Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Loại hình văn bản sách giáo khoa lịch sử cho hệ Ấu học đầu thế kỷ XX qua nghiên cứu văn bản An Nam sơ học sử lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 292 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***---------

VŨ VĂN NGÂN

LOẠI HÌNH VĂN BẢN SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ CHO HỆ ẤU HỌC ĐẦU THẾ KỶ XX

QUA NGHIÊN CỨU VĂN BẢN AN NAM
SƠ HỌC SỬ LƯỢC 安 南 初 學 史 略

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***---------

VŨ VĂN NGÂN

LOẠI HÌNH VĂN BẢN SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ CHO HỆ ẤU HỌC ĐẦU THẾ KỶ XX

QUA NGHIÊN CỨU VĂN BẢN AN NAM
SƠ HỌC SỬ LƯỢC 安 南 初 學 史 略

Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 60.22.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái

Hà Nội – 2010
2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…...………………………….…………………………………..5
1.

Lý do chọn đề tài …..………………………...………………..5

2.

Mục đích và ý nghĩa của đề tài...……………............................6

3.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu...………...……………………........7

4.

Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài…..…………........8

5.


Phƣơng pháp nghiên cứu...…………………………………….8

6.

Kết cấu của luận văn...……………………………....................8

CHƢƠNG 1:

SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT BẰNG CHỮ
HÁN CHO HỆ ẤU HỌC NHỮNG NĂM CUỐI
THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX….….……………...10

1.1

Cải lƣơng giáo dục chữ Hán (1906 – 1919)….........................10

1.1.1

Áp lực đối với cải lƣơng giáo dục từ xã hội…..........................10

1.1.2

Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán giai đoạn
1906 – 1919..............................................................................19

1.2

Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán trong
chƣơng trình cải lƣơng giáo dục 1906 – 1919….………... ….24


1.2.1

Sách giáo khoa lịch sử viết bằng chữ Hán - Nôm của giai
đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ………...…………..........24

1.2.2

Phân loại sách giáo khoa lịch sử Việt Nam......………….........27

1.3

Giới thiệu sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略
về mặt văn bản ..…………………………………..…….........30

Tiểu kết chƣơng 1……………...………….……………………........37

3


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

SÁCH AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC 安南初學史略…..........38
2.1

Các nguyên tắc biên soạn và nguồn tƣ liệu An Nam sơ học
sử lƣợc 安南初學史略 dựa vào......…………………………........38

2.2

Những trình bày về vị trí địa lý, nguồn gốc gống nòi con ngƣời

Việt Nam trong An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略…….…..48

2.3

Tiến trình lịch sử Việt Nam thể hiện trong An Nam sơ học
sử lƣợc 安南初學史略…..………………….…………………...53

2.4

Đối chiếu cách viết của An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學
史略 với sách lịch sử Việt Nam trƣớc đó………………………..66

2.4.1 Một cái nhìn sơ lƣợc về hệ thống sách lịch sử Việt Nam…..........66
2.5

An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 trong mối quan hệ
với hệ thống sách lịch sử Việt Nam……………….....……..........71

Tiểu kết chƣơng 2……….……………………………………….…….79
PHẦN KẾT LUẬN………………………………..……..…………………........80
THƢ MỤC TÀI LIỆU SÁCH THAM KHẢO………..……....………………..84
PHỤ LỤC
1.

Phiên âm:………………………………………………………...88

2.

Bản dịch ………………………………………………………..178


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau một loạt Hiệp ƣớc đầu hàng, chịu các điều kiện bất bình đẳng,
nhất là với các điều kiện của Hiệp ƣớc Patơnốt (1884), vua quan nhà
Nguyễn đã khuất phục hoàn toàn bọn xâm lƣợc Pháp. Thực dân Pháp đã
lập chế độ cai trị khác nhau trên cả 3 miền ở nƣớc ta: Nam Kỳ theo chế độ
thuộc địa; Bắc Kỳ theo chế độ bảo hộ; Trung Kỳ là đất của Nam triều. Điều
đó đã ảnh hƣởng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong đó có
giáo dục, văn hóa, tƣ tƣởng... Thực dân Pháp với mục tiêu nhằm thực hiện
chính sách khai thác thuộc địa, chúng cần đến một đội ngũ viên chức thừa
hành và phục vụ cho cơng việc khai thác thuộc địa của chúng. Muốn có
đƣợc lớp ngƣời ấy, chúng phải cải lƣơng nền giáo dục cũ (bằng Hán văn),
để rồi theo thời gian, chính sự cải lƣơng giáo dục ấy đã tạo nên một bƣớc
quá độ cho sự Pháp hóa hồn tồn về mặt giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam.
Cải lƣơng nền giáo dục khoa cử Hán học cũ đƣợc đánh dấu bằng
việc ra đời của đạo dụ ngày 31 tháng 5 năm 1906. Việc cải lƣơng nền giáo
dục mới này, tuy vẫn bằng chữ Hán nhƣng chƣơng trình học có thay đổi
lớn, cần đƣợc xem nhƣ một bƣớc quá độ từ khoa cử truyền thống sang giáo
dục Pháp – Việt bằng Pháp ngữ.
Trong những biểu hiện cho chính sách cải lƣơng giáo dục ấy, cần
phải kể đến sự phân chia cấp học, thiết lập chƣơng trình cũng nhƣ soạn lại
sách giáo khoa, xác định mơn thi, chƣơng trình thi….là những vấn đề có
tính trọng tâm nhất.
Về mặt xác lập cấp học, cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906, quy định
có 3 cấp học: Ấu học, Tiểu học, Trung học. Tƣơng ứng với các cấp học ấy

