Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại khách sạn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 147 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC KHÁCH
SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Ngành:
KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC KHÁCH
SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Ngành:
KẾ TOÁN
Mã ngành: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 10 năm 2022.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quốc Thịnh - Chủ tịch Hội đồng
2. Tiến sĩ Huỳnh Tấn Dũng ................................. - Phản biện 1
3. Tiến sĩ Lê Vũ Ngọc Thanh .............................. - Phản biện 2
4. Tiến sĩ Phạm Quốc Thuần ............................... - Ủy viên
5. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh Dung ................. - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TRẦN QUỐC THỊNH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

i


BỘ CƠNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

MSHV: 17112761

Ngày, tháng, năm sinh: 16/02/1984

Nơi sinh: Bạc Liêu

Ngành: Kế toán

Mã ngành: 80340301

I. TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị tại khách sạn trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số hàm ý làm tăng khả năng áp dụng
kế toán quản trị tại các khách sạn.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 1163/QĐ-ĐHCN ngày
23/09/2020.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/03/2021.

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng .... năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

NGUYỄN THỊ THU HIỀN
TRƯỞNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và trân trọng những đóng góp to lớn của
Cô, TS. Nguyễn Thị Thu Hiền. Người đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn trong
suốt quá trình nghiên cứu, giúp tơi hồn thành đề tài luận văn “Các nhân tố tác đợng
đến việc vận dụng kế tốn quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Tp.Thành phố Hồ
Chí Minh”. Cơ đã xây cho tơi nền tảng kiến thức vững chắc trong suốt thời gian thực
hiện đề tài cũng như các nghiên cứu khoa học của tôi về sau.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn rất lớn đến các Thầy, Cơ đã giảng dạy, hướng dẫn,
góp ý cho tơi trong suốt q trình học và hồn thành các học phần.
Cuối cùng, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người
thân luôn bên tôi để động viên, an ủi, tiếp sức; giúp tôi đủ sự nỗ lực và thời gian để
hoàn thành luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các nhân tố có tác đợng đến việc vận dụng
kế toán quản trị tại khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu
trước đây cho thấy có mợt số nhân tố tác đợng đến việc vận dụng tại nhiều doanh
nghiệp khác nhau. Nhưng khách sạn, được biết đến là bộ phận then chốt của ngành
dịch vụ du lịch, tỷ lệ đóng góp vào GDP hết sức lớn trong thời gian vừa qua trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh lại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, bằng
phương pháp hỗn hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, qua các
bước đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích đợ tin cậy Cronbach’s Alpha), phân
tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ tḥc
và các biến đợc lập thơng qua phân tích hồi quy tuyến tính kết quả cho thấy có 8 nhân
tố tác đợng theo mức đợ giảm dần như sau: nhận thức của nhà quản trị về kế tốn
quản trị, mức đợ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, quan hệ giữa lợi ích và chi phí
tổ chức kế tốn quản trị, văn hóa doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, trình đợ của
nhân viên kế tốn, mơi trường khơng chắc chắn.
Từ khóa: khách sạn, kế tốn quản trị, Thành phố Hồ Chí Minh.

ii


ABSTRACT
This study aims to explore the factors that affect the operation of management
accounting at hotels in Ho Chi Minh City. Previous studies find there are some factors
affecting the different firms. But hotels, known as an important part of the hospitality
and tourism industries, have had a very large contribution to GDP in recent times in

the city. Therefore, by complementary methods between qualitative and quantitative
studies, through the steps of assessing the reliability of the scale (Cronbach's Alpha
analysis), discovering factor analysis (EFA), and checking the reliability of the scale.
Systematic examination of the calculation between the dependencies and the
independent variables through linear regression analysis shows that there are 8 factors
affecting the level of decreasing gradually as follows: Manager's perception of
management accounting, competition level, business strategy, the relationship
between benefits and costs, corporate culture, qualification of accounting staff, firm
size, and environmental uncertainty.
Keywords: Management accounting, hotels in HCMC.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Phần nợi dung có tham
khảo các bài báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu trước đây theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Học viên

