm hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa nhập khẩu. Nhóm hóa chất
sản xuất trong nước chỉ chiếm 11,7% về giá trị, trong khi nhóm hóa chất nhập
khẩu chiếm 88,3% về giá trị. Cũng tương tự thì nhóm VTYT trong nước so với
nhập khẩu chiếm lần lượt là 6,98% so với 93,02% [19].
Tác giả đã tiến hành phân tích về cơ cấu của các nhóm VTYT theo Danh

mục được quy định tại Thông tư 27/2013/TT-BYT, kết quả nghiên cứu cho
thấy. Trong các nhóm VTYT được sử dụng tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An thì hai nhóm chiếm tỷ lệ cao về số khoản mục cũng như giá trị sử
dụng là các nhóm Vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép nhân tạo và nhóm Các
loại vật tư y tế sử dụng trong một số chuyên khoa chiếm 74,96% về giá trị sử
dụng tương đương với 48,53% về số khoản mục.
Cũng trong đề tài này, tác giả đã phân tích Cơ cấu VTYT được sử dụng tại
một số khoa chính tại bệnh viện và Cơ cấu sử dụng VTYT dịch vụ kỹ thuật cao
tại bệnh viện.


Ngày 09 tháng 10 năm 2017 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có cơng văn số
4423/BHXH-DVT về việc tăng cường quản lý, thanh toán VTYT tại các cơ sở
KCB BHYT trong đó có nêu, tình trạng đấu thầu, mua sắm VTYT khơng đúng
quy định dẫn đến có sự bất hợp lý về giá VTYT giữa các địa phương và giữa
các cơ sở khám chữa bệnh. Nhất là một số VTYT có tỷ trọng sử dụng chủ yếu
như: kim luồn, stent, khớp háng, thủy tinh thể nhân tạo [2].


1.6. Khái lược về Bệnh viện Giao thông vận tải
1.6.1.
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong
ngành Y tế Giao thơng vận tải có chức năng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho
Cán bộ cơng nhân viên trong tồn ngành Giao thơng vận tải và nhân dân trong
khu vực dân cư. Bệnh viện được tiếp nhận, giải quyết được những bệnh nhân
nặng từ tuyến dưới chuyển lên, đồng thời cịn có nhiệm vụ đào tạo và chỉ đạo
tuyến về chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện trong ngành Y tế Giao thông
vận tải. [27].
Năm 2006 Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương chính thức được

cơng nhận là bệnh viện đa khoa hạng I theo Quyết định số 1734/QĐ-BGTVT
ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Bệnh viện có trụ sở tại ngõ 1194
Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội với quy mơ 470
giường bệnh với tổng diện tích lên tới 21.200 m2
Năm 2015 Bệnh viện được xây dựng thêm một tòa nhà điều trị 7 tầng với
hệ thống trang thiết bị hiện đại trị giá 5 triệu USD bằng nguồn vốn ODA của
Quỹ phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID).
Cuối năm 2015 Bệnh viện Giao thơng vận tải Trung ương chuyển đổi từ
mơ hình cơng lập sang mơ hình cổ phần hóa với tên gọi là Công ty Cổ phần
Bệnh viện Giao thông vận tải theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ [17]
1.6.2. Mơ hình tổ chức, hoạt động


17


1.6.3.

Hoạt động khám sức khỏe tại bệnh viện GTVT năm 2016

Số lượt khám sức khỏe tại bệnh viện được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 2. Số lượt khám sức khỏe tại bệnh viện GTVT năm 2016
Nội dung

Trong nước

Số lượt khám
sức khỏe


5.15
7

Nước
ngoài

Định kỳ

43.357

Tổng cộng

11.113

59.62
7

Tổng số xét nghiệm tại bệnh viện trong năm 2016 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. 3. Tổng số xét nghiệm năm 2016 tại bệnh viện GTVT
Nội dung

Nội trú

Tổng số xét
nghiệm

Ngoại trú

151.12
3


KSK

506.92
6

Tổng số

521.12
5

1.179.17
4

1.6.4. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện GTVT năm 2016
Bảng tổng hợp chi phí Khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải năm
2016 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. 4. Bảng tổng hợp chi phí KCB BHYT tại Bệnh viện năm 2016
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Chỉ tiêu

Năm 2016

Số lượt khám, điều trị
Tiền khám, tiền giường
Tiền xét nghiệm
Tiền chẩn đốn hình ảnh
Tiền thuốc, dịch
Tiền máu, chế phẩm máu
Tiền thủ thuật, phẩu thuật
Tiền dịch vụ, kỷ thuật cao
Tiền VTYT
Tiền VTYT thay thế

111.985
16.428.704.95
014.761.731.50
07.532.737.80
0
43.221.523.63
6 526.728.00
0
24.162.698.98
2 565.211.00
0
3.635.638.64
5 610.000.00
0
111.444.974.513


Tổng chi phí

1.6.5. Quản lý và cung ứng vật tư y tế, hóa chất và sinh phẩm tại Bệnh
viện GTVT
Từ khi thành lập Bệnh viện, khoa Dược, Bộ phận Vật tư Trang thiết bị y tế
24


(VT-TTBYT) và bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) được lồng ghép chung
với nhau thành một khoa do Trưởng khoa Dược trực tiếp quản lý.
Sau giai đoạn chuyển đổi cơ cấu hoạt động sang mơ hình cổ phần hóa, các
Bộ phận VT-TTBYT và CNTT được tách riêng khỏi khoa Dược để thành lập các
phòng độc lập với chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Sau khi tách, phòng VT-TTBYT
đã được biên chế Trưởng phòng mới, tuy nhiên hiện nay Ban Lãnh đạo Bệnh
viện vẫn giao việc mua sắm cũng như cung ứng VTYT, hóa chất cho khoa Dược.
Tại bệnh viện Giao thơng vận tải, tất cả các loại VTYT, hóa chất sử dụng
đều được mua thơng qua các hình thức đấu thầu. Trong đó bệnh viện thường áp
dụng 02 hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.
- Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, khoa Dược làm Danh mục vật tư y
tế, hóa chất trúng thầu đến các khoa, phòng để làm căn cứ dự trù các loại
vật tư y tế, hóa chất để sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình lập kế hoạch
đấu thầu cũng khơng thể dự báo hết được các tình huống phát sinh dẫn đến
tình trạng sử dụng hết số lượng so với kết hoạch đấu thấu hoặc có nhu cầu
sử dụng những loại vật tư y tế và hóa chất chưa có trong danh mục trúng
thầu. Khi đó căn cứ vào danh mục các khoa, phòng để nghị, khoa Dược sẽ
báo cáo Ban Lãnh đạo Bệnh viện xem xét, giải quyết để thực hiện các thủ
tục mua sắm đúng quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác chuyên môn
tại bệnh viện.
- Tất cả những vật tư y tế, hóa chất mua về phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ,

hàng hóa đều phải tổ chức kiểm nhập nhằm đảm bảo đúng số lượng, chất
lượng, chủng loại, hàng hóa.

25


×