5



là hệ thống sách giáo khoa đƣợc Hội đồng biên soạn sách duyệt. Trong số
các mơn học có hệ thống sách giáo khoa bằng chữ Hán, cần phải kể đến
môn lịch sử Việt Nam.
Tuy lịch sử Việt Nam đã đƣợc biên soạn từ khá sớm [Đại Việt sử ký
大越史記 của Lê Văn Hƣu đƣợc biên soạn dƣới thời Trần Thái Tơng (1225 1258), Đại Việt sử ký tồn thƣ 大越史記全書 đƣợc Ngô Sĩ Liên viết dƣới thời
Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Đại Việt thông giám 大越通鋻 và Đại Việt thông
giám tổng luận 大越通鋻總論 đều đƣợc viết dƣới thời vua Lê Tƣơng Dực (1509
- 1516)… ], song vì sách giáo khoa lịch sử Việt Nam hầu nhƣ không đƣợc

giáo dục truyền thống để tâm đến. Do vậy, sự có mặt của những bộ sách
giáo khoa lịch sử Việt Nam cho các cấp học của chƣơng trình Hán học cải
lƣơng (1906 – 1919) có một ý nghĩa đối với việc tìm hiểu Hán văn, mà cụ
thể là Hán văn giáo dục.
Trong số các sách giáo khoa lịch sử Hán văn giáo dục ở giai đoạn
này, có bộ sách thuộc mơn lịch sử cho bậc Ấu học do ngƣời Pháp biên soạn,
với sự chuyển dịch của ngƣời Việt Nam, đó là bộ An Nam sơ học sử lƣợc
安南初學史略. Nhận thấy đây là bộ sách giáo khoa lịch sử chữ Hán có ý
nghĩa nghiên cứu Hán văn giáo dục trong hệ thống giáo dục cải lƣơng 1906
– 1919 nên chúng tôi đã chọn An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 nhƣ
là một minh chứng cho sự cải lƣơng giáo dục Hán văn, làm đề tài cho luận
văn Cao học Hán Nơm của mình.
Tất nhiên, việc nghiên cứu bộ sách lịch sử Việt Nam này đƣợc đặt ra
trong cái nền chung của sự nghiên cứu về loại hình sách giáo khoa lịch sử
Việt Nam của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục Hán văn 1906 – 1919.

6



2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
Đề tài trên đƣợc thực hiện nhằm có những mục đích sau đây:
- Hệ thống hóa các sự kiện liên quan đến chƣơng trình mơn lịch sử của
giáo dục Hán học cải lƣơng.
- Hệ thống hóa sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho hệ Ấu học và
giáo dục 3 cấp của giai đoạn nghiên cứu.
- Nghiên cứu văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略.
- Phiên âm, dịch nghĩa văn bản.
- Phân tích văn bản từ góc nhìn tƣ liệu lịch sử và phê phán.
Từ những điểm nêu trên cho thấy, việc đề cập đến hệ thống sách giáo
khoa lịch sử Việt Nam cũng nhƣ việc phân tích văn bản An Nam sơ học sử
lƣợc 安南初學史略 có ý nghĩa trong việc tìm hiểu giáo dục chữ Hán cải
lƣơng, và tìm hiểu bƣớc quá độ từ giáo dục khoa cử chữ Hán sang giáo dục
Pháp – Việt những thập niên đầu thế kỷ XX trong một môn học cụ thể.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến
chƣơng trình giáo dục cải lƣơng, song do các yêu cầu của công tác viết lịch
sử giáo dục, các nhà viết lịch sử giáo dục ấy không thể đi sâu vào phân tích
tình hình giáo dục Hán văn cho mơn lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, các cơng
trình nghiên cứu lịch sử ấy, do những khó khăn về tƣ liệu nên thƣờng mới
chỉ đề cập đến giáo dục Hán văn cho môn lịch sử Việt Nam dƣới góc nhìn
phê phán q nghiêm khắc. Do vậy, các cơng trình đó đã tự hạn chế mình,
chúng khơng thể đi sâu vào phân tích tình hình của mơn học lịch sử trong
bƣớc chuyển văn hóa.

7


Hơn nữa, hầu nhƣ chƣa có cơng trình nào đề cập đến góc độ Hán văn
của sách giáo khoa lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán cho bậc Ấu học, Sơ học.

Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi đi vào đề tài này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống sách giáo khoa lịch sử
dành cho hệ Ấu học và cho hệ thống giáo dục khoa cử cải lƣơng ở Việt
Nam, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó trực tiếp đi vào
phân tích văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử khá đặc biệt của lịch sử
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nói chung, giáo dục chữ Hán cải
lƣơng nói riêng nên phải quán triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nhận thức và đánh giá các sự kiện,
cũng nhƣ các tình huống cụ thể.
Đồng thời, đề tài cũng yêu cầu vận dụng các phƣơng pháp trong
nghiên cứu Hán Nôm và văn bản học, phân tích văn bản Hán Nơm, nhằm
làm sáng tỏ một số vấn đề về văn bản học của văn bản An Nam sơ học sử
lƣợc 安南初學史略, bƣớc đầu nêu ra những nhận xét về bộ sách giáo khoa
lịch sử này trên một số phƣơng diện.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và tƣ liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chƣơng và phần phụ lục kèm theo.

8


Chƣơng 1, với tiêu đề “SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT

BẰNG CHỮ HÁN CHO HỆ ẤU HỌC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ
KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX”, nhằm nêu lên một cái nhìn chung về
sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho hệ thống trƣờng 3 cấp của nền cải
lƣơng giáo dục chữ Hán 1906, đồng thời bƣớc đầu giới thiệu An Nam sơ

học sử lƣợc 安南初學史略 về mặt văn bản học.
Chƣơng 2, với tiêu đề “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG CỦA SÁCH AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC 安南初學史略”,
nhằm phân tích về các vấn đề thuộc bình diện nội dung của An Nam sơ học
sử lƣợc 安南初學史略.
Phụ lục kèm theo luận văn này là bản dịch An Nam sơ học sử lƣợc 安
南初學史略 dày 144 trang, do chúng tôi thực hiện, trực tiếp dịch từ văn
bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 mang ký hiệu A.935 của thƣ
viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.

9


CHƢƠNG 1

SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT BẰNG
CHỮ HÁN CHO HỆ ẤU HỌC NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX.
Chƣơng này nhằm trình bày những nét khái quát nhất về tình hình giáo
dục chữ Hán 1906 – 1919 cũng nhƣ hệ thống sách giáo khoa lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán trong hệ thống nhà trƣờng 3 cấp của hệ thống giáo dục cải
lƣơng trên, nơi mà bộ sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 đƣợc sử
dụng với tƣ cách là sách học chính thức.
Do vậy, chƣơng này bao gồm các nội dung sau:
- Cải lƣơng giáo dục chữ Hán 1906 – 1919.
- Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán trong chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục đầu thế kỷ XX (1906 – 1919).
- Những vấn đề văn bản học An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 – bộ
sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho hệ Ấu học trong chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục chữ Hán đầu thế kỷ XX.


1.4

CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC CHỮ HÁN (1906 – 1919).