Nguyễn Thị Thúy Hằng

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..............................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
1.6 Những đóng góp và điểm mới của luận văn.......................................................5
1.6.1 Những đóng góp của luận văn..........................................................................5
1.6.2 Điểm mới của luận văn ....................................................................................5
1.7 Kết cấu của luận văn...........................................................................................6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CƠNG
TRÌNH TRONG VÀ NGỒI NƯỚC VỀ VIỆC VẬN DỤNG KTQT VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT .................................... 7
1.1 Tổng quan về các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................7
1.1.1 Các nghiên cứu về sự cần thiết và lợi ích khi vận dụng kế toán quản trị.........7
1.1.2 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị
..........................................................................................................................9
1.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản
trị tại việt nam ...........................................................................................................11
1.3 Nhận xét các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................14
1.3.1 Đối với các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ...........................................14
1.3.2 Đối với các cơng trình nghiên cứu ở trong nước ...........................................14
1.4 Xác định khe hổng nghiên cứu .........................................................................15
v



1.5 Định hướng nghiên cứu của tác giả ..................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................17
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KTQT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TẠI CÁC KHÁCH SẠN ..................................... 18
2.1 Cơ sở lý luận về kế toán quản trị ......................................................................18
2.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị, vai trị của kế tốn quản trị ...........................18
2.1.2 Vai trị của kế tốn quản trị ............................................................................19
2.1.3 Vai trị của kế toán quản trị trong khách sạn ..................................................20
2.2 Lý thuyết nền tảng ............................................................................................22
2.2.1 Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ..............................22
2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên/ Lý thuyết dự phòng (Contigency theory) ..................23
2.3 Các nhân tố tác đợng đến việc vận dụng kế tốn quản trị tại các khách sạn ....24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................32
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 33

3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................33
3.2 Mơ hình nghiên cứu dự kiến ............................................................................34
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................35
3.3.1 Nghiên cứu định tính ......................................................................................35
3.3.2 Nghiên cứu định lượng ...................................................................................36
3.4 Thang đo ...........................................................................................................38
3.4.1 Nguyên tắc xây dựng thang đo .......................................................................38
3.5 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................45
3.5.1 Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................45
3.5.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................45
3.5.3 Mơ hình hồi quy .............................................................................................48

3.6 Đối tượng, kích thước mẫu ...............................................................................49
3.6.1 Đối tượng khảo sát .........................................................................................49
3.6.2 Kích thước mẫu nghiên cứu ...........................................................................49
3.7 Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu ................................................................49
3.7.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................49
vi


3.7.2 Xử lý dữ liệu...................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................51
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 52

4.1 Đặc điểm của các khách sạn trên thành phố hồ chí minh ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị .................................................................................................52
4.2 Các nhân tố tác đợng đến việc vận dụng kế tốn quản trị tại các khách sạn trên
địa bàn thành phố hồ chí minh ..................................................................................54
4.2.1 Thống kê mô tả ...............................................................................................54
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...................................................................54
4.2.3 Đánh giá giá trị thang đo ................................................................................59
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến ...............................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................70
CHƯƠNG 5
LUẬN

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT
........................................................................................................ 71

5.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................71

5.1.1 Về các nhân tố ảnh hưởng ..............................................................................71
5.1.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .....................................................................72
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................77
5.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước .............................................................77
5.2.2 Kiến nghị đối với các khách sạn ....................................................................78
5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................81
5.3.1 Những hạn chế của nghiên cứu ......................................................................81
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................82
5.4 Kết luận ............................................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 92
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................131

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................31
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................34
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu định lượng ...............................................................37
Hình 3.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức .................................................................45

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng các nhân tố dự kiến tổng hợp từ cơ sở lý thuyết nền .......................29
Bảng 2.2 Bảng các nhân tố dự kiến tác động tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
...................................................................................................................................30

