Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

HOÀN THIỆN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.89 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
ĐỀ TÀI: HỒN THIỆN VỀ QUY TRÌNH
TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH LOKI
Duyệt nộp

Họ và tên: Trần Khánh Ly

(Chữ ký)

Mã sinh viên: 1922925669
Lớp: 1904.QTQT4F2.05
Khóa: 5HCM(2019-2023)

Hồng Thị Thùy Dương

GVHD: ThS. Hồng Thị Thùy Dương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Lý thuyết và thực hành là hai khía cạnh luôn song hành cùng với nhau. Nếu bạn
giỏi về lý thuyết nhưng vụng về thực hành hoặc ngược lại thì năng suất cơng việc


sẽ khơng cao.
Đứng ở góc độ là sinh viên như chúng em thì điều này càng phải được hiểu sâu
sắc hơn. Khi còn ngồi ở ghế nhà trường, chúng em được thầy cô truyền đạt những
kiến thức về mặt lý thuyết, đây là cơ sở đầu tiên để chúng em có thể tiếp cận với
thực tế. Song lý thuyết sẽ không làm nên sự thành công nếu không kết hợp với thực
hành.
Qua đợt thực tập này, em lại càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề này.
Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, em xin chân thành cám ơn đến BGH
Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập này.
Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn chân thành đến cơ Hồng Thị Thùy Dương – người
đã tận tình hướng dẫn, bổ sung những kiến thức vô cùng quý báu cũng như truyền
đạt những kinh nghiệm thực tế cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc công ty TNHH LOKI đã
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty trong thời
gian qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị Phịng Xuất Nhập
Khẩu đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu và truyền đạt cho em những kinh
nghiệm thực tế vô cùng quý báu.
Tất cả các kiến thức mà thầy cô truyền đạt cùng những kinh nghiệm thực tế
mà em đã học được từ anh chị trong suốt thời gian vừa qua sẽ là hành trang cho em
trên con đường sự nghiệp sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
Sinh viên thực tập
TRẦN KHÁNH LY


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH LOKI ................................... 1
1.1.


Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH LOKI ....................... 1

1.2.

Bộ máy tổ chức của công ty ............................................................................ 2

1.3.

Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban ........................................................ 3

1.4.

Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp ......................... 4

1.5.

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ 2019 – 2021 ........................ 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUY TRÌNH TỔ
CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CƠNG TY TNHH LOKI .................................................................................. 7
2.1.

Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại

Cơng ty TNHH LOKI ................................................................................................. 7
2.1.1. Thỏa thuận ký kết hợp đồng giao nhận ....................................................... 7
2.1.2. Tư vấn cho khách hàng thực hiện hợp đồng ngoại thương, book tàu và
mua bảo hiểm (nếu có) ............................................................................................ 8

2.1.3. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu từ khách hàng .......... 10
2.1.4. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng .......................................................... 12
2.1.5. Chuyên chở hàng về nơi qui định ............................................................. 18
2.1.6. Thủ tục kiểm hàng, giao hàng ................................................................... 18
2.1.7. Thanh lý hợp đồng giao nhận, giải quyết khiếu nại (nếu có).................... 18
2.2.

Đánh giá tình hình thực tế về quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập

khẩu bằng đường biển tại cơng ty TNHH LOKI. ..................................................... 21
2.2.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 21
2.2.2. Nhược điểm ............................................................................................... 22


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TNHH LOKI .............. 23
3.1.

Cân đối khả năng tài chính khi ký kết hợp đồng........................................... 23

3.2.

Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng ....................................... 23

3.3.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................ 25

3.4.


Tư vấn khách hàng giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm khi đàm phán

ký kết hợp đồng ngoại thương .................................................................................. 26
3.5.

Áp dụng hải quan điện tử .............................................................................. 27

3.6.

Nâng cấp đội xe và liên kết với các công ty vận tải khác ............................. 27

3.7.

Sắp xếp thời gian giao hàng hợp lý ............................................................... 28

3.8.

Ký kết biên bản giao hàng ............................................................................. 29

3.9.

Đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ ............................................................... 29

3.10.

Giải quyết triệt để các khiếu nại (nếu có) ..................................................... 30

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31
DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................................. 32



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là

xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Từ năm 1986 trở lại đây,cùng với sự
dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường của đất nước, ngành giao nhận Việt Nam
đã sớm đổi mới hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và quốc tế,
nhiều tổ chức giao nhận đã ra đời, các loại hình giao nhận vận tải được mở rộng.
Đặc biệt, ngành giao nhận đã phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng
tăng trong những năm qua. Song hoạt động giao nhận cũng ngày càng phức tạp
hơn, cạnh tranh giữa các tổ chức giao nhận trong và ngoài nước ngày càng gay
gắt,hoạt động trong lĩnh vực giao nhận ngày càng khó khăn, chưa đi vào một mối
thống nhất về tổ chức. Ngoài ra, chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật
đồng bộ, chặt chẽ để quản lý hoạt động này, lại trong bối cảnh nhà nhà làm giao
nhận, người người làm giao nhận thì hoạt động giao nhận vận tải trở nên hết sức
lộn xộn, khó quản lý và ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực. Bên cạnh đó với hơn
3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành
giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể,
chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải
khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa
rất lớn, nó khơng chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế mà cịn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
hoá nước ta trên thị trường thế giới.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại cơng ty TNHH LOKI,nhận thức được
tầm quan trọng của hoạt động giao nhận nói chung và hoạt động giao nhận vận tải

đường biển nói riêng đối với sự phát triển kinh tế,cùng với kiến thức và mong
muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, nên tôi đã chọn đề
tài: “Hồn thiện về quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tại công ty TNHH
LOKI” làm đề tài báo cáo thực tập giữa khóa.


2.

Mục tiêu nghiên cứu
Rút ra những khác biệt và những kinh nghiệm thực tiễn giữa quy trình thủ tục

Hải quan và quy trình thơng quan hàng hóa nhập khẩu trên thực tế.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty, những đánh giá và kiến nghị về phía
cơng ty cũng như về phía Hải quan để cơng ty ngày càng phát triển và chính sách
nhà nước ngày càng vững mạnh hơn.
3.

Phạm vi nghiên cứu
Phần lớn chuyên đề được thực hiện qua việc tìm hiểu cách thức làm việc thực

tế tại công ty LOKI,dựa vào các số liệu tài chính của cơng ty trong giai đoạn
(2019 – 2021).
Mặt khác việc tìm hiểu những tài liệu chuyên về giao nhận và nhập khẩu thông
qua mạng internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành, những bài giảng của thầy cơ
giáo bộ mơn đã góp phần hồn thiện lý luận cơ sở cho khóa luận.
4.

Cấu trúc thu hoạch

Chương 1 : Giới thiệu về công ty TNHH LOKI
Chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về cơng ty TNHH Loki, từ đó có thể thấy rõ

hơn về tình hình hoạt động của cơng ty.
Chương 2 : Phân tích tình hình thực tế về quy trình tổ chức giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty TNHH LOKI
Phân tích hoạt động tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển để
có cái nhìn rõ hơn về hoạt động giao nhận vận chuyển. Qua đó có thể thấy được
những thành cơng và tồn tại thực tế trong quy trình tổ chức giao nhận vận tải tại
công ty TNHH LOKI.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh quy trình tổ
chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH
LOKI.
Nêu lên các giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại thực tế đã nêu ở chương 2
nhằm hồn thiện hơn qui trình tổ chức giao nhận vận tải tại công ty TNHH LOKI.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH LOKI

1.1.

Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH LOKI

Cơng ty TNHH LOKI được chính thức hoạt động từ ngày 19 tháng 02 năm
2004 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102020257 do Sở KH & ĐT
TP.HCM cấp ngày 19/02/2004.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Loki
Mã số thuế : 0303187893
Trụ sở chính: H10A Lơ H, Cư Xá Tân Cảng, P. 25, Q. Bình Thạnh,TP.HCM.
Điện thoại: (028) - 35211968

Email : - Website : www.lokilogistics.com
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty là 10% đến 12% năm.
Năm 2005 trở thành Hội viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Năm 2006 Công ty TNHH LOKI chính thức gia nhập Hội viên liên kết của
Liên đồn các Hiệp hội Giao nhận kho vận quốc tế FIATA.
Năm 2007 , Cơng ty thành lập chi nhánh Bình Dương.
Tháng 8 năm 2008 trở thành Đại lý hàng hóa của Hiệp hội Vận tải hàng không
quốc tế FIATA.
Năm 2009, Công ty quyết định thành lập chi nhánh Đồng Nai.
Tháng 3 năm 2010 trở thành thành viên Hội viên Hiệp hội Đại lý và Môi giới
Hàng hải Việt Nam VISABA. Tháng 5 năm 2010, Công ty thấy tiếp tục thành lập
chi nhánh Vũng Tàu.
Năm 2011 Thành viên hiệp hội HHGFAA của Mỹ.
Với triết lý kinh doanh là người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng,
Công ty TNHH LOKI đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân
sự, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, mang đến cho khách hàng những giải pháp giao
nhận vận tải với chất lượng tốt nhất, tuân thủ các phương châm:
“ HIỆU QUẢ - NHANH CHĨNG – AN TỒN – UY TÍN”
1


1.2.

Bộ máy tổ chức của công ty

Nguồn : Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH LOKI
Nhận xét:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp được thiết kế theo cấu trúc trực
tuyến chức năng. Trong tổ chức tồn tại hai hệ thống riêng biệt, đó là hệ thống
quản lý và hệ thống kinh doanh dịch vụ, các bộ phận chức năng khơng có quyền

ra lệnh cho các bộ phận khác tuyến, các thông tin chỉ huy và thơng tin phản hồi
được truyền theo tuyến rất thích hợp cho hệ thống quản trị được vận hành nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả.
2


1.3.

Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban

Giám đốc:
Là người quản lý, điều hành và đưa ra quyết đinh cuối cùng về mọi hoạt động
của công ty, cũng như khen thưởng kỷ luật đối với nhân viên.
Tiếp nhận thông tin và xử lý các vấn đề ngoài khả năng xử lý của các bộ phận.
Phòng xuất nhập khẩu: Tuy quy mơ cịn nhỏ nhưng đã có sự phân cơng rất
hợp lý, làm việc theo một mơi trường chun mơn hóa, bộ phận nào quen với mơi
trường đó.
Bộ phận chứng từ:
▪ Hỗ trợ thực hiện khâu chứng từ, đáp ứng nhanh, kịp thời cho khách hàng,
cũng như cho bộ phận giao nhận. Theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và
các công văn. Soạn thảo bộ hồ sơ Hải quan, các cơng văn cần thiết giúp
cho bộ phận giao nhận hồn thành tốt công việc được giao.
▪ Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách
hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.
▪ Tổng kết cuối tháng số lượng hàng nhập, hàng xuất đã làm dịch vụ cho
khách hàng.
Bộ phận kê khai hải quan: Dựa trên bộ chứng từ được chuyển qua từ bộ phận
chứng từ để lên tờ khai Hải quan qua việc sử dụng phần mềm khai hải quan từ xa
và đi khai báo Hải quan tại Chi cục Hải quan ở các cửa khẩu cảng, sân bay, Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư…

Bộ phận giao nhận hàng:
▪ Trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận, chịu trách nhiệm hoàn thành mọi
thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng cho khách hàng của công
ty.
▪ Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo hàng hóa, tài liệu hồ
sơ được giao đầy đủ, đúng thời hạn.
▪ Giải quyết các vấn đề liên quan để hàng được thông quan.
▪ Đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng an toàn, đúng lúc, đúng nơi.
3