1.1.1 Áp lực đối với cải lƣơng giáo dục từ xã hội.
Sau Hiệp ƣớc 1884, tuy đã hoàn chỉnh bộ máy cai trị song thực dân
Pháp vẫn duy trì chƣơng trình giáo dục khoa cử đầy cặn bã, đầy nọc độc để
đánh lừa, ru ngủ nhân dân ta, nhất là với tầng lớp “thức tự - biết chữ”. Chính
sách thâm độc đó đã bị các sĩ phu yêu nƣớc đƣơng thời tố cáo, lên án, trong đó

10


ngƣời đã tố cáo mạnh mẽ, quyết liệt nhất là Phan Bội Châu. Cụ đã viết trong
Hịa lệ cống ngơn năm 1906, nội dung bức thƣ này nhƣ sau:
“Kính gửi 6500 thí sĩ đồng bào túc hạ !
Nƣớc mất 30 năm rồi ! Giống nòi ta 10 phần bị tiêu diệt đến 6,7 phần
rồi. Lũ giặc dị chủng lợi dụng những ngƣời biết chữ, đọc sách chúng ta diệt
giống nòi ta. Thế nào là nƣớc mất ? Từ khi bọn giặc dị chủng đến phá kinh
thành nƣớc ta, đoạt quốc quyền của chúng ta, vua hãm trong cung sâu, không
khác tù đày; quan lại nhân dân bị đánh roi đòn, khác gì trâu ngựa. Hết thảy
chính quyền, khơng kể lớn bé, nằm trong tay giặc. Các anh em hãy nhìn lá cờ
cắm trong trƣờng thi là lá cờ ta chăng ? hay là cờ ba sắc của giặc nhỉ ? Lúc
này là lúc nào nếu không phải là lúc đồng bào chúng, ta phàm là ngƣời có
huyết khí đều vật vã khóc lóc, dấn thân vì nạn nƣớc, gối đất ngủ sƣơng để chịu
tang nƣớc, nếm mật nằm gai báo quốc đó sao ? Các anh em cịn mặt mũi nào
mà tham gia ứng thí nữa ? Thế nào là giống nòi bị diệt ? Dã tâm của giặc nhƣ
hổ ngoạm, tằm ăn, thực không sao kể xiết, nhƣng âm mƣu đoạt lấy mệnh
mạch của chúng ta, đó là cái chính. Chính phủ giặc thu thuế chúng ta đến

mn hình vạn trạng, thƣơng nhân giặc cƣớp đoạt lợi quyền của chúng ta đến
muôn ức vạn, ngay cả cứt đái dơ bẩn cũng vơ vét hết, nên dân ta, kẻ nghèo
chết trƣớc, ngƣời giàu chết sau, đói rét đến thân, tinh khí hao tổn, giống nịi
chẳng sinh, dẫu có sinh nhƣng chẳng có dƣỡng. Các anh em hãy xem của cải
trong nhà, trai gái sinh nở, so với 10 năm trƣớc đây thế nào ? Đã không binh
hỏa, lại không thiên tai, mà tình cảnh lại đến mức nhƣ thế là do ai nhỉ ? Lúc
này là lúc nào, nếu không phải là lúc mà những ngƣời có huyết khí trong số
đồng bào chúng ta chau mày, nhăn trán, đêm ngày dằn vặt, mƣu tính gìn giống
giữ nịi, vì liệt tổ liệt tơng của chúng ta đang n nghỉ nơi chín suối, vì cha mẹ

11


hiền từ mang nặng đẻ đau mà rửa mối nhục mất nƣớc hay sao ? Các anh em
còn mặt mũi nào mà tham gia ứng thí với giặc ?”.
Trên cơ sở lƣu ý anh em thức tự biết về thân trạng của đất nƣớc giống
nòi, Phan Bội Châu đi vào phân tích âm mƣu của bọn giặc diệt chủng mà anh
em thức tự hoặc vơ tình hoặc hữu ý vì đam mê cử nghiệp đã bị giặc lợi dụng
để đi đến một luận điểm có tính chất mấu chốt rằng, giặc đã lợi dụng những
ngƣời thức tự cho âm mƣu diệt chủng của chúng: “Sao lại nói giặc lợi dụng
những ngƣời biết chữ chúng ta diệt giống nòi ta ? Nƣớc ta gần đây, ngƣời có
thể nắm quyền bính ở trên dân chúng, ấy là kẻ sĩ; ngƣời có thể hút máu liếm
mủ cũng là kẻ sĩ; ngƣời có thể làm mọt nƣớc hại dân để ni béo mình cũng là
kẻ sĩ. Ơi kẻ sĩ, tự cho mình nhiệm vụ “lấy đạo giác ngộ dân, thác không dời
dối, đạo may vẹn tồn”, đó là điều mn dân trơng mong ở nơi kẻ sĩ. Há lại có
thể muối mặt theo giặc, táng tận lƣơng tâm, điên khùng mất trí, khơng điều
xấu nào không làm, để đến nỗi nhƣ bây giờ ƣ ? Thế mà chính phủ giặc đối xử
với kẻ sĩ, bóc tƣớc tất cả những gì là quốc túy, chỉ lƣu lại thứ khoa cử cặn bã
này, dụ để rồi hãm hại anh em, dỗ anh em bằng hƣ hàm, lấy lộc mỏng nhử anh
em, biến anh em thành chó săn, bắt anh em làm kẻ thu thuế vơ vét, tróc thuế

thu địi, bày đặt móc moi, gây bao oan ngục, cắn chết cả chú bác, cậu mợ, cha
mẹ anh em để bồi dày túi tham cho giặc. Đem cả đời làm chó săn, nịnh bợ lũ
sài lang dị chủng để rồi cái mình thu đƣợc chẳng qua cũng chỉ là những cục
xƣơng thừa, thịt thối mà thôi. Sao anh em chẳng nghĩ “thỏ đã hết chó săn phải
chết” vốn là lẽ thƣờng có xƣa nay. Nhƣ thế là nƣớc mất, giống nòi bị diệt ấy là
do thế cục tạo nên. Các anh em còn mặt mũi nào mà tham gia ứng thí của giặc
nữa. “Gái điếm hay đâu hờn mất nƣớc. Cách sơng cịn hát Hậu đình hoa” thật
là câu đáng đƣợc ngâm vì anh em đấy. Này Tiến sĩ, này Cử nhân, này Tú tài,
quả là những mồi nhử độc ác khiến giống nòi ta bị tiêu diệt, nƣớc ta bị mất.