Bảng 3.1 Thành viên chuyên gia tham gia thảo luận ................................................36
Bảng 3.2 Tổng hợp các biến quan sát và thang đo....................................................43
Bảng 3.3 Thang đo các biến đợc lập và phụ tḥc được mã hóa ..............................46
Bảng 4.1 Thống kê thành phần tham gia khảo sát ....................................................54
Bảng 4.2 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo KQVD .........................55
Bảng 4.3 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo văn hóa DN .................55
Bảng 4.4 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo quy mô DN ..................56
Bảng 4.5 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo chiến lược kinh doanh .56
Bảng 4.6 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhận thức của NQT ....................57
Bảng 4.7 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho môi trường không chắc chắn ......57
Bảng 4.8 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho mức độ cạnh tranh ......................58
Bảng 4.9 Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho quan hệ lợi ích-chi phí ...............58
Bảng 4.10 Bảng kiểm kiểm định Cronbach’s Alpha cho trình đợ nhân viên KT .....59
Bảng 4.11 Bảng kết quả KMO and Barlett’s Test ....................................................60
Bảng 4.12 Bảng phương sai trích của thang đo các nhân tố .....................................61
Bảng 4.13 Bảng ma trận xoay các nhân tố ................................................................63
Bảng 4.14 Bảng kiểm định đợ phù hợp của mơ hình nghiên cứu .............................65
Bảng 4.15 Bảng kết quả phân tích ANOVA .............................................................66
Bảng 4.16 Bảng kết quả kiểm tra đa cợng tuyến trong mơ hình ...............................66
Bảng 4.17 Bảng tần suất các phần dư chuẩn hóa ......................................................68
Bảng 4.18 Bảng tần suất PP-Plot ..............................................................................69

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BGĐ

Ban Giám đốc


DN

Doanh nghiệp

et al.

and another

GDP

Gross Domestic Product

KTQT

Kế toán quản trị

MLR

Multiple Linear Regression

NC

Nghiên cứu

NQT

Nhà quản trị

NV


Nhân viên

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

STT

Số thứ tự

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

x


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, báo cáo cơ sở lưu trú giai đoạn 20002018 thì số lượng cơ sở khách sạn 2-3 sao nhiều hơn số lượng khách sạn 4-5 sao trên
địa bàn Tp.HCM cộng lại. Nhưng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như
năng lực quản lý ở cấp đợ 2-3 sao cịn rất yếu, chưa được bài bản. Dẫn đến nhiều cơ
sở lưu trú có thiết kế khơng phát huy hết cơng năng của khách sạn, gây khó khăn
trong vận hành, phải sửa chữa nhiều, dẫn đến tốn kém, gián đoạn kinh doanh...Trong
khi, khách sạn là ngành đi theo thị hiếu, nên cần phải thay đổi phong cách thường
xuyên, có khi chưa khấu hao hết đã phải nghĩ đến chuyện làm mới để thu hút khách.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành du lịch
chiếm tỷ trọng rất lớn. Mà nói đến du lịch thì khơng thể khơng nói đến khách sạn vì
hầu hết các khách du lịch đều cần nơi lưu trú. Trong đó, các khách sạn góp phần

khơng nhỏ vào sự đóng góp kể trên của ngành du lịch nước nhà. Chẳng những thế,
kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cịn tạo ra sự phát
triển đồng bợ của các ngành kinh tế tương trợ khác như: xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, giao thông... Theo số liệu thống kê ước tính cuối tháng 9/2019
của Tổng cục thống kê thì doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng,
chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%.
Thêm vào đó, từ khi hịa nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam thay đổi rất nhiều
để hồn thiện mình hơn, đủ khả năng để nắm bắt với xu thế của thời đại. Nhà Nước
cũng có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi hình thành nền
kinh tế mở cửa, năng đợng; nhưng cũng tạo ra khơng ít sự cạnh tranh khốc liệt giữa
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nước nhà
phải đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh cả về tiềm
lực vốn, thương hiệu cũng như nguồn nhân lực quản lý chuyên nghiệp. Rất nhiều
thách thức đặt ra về kinh tế, chính trị như: tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển

1


Đông, khủng bố, dịch bệnh lan truyền...trở thành rào cản cho khách du lịch khi đến
với khu vực Đông Nam Á, kể cả Việt Nam.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện từ những tháng cuối năm 2019 và bùng phát dữ
dội thành từng đợt trong các năm 2020, 2021; các khách sạn thật sự ngấm đòn kinh
tế; khi các biện pháp đóng cửa biên giới, thắt chặt đường bay quốc tế, kiểm soát chặt
chẽ việc đi lại giữa các quốc gia...đã làm cho khách sạn lâm vào khủng hoảng tài
chính trầm trọng vì doanh thu sụt giảm khơng đủ bù đắp chi phí.
Do đó, mợt trong những u cầu cấp thiết cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là
cần phải chú trọng hệ thống kế tốn quản trị của mình để có thể lập chiến lược kinh
doanh, tổ chức điều hành doanh nghiệp, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện; từ đó
có thể ra được các quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Các giải pháp ứng phó
với bối cảnh ngành nghề bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 phải linh hoạt, tức thời

và hợp lý để giúp khách sạn có thể biến thách thức thành cơ hợi, nhanh chóng phục
hồi trong tương lai.
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau được đánh giá, đo lường các nhân tố có
tác đợng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại Việt Nam như: (Nguyễn Ngọc Vũ,
2017) với đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố
Hồ Chí Minh”; (Nguyễn Vũ Thanh Giang, 2017) với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Thành phố Hồ Chí Minh”; (Huỳnh Cao Khải, 2018) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở Thành
phố Hồ Chí Minh”; (Nguyễn Thị Hà Linh, 2018) nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn quản trị của các ngân hàng thương mại – nghiên
cứu điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh”; (Đỗ Thị Dung, 2019) với đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”; (Nguyễn Ái Nhi, 2019) nghiên cứu về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
tḥc lĩnh vực logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh”; (Trà Thị Hồng Kim, 2019) đề
tài “Các nhân tố tḥc nợi dung kế tốn quản trị tác đợng đến hiệu quả hoạt động kinh
2


doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”; (Phạm
Thị Huyền, 2019) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh”; (Nguyễn
Thị Đức Loan, 2019) với luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Các nhân tố tác đợng đến
việc vận dụng kế tốn quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến và
kinh doanh đá xây dựng ở các tỉnh Đông Nam Bợ”. Với cái nhìn trực quan tác giả
thấy rằng: chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các nhân tố có tác động trực tiếp đến lĩnh
vực khách sạn tại nơi có mức đóng góp GDP cao nhất nước như Thành phố Hồ Chí
Minh. Trừ nghiên cứu trao đổi về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng

KTQTCP trên địa bàn thành phố Bà Rịa của (Nguyễn Thị Đức Loan và Lê Ngọc
Đoan Trang, 2018) có liên quan đến lĩnh vực ngành mà tác giả cần nghiên cứu.
Trong khi đó việc vận dụng KTQT chịu tác đợng bởi nhiều nhân tố, nên nếu không
nhận diện được các nhân tố thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ
dễ dàng thất bại. Vì vậy, nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần
thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các khách sạn
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định những nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các khách
sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác đợng đến việc vận dụng kế tốn
quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các khách sạn
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
3


- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: tổng hợp tài liệu nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết nền và thơng
qua bước phân tích, so sánh, tổng hợp, thảo luận nhóm với các chuyên gia nhằm mục
tiêu đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp.
- Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định các nhân tố sau: nhận thức của nhà quản
lý về kế tốn quản trị, mức đợ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, quan hệ giữa lợi

