Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI t n môn PHÁP LU ập lớ ật đại CƯƠNG đề tài điều KIỆN PHÁT SINH HIỆU lực của GIAO DỊCH dân sự THEO bộ LUẬT dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.95 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN
SỰ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LỚP L14 --- NHÓM 9 --- HK 211
GVHD: LÊ MỘNG THƠ

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 10 năm 2021

1

0


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 9
STT
Họ và tên
1
Lưu Vĩnh Lợi

MSSV
2010044

Nhiệm vụ


Kết quả

Phần 1.2

Tốt
Tốt

2

Huỳnh Tấn Luân

2012515

3

Nguyễn Hữu Lượng

2013724

Phần mở đầu, kết luận và
tổng hợp chỉnh sửa bố cục
Phần 1.1 và 1.3

4

Nguyễn Đạt Lý

2011596

Phần 2.3


Tốt

5

Nguyễn Phạm Bình Minh

2013773

Phần 2.1 và 2.2

Tốt

Tốt

NHÓM TRƯỞNG

SĐT: 0346640071
Email:

1

0


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 2

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ .................................................................................. 2
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự ................................................... 2
1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự ...........................2
1.2.1. Điều kiện về năng lực của chủ thể......................................................................... 3
1.2.2. Điều kiện về tính tự nguyện ..................................................................................3
1.2.3. Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội ................................................................................................ 5
1.2.4. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự......................................................... 6
1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu theo pháp luật dân sự ..........................................................................................7
1.3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu ......................................................................9
1.3.2. Một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu điển hình ......................................... 9
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ - TỪ THỰC
TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ................................. 9
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của Toà án ......................... 12
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc ............................................................... 12
2.1.2. Quan điểm của của các cấp Toà án xét xử vụ việc .............................................. 13
2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành ................................................................................................13
2.3. Vận dụng và đánh giá các giao dịch dân sự ở Việt Nam hiện nay .........................14
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 19

1

0


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh
vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể. Do đó, làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự
luôn là nội dung then chốt của giao dịch dân sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi
của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự là một trong những nội dung cơ bản, quyết định sự ổn định, tính hợp
lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân sự nói chung và trong hoạt động
thương mại nói riêng. Nếu pháp luật khơng có những quy định cụ thể, rành mạch sẽ
làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi tham gia giao dịch dân sự, thương
mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và có thể tạo ra sự
tùy tiện khơng đáng có trong q trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan.
Vì vậy, vấn đề về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cần phải được nghiên cứu
và xem xét, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mang lại sự ổn định và tạo đà phát
triển cho nền kinh tế.
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Điều kiện phát sinh
hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong
chương trình học mơn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ lý luận về khái niệm của chế định giao dịch dân sự trong Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Hai là, làm sáng tỏ những điều kiện để phát sinh hiệu lực của một giao dịch dân
sự, bao gồm điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức.
Ba là, phân tích từng điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự dưới góc độ
lý luận và thực tiễn.
Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập của quy
định hiện hành.
Năm là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định điều kiện phát sinh hiệu lực
giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015.
1


1

0


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự
Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) thì giao
dịch dân sự được hiểu là: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Quyền dân sự là kh ả năng đượ c phép xử sự theo ý chí tự do trong khn
khổ pháp luật của chủ thể trong quan h ệ dân s ự, phát sinh trong lĩnh vực dân s ự để
đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh th ần của chính chủ thể. Quyền dân sự là quyền hiến
định, đã được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nướ c Việt Nam bảo hộ.1
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên
có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá,
thực hiện cơng việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một
hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)2.
Theo Điều 385 BLDS 2015 sự quy định về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Ví dụ: Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, hợp đồng thuê trọ giữ người thuê và
chủ trọ.
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của
một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình hoặc bên cịn lại trong quan hệ. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc
khơng tham gia giao dịch. Điều đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc
khách quan3. Ví dụ: Lập di chúc để lại tài sản cho người thân, từ chối hưởng thừa kế.

