Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.88 KB, 18 trang )

Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng thể hiện rõ rệt,
theo đó mỗi người chỉ có thể đảm trách một mảng công việc nhỏ trong xã hội.
Trong khi đó, nhu cầu của con người về vật chất, tinh thần ngày càng tăng và để
thỏa mãn nhu cầu đó thì các chủ thể phải tham gia các giao dịch khác nhau, trong
đó có giao dịch dân sự. Và lịch sử xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng một
xã hội sẽ không phát triển nếu chỉ có sự trao đổi hàng hóa trong một phạm vi hạn
hẹp. Ngày nay, với sự phát triển như vũ báo của đời sống kinh tế - xã hội, các giao
dịch nói chung và giao dịch dân sự nói riêng là phương tiện hữu hiệu và cần thiết
để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
1. KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.1 Định nghĩa giao dịch dân sự
Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được những mục đích nhất
định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.
=> Theo Điều 121, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định: “Giao dịch dân sự là
hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1.2 Đặc điểm của giao dịch dân sự
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch.
Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung
của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí
phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác
có thể có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao
dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày
tỏ ý chí.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch (Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2005). Mục đích của giao
dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lý của bên mua là sẽ trở thành


chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản
1
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
cho bên mua. Và cũng có những trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù
hợp với mong muốn ban đầu (với mục đích pháp lý). Điều đó có thể xảy ra do giao
dịch đó là bất hợp pháp hoặc do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch có hiệu lực.
Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao
dịch dân sự và nó không mang tính pháp lý. Khi xác lập giao dịch, nếu động cơ
không đạt được thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch.
Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ có thể được hoặc không. Tuy nhiên,
động cơ của giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa pháp lý.
=> Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý
quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tang của tất cả các thành viên trong xã
hội.
2. PHÂN LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ
2.1 Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể trong việc xác lập giao dịch
dân sự thì giao dịch dân sự được chia thành Hành vi pháp ly đơn phương
Hợp đồng
* Hành vi pháp lý đơn phương (Giao dịch dân sự được xác lập theo ý
chí của một phía chủ thể) là sự tuyên bố ý chí công khai của một phía chủ thể nên
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự trước hết phụ thuộc
vào ý chí của chủ thể đó. Nói cách khác, hành vi pháp lý đơn phương còn được gọi
là giao dịch dân sự một bên là một quan hệ pháp luật dân sự được xác lập, thay đổi
hay chấm dứt trên cơ sở sự thể hiện ý chí hợp pháp của một bên chủ thể mà không
cần sự thể hiện ý chí hay sự thống nhất ý chí của các chủ thể khác trong quan hệ
pháp luật dân sự đó. Ví dụ: Sự thể hiện ý chí của cá nhân trong việc lập di chúc, cá
nhân có toàn quyền trong việc chỉ định người hưởng di sản, phân chia di sản cho

những người thừa kế. Hoặc trong việc từ bỏ đòi nợ, việc từ chối quyền hưởng di
sản...
* Hợp đồng dân sự (Giao dịch được xác định theo ý chí của nhiều chủ
thể), theo Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
2
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
dân sự”. Như vậy, khác với hành vi pháp lý đơn phương là sự tuyên bố ý chí công
khái của một phía chủ thể, hợp đồng được xác lập dựa trên thỏa thuận và thống nhất
ý chí giữa các chủ thể không cùng một phía (các bên). Ví dụ: hợp đồng mua bán
nhà...
2.2 Căn cứ vào sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch dân sự
* Giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí của chủ thể tham
gia giao dịch là các giao dịch nhằm thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần của
chủ thể, do đó chủ thể có toàn quyền quyết định tham gia giao dịch đó hay không.
Nếu chủ thể tham gia giao dịch sự thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp
luật trong việc xác lập, thực hiện nghĩa vụ cũng như các quy định khác của pháp
luật. Ví dụ: Giao dịch dân sự mua bán, vay mượn...
* Giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí của nhà nước là các
giao dịch vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của nhà nước hoặc vì những lý do khác (liên
quan đến an ninh quốc phòng). Trong những trường hợp này, buộc các chủ thể phải
tham gia vào giao dịch. Ví dụ: Tham gia giao dịch trưng mua, giải tỏa.....
2.3 Căn cứ vào hậu quả pháp lý được xác lập
* Giao dịch dân sự có hậu quả pháp lý là làm phát sinh và nghĩa
vụ dân sự. Ví dụ: A cho B vay một khoản tiền nhất định, giao dịch dân sự vay nợ
được xác lập làm phát sinh quyền của bên cho vay (A) và làm phát sinh nghĩa vuc
trả nợ của người vay (B) khi đến hạn phải trả theo thỏa thuận giữa A và B trơng
giao dịch.
* Giao dịch dân sự có hậu quả pháp lý là làm thay đổi quyền và
nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: A và B ký hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận về đối