12


Sau đây chục năm nữa, cháu con tuyệt diệt, phần mộ hoang vu, lúc ấy hƣ danh
Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài gửi cho ai nhỉ ? cho ai nhỉ ? Liệt tổ liệt tơng ngậm
hờn dƣới suối hồn tồn chẳng muốn nhận hƣ danh do chính phủ giặc phong
tặng, hơn nữa các cụ lại còn sụt sùi nhỏ lệ đến mức khạc nhổ cả ra”.
Nƣớc mất giống nòi bị diệt là do cục thế tạo nên. Trong cái cục thể
nƣớc mất khiến chủng diệt, vậy mà sĩ tử - những ngƣời tự nhiệm “lấy đạo giác
dân” mà chính mình lại chƣa giác ngộ. Vì vậy, Phan Bội Châu nhiều câu nhằm
cho họ tỉnh ngộ lại. “Các anh em còn mặt mũi nào mà tham gia ứng thí
nữa…Tiến sĩ cử nhân để làm gì khi mà nƣớc mất chủng diệt, mồ mả cha ông
bị giày xéo…”. “Sau đây chục năm nữa, con cháu tuyệt diệt, phần mộ hoang
vu, lúc ấy hƣ danh Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài giữ cho ai nhỉ…”.
Từ sự giác ngộ sĩ tử về hình thế đất nƣớc chủng tộc, vạch trần các âm
mƣu thâm độc của giặc, Phan Bội Châu kêu gọi và cổ động họ hãy gánh vác
trách nhiệm của kẻ sĩ trong hoàn cảnh thời thế bấy giờ. “Ôi ! đọc sách, làm
sáng tỏ nghĩa lý chỉ là kẻ sĩ mà thơi, có tƣ tƣởng vĩ đại cũng là kẻ sĩ, gánh
nặng đƣờng xa cũng là kẻ sĩ. Các anh em hãy xem rộng các sách Âu Á tân thƣ,
tiểu sử các anh hùng vĩ đại, nhƣ Cát Tô Sĩ, nhƣ Lƣ Thoa, nhƣ Cát Điền Tùng

Âm, Đại Ơi Trọng Tín. Đổi mới để tạo thời thế, không nhờ sức của kẻ sĩ thì
nhờ ai ? Anh em ơi ! Anh em ơi ! Nếu anh em làm thì cũng đƣợc nhƣ thế đấy !
Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy đạo đức phụ trợ, tự chính mình để khiến ngƣời
khác cũng chính theo, tự lo cho mình để rồi lo cho ngƣời khác, tẩy rửa tập
quán nô lệ xấu xa, gây tiếng vang độc lập trƣớc, ấy là trách nhiệm của ngƣời
đức sĩ. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy hùng biện phụ trợ, tìm nơi diễn thuyết,
khiến ngƣời yếu trở nên mạnh, kẻ ngu thành trí, khơi dậy nhân tâm đã chết, hơ
hào tinh thần yêu nƣớc, ấy là trách nhiệm của những ngƣời chí sĩ. Lấy nhiệt
thành làm chủ, lấy dũng khí phụ trợ, vẫy áo đứng dậy, bơn tẩu khắp hồn cầu,

13


chọn lựa văn minh, mƣu đồ khôi phục, ấy là trách nhiệm của những ngƣời
nghị sĩ. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy ý tƣởng phụ trợ, trƣớc thƣ, lập ngôn,
theo bệnh bốc thuốc, cố gắng, khuyến học, chung đúc anh hùng, ấy là trách
nhiệm của kẻ triết sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy mƣu lƣợc hỗ trợ, xét
muốn biến cịn trong mầm non, thu núi sơng trong tàn cục, làm cho kẻ mạo
hiểm không nhầm phƣơng châm, ấy là trách nhiệm của kẻ sách sĩ đó. Lấy
nhiệt thành làm chủ, lấy sảng khoái hỗ trợ, theo Kinh Kha, theo Sĩ Nhiếp, vì
ngƣời dân nƣớc rửa sạch bất bình, khiến thù trong giặc ngồi chạy đâu cũng
khơng thốt khỏi búa rìu, ấy là trách nhiệm của hiệp sĩ đó. Lấy nhiệt thành
làm chủ, lấy khoa học phụ trợ, sƣu tập máy móc, chấn hƣng cơng nghiệp, vì
đồng bào mà chẹn đƣờng chảy của, vì tổ quốc đổi lợi quyền, ấy là trách nhiệm
của kẻ mỹ thuật sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy thao lƣợc phụ trợ, gạn lọc
tinh thần, tập binh nghiệp cho đại thành, kích thích tinh thần thƣợng võ, dạy
dỗ quân sự cho quốc dân, ấy là trách nhiệm của tƣớng sĩ mƣu lƣợc. Lấy nhiệt
thành làm chủ, lấy ái quốc làm mục đích, liên kết đồn thể, trao đổi trí thức,
phục tịng cơng lý, tu công dân đức, giữ công dân nghĩa, lập công dân ƣớc,
xƣớng công dân quyền, cùng làm thầy, cùng bảo vệ nhau, cùng giúp đỡ,

thƣơng xót nhau, khơng ghen ghét kiêu ngạo với nhau, không lừa dối, khinh
nhờn nhau, không nghi kỵ nhau. Chia nhau trách nhiệm thì ai ai cũng đều tự
lập, gộp nhau vào thì khối hợp quần. Đó là trách nhiệm chung của 50 triệu
đồng bào cả nƣớc chúng ta. Đó cũng là điều mà anh em nên là những ngƣời
gánh vác và đề xƣớng đầu tiên. Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng tạo nên
thời thế. Các anh em, nếu nhƣ cúi đầu cam tâm làm chó săn cho giặc sao bằng
ngẩng cao đầu, hiên ngang làm thiên dân của Tổ quốc”.
Đoạn trích trên cho thấy, Phan Bội Châu đã kêu gọi tầng lớp sĩ để họ xa
rời cử nghiệp, xa rời cái bùa mê thuốc lú mà giặc đã gieo rắc để ra gánh vác