1

Vũ Viết Năng, Quyền dân sự là gì? Khi nào cần đến luật sư dân sự , />2
Lê Minh Trường, Nghĩa vụ dân sự là gì ? Quy định về nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự hiện hành? ,
/>3
Luật sư Nguyễn Văn Dương, Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh hành vi pháp lý đơn phương với hợp
đồng?, />
2

1

0


Khái niệm về giao dịch dân sự trong BLDS 2015 so với khái niệm giao dịch
dân sự trong BLDS 2005 thì khơng có sự thay đổi điều này cho thấy khái niệm này
vẫn đầy đủ và tiến bộ, nó bao quát hết tất cả các trường hợp tồn tại trong xã hội hiện
đại .
1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự
1.2.1. Điều kiện về năng lực của chủ thể
Năng lực của chủ thể bao gồm: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật, khơng
có năng lực pháp luật thì khơng thể có năng lực hành vi pháp luật.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 quy định về năng lực của chủ thể
như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập”.
Theo Điều 16 BLDS 2015 khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
được định nghĩa: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi các nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau. Năng luật pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt

khi người đó chết”. Mỗi người từ khi được sinh ra cho đến khi chết đi đều có năng lực
pháp luật như nhau, đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và mưu
cầu hạnh phúc của cá nhân. Theo Điều 18 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác”.
Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo Điều 19 BLDS 2015 định nghĩa:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khác với năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đã đạt đến một độ tuổi nhất định và
có tư duy trí tuệ phát triển một cách bình thường. Pháp luật quy định năng lực hành vi
dân sự theo từng nhóm tuổi là khác nhau.

3

1

0


Theo Điều 20 BLDS 2015 quy định người thành niên phải là người từ đủ mười
tám tuổi trở lên. Người thành niên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều 21
BLDS 2015 định nghĩa người chưa thành niên là người chưa đủ nười tám tuổi. Giao
dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người
đó xác lập, thực hiện. Đối với người đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, ngoại
trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, ngoại trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý.

Ngoài ra, người thành niên cũng bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
trong một số trường hợp. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì sẽ bị mất năng lực hành vi dân sự thông
qua quyết định của Tòa án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Người
nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá hoại tài sản gia đình sẽ bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thông qua quyết định của Tòa án theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Đây cũng là
những hạn chế của năng lực hành vi dân sự.
Ngoài năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, BLDS 2015 còn
quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Cơ sở pháp lý, khái niệm, điều
kiện phát sinh về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đượ c nêu rõ tại Điều 86
BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn
chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân”.
4

1

0


Tính phù hợp của năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự với loại
giao dịch dân sự được xác định như sau: Trong tất cả các giao dịch dân sự mọi chủ thể
đều có năng lực pháp luật dân sự. Tuy nhiên những giao dịch cần phải có năng lực

hành vi dân sự thì chủ thể bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự thì mới có đủ điều
kiện để thực hiện giao dịch dân sự.
Theo Điều 122 BLDS 2015 “Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều
kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ trường hợp Bộ luật
này có quy định khác”. Như vậy, nếu chủ thể không đảm bảo yêu cầu về năng luật
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thì giao dịch dân sự sẽ khơng có hiệu lực.
Vì chỉ người có năng lực hành vi dân sự mới có đủ tỉnh táo và nhận thức được hành vi
của mình khi thực hiện giao dịch dân sự và chịu trách nhiệm về giao dịch dân sự đó.
1.2.2. Điều kiện về tính tự nguyện
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 điều kiện về tính tự nguyện được
quy định: “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện”.
Tự nguyện có thể hiểu là các nhân thực hiện một điều gì đó là việc chủ thể tự
mình quyết định nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác
động, can thiệp từ những người khác. Tự nguyện là phải có tự do ý chí, tự do “bày tỏ ý
chí” và phải có “sự thống nhất giữa ý chí với sự bày tỏ ý chí”. Khơng có tự do ý chí và
sự bày tỏ ý chí hoặc phá vỡ tính thống nhất giữa hai yếu tố này, thì sẽ khơng có sự tự
nguyện.
Sự tự nguyện của chủ thể trong giao dịch được thể hiện qua việc chủ thể có
quyền lựa chọn loại giao dịch, đối tác giao dịch, nội dung giao dịch,… mà không bị ép
buộc hay cưỡng chế từ một bên nào. Từ đó, ta có thể lấy một vài ví dụ thực tế để hiểu
rõ hơn về tính tự nguyện trên thực tế như là: vợ chồng tự nguyện trong kết hôn, một
người tự nguyện mua quà tặng người khác,…
Căn cứ vào Điều 122 BLDS 2015 nếu chủ thể khơng đảm bảo u cầu về tính
tự nguyện thì giao dịch dân sự vơ hiệu lực. Vì chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn
toàn tự nguyện trong việc bày tỏ ý chí, nguyện vọng của bản thân chủ thể.

