Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.77 KB, 12 trang )

1. Tên sáng kiến: Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Lịch sử
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày1tháng 9năm 2017 đến ngày1 tháng3 năm2018
4. Tác giả:
Họ và tên: .Nguyễn Xuân Liệp
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú:Minh Tân –Vụ Bản-Nam
Trình độ chuyên môn:Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên lịch sử
Nơi làm việc:Trường THCS Quang Trung
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị:Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ:Vụ Bản

I.
1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Mục tiêu học tập của mơn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học sinh
những kỹ năng cần thiết: Biết để hiểu lịch sử phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
trong quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức lịch sử.
Đặc điểm của môn lịch sử không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật trong quá khứ.
Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho học sinh những kiến
thức sẵn có qua kênh chữ, SGK mà mục đích cuối cùng giúp học sinh để hiểu được
lịch sử.
Sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng kênh
hình lịch sử lớp 8 để vận dụng tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp


với môn học, đặc điểm đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú sinh động trong giờ
học.
Động cơ học tập và hiểu biết lịch sử của học sinh cịn nhiều hạn chế.
Đặc trưng mơn lịch sử là đi nghiên cứu tìm hiểu từ xa đến gần, từ quá khứ đến hiện
tại, từ phức tạp đến đơn giản, mang tính khơng lặp lại, khơng tạo được hứng thú cho
học sinh trong học tập nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Khắc phục những sai lầm hiện đại
hóa lịch sử.
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi
mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức tiết dạy có hiệu quả sinh động,
gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học
lịch sử.
Việc sử dụng kênh hình để minh họa các sự kiện nhân vật, kết hợp với lời nói
truyền cảm có sức thuyết phục cao đối với học sinh vì thế nội dung bài giảng thêm
sinh động, phong phú và hấp dẫn trong tiết học.
Đối tượng học sinh nghiên cứu
Học sinh khối 8-Trường THCS Quang Trung - Năm học 2017-2018
II. Mô tả giải pháp:
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Học tập nói chung và học mơn lịch sử nói riêng cũng là một q trình nhận thức
tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và cũng có quy luật riêng do đặc
trưng của bộ mơn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của diễn biến lịch sử, xác
định không gian….....chi phối. Vì vậy khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ chức chỉ
đạo hoạt động nhận thức của học sinh về lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay,
giáo viên khơng thể làm việc mày mị, tuỳ tiện bằng bất cứ hình thức nào mà phải có
phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học.
Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua sử dụng
kênh hình dạy học lịch sử 8 là phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử,
2



xác định đúng nội dung hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng
bộ môn và các bài dạy cụ thể.
- Giáo viên
Việc dạy học lịch sử ở THCS là quá trình phức tạp đa dạng. Trong thực tế có nhiều
giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khơ khan trống rỗng, cứng nhắc
làm cho học sinh chán nản, hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động và khơng có
hồn. Ngồi ra cịn có nhiều sai phạm khác như biến bài học lịch sử thành câu chuyện
với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh trong chốc lát mà khơng cung cấp
tri thức và hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, thiếu tính giáo dục.
-Học sinh
Thường xem nhẹ bộ môn coi môn lịch sử là môn học phụ không chú trọng vào việc
học.Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lịng những gì mà
giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thơng qua kênh chữ ở sách giáo
khoa.
- Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: Thầy giảng trị nghe, thầy
đọc trị chép.
Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức.
Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong
SGK, ln coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh.
Phương tiện đồ dùng dạy học không đầy đủ.
Học sinh không thể phát huy được tính tích cực sáng tạo tìm tịi trong tiết học, vì
vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lịng. Khơng
phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng
như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện…........................
Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu việc nói
giảng, thuyết trình trong tiết học.
Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thơng qua các kiến thức sẵn
có kể cả kênh chữ và kênh hình trong SGK.
Tăng cường vai trị chủ động của học sinh, học sinh khơng cịn là người thụ động
tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tư duy tự học, tư duy lôgic.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ bản đồ tranh ảnh và đồ dùng trực quan.
Vì vậy từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ
trẻ. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy
3