14


cơng việc quốc gia của mình. Sĩ tử thức tự đƣợc chia thành 8 loại mà mỗi loại
lại có trách nhiệm của mình nhƣ: đức sĩ, chí sĩ, nghị sĩ, triết sĩ, sách sĩ, hiệp
sĩ, mỹ thuật sĩ, tƣớng sĩ.
Bằng lời lẽ thống thiết của một bầu máu nóng, Phan Bội Châu kêu gọi
sĩ tử hãy nghĩ đến truyền thống vinh quang của tổ quốc, dân tộc trong sự diễn
đạt các đối lập giữa xƣa và nay để thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc trong họ theo
lối lập luận bằng logíc :“Ơ hơ! Thảm trạng mất nƣớc, cịn nỡ nói chăng ? cịn
nỡ nói chăng ! Từ thời Tự Đức trở về trƣớc, nếu có kẻ con bn ngƣời Thanh,
giáo sĩ phƣơng Tây nào dám giày xéo dẫm đạp đất nƣớc ta, ta có thể hạ chúng
xuống. Từ năm Kiến Phúc lại đây, đến lũ ngƣời da đen nô lệ châu Phi cũng
dẫm đạp đất ta mà chẳng cịn có ai dám cất lời. Tổng đốc của chúng ta chẳng
dám tranh, sĩ dân của chúng ta chẳng dám bàn. Xƣa sao vinh quang đến thế,
nay sao nhục đến thế. Đó là xƣa thì quốc quyền cịn, nay thì quốc quyền đã
mất. Xót thay quốc quyền mất, đau thay quốc quyền mất ! Đấng quân chủ tội
gì mà bị nhục, nhân dân tội gì mà mắc họa. Phàm là đồng bào ta, kẻ nào mà
khơng có lịng đam mê cứu nƣớc, khơng ơm nỗi đau mất nƣớc, khơng có lịng
trung báo nƣớc thì kẻ ấy là tội phạm lớn nhất, là kẻ thù chung của cả nƣớc đó.

Nƣớc là gì vậy ? Hợp mọi ngƣời mà nên, hợp ức triệu nhân dân mà thành vậy.
Yêu nƣớc là tình cảm gì vậy ? Kết lịng u mình với lịng u nhà mà thành
lịng u nƣớc. Nƣớc cịn thì nhà cịn, nƣớc mất thì nhà mất. Nƣớc vốn là đầu
não của thân ta, là cơ sở của nhà ta. Gà trong một lồng, một con bị giết, cả
lồng đều hãi, ấy là sợ vạ chết lan đến thân mình. Ong trong một tổ, chọc một
con thì mn con cùng hống, ấy là chúng cứu đồng loại khi bị giết đấy. Tô
thuế này, sƣu dịch này, đồn điền này, hỏa xa này, bảo hiểm này, giấy bạc này,
giặc ngầm phô bày đặt, mƣu mô thâm độc, đều là dao sắc để giết gà, là tay độc
chọc tổ ong. Đƣờng phu dịch nặng nề, buôn bán đình đốn, dân xóm làng phải

15


lƣu ly, tù nhân đói rét, oan trái mn ngàn vạn trạng, đau lịng nhức mắt, khác
gì giống gà khi cái chết đang phơi trƣớc mặt, đàn ong bị chọc tổ. Ngƣời dẫu
chí ngu nhƣng lại là giống linh trong môn vạn vật, sao mà cam chịu, không
tỉnh ngộ, im lìm thản nhiên khơng một chút nghi ngờ. Suy xét nguyên nhân,
rút lại là do không yêu nƣớc. Ngƣời ta ai cũng biết đến mình, chắc họ sẽ yêu
mình. Yêu nƣớc ấy chính là hình ảnh ta u chính ta phóng ra cho to hơn nữa.
Ngƣời ta ai cũng có thân, có mình, điều ấy, nghĩa rằng ai cũng có trách nhiệm
yêu nƣớc. Không kể sang, hèn, giàu, nghèo, không kể trẻ, già, khơng kể hèn,
ngu, khơng có chỗ nào trốn tránh, khơng có nơi nào vứt bỏ, phó mặc đƣợc.
Thƣơng đau thay ! Đau thay ! Hoàng đế Thành Thái chỉ là hƣ vị, các quan bộ,
sảnh chỉ là hƣ danh, chỉ là tƣợng gỗ của giặc, chỉ là ảo ảnh hão huyền chẳng
thà chết mà vinh. Ngƣời phƣơng Tây có câu: Khơng có tự do, chẳng thà chết.
Bỉ nhân xin các anh em xét kỹ lại. Giấy ngắn, lời dài, kể sao cho xiết nỗi lịng,
cúi đầu khóc đến chảy máu mắt, trƣớc gió lạy chào các anh em. Tháng Sáu
năm Bính Ngọ sau ngày đã mất nƣớc ngƣời mặc áo chịu tang nƣớc xin kính
cáo”.
Biết bao ngƣời đã từng qua vòng cử nghiệp, khi họ giác ngộ, nhận thấy

trong cuộc “tân vận hội” cần phải: “Đúc gan sắt để dời non lấp bể”, “Lấy máu
nóng rửa vết dơ nô lệ”, “Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn” đã xả thân vì
nghĩa lớn, tạo nên một làn sóng duy tân sơi nổi, bồng bột khắp các miền đất
nƣớc, khiến cho bè lũ thực dân phong kiến phải hoảng sợ. Một mặt, chúng đã
khủng bố, bắt bớ tù đày. Nhà tù đầy những tiến sĩ, cử nhân, tú tài, những
ngƣời thức tự… Mặt khác, để đối phó với tình hình, chúng tìm cách lơi kéo,
mua chuộc những ngƣời thức tự, chúng lại điều chỉnh chính sách cai trị, trong
đó có các chính sách liên quan đến khoa cử, tạo nên sự cải lƣơng khoa cử, cải
lƣơng giáo dục Hán học.

16


Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, động lực cho phong trào địi phế bỏ
khoa cử hủ bại nằm chính trong phong trào yêu nƣớc của nhân dân ta. Những
phong trào thế giới đã ảnh hƣởng lớn đối với Việt Nam lúc bấy giờ phải nhắc
đến: cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc vào những năm 1895 - 1898, nƣớc
Nhật Bản Duy tân những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và chiến thắng
quân đội Nga hoàng của Nhật Bản vào năm 1905, Tân thƣ, Tân văn, Tân
báo…
Phong trào Duy tân ở Việt Nam diễn ra từ 1902 – 1908. Thủ lĩnh của
phong trào này là các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc
Duyện, Trần Quý Cáp… Phạm vi và nội dung chƣơng trình hoạt động của
phong trào này phong phú, rộng rãi. Phong trào kêu gọi đấu tranh bằng
phƣơng pháp hịa bình, hành động cải lƣơng ơn hịa, chủ trƣơng nhấn mạnh
vào hai vấn đề lớn là dân quyền và dân trí. Trong cơng tác giáo dục, văn hóa
văn nghệ, phong trào khuyến khích cho nền tân học, bỏ chữ Hán dạy chữ
Quốc ngữ, thay đổi lối khoa cử phong kiến trƣớc đây để thay bằng lối khoa cử
thực học, tuyên truyền tinh thần yêu nƣớc thƣơng nòi, đề cao tự trọng và ý
thức cá nhân, học theo lối sống văn minh nhƣ cắt tóc ngắn, để răng trắng…

