Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các chi cục thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 168 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kế tốn
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kế tốn
Mã ngành: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Hồng Hải
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ............................................................................ - Chủ tịch Hội đồng
2. ............................................................................ - Phản biện 1
3. ............................................................................ - Phản biện 2
4. ............................................................................ - Ủy viên
5. ............................................................................ - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


BỘ CƠNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

MSHV: 18104561

Ngày, tháng, năm sinh: ngày 11 tháng 12 năm 1982. Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh
Ngành: Kế tốn.

Mã ngành: 8340301

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các nhân tố tác đợng đến tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ tại các Chi cục Thuế trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đề tài xác định các yếu tố tác động, tiến hành đo lường mức đợ của các yếu tố đến tính
hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn Tp. HCM. Từ đó đề xuất hàm ý
quản trị giúp các nhà quản lý tại các Chi cục Thuế lập kế hoạch triển khai và sử dụng
cũng như giám sát, nâng cao HT KSNB nhằm hạn chế rủi ro trọng yếu trong quản lý.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: theo Quyết định số 824/QĐ-ĐHCN ngày 17/5/2021
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Phan Hồng Hải
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập khóa cao học tại trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh,
sau khi kết thúc khóa học, Tơi được giao đề tài làm luận văn nghiên cứu: “Các nhân
tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các Chi cục thuế trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Để có thể hồn thành luận văn này, Tơi đã được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các thầy cô,
ban Lãnh đạo cơ quan cấp trên, ban Lãnh đạo cơ quan mà Tôi đang công tác, các đồng
nghiệp trong các cơ quan thuế tại Tp.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho Tơi về
mọi mặt để Tơi có thể có gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm quý báu trong lĩnh
vực Tôi đang nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa kế toánkiểm tốn và ban Giám hiệu trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, phịng sau
đại học, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Tôi trong quá trình thực hiện luận
văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo- TS. Phan Hồng Hải; thầy
giáo TS. Huỳnh Tấn Dũng đã quan tâm, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ Tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và viết luận văn.
Ngồi ra, trong q trình viết luận văn, Tơi cịn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều bạn bè
trong việc chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm, kiến thức và thơng tin. Khơng biết nói gì hơn,
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả đã giúp đỡ Tôi trong thời gian qua.

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp hoạt đợng lớn nhất cả nước, với
tổng số gần 482 ngàn doanh nghiệp, có thể nói đây là nguồn thu đóng góp cho NSNN
tương đối lớn. Có thể nói số thu từ việc đóng góp các khoản nghĩa vụ thuế của Tp. Hồ

Chí Minh chiếm một phần ba số thu ngân sách nhà nước. Do đó u cầu đặt ra đối với
Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh nói chung và 22 Chi cục thuế trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh
nói riêng về vấn đề thực hiện công tác quản lý thuế là nhiệm vụ rất quan trọng của tồn
thể cơng chức thuế trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Theo quyết định số 1766/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ban hành ngày 01 tháng 11 năm
2012 về việc ban hành Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam, với khẩu hiệu: “ Minh
bạch; Chuyên nghiệp; Liêm chính; Đổi mới”, Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh ln có
những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cùng với những giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý thuế nhằm đạt được nhiệm vụ thu ngân sách, đó là làm thế nào để
thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính mợt cách minh bạch, tinh gọn nhất; việc
nâng cao chất lượng quản lý thu thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức thuế…. nhằm đạt được nhiệm vụ thu ngân sách đã được giao
hàng năm. Từ những vấn đề trên đòi hỏi các cơ quan thuế tại Tp.Hồ Chí Minh phải có
mợt hệ thống KSNB hữu hiệu.
Để xác định được sự tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Tơi đã chọn đề tài: “ Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
tại các Chi cục Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.

