Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chăm sóc răng sữa xinh của bé ngoan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.68 KB, 6 trang )

Chăm sóc răng sữa xinh
của bé ngoan
Từ 6 tháng tuổi, trong miệng bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên,
gọi là răng sữa. Những chiếc răng này tuy chẳng lấy gì làm to lớn nhưng
lại có vai trò quan trọng vô cùng mà không phải bố mẹ nào cũng biết!

Câu chuyện về răng sữa


"Mẹ ơi, con đã mọc răng!" - Ảnh: Corbis.

Bé sẽ mọc lần lượt từ răng cửa, răng nanh đến răng hàm. Đến 3 tuổi là bé đã
có 20 chiếc răng sữa trắng xinh. Tuy nhiên răng sữa lại rất hay bị hỏng, vì
nhiều lý do khác nhau:

- Là do bé ăn nhiều đồ ngọt - những loại thức ăn có hàm lượng đường cao,
tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh axit. Lớp men răng và lớp ngà răng
của răng sữa cũng tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu và khi
đã bị sâu thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh.

- Một lý do nữa không kém phần quan trọng là nhiều bậc cha mẹ chưa nhận
thức được tầm quan trọng của răng sữa nên để con bị sâu răng, thậm chí sâu
cả hàm, như ta vẫn gọi là răng sún. Nhiều người thường tự hỏi, “Sao lại phải
chăm sóc kỹ cho răng sữa trong khi đằng nào thì nó cũng chỉ tồn tại thời
gian ngắn, và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn?” Đây là một quan niệm
hết sức sai lầm.

Vai trò của răng sữa

Răng sữa rất quan trọng đối với sự phát triển của bé trong những năm đầu.
Ảnh: Inmagine.


 Răng sữa rất quan trọng đối với sự phát triển khả năng nhai và cắn,
khả năng phát âm.
 Răng sữa dù bé nhưng đã có trách nhiệm dành chỗ cho các răng
trưởng thành và "hướng dẫn" các răng sau mọc cho ngay hàng thẳng lối.
 Thêm vào đó, việc bị sâu hay hỏng răng sữa sẽ làm bé bị đau, ảnh
hưởng đến quá trình ăn uống và phát triển; bé cũng có thể ngại ngùng, xấu
hổ khi giao tiếp với người khác.
Bảo vệ răng sữa của bé
 Hạn chế cho bé ăn khuya, tránh thói quen dỗ bé ngủ bằng sữa hay
nước trái cây…
 Hạn chế cho bé ăn vặt bằng những món nhiều đường hay chất bột, hay
những thức ăn dính răng bé như snack, nho khô, hoa quả khô, kẹo… Thay
vào đó, khuyến khích trẻ ăn hoa quả tươi và rau củ.
 Bổ sung những chất dinh dưỡng và chất khoáng cho bé với liều lượng
hợp lý.
 Vệ sinh răng miệng cho bé đều đặn; và khi bé được khoảng 2 tuổi,
hãy tập cho bé thói quen đánh răng ngày ít nhất hai lần và súc miệng sau khi
ăn.
Vệ sinh răng miệng cho bé ngay khi mới mọc răng[/h]Bạn đừng đợi đến khi
con mình mọc được nhiều chiếc răng rồi mới tiến hành đánh răng cho bé.
Ngay từ lúc con có chiếc răng đầu tiên, hãy bắt đầu đánh răng cho bé mỗi
ngày hai lần với chiếc đàn chải đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh.

- Các bé thường dễ dàng chấp nhận những thứ quen thuộc với mình, vì vậy,
hãy để bé làm quen với những chiếc bàn chải nhỏ xinh bằng cách cho bé
biến chúng thành món đồ chơi thú vị. Với cách làm này, bạn đã khuyến
khích con mình xem việc đánh răng cũng giống như một thói quen bình
thường và không có gì đáng sợ cả.

- Cách dễ dàng nhất để thực hiện việc đánh răng cho con là đặt bé ngồi thoải

mái trên đùi bạn. Một bàn chải lý tưởng dành phải có đầu nhỏ vừa với miệng
bé và đầu lông siêu mềm - nhờ vậy bạn có thể dễ dàng chải được những góc
nằm sâu trong miệng bé một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất.


Mẹ hãy chọn những chiếc bàn chải thật mềm và nhỏ xinh để chải răng cho
con
ngay từ khi bé mới có 1-2 răng. Ảnh: Inmagine.

Nếu bạn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện điều này với chiếc bàn
chải thì hãy thử dùng một miếng vải xô nhỏ cuộn quanh đầu ngón tay và sát
khuẩn cho bé.• Cho dù bạn chọn bất cứ phương tiện nào để làm vệ sinh răng
cho con mình thì cũng hãy chọn những thứ mềm mại và động tác thật nhẹ
nhàng. Hãy kỳ cọ quanh chiếc răng, giữ những chiếc lông mềm mại của bàn
chải hướng tới vùng chân răng và nướu bé.

• Dù bạn đã lựa chọn loại kem đánh răng đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ
nhưng cũng hãy nhớ rầng chỉ nên cho bé đánh răng với một lượng nhỏ bằng
hạt đậu bởi trẻ em thường có xu hướng nuốt kem đánh răng bất cứ lúc nào.

• Cuối cùng, nhẹ nhàng lau bề mặt lưỡi bởi đây thường là địa điểm trú ngụ lý
tưởng của các vi khuẩn gây sâu răng. Trên thực tế, nhiều phụ huynh chỉ lo
vệ sinh răng và bỏ qua phần mặt lưỡi. Trong quá trình vệ sinh mặt lưỡi,
đừng thực hiện quá sâu vào bên trong và mọi thao tác đều phải hết sức nhẹ
nhàng vì nó có thể khiến bé cảm thấy rất khó chịu.

• Lúc đầu, việc làm vệ sinh răng của bé có thể vô cùng phức tạp. Nhưng bạn
hãy kiên nhẫn vì sau một khoảng thời gian, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn,
bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và bé cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được mẹ
làm vệ sinh răng. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị những vật dụng hỗ trợ

để mọi việc đơn giản hơn. Hãy chuẩn bị một miếng khăn mỏng, hợp vệ sinh
để lau xung quanh miệng và cằm của bé.

×