Phong trào tổ chức các cuộc diễn thuyết công cộng để thức tỉnh ý thức
về dân tộc cho quần chúng nhân dân, các bài ca, bài vè đƣợc phổ biến rộng rãi
trong quần chúng, nhất là vùng sâu xa, đối tƣợng là những vùng ít đƣợc học
hành. Ngoài việc mở các lớp truyền bá chữ Quốc ngữ, chữ Pháp họ còn thành
lập các hội nghề nghiệp, nhƣ: hội nơng, hội thƣơng…“ Những cơ sở văn hóa,
giáo dục đƣợc tổ chức rải rác ở các miền quê Quảng Nam có qui củ. Chƣơng
trình giáo dục về phƣơng diện văn hóa là một điểm son đáng đƣợc chú ý nhằm
đào tạo một mẫu ngƣời toàn vẹn, với một bộ óc sáng suốt trong một thân thể

17


tráng kiện”(Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, 2005, trang
153).
Từ đây, phong trào cổ xúy tân học dấy lên một cách mạnh mẽ, họ đề
xƣớng lối học mới, trực tiếp chống lại lối giáo dục nô dịch của thực dân và lối
giáo dục phong kiến lạc hậu. Các nhà Duy tân là những ngƣời thầy uyên thâm
về học vấn và phẩm chất đạo đức, là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa giáo
dục với lịng nhiệt huyết yêu thƣơng đồng loại và lòng yêu nƣớc sâu sắc.
Trƣớc sự lớn mạnh của phong trào mà chủ trƣơng giáo dục lại đi
ngƣợc lại với lợi ích của mình, thực dân Pháp đã ra lệnh bắt giam và lƣu đầy
những ngƣời sáng lập ra phong trào, đồng thời đóng cửa các nghĩa thục của
phong trào Duy tân, phong trào bị dập tắt vào năm 1908. Mặc dù phong trào
đã bị thực dân Pháp khủng bố trắng nhƣng ảnh hƣởng và dƣ ba của phong trào
tác động vô cùng to lớn đối với vấn đề văn hóa giáo dục của nƣớc ta lúc bấy
giờ, là động lực khiến Pháp phải có những chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
của chúng trong hành trình chinh phục và đơ hộ nƣớc Nam.
Trong khi các trƣờng học của phong trào Duy Tân đƣợc mở ra ở miền
Trung và miền Nam thì Đơng Kinh nghĩa thục đƣợc thành lập ở Hà Nội và
phát triển ở các tỉnh miền Bắc. Trƣờng Đông Kinh nghĩa thục đƣợc thành lập

vào tháng 3 năm 1907, tại số 4 phố Hàng Đào, thành viên là các sĩ phu tiêu
biểu nhƣ: Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dƣơng Bá Trạc,
Hồng Tăng Bí, Lƣơng Trúc Đàm…trong đó cụ cử Lƣơng Văn Can làm thục
trƣởng, Nguyễn Quyền giữ vai trò là Giám học. Trƣờng Đông Kinh nghĩa thục
của Lƣơng Văn Can đƣợc xây dựng theo mơ hình của trƣờng Khánh Ứng
nghĩa thục tại Đông Kinh (ToKyo - Nhật Bản) do Phúc Trạch Dụ Cát sáng lập,
cũng là trƣờng học có nhiều ảnh hƣởng đến Minh trị Nhật Bản. Vào năm 1906,
hai chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã đi tham quan trƣờng này, họ

18


thấy đây là một cơ sở đào tạo giáo dục vững chãi, đáng tin cậy và độc đáo.
“ Thế rồi, trên cơ sở những hiểu biết về một trƣờng học đào tạo nhân tài dựng
xây đất nƣớc kiểu Khánh Ứng ấy, các vị sĩ phu nho học yêu nƣớc Việt Nam đã
quyết định thành lập ở Hà Nội một Nghĩa Thục và rồi từ cái “Nghĩa Thục” này
đã phát triển thành một “phong trào”. Nghĩa Thục hoạt động ở nhiều địa điểm
của đất nƣớc từ năm 1907 trở đi”.(Chƣơng Thâu, Đơng Kinh Nghĩa Thục và
phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, 1997, trang 40).
Với tinh thần cổ xúy tân học, truyền bá và kêu gọi mọi ngƣời học tập
văn minh tiến bộ, tìm đƣờng cứu nƣớc, phổ biến các tri thức phổ thơng về lịch
sử, địa lí và đả kích đƣờng lối giáo dục nơ dịch, đắm chìm trong văn chƣơng
cử nghiệp, chữ Hán đƣợc nhà trƣờng Đông Kinh nghĩa thục sử dụng nhƣ một
công cụ tuyên truyền tƣ tƣởng canh tân hữu hiệu, các tài liệu, sách vở đƣợc
nhà trƣờng biên soạn và sử dụng trở thành những quyển sách có giá trị về mặt
truyền bá tƣ tƣởng hiện đại cho nhân dân ta.
Những đóng góp của Đơng Kinh Nghĩa Thục trên lĩnh vực văn hóa
giáo dục chính là nội dung giảng dạy ở trong nhà trƣờng. Đó là các vấn đề: đề
cao tinh thần dân tộc và lòng yêu nƣớc; học tập và tiếp cận khoa học theo
phƣơng pháp mới; đề cao ý thức cá nhân, phát huy óc sáng tạo; cơng kích chế

độ khoa cử từ chƣơng; chống chữ Hán và chống bọn hủ Nho; chống nền cựu
học; đặc biệt nhà trƣờng còn quan tâm đến vấn đề giáo dục sơ đẳng và giáo
dục chuyên môn cho ngƣời học.
Tuy chỉ tồn tại chƣa đầy một năm nhƣng nhà trƣờng Đơng Kinh nghĩa
thục đã có một đóng góp khơng nhỏ cho việc cải cách tƣ tƣởng, văn hóa cho
nhân dân ta, gieo đƣợc những hạt giống tốt về một nền dân tộc dân chủ tiến bộ
ở đầu thế kỷ XX. Đó là “cuộc vận động của buổi giao thời, chuyển tiếp giữa
hai phạm trù cách mạng cũ và mới…chứa đựng những sinh khí của thời đại