ii


ABSTRACT
Currently, with the number of more than 482 thousand enterprises in Ho Chi Minh
City, it can be said that this is a relatively large source of income for the State Budget.
It can be said that the revenue comes from the contribution of the city’s tax
obligations, comprises one third of the State Budget revenue. As a result, the
requirement for Ho Chi Minh City Tax Department in general and 22 district tax
departments in particular on managing tax is very important. This is the responsibility
of all tax officials in Ho Chi Minh City.
According to the Decree No.1766/QD-TCT of


the tax derectorate, issued on

November 1, 2012, promulgating the Declaration of Vietnam’s Taxation Industry with
the slogan: “Explicit, Professional, Honest and Innovative”. Ho Chi Minh City Tax
Department always has specific plans, clearly programs along with solutions to
improve the quaity of tax administration to achieve the budget collection task. That is
how to implement the administrative procedure reform in the most transparent and
streamlined way; improve tax collection management quality; strengthen discipline;
improve the quality of the tax officials… aiming to achieve the tasks given each year.
From all those issues above, Ho Chi Minh City tax authorities need to have an
effective internal control system.
To determine the impact of these factors on the effectivenss of the internal control
system, I choose the topic: “Factors affecting the effectiveness of internal control at
the District Tax Departments in Ho Chi Minh City” as my research topic.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Q Thầy/Cơ, Tơi tên là: Nguyễn Thị Thanh Hương, học viên cao học,
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan luận văn
“Các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các Chi cục
Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là do bản thân tự nghiên cứu và thực
hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan Hồng Hải
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

Học viên


Nguyễn Thị Thanh Hương

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................. xiii
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 4
5. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 5
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 5
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................... 7
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm sốt nợi bợ, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi bợ
.......................................................................................................................... 7

1.1.1 Cơ sở lý luận về kiểm sốt nợi bợ.............................................................. 7

1.1.1.1 Định nghĩa kiểm sốt nợi bợ............................................................... 7
1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm sốt nợi bợ ............................... 9
1.1.2 Cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi bợ ................ 11

v


1.1.2.1 Định nghĩa về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi bợ ................ 11
1.1.2.2 Các yếu tố tác đợng đến tính hữu hiệu hệ thống kiểm sốt nợi bợ ....... 14
1.1.2.3 Các lý thuyết nền về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi bợ ...... 20
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan............................................................... 23
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 23
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ....................................................... 27
1.2.3 Nhận xét về các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 30
1.3 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ............................................... 31
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 31
1.3.1.1 Mơi trường kiểm sốt .............................................................................. 32
1.3.1.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 33
1.3.1.3 Hoạt động kiểm sốt ............................................................................... 34
1.3.1.4 Thơng tin và truyền thơng ....................................................................... 35
1.3.1.5 Hoạt đợng giám sát ................................................................................. 36
1.3.2 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 41
2.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 41
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 42
2.2.1.1 Mục đích ................................................................................................. 42
2.2.1.2 Kỹ thuật phân tích ................................................................................... 43
2.2.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 44

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 51
2.2.2.1 Mục đích ................................................................................................. 51
2.2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ................................................. 51
2.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 59

vi


3.1. Thực trạng về các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi
bợ tại các Chi cục Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 59
3.1.1 Yếu tố thơng tin và truyền thông ............................................................. 59
3.1.2 Đối với yếu tố môi trường kiểm sốt ...................................................... 66
3.1.3 Đối với yếu tố hoạt đợng kiểm soát ......................................................... 71
3.1.4 Đối với yếu tố đánh giá rủi ro .................................................................. 74
3.1.5 Đối với yếu tố hoạt động giám sát ........................................................... 76
3.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát. ....................................................................... 79
3.3. Đo lường sự tác động của các yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt
nợi bộ tại các Chi cục Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 81
3.3.1 Đánh giá đợ tin cậy thang đo ..................................................................... 81
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho tồn bợ mơ hình ..................................... 82
3.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho tồn bợ mơ hình ........................... 84
3.3.4 Đo lường sự tác động của các yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
sốt nợi bộ tại các Chi cục Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng mơ hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) ..................................................................................... 87
3.3.4.1 Kiểm định mơ hình nghiên cứu .......................................................... 87
3.3.4.2 Kiểm định các giả thuyết .................................................................... 88
3.3.4.3 Mức độ tác động của các yếu tố ......................................................... 89
3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 99
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 100
4.1 Kết luận ......................................................................................................... 100
4.2 Hàm ý quản trị............................................................................................... 101
4.2.1 Đối với yếu tố thông tin và truyền thông ............................................... 101
4.2.2 Đối với yếu tố mơi trường kiểm sốt .................................................... 103
4.2.3 Đối với yếu tố hoạt đợng kiểm sốt ....................................................... 106
4.2.4 Đối với yếu tố đánh giá rủi ro ................................................................ 107
4.2.5 Đối với yếu tố hoạt động giám sát ......................................................... 110