5

1


0


1.2.3. Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự là kết quả của việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự
là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc
nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ
thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính
ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Mục đích và nội dung
của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Nội dung của giao dịch dân sự thể hiện các điều khoản, cam kết xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, mang tính ràng buộc các chủ thể thực hiện
đúng như nội dung giao dịch khi tham gia giao dịch. Nội dung giao dịch phải đảm bảo
không vi phạm vào điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội. Theo Điều 118
BLDS 2015 mục đích của giao dịch dân sự được định nghĩa: “Mục đích của giao dịch
dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”.
Giao dịch dân sự sẽ bị vơ hiệu hóa nếu vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo
đức xã hội được quy định tại Điều 123 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự có mục đích,
nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vơ hiệu. Điều cấm của luật
là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng
đồng thừa nhận và tơn trọng”.
Từ Điều luật này có thể hiểu điều cấm đạo đức xã hội là quy định của pháp luật
không cho phép thực hiện một hay một số hành vi nào đó đi ngược lại với nhũng
chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, không được cộng đồng thừa và tôn
trọng. Như vậy, đạo đức xã hội được xác định là những chuẩn mực chung trong đời

sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Vi phạm điều cấm là đi ngược lại với nguyên tắc xử sự chung là luật pháp quy
định, trái lại với đạo đức xã hội như: ngược đãi ông bà, cha mẹ; vụ lợi cá nhân; giết
6

1

0


người; cướp bốc;… Người vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý tương thích với
hành vi vi phạm.
Cũng như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tính tự nguyện
nếu chủ thể khơng đảm bảo u cầu về nội dung, mục đích thì giao dịch dân sự khơng
thể phát sinh hiệu lực. Vì khi chủ thể thực hiện giao dịch dân sự có mục đích, nội dung
vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì giao dịch vơ hiệu.
1.2.4. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự về hình thức được nêu tại Khoản 2
Điều 117 BLDS 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những
nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Thơng qua hình thức giao
dịch dân sự bên đối tác cũng như các bên có liên quan có thể biết được nội dung của
giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao
gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Căn cứ theo Điều 119 BLDS 2015 hình thức dân sự được quy định như sau:
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng

chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Người xác lập giao dịch có thể lựa chọn hình thức giao dịch theo mong muốn.
Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật yêu cầu về hình thức giao dịch buộc
các chủ thể phải tuân theo(như yêu cầu lập thành văn bản phải có chứng nhận, chứng
thực rõ ràng).
Hình thức giao dịch bằng lời nói là hình thức giao dịch phổ biến nhất trong xã
hội, tuy nhiên đây là hình thức có độ chính xác thấp nhất. Hình thức này thường được
sử dụng trong các trường hợp giao dịch thực hiện ngay và kết thúc sau đó (ví dụ như
mua bán trao tay), hoặc thực hiện giữa những người thân thiết, tin cậy nhau (như
7