19


mới. Những hoạt động mở đầu cho phong trào dân chủ tƣ sản của Đông Kinh
nghĩa thục sau này sẽ đƣợc phát triển mạnh mẽ trong các cuộc vận động chính
trị của thập kỷ tiếp theo”.(Chƣơng Thâu, 1997, trang 107).
1.1.2 Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán của chính quyền thực
dân giai đoạn 1906 – 1919.
Khi các phong trào của các sĩ phu yêu nƣớc liên tiếp nổ ra, thực dân
Pháp ngồi việc tìm mọi cách để đàn áp và khủng bố phong trào, mặt khác
chúng cũng tìm cách để cải lƣơng giáo dục, nhằm nâng cao hơn nữa lĩnh vực
này theo mục đích của họ.
Ở thời kỳ này, Paul Bert - Tổng trú sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã có
những chính sách mềm dẻo, nhẹ nhàng và tinh vi. Chúng tìm cách lơi kéo,
mua chuộc, hoặc gắn vào đó bằng những ý thức đạo đức, dân tộc vốn có trong
con ngƣời Việt thơng qua cơng tác giáo dục, đào tạo.
Bề ngồi thì thể hiện sự tơn trọng giá trị tinh thần, những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bằng những chủ trƣơng “khai hóa”, “bảo hộ”,
“chấn hƣng đạo học” nên chữ Hán vẫn đƣợc đƣa vào dạy ở các nhà trƣờng
trong tồn xứ nhƣng có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của nhà cầm quyền.
“ P.Bert vẫn chủ trƣơng làm từ từ sao cho ảnh hƣởng của nƣớc Pháp ngấm dần

nhƣng liên tục vào nhân dân ta. Ơng ta khơng tán thành việc bắt ngƣời Việt
Nam bỏ chữ Hán để học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ nhƣ các đô đốc làm ở
Nam Kỳ, vì nhƣ vậy là “ trái với khoa học ” (Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt
Nam thời cận đại, 2006, trang 57). Nghĩa là chữ Hán khơng bị xóa bỏ hồn
tồn, cũng khơng chiếm số nhiều nhƣ ở thời kỳ trƣớc nữa, chƣơng trình dạy
phải theo tùy từng loại trƣờng, tùy từng ban, từng lớp.

20


Những trƣờng học mới đƣợc mở ra trên Bắc Kỳ, chữ Hán vẫn phải đƣợc
duy trì ở một mức độ nhất định, nhằm mục đích “ trƣớc mắt, cần làm cho các
nho sĩ nhận thức đƣợc rằng họ phải biết tiếng Pháp, hiểu ngƣời Pháp, còn
ngƣời Pháp cũng phải học tiếng ngƣời “bản xứ” để hiểu biết ngƣời dân mình
cai trị ”.(Phan Trọng Báu, 2006, trang 57).
P.Bert cho thành lập nhiều trƣờng học ở các trung tâm hành chính để
cho công chức, thông ngôn, hạ sĩ quan, giáo viên ngƣời Pháp theo học. Tổ
chức thành lập các trƣờng dạy nghề để đào tạo ra các cơng nhân có tay nghề
cao, có thể làm đƣợc các ngành nghề mới mẻ nhƣ mộc, mỹ nghệ, rèn…Tuy
nhiên kết quả giáo dục của ngƣời Pháp chƣa tiến triển đƣợc bao nhiêu thì
P.Bert chết, mọi kế hoạch phát triển giáo dục trên đất Bắc Kỳ mới chỉ đƣợc
hoạch định thì phải dừng lại giữa chừng.
Đến năm 1889, ngƣời Pháp đã tổ chức đƣợc những trƣờng học ở vùng
biên giới Việt – Trung nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng Đăng… Mãi đến năm
1894, khi De Lanessan làm Tồn quyền thì kế hoạch giáo dục của Paul Bert đề
ra trƣớc đây tiếp tục đƣợc thực hiện, các công việc nhƣ mở nhà in chữ Hán,
mở các lớp học chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho quan lại, binh sĩ ngƣời Pháp, ra
tờ Công báo bằng chữ Hán…Sau đó ở Trung Kỳ, Tồn quyền Rousseau đã
cho mở trƣờng Quốc học Huế do Khâm sứ Trung Kỳ kiểm soát, với mục đích
là đào tạo con em tầng lớp trên của triều đình phong kiến thành những quan

cai trị, bao gồm có cả cựu học và tân học. Năm 1897, Doumer thay Rousseau
làm Toàn quyền đã cho thành lập trƣờng Viễn Đông Bác Cổ vào năm 1898,
với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu các vấn đề khoa học, trong đó nhiệm vụ hàng
đầu là đề xuất các chƣơng trình cải lƣơng giáo dục. Nhƣ vậy, kết quả là giáo
dục Việt Nam song tồn hai loại giáo dục: Giáo dục Pháp – Việt và giáo dục
khoa cử.

21


Cuối cùng, đến 1906, thực dân Pháp cũng phải cải lƣơng giáo dục khoa
cử tạo nên hệ thống giáo dục chữ Hán cải lƣơng, bao gồm có 3 cấp học là: bậc
Ấu học, bậc Tiểu học và bậc Trung học.
Bậc ẤU HỌC
Do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ 6 đến
12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy, lập trƣờng tƣ cũng cho phép. Các sĩ
tử trƣờng tƣ cũng đều đƣợc tham dự sát hạch ứng thí cũng nhƣ sĩ tử trƣờng
công.
-

Các xã thôn đƣợc tự tuyển lựa giáo sƣ nhƣng cần phải có chính quyền

chuẩn nhận.
-

Các viên giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm sát

trƣờng Ấu học ở hƣơng thôn.
-


Các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trƣờng Ấu học, theo quy thức của trƣờng

Ấu học. Kinh phí của các trƣờng ấy do các tỉnh chi cấp.
-

Giáo quy của trƣờng Ấu học có 2 loại. Một là giáo quy Hán tự. Hai là

giáo quy Nam âm. Giáo quy Hán tự nhằm dạy những chữ Hán thƣờng dùng và
những chữ Hán thiết dụng về cái lĩnh vực chính trị, địa lý, luân lý. Giáo quy
Nam âm thì dạy chữ quốc ngữ và các độc bản (đọc bài) chữ quốc ngữ thiết yếu
về các lĩnh vực chính trị, phong tục, luân lý, lễ phép, thiên văn, địa lý và vệ
sinh.
-

Tốt nghiệp Ấu học thì đƣợc cấp bằng TUYỂN SINH.

