Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận cuối khóa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.78 KB, 14 trang )

---------------------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN KHÓA HỌC
LỚP BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHỊNG

TÊN TÌNH HUỐNG

Giải pháp quản lý chi phí KCB BHYT tại Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ: Phó Trưởng phịng TCKT
Cơ quan cơng tác: Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Bắc Ninh

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG................................................................................2
2. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN, HẬU QUẢ..............................................5
2.1. Nguyên nhân...............................................................................................5
2.2. Hậu quả.......................................................................................................6
3. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG............................................................6
4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG..................................................................................................6
4.1. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án..........................................................6
4.2. Các phương án xử lý tình huống...............................................................7
4.3. Lựa chọn phương án tối ưu.......................................................................8
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN.......................9


6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................10
6.1 Kết luận......................................................................................................10
6.2 Kiến nghị....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................12


MỞ ĐẦU
Tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh số thu từ dịch vụ KCB
BHYT chiếm trên 90% trên tổng số thu hoạt động KCB, vì vậy việc quản lý
thu hoạt động KCB có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm
vụ KCB của Trung tâm.
Vấn đề quản lý thu dịch vụ KCB BHYT liên quan trực tiếp đến cơng
tác khám bệnh, chỉ định chẩn đốn và điều trị. Xét trên góc độ tài chính thì
hoạt động KCB phản ánh trên số liệu tổng mức thanh toán được cơ quan Bảo
hiểm xã hội chấp thuận theo hợp đồng KCB BHYT đã ký và theo đúng các
quy định hiện hành. Nếu số đề nghị thanh toán vượt trên tổng mức thanh
tốn thì sẽ khơng được thanh tốn, tức là số dịch vụ kỹ thuật và thuốc đã thực
hiện nhưng vượt tổng mức thanh tốn sẽ khơng được cơ quan BHXH chi trả,
trong khi Trung tâm đã bỏ ra chi phí để thực hiện.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý số chi phí KCB đề nghị BHXH
thanh tốn khơng vượt q tổng mức thanh toán của Trung tâm trong khi vẫn
phải đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT đồng thời đảm bảo đạt số
thu cao nhất.
Với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình cơng tác và những kiến thức
đã tiếp thu được qua tham dự khoá học Bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp
phịng, tơi xin trình bày tình huống “Giải pháp quản lý chi phí KCB BHYT
tại Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bắc Ninh” để làm tình huống cuối
khóa.

1



1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Trung tâm Kiểm sốt Bệnh tật tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo
Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh và
đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2017 trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng về tổ
chức bộ máy, biên chế, công chức (nếu có), viên chức, người lao động, tài
chính, tài sản, số liệu, tài liệu, hồ sơ, chương trình, dự án (nếu có) và các vấn
đề khác có liên quan của 04 Trung tâm, gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS;
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và bộ phận bảo vệ sức khoẻ lao
động môi trường thuộc Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động môi trường và
giám định y khoa.
Trung tâm có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên mơn) về
phịng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh khơng lây nhiễm; phòng, chống
tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe
cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù
hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Phòng khám đa khoa là 1 khoa trong 12 khoa/phòng của Trung tâm.
Có nhiệm vụ tổ chức khám, kê đơn điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mắc các
bệnh thuộc các chuyên khoa theo phạm vi chuyên môn, thực hiện các thủ
thuật, kỹ thuật trong danh mục kỹ thuật đã dược Sở Y tế phê duyệt. Phối hợp
với các khoa phòng có liên quan trong việc khám sức khỏe; khám bệnh nghề
nghiệp; khám, điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả
điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện khám, chữa bệnh bào
hiềm y tế theo quy định hiện hành.
* Hoạt động KCB BHYT tại Trung tâm
- Về dịch vụ kỹ thuật: Tính tới tháng 9/2020, danh mục kỹ thuật được
phê duyệt là 635, trong đó trong phân tuyến là 465, dịch vụ vượt tuyến là

170, số dịch vụ hiện đang thực hiện trong hợp đồng KCB BHYT là 491 dịch
vụ.