vii


4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 113
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 117
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các bước của quy trình đánh giá rủi ro ..................................................... 17
Hình 1.2 Cơ cấu kiểm sốt nợi bợ ............................................................................ 19
Hình 1.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 39
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 41
Hình 3.1 Kết quả CFA của tồn bợ mơ hình nghiên cứu đã ch̉n hóa ................... 85
Hình 3.2 Mơ hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 87
Hình 3.3 Mơ hình nghiên cứu với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa ............................ 91


ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến hệ thống kiểm sốt nợi bợ ... 25
Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan .......................................................... 30
Bảng 1.3 Các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu....................................................... 38
Bảng 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................................ 42
Bảng 2.2 Kết quả thảo luận nhóm về ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm sốt nợi bợ .................................................................................. 44
Bảng 2.3 Thang đo được hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm .................................. 45
Bảng 2.4 Thang đo của các thành phần thuộc các yếu tố tác đợng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm sốt nợi bợ được xác định sau khi thảo luận nhóm ................... 47
Bảng 2.5 Phân bố mẫu khảo sát ................................................................................... 57
Bảng 3.1 Tỷ lệ khảo sát hợp lệ..................................................................................... 59
Bảng 3.2 Giá trị trung bình của các thang đo thơng tin và truyền thơng ................. 59
Bảng 3.3 Giá trị trung bình của các thang đo mơi trường kiểm sốt ....................... 66
Bảng 3.4 Giá trị trung bình của các thang đo hoạt đợng kiểm sốt ......................... 71
Bảng 3.5 Giá trị trung bình của các thang đo đánh giá rủi ro .................................. 74
Bảng 3.6 Giá trị trung bình của các thang đo hoạt đợng giám sát ........................... 76
Bảng 3.7 Đặc điểm mẫu quan sát ............................................................................. 80
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .......... 81
Bảng 3.9 Kết quả EFA cho các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu........................... 82
Bảng 3.10 Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của các biến quan sát ............................ 84
Bảng 3.11 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu . 86
Bảng 3.12 Kết quả sự phù hợp của mơ hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....... 88
Bảng 3.13 Bảng các trọng số hồi quy chưa ch̉n hóa ............................................ 90
Bảng 3.14 Tỷ lệ biến phụ tḥc được giải thích bởi các yếu tố đợc lập .................. 90
Bảng 3.15 So sánh các nghiên cứu liên quan ......................................................... .92
Bảng 4.1 Giá trị trung bình của các thang đo thông tin và truyền thông ............... 101

Bảng 4.2 Giá trị trung bình của các thang đo mơi trường kiểm sốt ..................... 104
x


Bảng 4.3 Giá trị trung bình của các thang đo hoạt đợng kiểm sốt ....................... 106
Bảng 4.4 Giá trị trung bình của các thang đo đánh giá rủi ro ................................ 108
Bảng 4.5 Giá trị trung bình của các thang đo hoạt động giám sát ......................... 110