1

0


người thân, họ hàng, bạn bè,…). Ngoài ra, giao dịch dân sự bằng lời nói cũng phải
đảm bảo quy định của pháp luật trong một số trường hợp thì mới có giá trị (như di
chúc miệng được quy định tại Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015).
Giao dịch dân sự bằng văn bản được chia làm thành 2 loại: Một là văn bản
thường. Văn bản thường được sử dụng trong các trường hợp các bên tham gia thỏa
thuận hoặc pháp luật quy định. N ội dung giao dịch được thể hiện trong văn bản có chữ
ký xác nhận của các chủ thể nên hình thức này rõ ràng và có độ chính xác cao hơn
giao dịch bằng lời nói. Hai là văn bản có cơng chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm
quyền. loại văn bản này được áp dụng trong các trường hợp pháp luật quy định văn
bản giao dịch phải có chứng nhận chứng thực thì mới được thực hiện giao dịch.
Giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể là giao dịch dân sự có thể được xác lập
thông qua những hành vi nhất định theo quy ước trước đó. Đây là hình thức đơn giản
nhất của giao dịch. Giao dịch có thể được thực hiện mà khơng cần phải có mặt tất cả
các bên tham gia tại thời điểm giao dịch.

Nếu chủ thể không đảm bảo yêu cầu về hình thức thì giao dịch dân sự khơng có
hiệu. Vì hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng
dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên, qua đó
xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên giao dịch dân sự
vi phạm quy định điều kiện về hình thức vẫn có hiệu lực trong hai trường hợp được
nêu rõ trong Điều 129 BLDS 2015: Một là, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy
định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của
một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Hai
là, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về
công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực.

8

1

0


1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu theo pháp luật dân sự
1.3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Theo BLDS 2015 quy định giao dịch dân vơ hiệu là ”Giao dịch dân sự khơng
có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Những đặc điểm cơ bản của một giao dịch
dân sự được coi là vô hiệu theo BLDS 2015:
Thứ nhất, giao dịch ấy không đáp ứng một trong các điều kiện có hiệu lực của

giao dịch dân sự mà pháp luật đã quy định bao gồm 4 điều kiện hình thức đó là: Chủ
thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật dân sự dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch hồn tồn tự
nguyện. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, khơng
trái đạo đức xã hội. Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của luật
Thứ hai, các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định
Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
Về nguyên tắc, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các
bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa
xác lập giao dịch; nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên khơng được thực hiện
giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện tồn bộ hay một phần thì các bên không
được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hồn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã
nhận của nhau. N ếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn
trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức
đó. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân
thân do BLDS; hoặc luật khác có liên quan quy định. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải
bồi thường..4
1.3.2. Một số trường hợp giao dịch dân sự vơ hiệu điển hình
Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội. Điều cấm là quy định của pháp luật không cho phép thực hiện một hay một số
4

Luật sư X, Hậu quả pháp lý cảu giao dịch dân sự, truy cập ngày 6/10/2021

9

1

0



hành vi nào đó. Điều cấm có thể là quy định dự liệu trước không để cho hành vi xảy
ra, cũng có thể là hình phạt đối với những người vi phạm pháp luật5. Đạo đức xã hội là
những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và
tơn trọng6.
Ví dụ: A và B là hai tội phạm về bn bán vũ khí qn dụng. Hai bên có ký hợp
đồng mua bán với nhau nội dung A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng K59
với số lượng và giá cả đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng xảy
ra tranh chấp. Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng giữa A và B là hợp đồng
không có giá trị pháp lý, khơng có giá trị, là một hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều
cấm của Luật. Vì pháp luật Việt Nam cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình
sự Việt Nam coi mua bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.5
Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Giao dịch giả tạo được xác lập trên
cơ sở hành vi gian dối và thực hiện khi các bên xác lập giao dịch đó. Giao dịch giả tạo
là giao dịch được xác lập nhằm che dấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên
thật sự mong muốn thực hiện. Giao dịch giả tạo mà các bên “tự nguyện” tham gia
nhưng mục đích giao dịch được thể hiện khơng phù hợp với mục đích các bên thực sự
quan tâm, hướng tới, mong muốn đạt được. Yếu tố giả tạo thông qua dấu hiệu các bên
thông đồng với nhau để tạo nên sự thiếu thống nhất giữa ý chí và tuyên bố ý chí của
các bên xác lập giao dịch.7
Ví dụ: Một người A khi khởi nghiệp vay tiền của một người bạn B để kinh
doanh. Người đó ký giấy vay nợ đồng ý bán bất động sản là 2 lơ đất đứng tên mình
cho bạn để trả nợ. Do kinh doanh không thành công A này đã không thực hiện việc
mua bán với B mà lại bán cho C .Trong tính huống sau khi A bán xong,thì hợp đồng
mua bán giữa A và C sẽ bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với
người thứ ba.
5
Lê Minh Trường, Điều cấm là gì ? Khái niệm về điều cấm được hiểu như thế nào
? truy cập ngày
18/9/2021