tường, thời gian giao dịch, giá bán... Sau khi hợp đồng mua bán nhà được xác lập,
do A thay đổi ý định, không muốn bán nhà và B cũng cảm thấy không cần thiết phải
mua nhà ngay nên hai bên đã thỏa thuận là A cho B thuê lại ngôi nhà. Như vậy,
trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà (A) và bên mua nhà (B)
được thay đổi sang quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê nhà.....
* Giao dịch dân sự có hậu quả pháp lý là chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: A cho B thuê nhà với thời hạn là bốn năm, hết hai năm A
có nhu cầu lấy lại nhà và B cũng có ý định mua một căn hộ khác để ở cố định nên A
và B đã thỏa thuận với nhau rằng A lấy lại nhà và trả lại toàn bộ tiền thuê nhà của
3
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
hai năm mà mà B đã trả cho A. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự giữa A và B
được thiết lập, theo đó có hậu quả pháp lý là làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng thuê nhà trước đó.
2.4 Căn cứ vào hình thức thể hiện của giao dịch dân sự
* Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức lời nói (hình thức
miệng) là giao dịch dân sự mà pháp luật không buộc chủ thể phải tuân theo một
hình thức khác. Thông thường, hình thức lời nói của giao dịch dân sự được áp dụng
đối với các giao dịch dân sự mà các chủ thể có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau, đối
tượng cảu giao dịch có giá trị nhỏ hoặc với các giao dịch dân sự phát sinh hậu quả
pháp lý sau khi thỏa thuận và các bên thực hiện nghĩa vụ ngay sau đó giao dịch dân
sự chấm dứt. Trong một số trường hợp hình thức này được pháp luật quy định điều
kiện, trình tự và thủ tục thì phải tuân thei quy định đó. Ví dụ: pháp luật quy định
điều kiện của việc lập di chúc miệng (tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không
thể lập di chúc bằng văn bản, có ít nhất hai người làm chứng...), thủ tục (trong thời
hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc
phải được công chứng hoặc chứng thực) – do đó người lập di chúc miệng phải tuân
theo quy định này (Khoản 2, Điều 652, Bộ luật dân sự năm 2005).
* Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức văn bản: Hình thức
văn bản có thể do pháp luật quy định (hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn

bản) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng vay giữa các cá nhân...). Trong trường
hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
thì các chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tuân theo hình thức này. Ngoài ra,
“Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng
văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải
tuân theo các quy định đó” (Khoản 2, Điều 124, Bộ luật Dân sự năm 2005). Ví dụ:
mua bán nhà, đất, chuyển quyền sử dụng đất, tài sản... Bên cạnh đó giao dịch dân sự
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao
dịch bằng văn bản.
* Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi cụ thể, đây
là hình thức cũng phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt khi công nghệ ngày
càng phát triển với sự tự động hóa được áp dụng ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành
phố, thị xã như bán hàng qua máy tự động, rút tiền trong thẻ từ các máy do các ngân
hàng đặt ở những vị trí khác nhau...
4
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
2.5 Giao dịch dân sự có điều kiện
Điều 125, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện
như sau: “ 1.Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc
hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
hủy bỏ.
2.Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân
sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ
ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của
người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch
dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
* Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là:
Điều kiện làm phát sinh. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua ngôi nhà
của B nếu B sửa sang lại phòng bếp và cửa ra vào. Hoặc trong di chúc người để lại
di sản đưa ra điều kiện để hưởng di sản của người thừa kế...