ích và chi phí tổ chức kế tốn quản trị, văn hóa doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp,
trình đợ của nhân viên kế tốn, mơi trường khơng chắc chắn có ảnh hưởng đến việc
vận dụng kế toán quản trị tại khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng
qua cách chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp khảo sát - thu thập dữ liệu. Sử dụng
phần mềm “SPSS 26.0” để:
o

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

và phân tích nhân tố khám phá EFA.
o

Kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ tḥc và các biến đợc lập thơng

qua phân tích hồi quy tuyến tính.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
+ Về khơng gian: Các khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: để thực hiện nghiên cứu, luận văn sẽ thực hiện khảo sát giai đoạn từ
năm 2019 đến năm 2020.
+ Về đối tượng khảo sát:
 Nhà quản lý cấp cao: Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, BGĐ.
 Nhà quản lý cấp trung: Trưởng các bộ phận: kinh doanh, kế toán.

4


1.6 Những đóng góp và điểm mới của luận văn
1.6.1 Những đóng góp của luận văn
1.6.1.1 Về mặt học thuật
Với bằng chứng thực nghiệm về việc nhận diện, đo lường mức độ tác động của các

nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các khách sạn. Nghiên cứu có mợt
số đóng góp về mặt học thuật như:
Thứ nhất, một lần nữa củng cố “thuyết ngẫu nhiên” và “thuyết lợi ích – chi phí” có
liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thứ hai, xây dựng thành công thang đo phù hợp với đặc điểm của các khách sạn trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai. Thông qua phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa “định tính và định lượng”, thang
đo được đánh giá đạt u cầu và có đợ tin cậy cao.
1.6.1.2 Về mặt thực tiễn
Thông qua việc xác định và đo lường những nhân tố có tác đợng đến việc vận dụng
kế tốn quản trị trong các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn
đã đúc kết được mợt số hàm ý có giá trị, đóng góp cho việc tăng cường quản lý, điều
hành, ra quyết định của doanh nghiệp.
1.6.2 Điểm mới của luận văn
Sau khi khái quát qua các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, tác giả đã tìm
thấy điểm mới của luận văn như sau:
Đầu tiên, xác định được các nhân tố: “nhận thức của nhà quản lý về kế tốn quản trị,
mức đợ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, quan hệ giữa lợi ích và chi phí tổ chức kế
tốn quản trị, văn hóa doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, trình đợ của nhân viên kế
tốn, mơi trường khơng chắc chắn” có tác đợng đến việc vận dụng kế toán quản trị
tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp đến, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán
quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng thành công
5


nhân tố mới có tác đợng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại khách sạn trên địa bàn
là: “Môi trường không chắc chắn”.
Cuối cùng, đề xuất và kiến nghị được các giải pháp liên quan đến các nhân tố tác

đợng đến việc vận dụng kế tốn quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh sao cho có hiệu quả và khả thi nhất; tăng cường tính ứng dụng vào thực
tiễn cho ngành khách sạn hiện nay. Từ đó, tác giả có thể đúc kết được hàm ý lý thuyết
và thực tiễn cho việc vận dụng kế toán quản trị tại các khách sạn trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngồi các trang trình bày các bảng biểu, sơ đồ minh họa, hình ảnh cho đề tài, chưa
kể lời cam đoan, lời mở đầu, tóm tắt luận văn, kết luận chung, mục lục và tài liệu
tham khảo thì bài luận văn được chia làm năm chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các cơng trình trong và ngồi
nước về việc vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về KTQT và các nhân tố tác động đến việc vận dụng
KTQT tại các khách sạn.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách và kiến nghị, kết luận.