6
Phước Nguyễn,Bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo
đức, truy cập ngày 18/9/2021
7
Công ty luật Dương Gia, Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo, cập ngày 18/9/2021

10

1

0


Thứ ba, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Điều 126 Bộ luật Dân
sự ”Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào
giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức
của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể
hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị
nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tun bố vơ
hiệu.”
Ví dụ: A kí hợp đồng mua 100 bộ chén của B, hai bên đã có sự thỏa thuận về
giá cả và thời điểm giao hàng. Đến ngày giao hàng, do khác biệt về ngơn ngữ vùng
miền nên thay vì nhận được chén (là loại bát nhỏ dùng ăn cơm theo cách gọi của người
miền Nam) thì X lại nhận được 100 bộ chén uống trà (theo cách gọi chén của người
miền Bắc) từ B. Trong trường hợp này, X và Y có thể khắc phục bằng cách giữ
nguyên hàng hóa và thống nhất lại đối tượng của giao dịch. Nếu cả 2 bên không đồng
ý điều này, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu.8
Thứ tư, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Lừa dối trong
giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên
kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân

sự nên đã xác lập giao dịch đó.9
Ví dụ: Khi đang trên đường đi làm về ơng A bị nhóm đối tượng bắt cóc và đe
dọa bắt phải kí vào hợp đồng bán nhà nếu không sẽ thủ tiêu ông. Do bị đe dọa đến tính
mạng nên ơng A buộc phải kí hợp đồng. Giao dịch trên bị tuyên bố là vô hiệu do một
bên giao dịch có hành vi đe dọa, cưỡng ép bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm
tránh thiêt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người
bị đe dọa.

8
HocLuat.vn, Ví dụ về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 2015, cập ngày 18/9/2021
9
Luật sư Nguyễn Văn Dương, Lừa dối trong giao dịch dân sự là gì? Quy định về giao dịch dân sự vơ hiệu do
lừa dối?, cập ngày 18/9/2021

11

1

0


CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ - TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Giao dịch dân sự được xem là một trong những chế định trung tâm của pháp
luật dân sự hiện đại. Xuất phát từ sự phổ biến của giao dịch dân sự mà rất nhiều tranh
chấp diễn ra trên thực tế - trong đó, tranh chấp về hiệu lực của các giao dịch dân sự là
một điển hình. Để làm sáng tỏ hơn những tranh chấp về tính hiệu lực của giao dịch dân
sự, nhóm tác giả tiến hành phân tích một vụ việc sau.
Tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xảy ra một vụ việc hy hữu
“chuyển nhượng chồng với giá 50 triệu đồng”. Theo đó, ơng Trần Văn Thương và bà