Điều kiện làm hủy bỏ giao dịch. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua lại
chiếc xe máy của B với giá thi trường và với điều kiện là B phải giao lại cho A toàn
bộ các giấy tờ liên quan đến chiếc xe đó, về quyền sở hữu chiếc xe... nhưng nếu B
không giao lại đầy đủ các giấy tờ mà A đã yêu cầu thì hợp đồng bị hủy bỏ.
=> Điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự khiện có thể xảy ra trog
tương lai, có thể thực hiện được và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội.

3. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
3.1 Khái niệm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
* Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là những điều kiện do pháp luật
quy định mà một giao dịch dân sự muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn
các điều kiện đó.
* Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã được pháp luật quy định tại Điều
122, Bộ luật Dân sự như sau:
“ Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
5
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp pháp luật có quy định.”
3.2 Các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự
3.2.1 Điều kiện về chủ thể tham gia
Theo quy định tại Điều 122, Bộ luật dân sự thì: “Người tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự”
Nhà nước cũng là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, Nhà

nước nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể đặc biệt, chủ thể của hầu hết các ngành
luật nên ta sẽ không đề cập đến ở đây.
* Cá nhân:
Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, chủ yếu, phổ biến của giao dịch
dân sự. Có thể nói cá nhân tham gia tất cả các giao dịch dân sự, kể cả với các giao
dịch dân sự trong đó chủ thể tham gia là pháp nhân hay chủ thể khác thì cá nhân vẫn
tham gia là người đại diện.
Điều 17, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự”.
=> Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong việc xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự được xác định như sau:
- Đối với người có năng lực hành vi đầy đủ: Đó là những người từ đủ
18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực
hành vi dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của các
chủ thể khác.
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi: Trên thực tế, những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có
thể tham gia lao động và có thu nhập. Xuất phát từ lý do này, pháp luật dân sự đã
chấp nhận một số giao dịch dân sự nhất định phát sinh hậu quả pháp lý nếu giao
6
Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự
dịch dân sự đo do người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi xác lập, thực hiện. Nhưng
nếu pháp luật có quy định khác thì giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Ví dụ: Điều
652, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “...2. Di chúc của người đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý”. Ngoài ra, nếu pháp luật quy định với các giao dịch dân sự liên
quan đến người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (mặc dù có người

đại diện) buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của người này thì giao dịch dân
sự cũng phải đáp ứng quy định này.
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 6 tuổi đến
dưới 15 tuổi, người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân
sự: Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi được xác định là những người mà sự nhận
thức và làm chủ hành vi của mình chưa được đầy đủ, do đó họ có thể có những hạn
chế nhất định. Trên cơ sở quy định tại điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005, ta thấy
rằng người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Đối với người bị Tòa án ra quyết định tuyên
bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo Khoản 2, Điều 23, Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định: “...Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày”.
-Đối với người dưới 6 tuổi, người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự: Những người này không được xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự, mọi giao dịch dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập và thực hiện.
Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy
định, đó là sự tham gia giao dịch dân sự của người giám hộ, người đại diện phải
tuân theo các quy định về giám hộ, về đại diện trong Bộ luật Dân sự.
* Pháp nhân và các chủ thể khác:
Các chủ thể này với tính chất là những chủ thể quan hệ pháp luật dân sự được
tạo thành bởi sự liên kết của nhiều cá nhân nên khi xác lập, thực hiện một giao dịch
dân sự nhất thiết phải thông qua vai trò của người địa diện của chủ thể đó. Ở đây,
7

×