6


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC
CƠNG TRÌNH TRONG VÀ NGỒI NƯỚC VỀ VIỆC VẬN DỤNG
KTQT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KTQT
Chương này, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược về các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước, từ đó xác định những khe hở và định hướng nghiên cứu cho bài luận văn. Kết
cấu gồm: (1) Tổng quan các nghiên cứu cơng bố ở nước ngồi, (2) Tổng quan các
cơng trình đã cơng bố trong nước, (3) Nhận xét các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài để xác định khe hở nghiên cứu, (4) Định hướng nghiên cứu của đề tài
hướng tới.

1.1 Tổng quan về các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về sự cần thiết và lợi ích khi vận dụng kế tốn quản trị
Kế tốn quản trị là cơng cụ cung cấp thơng tin kinh tế đã được đo lường, xử lý để
mang đến cho nhà quản lý cái nhìn chi tiết về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Giúp Ban lãnh đạo cân nhắc và quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu
quả kinh tế cao nhất. Thông qua việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực tối ưu nên kế
toán quản trị có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
(Collier & Gregory, 1995) với nghiên cứu về vai trị của việc áp dụng kế tốn quản
trị chiến lược trong ngành khách sạn, điển hình là nghiên cứu mơ hình KTQT trong
sáu tập đồn khách sạn lớn của Vương quốc Anh. (Pavlatos & Paggios, 2008) một
lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của thực hành KTQT tại các khách sạn ở Hy
Lạp. Tựu chung lại, kết quả đều cho thấy chức năng kế tốn trong các tập đồn khách
sạn ngày càng tham gia nhiều hơn vào kế toán quản trị chiến lược, cả trong việc lập
kế hoạch, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh.
(Al-Omiri & Drury, 2007) đã nêu quan điểm ủng hộ định nghĩa về hệ thống KTQT
như sau: KTQT được xem là hệ thống cung cấp thơng tin chi phí được sử dụng trong
q trình ra quyết định chiến lược và hoạt đợng, bao gồm cả việc tìm nguồn cung
ứng, định giá và kết hợp sản phẩm cũng như các quyết định về lợi nhuận của khách
7


hàng, các quyết định điều hành, bao gồm cải tiến quy trình, thiết kế sản phẩm, đo
lường hiệu suất và các quyết định đánh giá. Với lập luận rằng khi sự cạnh tranh gia
tăng, có nhiều khả năng đối thủ cùng lĩnh vực sẽ khai thác bất kỳ điểm yếu của chi
phí nào được thể hiện.
(Michael W. Maher, 2000) cho thấy quan điểm của mình khi nói kế tốn quản trị có
vai trị định hướng hành vi quản trị trong bối cảnh hội nhập thị trường tự do của thế
giới. Mợt khi phân loại được từng khoản mục chi phí khác nhau trong doanh nghiệp
thì có thể sử dụng thơng tin này để xây dựng các báo cáo phân tích chi phí, đánh giá
năng lực quản lý của các cấp điều hành. Mặc dù quan điểm này chỉ đóng góp trên cơ

sở lý thuyết nhưng đã tạo tiền đề để các nghiên cứu sau đó có thể định hướng đi theo.
(Boyd, 2013) nêu lên tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong việc hỗ trợ ra
quyết định về chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi nhuận khi ơng nghiên cứu về
chức năng cũng như vai trị của nó. Kế tốn quản trị chi phí giúp ta hiểu được cách
phân loại theo chức năng và hoạt động, phân loại theo cách ứng xử của chi phí, cách
phân bổ các loại chi phí ra sao...
(A. Atkinson et al., 2001) cũng chỉ ra rằng KTQT được xây dựng nhằm cung cấp
thơng tin định lượng về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo từng bợ phận. Do
đó, nó có thể phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định theo
từng cấp quản trị. Bên cạnh đó, KTQT cịn giúp doanh nghiệp lập dự tốn ngân sách,
xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng giá bán sản phẩm, phân tích báo cáo tài
chính cho từng bộ phận trong doanh nghiệp. Nhưng (Pellinen, 2003) phát biểu rằng:
đa số các nghiên cứu áp dụng KTQT tập trung vào các cơng ty sản x́t mà ít quan
tâm đến kỹ thuật sử dụng KTQT trong khách sạn.
Ngoài ra, (Brignall, 1997) trong nghiên cứu xây dựng hệ thống chi phí cho các doanh
nghiệp ngành dịch vụ, đã nhắc đến đặc thù của việc cung ứng và tiêu thụ xảy ra đồng
thời (Just–in–time) khiến cho việc kiểm soát, đo lường hiệu śt, theo dõi chi phí trở
nên khó khăn hơn. (Pavlatos & Paggios, 2009) cịn nhận thấy các khách sạn có sự
cạnh tranh về giá bán cực kỳ gay gắt nên có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn các
8