Bùi Thị Nhị sống chung với nhau từ năm 1992 và có 3 đứa con. Sau đó ơng Thương có
qua lại với một người phụ nữ khác tên Bùi Thị Hiền. Sau khi hịa giải khơng thành, bà
Nhị đồng ý nhận 50 triệu đồng và để ông Thương đến sống với bà Hiền. Giấy thỏa
thuận giữa ba người có nội dung: “Ngày 24-5-2010 âm lịch, tôi Bùi Thị Nhị đồng ý
cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay
chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới
ai”. Sau hai năm chung sống, ông Thương bỏ đi, bà Hiền tìm gặp bà Nhị để địi lại 50
triệu đồng.
Ngày 28-6-2013, tại Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn, bà Hiền cho rằng chỉ
cho bà Nhị “mượn” chứ khơng phải “bỏ tiền ra để mua chồng”. Phía bà Nhị khai
trước đây mình khơng hề hỏi mượn gì cả, việc bà Hiền đưa cho 50 triệu đồng là phụ
tiếp mình ni con, ni mẹ chồng để mình chấp thuận… giao chồng cho bà này.
TAND huyện Thoại Sơn căn cứ tờ thỏa thuận này và việc hai bên thừa nhận có đưa
tiền, nhận tiền nên buộc bà Nhị và ơng Thương có trách nhiệm trả 50 triệu đồng cùng
tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng. Bà Nhị cho rằng tịa xử khơng đúng nên kháng
cáo tồn bộ nội dung bản án. Trong đơn kháng cáo, bà Nhị cho rằng bà Hiền tự
nguyện cho tiền mà tòa thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là không đúng.
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của Toà án
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc
Đây là bản án thuộc cấp xét xử sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang giải quyết. Trong vụ việc trên, phía nguyên đơn là bà Hiền đã “cho rằng
12

1

0


chỉ cho bà Nhị “mượn” chứ không phải “bỏ tiền ra để mua chồng”” nên bà Hiền đã
nộp đơn khởi kiện ra tòa và yêu cầu được trả lại tiền. Như trong sự việc trên, yêu cầu

của nguyên đơn là được xử vụ án “giao dịch chồng”, ta thấy yêu cầu đó có liên quan
một phần đến chủ đề bài tập lớn là “Điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự
theo Bộ luật Dân sự năm 2015”. Trong vụ việc này, ngườ i vợ đồng ý để chồng mình
chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng. Người chồng có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo điều 147 Bộ luật
hình sự. Khi xem xét vụ kiện dân sự, tòa cần xem đây là một trường hợp giao dịch dân
sự vơ hiệu (vì mục đích giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội). Tuy nhiên cho dù đây là giao dịch dân sự hợp pháp hay vô hiệu do vi phạm điều
cấm của luật thì bà Nhị, ơng Thương vẫn phải hồn trả lại tiền cho bà Hiền căn cứ quy
định tại điều 137 Bộ luật dân sự.
Như vậy, trong vụ việc tranh chấp này, Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự sẽ giải
quyết vấn đề này.
2.1.2. Quan điểm của của các cấp Toà án xét xử vụ việc
Khi giải quyết vụ việc này, Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
đã chấp nhận yêu cầu cầu nguyên đơn đó là “buộc bà Nhị và ơng Thương có trách
nhiệm trả 50 triệu đồng cùng tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng” cho nguyên đơn đó
là bà Hiền. Khi xử lý vụ kiện, Tòa án đã xem đây là một trường hợp giao dịch dân sự
vơ hiệu (vì mục đích giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội).
Căn cứ vào tờ thỏa thuận và việc hai bên đã thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền nên Tòa
án đã đưa ra quyết định buộc bà Nhị và ông Thương trả lại tiền.
2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật hiện hành
Nhận xét của nhóm nghiên cứu:
Theo điều 17 BLDS 2015 quy định về 3 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

13


1

0


Mục đích và nội dung của giao dịch khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội.”
Theo nhóm chúng em, chúng em đồng ý với cách gải quyết của tòa án, vụ việc
“hợp đồng chuyển nhượng (bán) chồng” là một giao dịch dân sự vô hiệu vì: luật
HNGĐ quy định tại khoản 1c điều 5: “Nghiêm cấm: Người đang có vợ, có chồng mà
kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Ơng Thương đang có vợ có kết hơn là bà Nhị lại chung sống với bà Hiền là vi phạm
khoản 1c điều 5 Luật HNGĐ. Vì vậy, đây được xem là một giao dịch nhân sự vơ hiệu
vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật.
Bất cập trong các quy định pháp luật về giao dịch dân sự và kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật hiện hành:
Bộ luật dân sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2017.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, áp dụng điều luật cũng cịn có một số khó
khăn, vướng mắc về nhận thức, cụ thể: Theo Khoản 1 Điều 23 quy định về Người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau: “Người thành niên do tình trạng
thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa
đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền,
lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm
thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám
hộ”…
Theo Khoản 1 Điều 22 quy định rõ về trường hợp Mất năng lực hành vi dân sự

như sau: “khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Như vậy, để
xác định người mất năng lực hành vi dân sự thì người đó phải là người có dấu hiệu về
14

