Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí kíp luyện cho con ăn ngoan và ăn giỏi - Phần 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.13 KB, 4 trang )

Bí kíp luyện cho con ăn
ngoan và ăn giỏi - Phần 2
Nếu bạn hiểu rõ giá trị của những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe thì
không còn gì thỏa mãn hơn việc ngắm nhìn con mình khám phá ra niềm
vui ăn uống. Nhưng làm sao bạn đào tạo cho được một đứa trẻ thích trái
cây hơn khoai tây chiên, sẽ không quay lưng với bông cải và cá hồi?
Câu trả lời ngắn gọn là: hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!

Một chút gia vị se làm cho bữa ăn của bé trở nên hấp dẫn hơn – Ảnh: Corbis
4. Thêm gia vị.
Không có nghiên cứu nào nói rằng ta phải cho con mình ăn một chế độ ăn
nhạt nhẽo cả. Một khi chúng đã quen với thức ăn nhạt, hãy thêm dần vào đó
chút rau thơm có vị dìu dịu và gia vị. Nghiền rau mùi vào quả bơ, hạt nhục
đậu khấu vào khoai lang, quế vào táo…. Khả năng sáng tạo ra một món bột
nhuyễn là vô tận. Trẻ chập chững thậm chí có thể thích vị hơi cay nồng một
chút. Sau sinh nhật đầu tiên của bé, bạn đã có thể bắt đầu cho bé ăn hầu hết
những thứ mà gia đình bạn vẫn ăn – bao gồm cả món cà ri Thái đỏ.
5. Giúp con gắn kết với thức ăn.
Hãy đưa cho con bạn một quả bơ và nói “quả bơ”. Bạn đang cùng con học
và sử dụng các dấu hiệu, và nhớ đừng bỏ quên chủ đề thực phẩm nhé. Gọi
tên thức ăn – và có những dấu hiệu cho chúng – sẽ giúp trẻ nhỏ thực sự sớm
nhận biết được các loại thức ăn đó. Trẻ nhỏ thường sẽ yêu thích những thứ
mà bé nhận ra được. Khi con bạn lớn hơn một chút, hãy chơi trò “quả bơ đâu
rồi nhỉ?” Nếu bạn hỏi con rằng ‘Mũi con đâu?’ hay ‘Tai con đâu?’ bé sẽ học
được về những thứ đó; với thức ăn cũng tương tự vậy. Bạn có thể cho con ra
chợ, trồng một khu vườn, xem những hình ảnh thức ăn. Một nghiên cứu gần
đây đã phát hiện ra rằng trẻ chập chững sẽ háo hức muốn thử các loại trái
cây lạ hơn sau khi được bố mẹ đọc cho nghe những quyển sách có những
loại trái cây ấy.
6. Cho con lại gần và tham gia vào việc bếp núc
Nếu bạn từng thấy có lỗi vì để con xớ rớ ở gần bếp trong khi bạn chuẩn bị


bữa tối thì hãy nghe này: việc đó có thể giúp con bạn ăn ngoan hơn. Bé sẽ
thấy sự liên hệ giữa bạn và thức ăn; bé ngửi thấy mùi tỏi phi, mùi súp đang
sôi, những điều này giúp hình thành sự quen thuộc với thức ăn. Bạn hãy cho
con tham gia vào việc nấu nướng từ sớm. Có thể cho đứa con nhỏ mới 6
tháng tuổi của mình ngồi trên ghế của bé ở chỗ an toàn và dễ quan sát trong
khi bạn nghiền bột cho bé (tất nhiên, hãy đảm bảo rằng dao dùng để thái
thức ăn đã được cất đi chỗ khác). Đến 18 tháng tuổi, nhiều đứa trẻ đã có thể
giúp xúc bột, quay rau hay trộn các nguyên liệu trong một cái tô.
Nh
ững siêu thực phẩm cho thực đơn của con:
M
ột trong những lý do chính mà chúng ta muốn con mình thích ăn mọi thứ là vì ch
ế độ ăn đa dạng sẽ cung
c
ấp cho con nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là ba loại thực phẩm nhiều dinh dư
ỡng
mà con b
ạn nên ăn – nhưng có thể không chịu thử:
Cá:
là nguồn protein và axit béo omega-3, rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Làm quen:
bột nghiền với loại cá nhỏ có lượng thủy ngân thấp, như cá minh thái (*), v
ới một loại rau quen
thu
ộc của con như đậu. Một lựa chọn khác là cá hồi với cà rốt.) Hãy chế biến món bột ngon lành v
ới 75% rau
và 25% cá.


Mi

ếng to hơn: Cắt cá minh thái hay cá hồi thành “que”, phủ vụn bánh mỳ và nư
ớng. Những que cá rất ngon,
thú v
ị và hẳn nhiên là rất tốt.
(*) B
ạn có thể thay thế bằng các loại cá phổ biến ở nơi mình sống.
Đ
ậu: cung cấp chất xơ, protein và sắt, một chất dinh dưỡng quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Làm quen:
Bột nghiền đậu với cơm nát; hai thứ này cung cấp protein hoàn hảo cùng t
ất cả các amino axit cốt
y
ếu với lượng vừa đủ.
Mi
ếng to hơn: hãy để hỗn hợp này càng lúc càng thô hơn khi bé đã quen với nó.
Rau xanh:
cung cấp nhiều dư
ỡng chất, trong đó có beta carotene (quan trọng cho hệ miễn dịch phát triển
kh
ỏe mạnh) và folate (một loại vitamin B hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của các tế bào mới).
Làm quen:
Trộn súp lơ với rau bó xôi, cà rốt, măng tây hay đậu xanh để làm thành m
ột món bột nghiền ngọt
hơn, m
ịn hơn.
Mi
ếng to hơn: Hấp bông cải xanh, đậu xanh hay măng tây lên. Thêm một chút bơ hoặc tỏi để cho thêm vị.

×