Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP _ BÔ MÔN KẾ TOÁN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.63 KB, 5 trang )

KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KẾ TOÁN

Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 03 năm 2013
QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Sử dụng cho cả chuyên đề cuối khóa)
1. Nội dung khóa luận:
Nội dung khóa luận tốt nghiệp phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic và đầy đủ
sao cho cả những người đọc tổng quát cũng có thể hiểu được chủ đề trình bày. Ngôn từ phải
dùng chính xác và thống nhất.
Tên khóa luận:
Tên khóa luận phải thể hiện nội dung cụ thể, không viết chung chung, không có chữ viết
tắt, được đánh máy bằng chữ in, cỡ chữ tên khóa luận: 18-20.
2. Cấu trúc của khóa luận:
Một khóa luận tốt nghiệp gồm các phần sau:
Bìa ngoài
Bìa trong
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt, hình minh họa, danh mục bảng biểu, sơ đồ …
Mục lục
Các phần chính của khóa luận như sau:

Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
Giới thiệu ngắn gọn lý do thực hiện đề tài, cơ sở luận chứng, phạm vi và mục đích
nghiên cứu. “Mở đầu” bao gồm:
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phần thứ hai


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Viết ngắn gọn, trực tiếp, đơn giản, rõ ràng.
- Không sao chép của tác giả khác, các thông tin trích dẫn đều phải chỉ rõ nguồn gốc.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở thực tiễn
Phần thứ ba
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tình hình chung của doanh nghiệp
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phần thứ tư
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày các kết quả nghiên cứu cảu tác giả, phân tích số liệu nghiên cứu, đưa ra các
nhận xét. Từ nhận xét đúc rút thành các kết luận. So sánh kết quả của mình với các tác giả
khác (nếu có). Cách viết tương tự như gợi ý phần tổng quan tài liệu, tránh dẫn dắt dài dòng.
Phần thứ năm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần này viết ngắn gọn, trả lời đúng mục đích đề ra. Chỉ kết luận những vấn đề, nội
dung tác giả nghiên cứu. Không có lời bình luận. Kiến nghị ngắn gọn, ưu tiên những vắn đề
cấp bách và khả thi.
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị

3. Trình bày, định dạng của khóa luận:
Khóa luận đóng bì giấy cứng màu xanh đậm, chữ in nhũ màu vàng. Khổ giấy A4, bìa
ngoài và trong được trình bày như hướng dẫn.
3.1. Số trang, Font, cỡ chữ, định dạng trang in:
Khóa luận tốt nghiệp có số trang từ 55 – 70 trang (chuyên đề 45 - 60 trang) đánh máy vi
tính, cỡ chữ 13, font chữ Time New Roman (Unicode) cách dòng 1,5; có 25 - 26 dòng trong
1 trang (không áp dụng cho hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo).
Căn chừa lề :

Lề trên, Lề dưới: 2,5 cm
Lề trái: 3,0 cm
Lề phải: 2,0 cm
Không đánh tiêu đề ở cuối các trang. Trường hợp trang lớn (bản đồ, bảng biểu…) gấp lại
và chừa tựa.
3.2. Tiêu đề:
Sử dụng thống nhất các tiêu đề, mỗi cấp tiêu đề thống nhất in đậm, cỡ chữ như sau :
Phần thứ ba (14)
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (14-16)
3.1. Đặc điểm chung của Công ty … (14)
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty … (13)
3.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty … (13)
Cỡ chữ văn bản 13, in thường như hướng dẫn
3.3. Đánh số bảng, sơ đồ, hình ảnh, phương trình:
Số và tên của các bảng số liệu nằm trên của bảng thể hiện theo mục lớn hoặc theo toàn
bộ đề tài, ví dụ: Bảng 4.2: Tình hình sử dụng ruộng đất của xã X, thuộc phần thứ tư, bảng
số 2. Bảng ngắn, hình nhỏ đưa ngay sau đoạn văn, bảng dài đưa một trang riêng, theo chiều
đứng hoặc ngang. Bảng ngang thì đầu bảng phải quay vào gáy của khóa luận, cỡ chữ trong
bảng nếu nhiều không nhất thiết theo cỡ chữ quy định. Nguồn cung cấp tài liệu để cuối
bảng.
Số và tên của các sơ đồ, hình ảnh, phương trình nằm bên dưới, thể hiện được mục lớn
hoặc theo toàn bộ đề tài, ví dụ: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
K, thuộc phần thứ ba, sơ đồ số 1. Chú thích sơ đồ để cuối cùng.
3.4. Đánh số trang:
Trước phần thứ nhất đánh số trang bằng kiểu chữ La mã thường i, ii, iii, iv,…
Các trang phần sau đánh số liên tục bằng kiểu chữ số Ả rập 1, 2, 3 .
Đánh số trang ở giữa, bên dưới mỗi trang.
3.5. Trích dẫn:
Câu trích dẫn được đặt trong ngoặc kép, sau đó ghi số thứ tự tài liệu tham khảo trong
ngoặc vuông. Ví dụ: “Học, học nữa, học mãi” [5] tài liệu tham khảo có thứ tự là 5.

3.6. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo:
Trình bày danh mục theo trình tự: tên tác giả, (năm xuất bản), tên tài liệu, tổng số trang
(hoặc số trang tham khảo), nhà xuất bản. Xếp thứ tự danh mục 1, 2, 3 … theo thứ tự
Alphabet của tên tác giả (đồng nhiều tác giả thì lấy tên tác giả viết đầu tiên).
3.7. Phần phụ lục:
Phụ lục được sắp xếp theo trình tự trình bày của báo cáo, đánh số phụ lục 1, 2, 3…
Mẫu bìa trong khóa luận:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH…
Giáo viên hướng dẫn : (Học vị, học hàm, họ và tên) (14, đậm)
Họ và tên sinh viên : ………………………. (14, đậm)
Ngành học : ………………………. (14, đậm)
Khóa học : ……………………… (14, đậm)
Đắk Lắk, tháng … năm 2013
Mẫu bìa ngoài khóa luận:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Họ và tên sinh viên : ………………………. (14, đậm)
Ngành học : ………………………. (14, đậm)
Khóa học : ……………………… (14, đậm)
Đắk Lắk, tháng … năm 2013

×