1

0


bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức được hành vi của mình, cịn đối
với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người sử dụng ma túy hoặc các
chất kích thích khác dẫn đến khơng kiểm sốt được hành vi của mình.
Nhưng đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì xác định
rất khó vì người đó là người không nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng lại
khơng thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, quy định không cụ thể như vậy
rất khó có thể phân biệt những trường hợp nào là trường hợp mất năng lực hành vi dân
sự và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, căn cứ để xác định đối
với cả hai trường hợp trên là dựa vào kết luận giám định pháp y về tâm thần.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng người đã thành niên ở trong tình trạng thể chất
hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức
mất năng lực hành vi dân sự là những người liệt toàn thân nhưng trí óc vẫn cịn nhận
thức được, người khiếm thính, khiếm thị hoặc khơng có khả năng nói được, tuy nhiên
những người thuộc trường hợp trên họ không phải là người mất năng lực hành vi dân
sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và cũng không phải là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi. Bởi vì, nếu hiểu theo quy định trên thì những người này là
người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Như vậy, cần xác định rõ đối với các trường hợp nêu trên để khi thực hiện giao

dịch dân sự vì đối với người mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch phải thơng
qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật chỉ tiến hành giao
dịch dân sự trong phạm vi được đại diện, họ nhân danh quyền và lợi ích của người
khác và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện, cịn đối với người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì thơng qua người giám hộ, đối với người
giám hộ họ đồng thời là người đại diện trong các giao dịch dân sự trừ một số trường
hợp pháp luật có quy định khác. Ngồi ra, họ có quyền sử dụng tài sản của người được
giám hộ để chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
Nhằm việc áp dụng, thực thi pháp luật được chính xác, đồng thời quyền và lợi
ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia tố tụng khơng bị hạn chế, kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền hướng dẫn, có quy định cụ thể trong các trườ ng hợp thế nào là

15

1

0


người có tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
2.3. Vận dụng và đánh giá các giao dịch dân sự ở Việt Nam hiện nay
Tình huống: Anh Duy có một miếng đất 200m2 ở khu Khang Linh, Thành phố
Vũng Tàu có giá là 30 tỷ đồng. Anh Duy có ý định bán miếng đất ấy cho anh Khoa.
Anh Khoa đã đặt cọc 5 tỷ đồng cho anh Duy và hai bên đã hồn tất thủ tục cơng cơng
chứng hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, khi gần đến thời hạn bàn giao giấy tờ, anh
Duy vì một số lí do cá nhân nên không muốn bán miếng đất ấy nữa. Anh Duy chấp
nhận hoàn trả tiền đặt cọc và bồi thường cho anh Khoa theo đúng như trong hợp đồng
nhưng anh Khoa không đồng ý. Anh Khoa bắt anh Duy phải lựa chọn hoặc là tiếp tục
bán mảnh đất ấy hoặc là phải trả thêm cho anh Khoa ngoài tiền đặt cọc và tiền bồi