2


- Về mua thuốc chữa bệnh: Từ khi hoạt động đến nay thực hiện ký hợp
đồng mua thuốc chữa bệnh theo kết quả đấu thầu tập trung của các cấp.
- Về Vật tư y tế tiêu hao: Từ khi hoạt động đến nay việc mua săm các
loại vật tư, hóa chất, sinh phẩm chủ yếu cho hoạt động được thực hiện theo
kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế. Đối với các loại vật tư còn lại Trung
tâm thực tự hiện đấu các gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục
vụ KCB BHYT. Các gói thầu đều được thực hiện đúng các quy định hiện
hành của Luật đấu thầu.
- Về trang thiết bị y tế Trung tâm được đầu tư chủ yếu từ nguồn Ngân
sách nhà nước, một số được các tổ chức bên ngoài tài trợ và khơng có hoạt
động xã hội hóa.
* Tình hình thực hiện chi phí KCB BHYT năm 2020 và 8 tháng
đầu năm 2021.
Hàng năm cơ quan BHXH thực hiện quyết tốn chi phí khám chữa
bệnh của Trung tâm. Số liệu được quyết tốn dựa trên chi phí đề nghị thanh
toán của Trung tâm và số liệu quyết toán năm trước để xác định tổng mức
thanh toán năm nay. Số liệu quyết toán được tổng hợp trong Bảng 2.1 và 2.2
dưới đây:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp chi phí KCB BHYT năm 2020
Đơn vị tính: 1000 đồng

Tổng
số
lượt

KCB

Chi phí bình qn 1
lượt KCB
Lượt
Thuốc
KCB

Dịch vụ
kỹ
thuật

Tổng chi
phí đề
nghị
thanh
tốn

Q 1

11.363

514

278

235

5.048.519


Q 2

11.191

474

267

207

4.607.375

Q 3

12.20
4

438

238

200

4.655.115

Q 4

9.459

454


257

198

3.742.458

3

Tổng mức
thanh
Số vượt
tốn được
tổng mức
cơ quan
thanh toán
BHXH
xác định


44.21
470
260
210 18.053.467 19.662.118 (1.608.651)
7
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chi phí KCB BHYT 8 tháng đầu năm 2021

Tổng

Đơn vị tính: 1000 đồng


Tổng
số
lượt
KCB

Chi phí bình qn 1
lượt KCB
Lượt
KCB

Dịch
vụ
Thuốc
kỹ
thuật

Tổng chi
phí đề
nghị
thanh
tốn

Q 1

9.746

404

206


198

3.937.612

Q 2

7.652

635

376

376

4.857.201

Tháng
7,8

6.831

609

383

226

4.162.838


Tổng 24.229

535

310

225

12.957.65
1

Tổng mức
thanh toán
được cơ
quan
BHXH xác
định

Số vượt
tổng mức
thanh
toán

11.492.751

1.464.900

Bảng 2.3. Bảng giải trình về chi phí bình qn 8 tháng đầu năm
2021 cao hơn năm 2020
Đơn vị tính: 1000 đồng


TT

Nội dung

Số tiền

I

Chi phí vượt tổng mức thanh tốn 8 tháng đầu
năm 2021

1.464.900

II

Tổng chi phí tăng thêm vì lý do khách quan

1.144.199

1

Áp dụng dịch vụ kỹ thuật mới

161.809

2

Thay đổi mơ hình bệnh tật


428.800

3

Do cấp thuốc 2 tháng chi 1 lượt khám (yêu cầu của
BYT trong giải pháp chống dịch COVID19) nên
số lượt khám của đơn vị giảm đi 1907 lượt cùng
với số tiền thuốc đề nghị BHTT

553.590

4


III

Số chi phí tăng thêm khơng vì ký do khách
quan (III = I - II)

320.701

Như vậy:
Trong tổng số chi phí vượt tổng mức thanh toán 8 tháng đầu năm là
1.464.900 nghìn đồng, chi phí tăng thêm vì lý do khách quan là 1.144.199
nghìn đồng. Cịn lại số tiền 320.701 nghìn đồng là chi phí tăng thêm khơng
có lý do khách quan. Nếu từ tháng 9 đến hết năm mà Trung tâm khơng đưa ra
giải pháp hợp lý, khơng có biện pháp triển khai thì phần chi phí tăng thêm
đến cuối năm sẽ cịn cao hơn nữa, nếu có giải pháp hợp lý để hạ chi phí KCB
bình qn thì số chi phí tăng thêm khơng hợp lý kia sẽ giảm đi, thậm chí có
thể đưa tổng chi phí đề nghị thanh tốn bằng với tổng mức thanh tốn.