biện pháp kiểm sốt quản lý và các cơng cụ KTQT trong suốt q trình hoạt đợng
kinh doanh của mình. Theo nghiên cứu thì ngày càng có nhiều mong muốn hiểu được
vai trị của kế tốn quản trị trong khách sạn, vì những kỹ thuật của KTQT có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình ra quyết định trong kinh doanh của ngành này.
1.1.2 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị
(Brignall, 1997) cho rằng các tổ chức dịch vụ ngày nay cạnh tranh trên nhiều khía
cạnh, vì vậy nếu doanh nghiệp muốn có mợt hệ thống giúp lập kế hoạch và kiểm sốt

tốt thì cần phải xem xét hệ thống chi phí dịch vụ. Đây được xem như một phần của
hệ thống thông tin quản lý giúp nắm bắt thông tin phi tài chính mợt cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, tác giả còn kết luận rằng hầu hết các khách sạn đều có tỷ lệ chi phí cố
định cao, phần lớn bị thay đổi và khơng thể kiểm sốt do vậy cũng ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQT trong quá trình hoạt động kinh doanh.
(Chenhall & Langfield-Smith, 1998) tuyên bố rằng các doanh nghiệp theo đuổi mục
tiêu chi phí thấp để tăng lợi thế kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh. (Chenhall, 2003)
với nghiên cứu của mình đã lập luận rằng các chiến lược chi phí thấp có liên quan
tích cực đáng kể với mức độ sử dụng thông tin mà KTQT đem lại. Bởi lẽ, các khách
sạn có xu hướng sử dụng nhiều dữ liệu chi phí hơn cho các quyết định về giá cả, gói
sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, lập ngân sách, đánh giá hiệu śt hoạt
đợng, lập kế hoạch, kiểm sốt và đưa ra quyết định.
(Pizzini, 2006) khẳng định trong nghiên cứu 277 bệnh viện tại Hoa Kỳ của mình về
bằng chứng cho thấy có mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra như: tư vấn, đào tạo và chi
phí phần mềm... khi áp dụng KTQT chi phí và những lợi ích tiềm năng của nó mang
lại.
(Pavlatos & Paggios, 2007) nói rằng quy mơ của khách sạn sẽ ảnh hưởng đến việc
thiết kế hệ thống KTQT chi phí trong khách sạn; trong mợt nghiên cứu khác (Pavlatos
& Paggios, 2009) đã đồng tình với (Pellinen, 2003) khi nhắc đến giá cả và mối quan
hệ của chúng với KTQT chi phí trong các doanh nghiệp du lịch ở Lapland Phần Lan.

9


(Xiaosong Zheng, 2012) đã thảo luận nhằm mục đích xác định các vấn đề chính ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại Trung Quốc. Đây là nghiên cứu mang
tính tham khảo cao cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc thời
kỳ đó. Một vài nhân tố được nhắc đến bao gồm:
Phong tục tập quán và nguyên tắc quản lý truyền thống (Liu & Zhang, 1996; Hoon–
Halbauer, 1999; O’Connor et al., 2004; Islam & Kantor, 2005; Chanegrih, 2008).