học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận thức của học
sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển học sinh, gây
cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao
chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục.
2.Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
a.Biện pháp:
Hiệu quả của một bài lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung, khách quan và các
yếu tố riêng cụ thể địi hỏi cần có sự sáng tạo.
Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Hướng tích cực hố hoạt động của
học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tịi, khai thác kiến thức và biết điều khiển
hoạt động nhận thức của mình.
Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng, phương pháp phù hợp. Kết
hợp hài hoà hoạt động giữa thầy và trị, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh.
Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực quan
hướng tới liên hệ rút ra bài học.
Thơng thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày
với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học
sinh tự làm việc với SGK. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến
thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này, trước hết giáo viên cần
phải:
Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh cái gì. Nội dung cần
khai thác (bản đồ, lược đồ tranh ảnh, đồ dùng trực quan…..............).
Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình trong từng bài

cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến
thức đã học giúp học sinh khắc sâu.
Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thấm mỹ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi mới quan sát
các chi tiết).
Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tịi khám phá.
Học sinh phải chủ động tích cực sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung
cấp.
Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài học qua
kênh hình đồ dùng trực quan cần cung cấp.
4


Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học
sinh khắc sâu.
2. Một số kênh hình minh họa:
a.Khai thác kênh hình 5 khi dạy mục 2 tình hình chính trị xã hội nước Pháp
trước cách mạng trong bài “cách mạng tư sản Pháp 1789-1794”

Đổi với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:
Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở.
Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì?
Tại sao người nơng dân già nua lại phải cõng trên lưng hai người quý tộc và Tăng
lữ béo tốt?
Qua hình 5, em hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy
giờ?
Em thấy xã hội Pháp gồm mấy đẳng cấp?
Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời:
Giáo viên kết luận: Bức tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng

trên lưng hai người có thân hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng
cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo
choàng với nét mặt phởn chí, thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo thanh gươm có
5


đầy đủ trang sức, trang phục rất đẹp là Quý tộc. Trong túi họ gồm các loại công văn
khế ước cho vay nợ, cho thuê ruộng đều là những quy định nghĩa vụ phong kiến của
nông dân. Đời sống cực khổ bị Quý tộc và Tăng lữ áp bức bóc lột thông qua các loại
thuế đồng thời với công cụ canh tác thơ sơ và lạc hậu đó là hình ảnh mô tả nền nông
nghiệp Pháp thời bấy giờ.
Như vậy với hướng khai thác trên, giáo viên phần nào hướng học sinh đi từ hiện
thực khách quan đế tư duy trừu tượng, nắm vững và hiểu thực trạng xã hội Pháp
trước cách mạng cũng như tình cảnh người nơng dân và số phận của những con người
thuộc đẳng cấp thứ 3 phải gánh chịu đúng như nội dung mà kênh hình cần đề cập.
b. Khi khai thác kênh hình 24 SGK trang 28-Lịch sử 8 (tình cảnh lao động trẻ
em trong các hầm mỏ ở Anh)

Giáo viên xác định được nội dung sau: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công
nghiệp hiện đại, giai cấp công nhân cũng dần dần hình thành ở các nước tư bản, các
trung tâm công nghiệp, thương nghiệp sầm uất mọc lên tấp nập và những phương tiện
hiện đại.
Nhưng đằng sau bộ mặt lộng lẫy và xa hoa của giai cấp tư sản là hình ảnh đói rét
cực khổ của những người lao động làm thuê, giai cấp công nhân. Kể cả nam nữ, trẻ
em đều phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt ngột ngạt và ô nhiễm. Trẻ em công
nhân gầy còm xanh xao, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, thân thể phát triển khơng bình
thường, tuổi thọ thấp.
Nhìn vào bức tranh, chúng ta có thể thấy trẻ em cịn rất nhỏ đang tuổi cắp sách đến
trường đã phải chui vào các hầm mỏ làm việc vất vả, quần áo rách nát, thân hình gầy
cịm làm việc nặng nhọc. đây chính là cuộc sống của những người lao động làm thuê

đặc biệt là lao động trẻ em và phụ nữ.
6


Giáo viên sử dụng bức tranh này khi dạy mục I trong ý 1: phong trào đập phá máy
móc và bãi công (phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác).
Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi mở để học
sinh tìm tịi khám phá: Nhìn vào bức tranh em hãy cho biết những người đang làm
việc là ai?
Điều kiện làm việc như thế nào?
Xe than đầy ắp mà những em bé gầy gị đang đẩy nói lên điều gì?
Học sinh tự rút ra câu trả lời.
Giáo viên nhận xét, phân tích nội dung bức trnh cần phản ánh.
Lược đồ căn cứ Yên Thế