2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
2.1. Nguyên nhân
- Có số chênh lệch giữa tổng giá trị đề nghị thanh toán với tổng mức
thanh toán được cơ quan BHXH xác định:
+ Nếu chênh lệch âm (năm 2020) thì Trung tâm được BHXH thanh
tốn tồn bộ chi phí đề nghị thanh tốn.
+ Nếu số chênh lệch dương (năm 2021) thì phần chênh lệch sẽ khơng
được BHXH thanh tốn. Khi đó, cơ quan BHXH cho phép Trung tâm thực
hiện giải trình, bảo vệ tổng mức thanh tốn của mình theo hướng dẫn hiện
hành, nếu vì lý do khách quan (như: thay đổi cơ cấu bệnh tật, thực hiện dịch
vụ kỹ thuật mới, thuốc mới hoặc các lý do khách quan khác) làm gia tăng chi
phí thì sẽ được cơ quan BHXH quyết tốn phần tăng chi phí hợp lý.
- Chi phí 1 lượng KCB bình qn thường xun biến động, chi phí
bình qn thuốc hay thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên 1 lượt KCB cũng thường
xuyên biến động trong hàng tháng, hàng quý. Trong khi cơ quan BHXH xác
định tổng mức thanh toán trên cơ sở chi phí KCB bình qn của năm trước.

5


- Chi phí KCB bình qn 1 lượt đề nghị thanh tốn của năm 2021 tăng
cao hơn chi phí KCB bỉnh quân của năm 2020.
2.2. Hậu quả
- Nếu để xảy ra số chênh lệch âm như đã nêu ở trên (năm 2020) thì
tổng mức thanh tốn của năm 2021 sẽ bị giảm xuống mức thực hiện của năm
2020 vì BHXH sẽ áp mức chi phí bình qn của năm 2020 làm trần thanh
toán cho năm 2021. Nếu để kéo dài nhiều năm thì tổng mức thanh tốn của
Trung tâm sẽ ngày càng thấp đi.
- Nếu để xảy ra chênh lệch dương như đã nêu ở trên (8 tháng đầu năm
2021) mà khơng giải trình được vì lý do khách quan thì cơ quan BHXH sẽ

khơng chấp nhận quyết tốn phần tăng thêm. Trong 8 tháng đầu năm 2021
Trung tâm đã tính tốn, xác định những ngun nhân khách quan dẫn đến
tăng chi phí bình qn như sau:
3. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Việc xử lý tình huống nhằm đạt được mục tiêu là:
Quản lý chi phí KCB BHYT tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới ổn định, khơng vượt q tổng mức thanh tốn được
cơ quan BHXH xác định.
Đảm bảo quyền lợi của người bệnh, đảm bảo sử dụng tiết kiệm quỹ
KCB, vừa đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
4.1. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án
- Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014.

6


- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
y tế.
- Công văn 2093/BHXH-CSYT ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam về hướng dẫn xác định tổng mức thanh tốn chi phí KCB BHYT.
4.2. Các phương án xử lý tình huống
Với các quy định hiện hành đã nêu, đặc điểm tình hình thực tế tế về
công tác thu chi BHYT tại đơn vị. Trung tâm đã xây dựng một số phương án
để từ đó so sánh những ưu, nhược điểm của mỗi phương án và lựa chọn
phương án tối ưu để tham mưu đề xuất với Lãnh đạo Trung tâm, các phương
án như sau:

Phương án 1: Giao khoán định suất thanh toán KCB BHYT người
bệnh cho phòng Khám đa khoa thực hiện.
- Ưu điểm: Phòng khám Đa khoa là nơi thực hiện khám bệnh, chỉ định
các dịch vụ cận lâm sàng và thuốc cho người bệnh. Nên thực hiện các chỉ
định dịch vụ phù hợp với mỗi loại bệnh tật, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm
quỹ KCB, vừa đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Nhược điểm: Các bác sỹ thực hiện chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng,
lâm sàng hạn hẹp, chủ yếu tập trung vào các bệnh đã được chẩn đốn từ
trước đó (Tăng huyết áp, đái tháo đường,...). Khó có thể chẩn đốn được các
bệnh liên quan khi có dấu hiệu và triệu chứng nghi nghờ. Bác sỹ thực hiện
khám chữa bệnh khi thực hiện các chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng và thuốc
có tâm lý e ngại, lo lắng vì chi phí vượt quá định suất qui định nên ảnh
hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.
Phương án 2: Thành lập tổ BHYT chuyên trách để rà soát và chịu
trách nhiệm định suất thanh toán KCB BHYT người bệnh