Yếu tố kinh tế, bao gồm tình hình kinh tế vĩ mơ và mơi trường cạnh tranh (Child,
1996; Lin et al., 1998; Granlund & Lukka, 1998).
Hệ thống pháp luật, chính trị, trình đợ nguồn nhân lực, trình đợ cạnh
tranh...(O’Connor et al., 2004; Jarvinen, 2006)
(Wu & Boateng, 2010) lại chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp và trình đợ của nhà quản
lý cấp cao có tác đợng đến việc áp dụng kế toán quản trị.
(Kamilah Ahmad, 2012) với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế
toán quản trị thực hành tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia. Với việc nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc tác động của các nhân tố bên trong và bên ngồi doanh
nghiệp đối với kế tốn quản trị thực hành, tác giả đã chỉ ra có 5 nhân tố: quy mô
doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị trường, sự tham gia của chủ sở hữu, trình
đợ của nhân viên kế tốn và cơng nghệ sản xuất tiên tiến có 4 nhân tố ảnh hưởng đáng
kể, riêng nhân tố trình đợ nhân viên kế tốn có tác động ngược chiều với việc vận
dụng.
Trong nghiên cứu các nhân tố tác đợng đến việc vận dụng kế tốn quản trị thực hành
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia, (Diah & Mahfud, 2018) cho rằng hệ
thống thông tin của doanh nghiệp được xử lý hiệu quả khi kế toán quản trị được triển
khai áp dụng. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp dễ dàng đối
mặt với các bất ổn mà môi trường kinh doanh tạo ra, cũng như cải thiện hiệu suất
hoạt động. Với kết quả có 3 nhân tố tác đợng tích cực đến việc vận dụng kế toán quản
trị bao gồm: nhận thức của nhà quản lý, mức độ không chắc chắn của môi trường,
10


quy mô doanh nghiệp và một nhân tố tác động tiêu cực đến việc vận dụng là trình đợ
nhân viên kế toán.
1.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán
quản trị tại việt nam
Riêng tại Việt Nam, KTQT những năm gần đây cũng được quan tâm chú ý:
(Trần Ngọc Hùng, 2016), tác giả đã chỉ ra việc “vận dụng kế toán quản trị vào các

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” sẽ là công cụ đắc lực cho việc quản lý và
điều hành ngày càng hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng
gồm: “mức độ sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị
trường, văn hóa doanh nghiệp, nhận thức của người điều hành doanh nghiệp, quy mơ
doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị, chiến lược kinh doanh”. Theo
kết quả nghiên cứu của luận án thì biến quan sát chỉ mới đạt tỷ lệ dưới mức trung
bình, như vậy cịn phần lớn các nhân tố tác đợng đến việc vận dụng kế tốn quản trị
chưa được phát hiện.
(Nguyễn Ngọc Vũ, 2017) đã tiến hành nghiên cứu “các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã khẳng định KTQT
là công cụ quản lý hiệu quả, giữ vai trị quan trọng trong q trình hoạt đợng kinh
doanh của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đã xác định các nhân tố tác động theo mức
độ giảm dần gồm: “quy mơ doanh nghiệp, trình đợ nhân viên kế tốn, mức độ cạnh
tranh trong ngành, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến”; tác giả đã chứng minh bằng
phương pháp định lượng “thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan, hồi quy binary
logistic”. Bên cạnh đó, tùy vào yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mở
rộng hoặc thu hẹp. Tác giả cũng đã chỉ ra hướng đi sắp tới cho các nghiên cứu liên
quan: đối tượng nghiên cứu cần phải có thêm các chuyên gia phân tích tài chính,
những đối tượng trong cơng việc có liên quan đến kế toán quản trị.
(Huỳnh Cao Khải, 2018) với nghiên cứu trong “các doanh nghiệp xây dựng ở Thành
phố Hồ Chí Minh” cho rằng loại hình doanh nghiệp này cần những thông tin phù hợp
từng thời điểm để có thể đưa ra các quyết định và duy trì năng lực tài chính mới đủ

11


×