Lược đồ nhằm cụ thể hoá vị trí địa lý của căn cứ Yên Thế.
Giáo viên dựa vào lược đồ để giảng và trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa khi
dạy mục I: Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
Giáo viên treo lược đồ, giới thiệu khái quát lược đồ, giới thiệu các ký tự, ký hiệu
,màu sắc.Hướng dẫn học sinh quan sát và đưa các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tịi,
khám phá rút ra kiến thức.
Dựa vào lược đồ em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân,
chiến thuật đánh địch chủ yếu cuả nghĩa quân là gì?
Cuộc khởi nghĩa diễn ra qua mấy giai đoạn?
7


Khởi nghĩa n Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
Vương? Qua đó nói lên điều gì?
Học sinh trao đổi thảo luận đưa ra ý kiến của mình.

Giáo viên chốt lại:
Cuộc khởi nghĩa trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1884-1892) hoạt động lẻ tẻ thiếu sự thống nhất.
Giai đoạn 2 (1893-1908).

Nghĩa quân có nhiều trận thắng tiêu biểu

Giai đoạn 3 (1909-1913)
Giáo viên tập trung tường thuật trận đánh Hồ Chuối.
Năm 1890 tại Hồ Chuối, dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân đã đẩy lùi 4 đợt
tấn công của Pháp. Đợt 1: 8-12-1890 với 77 lính khố xanh, 66 lính khố đỏ, có sự yếm
trợ của đại bác nhưng đã bị nghĩa quân phản kích quyết liệt. Ngày 12-12-1890, Pháp
mở đợt tấn công thứ 2 với 300 quân sau 1 ngày chiến đấu,
Đợt 3: Ngày 22-12-1890, với 589 quân nhưng Pháp vẫn thất bại và phải mệnh danh
nghĩa quân của Đề Thám là “Tiểu đồn bất khả xâm phạm”. Cuộc tấn cơng diễn ra
quyết liệt trong 6 ngày. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm tiêu diệt nhiều quân địch.
Trước ưu thế và hoả lực mạnh của địch, nghĩa quân quyết định rút lui để bảo toàn lực
lượng.
Giáo viên kết luận: đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất cuối thế kỷ XIX đầu
thể kỷ XX nhưng là cuộc khởi nghĩa duy nhất không chịu ảnh hưởng của phong trào
Cần Vương. Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế gây cho Pháp nhiều thất bại nặng nề,
làm giảm chậm tiến độ bình định đồng thời cũng chứng tỏ lịng u nước của nơng
dân Việt Nam.
c. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài.
- Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm
Lớp

8



số

Dưới 3
SL

%

Từ 3dưới 5
SL

%

Từ 5dưới 6,5
SL

%

Từ 6,5dưới 8
SL

%

Từ 8-10
SL

%

Từ TB
trở lên
SL


%

8A

32

3

9

6 19

17 53

4 13

2

6

23 72

8B

32

4 13

6 19


16 50

5 16

1

3

22 69

Tổng

95

9

19 20

50 53

13 14

4

4

67 71

9



- Kết quả kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm thứ nhất:
Sau khi dạy xong bài 5.Công xã Pa-ri 1871, để đánh giá mức độ nhận thức của
học sinh qua bài học, tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức cơ bản của bài ở cả ba lớp
khối 8 và kết quả thu được như sau:
Lớp

Số học
sinh dự
kiểm
tra

Điểm dưới 5

Điểm 5-6

Số lượng

Số
lượng

%

Điểm 7-8

Điểm 9-10

%


Số
lượng

%

Số
lượng

Điểm TB
trở lên
Số
%
%
lượng

8A

32

5

1
6

17

53

7


22

3

9

27

84

8B

32

8

2
5

18

56

5

16

1

3


24

75

-Kết quả kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm thứ hai.
Sau khi dạy xong, Bài.10 Trung Quốc cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, tôi tiếp
tục kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua bài học đồng thời ở cả 2 lớp
khối 8, và thu được kết quả như sau:
Số học
sinh dự
kiểm
tra