7


- Ưu điểm: Thành viên của Tổ gồm nhiều khoa phịng (KHNV, XN,
KCB,...) có thể rà sốt và phát hiện các lỗi hay gặp khi BHXH giám định để
không bị xuất tốn, như chỉ định cận lâm sàng khơng phù hợp chẩn đốn,
ngày nằm viện kéo dài khơng phù hợp chẩn đốn,…từ đó có thể giảm thiểu
được các chi phí KCB BHYT vì ký do khách quan. Có sự phối hợp tốt giữa
khoa chuyên môn với các bộ phận quản lý, tham mưu.
- Nhược điểm: Các thành viên kiêm nhiệm nên khơng có thời gian tập
trung thực hiện nhiệm vụ thường xun. Một số thành viên khơng có trình độ
chun mơn về KCB, thuốc,... nên khó đánh giá được các yếu tố tác động
đến chi phí KCB BHYT người bệnh
Phương án 3: Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp thực hiện kiểm sốt

chi phí KCB BHYT (tun truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá,...)
- Ưu điểm: Đánh giá được tổng thể các nguyên nhân lầm chi phí khách
quan. Nâng cao được nhận thức của cán bộ , khoa phòng trong đơn vị về
việc kiểm sốt chi phí KCB BHYT.
- Nhược điểm: Cần có sự quyết tâm thực hiện của Lãnh đạo đơn vị và
tồn thể các khoa phịng, cán bộ trong đơn vị. Tốn nguồn lực để nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị (cơ sở vật chất, cơng nghệ thơng tin,
trình độ chun mơn của cán bộ,...)
4.3. Lựa chọn phương án tối ưu
Trong 3 phương án nêu trên, qua phân tích cụ thể ưu điểm và nhược
điểm của từng phương án, nhận thấy cả phương án đề có thể thực hiện Tuy
nhiên, phương án tối ưu nhất để xử lý tình huống trên là phương án 3.
Phương án này đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Theo đúng quy định của pháp luật về KCB BHYT.

8


Huy động được sự tham gia của toàn thể lãnh đạo đơn vị, khoa phòng
và cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.
Việc triển khai thực hiện sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn nhờ đơn vị có
sự chủ động về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cũng như nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh của đơn vị, tăng cường sự hài lòng của người bệnh
khi đến với Trung tâm.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
Việc thực hiện phương án đã lựa chọn được thực hiện theo các bước
sau:
(1) Tập huấn, phổ biến các Văn bản pháp luật về KCB BHYT, Báo cáo
tình thu chi KCB BHYT đề cán bộ nhân viên trong đơn vị nắm được những
khó khăn, thách thức hiện nay của Trung tâm. Phổ biến những quy định pháp

luật liên quan đến KCB BHYT đến các phòng chức năng và các khoa lâm
sàng. Tác động đến suy nghĩ và nhận thức của các trưởng khoa lâm sàng về
chi phí và hiệu quả, nhất là chọn lựa thuốc và vật tư y tế tiêu hao vừa đáp
ứng yêu cầu về chất lượng điều trị nhưng phải đảm bảo tiết kiệm chi
phí.Chuyển đổi nhận thức đến từng nhân viên trong Trung tâm, xác định rõ
trách nhiệm của từng loại hình nhân viên, trong đó các trưởng khoa giữ vai
trị quyết định, nhất là xây dựng phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật vừa khoa
học, vừa tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
(2) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị Thành lập “Tổ BHYT” chuyên
trách của Trung tâm. Thành lập tổ BHYT chuyên trách, trực tiếp chỉ đạo hoạt
động của tổ này là một phó giám đốc Trung tâm. Thành viên của tổ BHYT
bao gồm: các bác sĩ và chuyên viên phòng Kế hoạch nghiệp vụ, chuyên viên
tài chính của phịng Tài chính kế tốn, chun viên cơng nghệ thông tin của
khoa Truyền thông, dược sĩ của khoa Dược - Vật tư – Trang thiết bị y tế,
ngoài ra cịn có các bác sĩ trưởng khoa lâm sàng. Cơng việc chính của tổ
9