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ANOVA

Nghĩa tiếng Việt

Tiếng Anh

Phân tích phương sai

Analysis of Variance

Cán bợ cơng chức

CBCC
CFA

Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định


DN

Doanh nghiệp

DGRR

Đánh giá rủi ro

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

HTKSNB

Hệ thống kiểm sốt nợi bợ

KSNB

Kiểm sốt nợi bợ

GTGT

Giá trị gia tăng

HDGS

Hoạt đợng giám sát


HDKS

Hoạt đợng kiếm sốt

KTXH

Kinh tế xã hợi

MTKS

Mơi trường kiểm sốt

SEM

Structural equation modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

TTTT

Thơng tin và truyền thơng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

xii



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện nhằm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các Chi cục Thuế nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc gia tăng
hiệu quả trong hoạt đợng kiểm sốt nợi bợ thơng qua các yếu tố ảnh hưởng.
Quá trình nghiên cứu đã diễn ra qua các giai đoạn là giai đoạn tổng kết lý thuyết,
giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng:
Tác giả đề x́t mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các Chi cục Thuế dựa trên mơ hình của COSO (2013) và INTOSAI
(2004) (gồm 5 thành phần) đó là: (1) Mơi trường kiểm sốt; (2) Đánh giá rủi ro; (3)
Hoạt đợng kiểm sốt; (4) Thơng tin và truyền thơng; (5) Hoạt động giám sát.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua 404 khảo sát
với phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng.
Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Chi cục Thuế gồm 5 thành phần theo mức
độ ảnh hưởng giảm dần là: Thông tin và truyền thông (ICM) > Mơi trường kiểm
sốt (CEM) > Đánh giá rủi ro (RAM) > Hoạt đợng kiểm sốt (CAM) > Hoạt đợng
giám sát (MAM).
Từ khóa: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các Chi cục Thuế

xii


GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương này, Tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến luận văn, các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nợi
bợ (HTKSNB), đặc biệt các nghiên cứu về kiểm sốt nợi bợ trong lĩnh vực cơng.
Trên cơ sở đó, tổng hợp những kết quả đạt được của những nghiên cứu trước và các
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó chỉ ra khe hổng trong nghiên cứu mà luận văn
sẽ tập trung giải quyết.
1. Lý do chọn đề tài

KSNB được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục
tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ (COSO, 2013). Hệ thống kiểm sốt nợi bợ
(HTKSNB) là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp như: con người; tài sản; vốn… góp phần hạn chế tối đa những rủi ro
phát sinh trong quá trình SXKD và làm tăng mức đợ của báo cáo tài chính đảm bảo
được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất (Alvin A. A & James K.L., 2000).
Thực tế cho thấy sự thất bại hoặc khơng thể kiếm sốt hoạt đợng của rất nhiều DN
dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chưa đầu
tư đúng mức trong việc thiết lập các thủ tục KSNB hiệu quả (Văn Thị Thái Thu và
cợng sự 2021). Vì vậy hoạt đợng kiểm sốt có vai trị quan trọng trong mợt tổ chức,
đây là điều mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về KSNB và
đưa ra khái niệm thống nhất về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng
khác nhau, cũng như đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị xây dựng hệ
thống KSNB hữu hiệu. Cụ thể: Mawanda (2008) kết luận có mối quan hệ cùng
chiều giữa HT KSNB và hiệu quả hoạt đợng tài chính tại các trường đại học ở
Uganda. Afiah N.N & Azwari P.C (2015) kết luận KSNB có ảnh hưởng tốt hơn đến
chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác đợng tích cực đến
việc quản lý đơn vị. Đào Duy Huân và Dương Hồng Chiến (2019) khẳng định tính
hữu hiệu của HT KSNB tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang chịu
1


sự tác động của bốn nhân tố: đánh giá rủi ro, mơi trường kiểm sốt, hoạt đợng kiểm
sốt, giám sát. Trong đó, nhân tố mơi trường kiểm sốt có ảnh hưởng lớn nhất. Trần
Văn Tùng và Ngô Ngọc Nguyên Thảo (2021) cho thấy, có 06 nhân tố tác đợng đến
tính hữu hiệu của HT KSNB tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập gồm: Mơi trường
kiểm sốt; Đánh giá rủi ro; Hoạt đợng kiểm sốt; Thơng tin và truyền thơng; Giám
sát và Ứng dụng công nghệ thông tin.
Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong và ngoài nước chủ yếu thực hiện trên
phương diện lý luận, tổng quan lý thuyết, nghiên cứu thực trạng, đề x́t giải pháp;