Điểm dưới
5
Số
%
lượng

8A

32

2

6

17 53


9 28

4 13

30 94

8B

32

7 22

19 59

5 16

1

25 78

Lớp

Điểm 5-6
Số
lượng

%

Điểm 7-8
Số

lượng

%

Điểm 9-10
Số
lượng

%

3

Điểm TB trở
lên
Số
%
lượng

* Nhận xét: Sau hai tiết dạy thực nghiệm và qua hai lần kiểm tra đối chứng, kết
quả kiểm tra cho thấy: ở lớp áp dụng dạy thực nghiệm (8A), số lượng học sinh có
điểm kiểm tra đạt trung bình trở lên và số lượng học sinh có điểm khá, giỏi cao hơn ở
những lớp khác trong khối lớp 8 như: 8B trong khi kết quả của bài kiểm tra khảo sát
đầu năm ở ba lớp là tương đương

9


-Kết quả kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm thứ ba.
Số học
Điểm

sinh
dưới 5
dự
Lớp
Số
kiểm lượng %
tra

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Số
lượng

Số
lượng

%

%

8A

32

0

0


14 44

11 34

8B

32

6 19

19 59

6 19

Điểm 910
Số
lượng

%

Điểm TB
trở lên
Số
lượng

%

7 22

32 100


1

26

3

81

* Nhận xét:
Qua lần kiểm tra, đánh giá thứ ba. Tôi nhận thấy số lượng học sinh có điểm
khá, giỏi ở lớp 8A tăng lên một cách rõ rệt so với những lần kiểm tra trước số lượng
học sinh có điểm khá giỏi qua ba lần kiểm tra hầu như không tăng. Kết quả cụ thể như
sau:
Lần

Lớp

Điểm TB trở lên

Điểm khá, giỏi

8A

27

10

8B


24

6

8A

30

13

8b

25

6

8A

32

18

8B

26

7

I


II

III

Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng đề tài “ Khai thác, sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở” đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn lịch sử.

10


Nhận xét:
Qua các lần kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, qua các tiết dạy môn lịch sử 8
có áp dụng khai thác, sử dụng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, tơi nhận thấy
qua việc kiểm tra cả về kiến thức và kĩ năng, học sinh không những ngày càng hứng
thú học tập hơn đối với bộ môn, hiểu bài nhanh hơn và sâu, nhớ lâu hơn. Điều này
được thẻ hiện ở chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kết quả bài kiểm
tra sau thường cao hơn kết
d. Bài học kinh nghiệm .
Những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình. Học sinh có hứng thú học
tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt
trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Khơng khí học
tập sơi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng cịn lúng túng,
lo ngại khi bước vào giờ học. Bước đầu tạo cho học sinh biểu tượng để biết và hiểu
những kiến thức lịch sử đồng thời rèn luyện kỹ năng nhận biết, tư duy các biểu tượng
và sử dụng lược đồ, đồ dùng trực quan để ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cần căn cứ nội dung yêu cầu giáo dục của
bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp, phù hợp với từng loại bài lịch sử cụ
thể.
Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.

Phải đảm bảo và đáp ứng được sự quan sát đầy đủ các chi tiết của đồ dùng trực
quan đối với học sinh khi học.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan.
Đảm bảo kết hợp giữa việc trình bày kênh chữ với việc khai thác đồ dùng trực quan
đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh thông qua các đồ dùng trực quan
mà giáo viên sử dụng trong bài dạy.
Giáo viên phải tính tốn kỹ phù hợp với thời lượng quy định không làm phân tán sự
chú ý của học sinh. Tránh trường hợp học sinh không lĩnh hội được nội dung chính
của bài học.
e. Kết luận:
Trong q trình giảng dạy bộ mơn Lịch sử, bản thân tơi nhận thấy việc sử dụng
kênh hình trong dạy học lịch sử góp phần khơng nhỏ trong việc phát huy tính tích cực
và khả năng sáng tạo tìm tịi của học sinh. Thơng qua đó học sinh có kỹ năng quan sát
khai thác các đồ dùng trực quan nâng cao hiệu quả của giờ dạy đáp ứng mục tiêu đổi
mới phương pháp dạy học.

11


Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo
viên và học sinh trường chúng tơi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trường bạn
nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp
tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời
không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để
đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy.
Trong thời gian có hạn với năng lực trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót trong q trình thực hiện đề tài này. Tơi rất mong được sự
góp ý chân thành của quý thầy cô cùng bạn đọc và hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ
để sáng kiến kinh nghiệm này được hồn thiện và có tính khả thi.

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

NGUYỄN XUÂN LIỆP

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN
( Nhận xét, đánh giá, xếp loại)

12



×