-

Còn nhƣ phép đào tạo các giáo sƣ cho hệ Ấu học thì ở tỉnh lỵ của các

tỉnh có thiết lập một trƣờng quốc ngữ để dạy cho các hƣơng sƣ không biết chữ
quốc ngữ.

22


Bậc TIỂU HỌC
-

Các phủ huyện đều thiết lập trƣờng Tiểu học (tức trƣờng giáo thụ, huấn


đạo).
-

Tiểu học thu nhận những ngƣời dƣới 27 tuổi.

-

Giáo quy của trƣờng Tiểu học có 2 loại. Một là giáo quy Hán tự. Hai là

giáo quy Nam âm. Giáo quy chữ Hán để dạy các môn luân lý, văn chƣơng,
Bắc sử, Nam sử. Các môn này do giáo thụ, huấn đạo giảng giáo. Giáo quy
Nam âm để dạy các thƣ tịch về lịch sử thế giới, địa lý và cách trí, tốn học cho
đƣợc tiện. Hoặc dạy cả thêm chữ Pháp. Giáo quy Nam âm ấy nếu nhƣ các viên
giáo thụ huấn đạo khơng có thể dạy cả đƣợc thì có sự trợ giúp của các giáo sƣ
các trƣờng Pháp – Việt.
-

Quan Đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm sát các trƣờng Tiểu học.

Học xong chƣơng trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ chức
thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ đƣợc nhận văn bằng KHÓA
SINH.

Bậc TRUNG HỌC
-

Trung học thiết lập ở tỉnh lỵ (tức trƣờng của quan Đốc học).

-


Trung học thu nhận những ngƣời dƣới 30 tuổi.

-

Giáo quy của trƣờng có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo

quy Nam âm và giáo quy chữ Pháp. Chữ Hán thì dạy theo các văn bản thƣ tịch
chữ Hán tƣơng đối cao và thể thức các hạng cơng văn. Nam âm thì dạy cho
các môn lịch sử liệt quốc, địa lý và cách trí tân thời, tốn pháp và tập làm văn
chƣơng chữ quốc ngữ. Chữ Pháp thì dạy Pháp văn tự thoại sơ đẳng.

23


-

Sau khi hồn thành chƣơng trình, do tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp lấy văn

bằng THÍ SINH. (Phạm Văn Khối, KHOA THI TIẾN SĨ CUỖI CÙNG
TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ VIỆT NAM ( Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ tƣ,
1919 ), 2010, trang 60 - 62).
Chƣơng trình giáo dục Hán học cải lƣơng khơng chỉ đƣợc đề đến
chƣơng trình nội dung mà cịn đƣợc cụ thể hóa bằng các mơn học và việc biên
soạn sách giáo khoa cho từng môn học. Đã có rất nhiều mơn học mới xuất
hiện trong chƣơng trình giáo dục khoa cử cải lƣơng so với khoa cử truyền
thống, chẳng hạn các môn thuộc phạm trù khoa học nhƣ: tốn, cách trí... Cịn
các mơn thuộc phạm trù khoa học xã hội nhân văn cũng xuất hiện những môn
mới, nhƣ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Thái tây, địa lý các nƣớc... Ngay trong các
môn trực tiếp kế thừa từ truyền thống, nhƣ kinh điển nho học, chƣ sử cũng đều

đƣợc rút gọn lại...
Việc để tồn tại song song hai nền giáo dục Pháp – Việt và giáo dục khoa
cử Hán học cải lƣơng chỉ là giải pháp trƣớc mắt. Giáo dục cổ truyền Việt Nam
dẫu có đƣợc cải lƣơng vẫn bị xóa bỏ, đƣợc đánh dấu bằng kỳ thi Hƣơng cuối
cùng ở Bắc Kỳ năm 1915, ở Trung Kỳ năm 1918, còn thi Hội và thi Đình cuối
cùng vào đầu năm 1919. Ngày 14 tháng 6 năm 1919, vua Khải Định ký dụ bãi
bỏ tất cả các trƣờng học chữ Hán cùng với hệ thống quản lý giáo dục từ triều
đình đến cơ sở.
Trong khn khổ những quy định trên đây, hệ thống sách giáo khoa chữ
Hán đã đƣợc biên soạn một cách có tổ chức. Ngồi những sách vở có nội dung
theo chƣơng trình giáo dục đƣợc dạy chính thức trong các trƣờng học do Pháp
mở, dƣới sự chỉ đạo của nhà nƣớc bảo hộ, thời kỳ này còn xuất hiện rất nhiều
sách vở của hệ thống trƣờng tƣ. Môn học, môn thi thay đổi trong đó xuất hiện

24


nhiều sách của môn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán. Dƣới đây là danh
sách những bộ sách đó.

1.5

SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT BẰNG

CHỮ HÁN TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC 1906 –
1919.
1.5.1 Sách giáo khoa lịch sử viết bằng chữ Hán - Nôm của giai đoạn
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hiện đang lƣu trữ tại thƣ viện Viện
nghiên cứu Hán Nôm.


TT

Tên sách

Tình trạng văn bản

Niên đại

7 bản in, 1 bản viết, chữ Hán

An Nam
sơ học
sử lược
安南初學史略

In, 172 tr., 26x15

A.3191

I

VHb.219,
A.3228
VHb.230
A.935
A.3114 bis
A.3114,

In, 94tr., 26x15
thiếu 16 thiên


VHv.1556

II

Ấu học Việt sử tứ tự

In 1911
In, 144 tr., 17x11

Viết, 210 tr,26x16

Tác giả

Hình
thức
thể
hiện

Mêbơng và Ruxiê
(Pháp) soạn bằng
tiếng Pháp. Phạm
Văn Thụ, Nguyễn
Dỗn Thạc dịch ra Văn xi
Hán Văn

In, 1909

In, 1909


Cao Xn Dục,
Đỗ Văn Tâm
hiệu chính.

Chép 1928

Phạm Văn Thụ,
Nguyễn Dỗn
Thạc dịch ra Hán
văn

幼學越史四字

1 bản in chữ Hán, VHv.51, 38 tr.,
23x15

Năm soạn
và in: 1907

Hoàng Đạo Thành
soạn, Quan Văn
Văn vần
đường tàng bản.

Ấu học Hán tự tân
thư

3 bản in, 3 bản viết (bộ 4 Q), chữ
Hán


Soạn năm
1908

Dương Lâm,Đoàn

25


×