có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mơ hình để nghiên cứu vấn đề
KSNB. Các nghiên cứu đa số tập trung vào vấn đề thực trạng kiểm sốt nợi bợ tại
các DN, thực trạng kiểm sốt thu chi ngân sách tại đơn vị... trong khi nghiên cứu về
việc phân tích các nhân tố tác đợng đến hệ thống KSNB trên nền tảng COSO và
INTOSAI thì rất hạn chế. Hơn nữa, hệ thống KSNB tại các DN đã được nghiên cứu
khá nhiều, trong khi đó, hệ thống KSNB của khu vực cơng thì cịn rất hạn chế. Như
vậy, có thể thấy có rất ít các cơng trình nghiên cứu mợt cách hệ thống về các nhân
tố ảnh hưởng đến HT KSNB trên nền tảng INTOSAI - khung lý thuyết về việc đánh
giá HT KSNB trong khu vực cơng nói chung và Chi cục thuế nói riêng. Ngồi ra, tại
các Chi cục Thuế trên địa bàn Tp. HCM, chưa có cơng trình nghiên cứu về kiểm
sốt nợi bợ theo phương pháp định lượng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác
giả thực hiện nghiên cứu “các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB tại các
Chi cục thuế trên địa bàn TP. HCM” giúp các nhà quản lý tại các Chi cục Thuế lập
kế hoạch triển khai và sử dụng cũng như giám sát, nâng cao HT KSNB nhằm hạn
chế rủi ro trọng yếu trong quản lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đo lường sự tác động của các nhân tố tác đợng đến tính hữu hiệu
của HT KSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn Tp. HCM, qua đó đề x́t các hàm ý
chính sách giúp các nhà quản lý tại các Chi cục Thuế lập kế hoạch triển khai và sử

2


dụng cũng như giám sát, nâng cao HT KSNB nhằm hạn chế rủi ro trọng yếu trong
quản lý.
Để thực hiện được mục tiêu chính, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau
Xác định các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên
địa bàn Tp. HCM
Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi

cục thuế trên địa bàn Tp. HCM
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể, cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau
Những yếu tố nào tác đợng đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên
địa bàn Tp. HCM?
Mức độ tác đợng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của KSNB bộ tại các Chi cục
thuế trên địa bàn Tp. HCM như thế nào?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác đợng đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn
Tp. HCM
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các Chi cục thuế trên địa bàn Tp. HCM
Phạm vi thời gian khảo sát: Từ tháng 08/2021 – 01/2022
Phạm vi đối tượng khảo sát: Các Công chức đang công tác tại các Đội kiểm tra nội
bộ tại các Chi cục Thuế
4. Phương pháp nghiên cứu

3


Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Ngồi ra tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê mơ tả, điều
tra xã hội học… thực hiện qua giai đoạn (1) giai đoạn nghiên cứu định tính; (2) giai
đoạn nghiên cứu định lượng
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu được thực hiện nhằm bổ sung, điều chỉnh các yếu tố và thang đo các
yếu tố trong mơ hình nghiên cứu.
Kỹ thuật nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua
kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung

Thiết kế nghiên cứu: Các nội dung cần thảo luận được tác giả kế thừa từ các nghiên
cứu trong và ngồi nước. Sau đó tiến hành thảo luận với 11 cơng chức thuế đang
cơng tác tại phịng KSNB tại các Chi cục Thuế. Cuối cùng tổng hợp các ý kiến của
thành viên nhóm và xây dựng mơ hình nghiên cứu và bảng câu hỏi.
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu nhằm mục đích đo lường mức đợ ảnh hưởng của các yếu tố tác đợng
đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn Tp. HCM.
Kỹ thuật khảo sát công chức thuế đang công tác tại phòng KSNB tại các Chi cục
Thuế. Bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức đợ (từ hồn tồn khơng đồng ý
đến hồn tồn đồng ý) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính
hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn Tp. HCM.
Thiết kế nghiên cứu: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS, AMOS để tiến hành xử lý
số liệu thứ tự như sau:
- Kiểm định độ tin cậy thang đo thơng qua chỉ số Cronbach Alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

4


- Phân tích sự tác đợng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của KSNB tại các Chi cục
thuế bằng kỹ thuật phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM).
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý tại các Chi cục Thuế lập kế hoạch triển
khai và sử dụng cũng như giám sát, nâng cao HT KSNB nhằm hạn chế rủi ro trọng
yếu trong quản lý. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể được triển khai và áp
dụng rộng rãi với nhiều Chi cục thuế khác.
6. Bố cục nghiên cứu
Nội dung luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và hàm ý quản trị