BHYT là đảm bảo chuyển tải dữ liệu đúng thời gian và đúng quy định lên
cổng giám định, ngoài ra tổ BHYT chịu trách nhiệm cập nhật và tích hợp hệ
thống nhắc trên phần mềm HIS của Trung tâm về các lỗi hay gặp khi BHXH
giám định để không bị xuất tốn, như chỉ định cận lâm sàng khơng phù hợp
chẩn đốn, ngày nằm viện kéo dài khơng phù hợp chẩn đoán,…. Tăng cường
giám sát tuân thủ phác đồ điều trị ở tất cả các khoa lâm sàng, giám sát kê đơn
hợp lý.
(3) Phân công lãnh đạo, giám đốc Trung tâm hoặc một thành viên
trong BGĐ phải nắm vững và trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác quản lý
KCB BHYT, có phân cơng và phân quyền cụ thể cho từng bộ phận liên quan
đến KCB BHYT. Lãnh đạo Trung tâm phải xem công tác quản lý KCB
BHYT là một hoạt động trọng tâm với nhiều phương thức quản lý khác nhau

hướng đến mục tiêu không vượt tổng mức thanh toán Phải xem dữ liệu
chuyển lên cổng giám định của BHXH cũng là nguồn dữ liệu quan trọng
cung cấp thông tin thường xuyên cho công tác quản lý KCB BHYT của
Trung tâm.
(4) Hàng tháng, Trung tâm rà soát, đánh giá và phân tích tình hình sử
dụng dự tốn chi KCB BHYT, tìm nguyên nhân và chủ động điều chỉnh và
khắc phục các lỗi liên quan đến làm tăng dự toán chi KCB BHYT so với
cùng kỳ.
(5) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý KCB BHYT,
nghiên cứu triển khai ứng dụng máy học trong hệ thống nhắc theo thời gian
thực và hoạt động tự kiểm tra và tự rà soát dữ liệu trước khi chuyển dữ liệu
lên cổng giám định của BHXH.

10


6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận:
Qua tình huống, chúng ta nhận thấy việc đánh giá sử dụng dự tốn chi
KCB BHYT, tìm ngun nhân và chủ động điều chỉnh và khắc phục các lỗi
liên quan đến làm tăng dự toán chi KCB BHYT so với cùng kỳ là hết sức
quan trọng. Đnáh giá dự toán cần được thực hiện thường xuyên, triển khai
đồng bộ trong toàn đơn vị để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, đảm bảo sử
dụng tiết kiệm quỹ KCB, vừa đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT
6.2 Kiến nghị:
- Đối với các Bộ, ngành Trung ương: sửa đổi các quy định bất cập để
giá dịch vụ y tế phản ánh đúng các chi phí, ban hành quy trình KCB để nhân
viên y tế và cán bộ BHXH có căn cứ thực hiện các chỉ định, qua đó, sử dụng
quỹ BHYT hiệu quả hơn.
- Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh: Tăng cường công tác giám định

BHYT, thực hiện giám định theo đúng Quy trình giám định BHYT. Bố trí,
sắp xếp cán bộ giám định để tập trung giám định dữ liệu KCB BHYT trên Hệ
thống thơng tin giám định BHYT; phân tích, đánh giá, phát hiện các sai sót,
các chi phí KCB BHYT bất thường, ….
- Đối với Trung tâm: Tiếp tục bám sát hướng dẫn, sử dụng dịch vụ kỹ
thuật và thuốc phù hợp. Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các quy trình chun
mơn, nâng cao chất lượng khám và điều trị với mục tiêu rút ngắn thời gian
điều trị và giảm chi phí KCB.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 05/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
2. Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC 29/10/2015 của Bộ Y
tế và Bộ Tài chính Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên tồn quốc.
3. Thơng tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định
chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và Thông tư 21/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 của Bộ Y tế sửa
đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm
theo Thông tư 43/2013/TT-BYT;
4. Thông tư 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định
trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế;
5. Thơng tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về việc
ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược,
sinh phẩm, phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người
tham gia bảo hiểm y tế;

6. Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy
định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các
bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh tốn
chi phí khám bệnh trong một số trường hợp;
7. Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ
Y tế;
8.

Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của BHXH địa phương;

12



×