Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu ôn thi môn tố tụng hình sự do mình soạn ra từ giáo trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.12 KB, 9 trang )

CHƯƠNG V
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chương nay gồm 20 điều (từ Điều 143 đến Điều 162)
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH
SỰ
1. Khái niệm
“Khởi tố vụ án là giai đoạn của quá trình TTHS, trong đó cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, xác định có
hay khơng có dấu hiệu tội phạm để quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự hay
khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay khơng
thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết VAHS”.
Giai đoạn khởi tố bắt đầu khi CQĐT, CQ được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra, VKS nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố hoặc vào thời điểm người phạm tội tự thú hoặc khi tự mình trực
tiếp phát hiện có dấu hiệu phạm tội.
2. Nhiệm vụ
- Giải quyết nguồn tin về tội phạm để xác định có hay khơng có tội phạm
xảy ra, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiến khởi tố hoặc khơng khởi
tố.
- Bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động tố tụng, phát hiện xử lý kịp
thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan sai người vô tội.
II. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Cơ sở của việc khởi tố vụ án hình sự
Cơ sở: sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm.
Điều 143 BLTTHS quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác
định được có dấu hiệu tội phạm”.
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xác hội được quy định
trong BLHS 2015 do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quan hệ xã
hội mà được luật HS bảo vệ.


- Khi phát hiện sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm thì các cơ quan
có thẩm quyền phải có trách nhiệm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến
hành điều tra, khơng phải đợi đến khi xác định người đã thực hiện hành vi phạm
tội mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu hết thời hạn khởi tố mà không
phát hiện ra người thực hiện tội phạm thì CQĐT sẽ ra quyết định tạm đình chỉ
điều tra.
- Quyết định khởi tố là sự kiện bắt đầu hoạt động điều tra chính thức.
2. Căn cứ khởi tố vụ án
Việc xác định sự việc xảy ra có dậu hiệu tội phạm là cơ sở để khởi tố vụ
án hình sự phải dựa trên các căn cứ nhất định. Theo Điều 143 BLTTHS:


“Tố giác về tội phạm là cá nhân phát hiện và tố cáo
hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm
quyền”.
- Mọi người đều có quyền tố giác về tộ phạm;
Tố giác của cá nhân
- Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp
nhận mọi tố giác về tộ phạm do cá nhân cung cấp,
kịp thời xác minh có hay khơng có dấu hiệu tội phạm
để giải quyết;
“Tin báo về tộ phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan,
Tin báo của cơ
tổ chức, cá nhân thơng báo với cơ quan có thẩm
quan, tổ chức, cá
quyền”.
nhân
- Khi nhận thông tin về tội phạm đối với các chủ thể
trên thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác

minh.
“Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện
thơng tin có đối tượng tác động là đơng đảo người
dân như báo chí in, đài truyền hình, đài phát thanh,
Tin báo trên
internet”.
phương tiện thơng - Khi có được thơng tin về tội phạm từ các nguồn đó
tin đại chúng
thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra,
xác minh để kết luận có hay khơng dấu hiệu tội
phạm, làm căn cứ khởi tố hay không;
“Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng
cứ, tài liệu liên quan cho CQĐT, VKS có thẩm quyền
xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”.
“CQĐT, VKS, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra trong quá trình thực hiện
cá hoạt động tố tụng HS trực tiếp phát hiện sự việc
Cơ quan tiến hành
có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ
tố tụng trực tiếp
án hình sự”.
phát hiện dấu hiệu
- HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS
tội phạm
khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên
tồ mà phát hiện sự việc đó có dấu hiệut ội phạm
nhựng chưa được khởi tố”
“Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo
Người phạm tội tự

với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình
thú
trước khi tội phạm hoặ người phạm tội bị phát hiện”.
3. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Điều 155 BLTTHS)
Trong các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều luật trên, chỉ 02
tội là tội phạm nghiêm trọng (tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm) còn các tội phạm
khác đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Kiến nghị khởi tố
của cơ quan nhà
nước


Theo quy định tại Điều 155 BLTTHS, các trường hợp người bị hại hoặc
đại diện của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố cũng là các trường hợp họ
có quyền rút yêu cầu khởi tố.
Nếu việc yêu cầu khởi tố vủa họ làm phát sinh nghĩa vụ khởi tố của các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thì việc rút yêu cầu khởi tố của họ
cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền khởi tố có nghĩa vụ phải ra quyết
định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, trừ trường hợp có căn cứ xác định
người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc,
cưỡng bức.
Đây là trường hợp người bị hại hoặc đại diện của người bị hại đã yêu cầu
khởi tố bị người khác đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh
thần với ý thức làm cho họ tin rằng nếu không rút yêu cầu thì họ hoặc người
thân của họ sẽ bị gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm hoặc một lợi ích khác khiến họ phải rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn
của họ.
Trong trường hợp người bị hại hoặc người đại diện của họ rút yêu cầu
khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức, thì Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại

hoặc người đại diện của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì khơng có quyền
u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức
III. CĂN CỨ KHƠNG ĐƯỢC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Theo Điều 157 BLTTHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng không được khởi tố vụ án hình sư khi có một trong các căn cứ sau:
1. Khơng có sự việc phạm tội
Khơng có sự việc phạm tội có thể là thơng tin về tội phạm khơng chính
xác, hồn tồn khơng có sự việc xảy ra nhưn thông tin mà cơ quan tiến hành tố
tụng tiếp nhận hoặc sự việc xảy ra nhưng khơng có dấu hiệu tội phạm.
2. Hành vi không cấu thành tội phạm
Không thoả mãn các dấu hiệu tội phạm được quy định tại BLHS.
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
Điều 12 BLHS. Theo đó người từ đủ 16 tuổi trở lên thì chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm. Từ dưới 16 tuổi đến 14 tuổi thì chỉ phải chịu TNHS
đối với các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người mà hành vi phạmt ội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình
chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
Theo ngun tắc khơng ai bị kết án hai lần bì một tội phạm, các cơ quan
tiến hành tố tụng không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà
hành vi phạm tội của họ đã có bản án.
Quyết định đình chỉ vụ án là quyết định tố tụng do VKS quyết định trong
giai đoạn truy tố, và do TA quyết định trong giai đoạn xét xử làm chấm dứt
hoạt động tố tụng giải quyết vụ án.


5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do BLHS quy định
mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội khơng bị truy cứu TNHS (Điều 27
BLHS);

6. Tội phạm đã được đại xá
Đại xá là một biện pháp khoan hồng đặc biệt của Nhà nước, do Quốc hội
quyết định mà nội dung của nó là tha hoàn toàn đối với hàng loạt người phạm
tội đã phạm một hoặc một số loại tội phạm nhất định.
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp
cần tái thẩm đối với người khác
Múc đích của áp dụng trách nhiệm HS là hinh phạt để giáo dục.
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134 , Điều 135, Điều 136, Điều
138, Điều 139, Điều 141, 143, 155 và 266 BLHS 2015 mà bị hại hoặc người
đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất hoặc đã chết không yêu cầu khởi tố
IV. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Việc khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thẩm
tiền hành tố tụng hình sự, bao gồm: CQĐT; Cơ quan được…; VKS; TA (Điều
153);
1. Thẩm quyền khởi tố của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra
CQĐT quyết định khởi tố VAHS đối với tất các vụ việc có dấu hiệu tội
phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra, VKS, HĐXX xét xử và thụ lý, giải quyết.
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và đĩa bàn
quản lý của mình thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra (Bộ đọi biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng CSB, Kiểm
ngư) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt đồng điều tra
và chuyển đến VKS có thẩm quyền hoặc chuyển đến CQĐT có thẩm quyền
trong thời hạn được quy định tại Điều 164 BLHS 2015.
Các cơ quan đượ giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
CAND, QĐND trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu
hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt
động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT có thẩm quyèn trong

thời hạn được quy định tại Điều 154 BLTTHS.
Trong thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT,
CQ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định
đó kèm thèo tai liệu liên quan đến VKS có thẩm quyền để kiếm sát việc khởi
tố.
2. Thẩm quyền khởi tố của VKS
Khoản 3 Điều 153 BLTTHS:


- VKS khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS huỷ bỏ quyết định
không khởi tố vụ án hình sự cảu CQĐT.
- Trong trường hợp trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm, VKS ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự, gửi cho CQĐT có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc yêu cầu
CQDT trực tiếp điều tra.
- Trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên toà, HĐXX yêu cầu khởi tố
mà VKS thầy yêu cầu khởi tố của HĐXX là có căn cứ thì VKS quyêt định khởi
tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án được chuyển cho CQĐT để điều tra.
Trong thời hạn 24h giờ kêt từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,
VKS phải gửi quyết định đó đến CQĐT có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền khởi tố của HĐXX
HĐXX ra quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tồ mà phát
hiện có dấu hiệu của tội phạm mà CQĐT, VKS không khởi tố (có dậu hiệu bỏ
lọt tội phạm); Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án của HĐXX khơng có căn cứ,
thì VKS kháng nghị lên tồ án án cấp trên một cấp.
V. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ
TỘI PHẠM VÀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Tiếp nhận các nguồn tin về tội phạm
“Nguồn tin về tội phạm là những gì chứa đựng thơng tin về tội phạm,
bao gồm tố giác về tội phạm của cá nhân, tin báo về tội phạm do cơ quan, tổ

chức, cá nhân cung cấp, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phạt hiền”.
“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu
hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.
“Tin báo về tội phạm là thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ
quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về
tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”.
“Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan do CQĐT, VKS có
thẩm quyền xem xét, xử lý việc có dấu hiệu tội phạm”.
Tiếp nhận:
- Theo Điều 145 BLTTHS gồm:
+ CQĐT, VKS tiếp nhận.
+ CQ, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm;
Thẩm quyền:
+ CQĐT theo thẩm quyền quyền của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm…..theo thẩm quyền của mình;
+ VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong
trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được… có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng trong hoạt động kiểm tra ác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị


khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu nhưng không giải
quyết;
- Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiểu nghị khởi tố:
Theo Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi có cơ quan, tổ
chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm kiến nghị khởi tố thì Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào số tiếp

nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
- Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ gửi qua dịch
vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thơng tin khác thì Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền phải ghi vào số tiếp nhận.
- Trường hợp phát hiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì
có trách nhiệm chuyên ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm
theo tài liệu có liên quan tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. da
- Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tổ giác tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền.
Trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt
động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có
dấu hiệu bỏ lọt tơi thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển hồ sơ có liên
quan cho Viện kiểm sát. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có
yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem Tác
giải quyết
- Công an phường thị trấn, Đồn Cơng an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác,
tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ
và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên
quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Cơng an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập
biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội
phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tổ giác tin báo về tội phạm
thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì
có thể bảo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều

tra nhung sau đó phải thể hiện bằng văn bản.


- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản về việc
tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cung cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
2. Thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm
- Thời hạn, thủ tục giải quyết:
Theo Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thời hạn giải quyết tố
giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ của cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố là 20 ngày kể từ ngày nhận
được tổ giác tin bảo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra xác
minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết có thể dài nhưng khơng q 2
tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra (chậm nhất 05 ngày trước
khi hết thời hạn), xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện
trưởng kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có
thể gia hạn một lần nhưng khơng q 02 tháng
Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi sĩ cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền
tiến hành các hoạt động
- Thu thập thơng tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
- Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi;
Trong thời hạn giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi
tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tin bảo về tội phạm phải kiểm tra,
xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố (Điều 148);
3. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
“Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý do người có thẩm
quyền ban hành khi xác định được vụ việc có dấu hiệu của tội phạm”.
- Thủ tục:
Quyết định khởi tố VAHS phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, địa điểm
ban hành; căn cứ khởi tố, điều, khoản của BLHS; nội dung quyết định khởi tố
vụ án; họ tên, chức vụ, chữ ký của người quyết định khởi tố vụ án và đóng dấu.
+ Trường hợp VKS ra quyết định khởi tố thì trong thời hạn 24h kể từ khi
ra quyết định, VKS gửi quyết định đó đến CQĐT có thẩm quyền;


+ Trường hợp CQĐT, Cơ quan được… ra quyết định khởi tố, thì trong
thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố thì phải gửi quyết định đó kèm tại
liệu đến VKS để VKS kiểm sát việc khởi tố;
+ Trường hợp TA ra quyết định khởi tố, trong thời hạn 24h kể từ khi ra
quyết định khởi tố, TA gửi theo quyết định đó kèm theo tài liệu đến VKS cùng
cấp để kiểm sát việc khởi tố;
4. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 156 BLTTHS, CQĐT, Cơ quan được…, VKS ra
quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định
khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; quyết định bổ sung quyết định
khởi tố khi có căn cứ xác định còn tội phạm chưa khởi tố.
Trong thời hạn 24h từ khi ra quyết định thay thế hoặc bổ sung quyết định
khởi tố thì CQĐT, Cơ quan được… phải gửi kèm theo tại liệu và quyết định
thay đổi hoặc bổ sung cho VKS để VKS cùng cấp hoặc có thẩm quền để kiểm
sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24h kể từ khi VKS ra quyết định bổ sung hoặc thay đổi
quyết định khởi tố, VKS phải gửi cho CQĐT để kiểm tra;

5. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định
khởi tố vụ án hình sự
“Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý do người có
thẩm quyền ban hành trong q trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố khi đã xác minh được khơng có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự
theo quy định BLTTHS”.
Theo Điều 158 BLTTHS, khi xác định được vụ việc thuộc một trong các
căn cứ không được khởi tố quy định tại Điều 157 BLTTHS thì người có thẩm
quyền ra quyết định khơng khởi tố VAHS; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định
huỷ bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và nêu rõ lý do; nếu xét thấy cần xử
lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ đến cơ quan khác có thẩm quyền;
Quyết định khơng khởi tố, huỷ bỏ quyết định khởi tố cùng với tài liệu có liên
quan phải gửi cho VKS cùng cấp, VKS có thẩm quyền trong thời hạn 24h kể
từ khi ra quyết định.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 161 BLTTHS, khi thực hành quyền công tố
trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự;


- Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự khơng có
căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử

khơng có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;
- Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các
trường hợp được quy định tại các điều 153, 154 và 156 BLTTHS;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố
trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.
Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm
vụ, quyền hạn:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm
mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn
cứ và đúng pháp luật;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án
hình sự;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ
án hình sự theo quy định của BLTTHS.



×