5


KẾT LUẬN
Chương Giới thiệu chung, Tác giả đã trình bày khái qt mợt số nghiên cứu trong
nước và nước ngồi về hệ thống kiểm sốt nợi bợ, nhân tố tác động đến HTKSNB
và đánh giá sự hữu hiệu quả HTKSNB. Các nghiên cứu cho thấy các thành phần
thuộc cấu thành của HTKSNB có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB bao gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt đợng kiểm sốt,
thơng tin truyền thơng và giám sát. Ngoài ra, trong điều kiện đặc thù của từng lĩnh
vực, ngành nghề, từng quốc gia khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
HTKSNB sẽ khác nhau và ngồi bợ phận cấu thành KSNB có thêm mợt số nhân tố
khác tác đợng đến tính hữu hiệu của HTKSNB như cơng nghệ thơng tin, lợi ích
nhóm, thể chế chính trị. Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu đã công bố, Tác giả xác
định được khe hổng trong nghiên cứu là chưa có cơng trình nào nghiên cứu về nhân
tố tác đợng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

6


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 là chương mà tác giả tiến hành tổng quan về cơ sở lý luận về kiểm sốt
nợi bợ, tính hữu hiệu của hệ thống kểm sốt nợi bợ cùng tổng quan các nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan để từ đó làm cơ sở đề x́t mơ hình nghiên cứu và giả
thuyết nghiên cứu.
1.1 Cơ sở lý luận kiểm sốt nội bộ, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ
1.1.1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều định nghĩa/ khái niệm khác nhau khi nhắc đến
thuật ngữ KSNB. Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động hay yêu cầu quản trị khác nhau
mà mỗi tổ chức hình thành các khái niệm khác nhau về KSNB. Một số định nghĩa/
khái niệm được các tổ chức quốc tế công nhận, sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
Theo Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC), (2003) “KSNB là một phần không thể thiếu
trong hệ thống quản trị và quản lý rủi ro của tổ chức, được hiểu, thực hiện và giám
sát tích cực bởi cơ quan quản lý, quản lý và các nhân viên khác để tận dụng các cơ
hội và chống lại các mối đe dọa để đạt được mục tiêu của tổ chức”.
Theo Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ của Hợi đồng quốc gia phịng chống gian lận
BCTC Hoa Kỳ (COSO) công bố báo cáo 2013: KSNB là mợt q trình, được thực
hiện bởi mợt ban giám đốc, quản lý và nhân viên khác, được thiết kế để đảm bảo
hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.
Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành hệ thống chuẩn
mực KSNB cho khu vực cơng, theo đó, INTOSAI đã tích hợp đầy đủ những lý luận
cơ bản theo báo cáo của COSO và trình bày những vấn đề đặc thù của khu vực
công. Kiểm sốt nợi bợ theo hướng dẫn INTOSAI GOV 9100 được định nghĩa:
“KSNB là mợt q trình khơng thể tách rời được thực hiện bởi người quản lý và các
7


cá nhân trong tổ chức và được thiết lập để xác định rủi ro và cung cấp giải pháp tin
cậy nhằm đạt được sứ mạng của tổ chức, những mục tiêu chung cần đạt được là”:
- Vận hành có trật tự, đạo đức, có tính kinh tế, hoạt đợng hữu hiệu và hiệu quả
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình;
- Tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành
- Bảo đảm an toàn nguồn lực chống lại mất mát, lãng phí và thiệt hại."
Định nghĩa này lại được khẳng định trong INTOSAI (2013). Đồng thời, phiên bản
(2013) có sự bổ sung kiểm soát theo hướng quản trị rủi ro và các biện pháp để giảm

thiểu gian lận theo đặc thù hoạt động của các tổ chức cũng như bối cảnh áp dụng cơng
nghệ thơng tin, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự
giám sát của tổ chức.
Theo Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức
thực hiện trong nợi bợ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nợi
bợ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315): Kiểm sốt nợi bợ: “Là quy trình
do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện
và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị
trong việc đảm bảo đợ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt
động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Thuật ngữ “kiểm sốt” được
hiểu là bất cứ khía cạnh nào của mợt hoặc nhiều thành phần của kiểm sốt nợi bợ.
Theo Alvin và James (2000), “HT KSNB gồm các chính sách, quy trình, thủ tục
được DN thiết kế để đảm bảo đợ tin cậy thơng tin, bảo vệ tài sản, tính hiệu quả
trong hoạt đợng, sự gắn bó với các chính sách, thủ tục đã được quy định. HT KSNB
bao gồm cả KSNB và con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật,
cấu trúc hướng vào kiểm sốt mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài”
8


×