thường thì cịn thêm một khoản phí 200 triệu đồng bồi thường mất mát về thời gian và
cơng sức cũng như uy tín . Do hai bên không thống nhất được quan điểm nên đã đưa
nhau ra tòa. Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu căn cứ theo hợp đồng chuyển
nhượng đã được công chứng nên phán rằng sau khi đã công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ nội
dung hợp đồng, theo các nguyên tắc quy định tại Điều 412 BLDS 2015. Trường hợp
anh Duy đơn phương không muốn bán đất nữa tức vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì
ngồi việc phải trả tiền đặt cọc và bồi thường theo đúng những gì ghi trong hợp đồng,
anh Duy cịn phải bồi thường thêm một khoản thích hợp cho tồn bộ thiệt hại về vật
chất và tinh thần của anh Khoa theo điều 360 BLDS 2015.
Phân tích và đánh giá :
Giao dịch dân sự trong ví dụ trên có hiệu lực vì nó có đủ các điều kiện: Chủ thể
có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập (anh Duy và anh Khoa đều có đủ). Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
hoàn toàn tự nguyện (Trong lúc đầu khi tham gia công chứng hợp đồng chuyển
nhượng, cả hai bên đều là tự nguyện, khơng có hành vi ép buộc hay lừa gạt). Mục đích
và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội (việc mua bán đất được thực hiện đúng như pháp luật quy định). Giao dịch dân

16

1

0


sự ở đây được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng theo đúng pháp luật vì vậy giao
dịch dân sự phát sinh hiệu lực.
Vấn đề pháp lý phát sinh :
Thẩm quyền của tòa án: Đây là bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố

Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tòa án chấp nhận tồn tại một giao dịch dân sự và
nó có hiệu lực sau khi hai người trên đã ký vào hợp đồng chuyển nhượng. Tịa án đã
có các phán quyết hợp lý và đúng đắn dựa theo các điều khoản có trong bộ luật dân sự
2015

17

1

0


PHẦN KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội, giao dịch dân sự có vai trị rất quan trọng
trong đời sống mỗi người. Hiểu và nắm rõ về giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô
hiệu sẽ giúp chúng ta tránh được những nhầm lẫn thiệt thòi khơng mong muốn, đồng
thời sẽ thúc đẩy q trình giao dịch ngày càng phát triển. Qua đó nhóm chúng em đã
làm rõ được:
Một là, làm rõ lý luận về khái niệm của chế định giao dịch dân sự trong Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Hai là, làm sáng tỏ những điều kiện để phát sinh hiệu lực của một giao dịch dân
sự, bao gồm điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức, một số ví dụ điển hình
minh họa cho khái niệm trên.
Ba là, phân tích từng điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự dưới góc độ
lý luận và đưa ra ví dụ thực tiễn.
Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập của quy
định hiện hành.
Năm là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định điều kiện phát sinh hiệu lực
giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015.
Sáu là đưa ra các tình hướng minh họa trong cuộc sống và lời nhận xét, cách

giải thích làm rõ những ví dụ.

18

1

0


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LU ẬT
1.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:

91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
2.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định

số 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết và quy định một số điều liên quan đến Luật,
Hà Nội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
3.

Toà án Nhân dân Tối cao, Bản án số 22/2003/PT-DS ngày 20/02/2003 của Tịa

Phúc thẩm, Hà Nội.
4.


Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt

Nam, Nxb. Trẻ.
5.

Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề bị bỏ quên – liên quan đến chế độ sở hữu

trong BLDS năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2011.
6.

Nguyễn Thị Tình, Điều kiện có hiệu của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự

năm 2015, />7.

Dương Anh Sơn, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi), />8.

Từ Minh Liên, Một số ý kiến trao đổi về hợp đồng, giao dịch vô hiệu,

/>9.

Văn Thị Hồng Nhung, Hiệu lực của BLDS năm 2015 khi giải quyết các hợp

đồng vi phạm hình thức bắt buộc, />10.

Nguyễn Văn Điền, Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS 2015,

/>11.


Lê Minh Tuấn, Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu từ thực tiễn xét

xử của Tồ án cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, />19

1

0


12.

Vũ Viết Năng, Quyền dân sự là gì? Khi nào cần đến luật sư dân sự

, />13.

Lê Minh Trường, Nghĩa vụ dân sự là gì ? Quy định về nghĩa vụ dân sự theo Bộ

luật Dân sự hiện hành?, />14.

Luật sư Nguyễn Văn Dương, Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh hành

vi pháp lý đơn phương với hợp đồng?, />
20

1

0




×