▪ Phòng dịch vụ vận chuyển trong nước: Thực hiện các hợp đồng dịch vụ
vận chuyển riêng biệt theo yêu cầu của khách hàng đi các tỉnh miền Tây,
miền Trung, miền Đơng…
Phịng dịch vụ vận chuyển trong nước: Thực hiện các hợp đồng dịch vụ vận
chuyển riêng biệt theo yêu cầu của khách hàng đi các tỉnh miền Tây, miền Trung..
Phịng Kế Tốn:
▪ Quản lý sổ sách chứng từ, tài chính, chịu trách nhiệm tồn bộ thu chi tài
chính của Cơng ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương,
thưởng, mua máy móc, vật liệu,…
▪ Lưu trữ hồ sơ của cơng ty hoạch tốn đầy đủ nghiệp vụ kế tốn phát
sinh.
Phịng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản lý các hoạt động
kinh doanh.
1.4.

Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp

Được thành lập từ năm 2004, công ty đã trải qua hơn 15 năm hoạt động và gặt
hái được những thành tựu khả quan, đã giúp khách hàng giải quyết được những

khó khăn. Do đó, cơng ty đã ngày càng cũng cố vị trí của mình trên thương
trường cũng như trong lịng khách hàng. Điều đó được thể hiện qua việc cơng ty
có lượng khách hàng ổn định và gắn bó lâu dài với các công ty lớn như: Công ty
sản xuất nước giải khát, Công ty TNHH San Miguel, Công ty Trane Việt Nam,
Cơng ty sản xuất ngói lợp, Cơng ty TNHH Cpac Monier Việt Nam,….
Tuy nhiên, sự ra đời ngày càng nhiều các công ty giao nhận tạo nên xu thế
cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt. Công ty đã gặp khơng ít những
khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty giao nhận vận tải trong và ngồi
nước như Biển Đơng, Việt Hoa, NYK, APL…
Với những hạn chế về vốn , kỹ thuật và nhân sự, khả năng cạnh tranh của cơng
ty cịn thấp so với các cơng ty trong và ngồi nước.Các lĩnh vực hoạt động của
cơng ty cịn chiếm thị phần rất nhỏ.

4


Tóm lại, tuy cơng ty có những bước phát triển đáng kể nhưng khả năng cạnh
tranh cịn yếu. Cơng ty cần phát huy những ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm
để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Ưu điểm:
• Về vị trí địa lý: Cơng ty nằm gần Tân Cảng và quốc lộ nên thuận tiện trong
việc lưu thông hàng hố cũng như việc làm hàng của nhân viên cơng ty.
• Đội ngũ nhân viên: đội ngũ nhân viên có đào tạo, trẻ, năng động, nhiều
kinh nghiệm và bộ máy vận hành một cách khoa học.
• Cơng ty ln biết tìm cách nắm bắt và hướng dẫn một cách nhanh nhất về
những thơng tin thay đổi có liên quan đến q trình xuất nhập khẩu cho
khách hàng.
• Cơng ty thu hút được lượng sinh viên thực tập hàng năm khá đơng, nhờ đó
cơng ty có thể tận dụng và lựa chọn được những nhân viên có khả năng trong
nguồn nhân lực dồi dào đầy tiềm năng đó.

Nhược điểm:
• Nguồn vốn kinh doanh cịn nhiều hạn chế.
• Số lượng cảng, cửa khẩu trong nước còn nhiều hạn chế, đã làm ảnh hưởng
đến tốc độ ln chuyển hàng của cơng ty.
• Cơng ty thiếu hẳn một bộ phận Sales dịch vụ, bộ phận Sales của công ty
chủ yếu là trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa do đó khơng am hiểu lắm
về lĩnh vực Hải quan.
• Thủ tục hành chính cịn q rườm rà, nhiều công đoạn, trong khi đội ngũ
cán bộ cơng chức có năng lực và đạo đức để hồn thành nhiệm vụ hầu như
khơng nhiều.
• Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải trong nước ngày càng được mở rộng,
chính vì vậy mà những khó khăn từ phía các đối thủ cạnh tranh mang lại là
không nhỏ.

5


1.5.

Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty từ 2019 – 2021
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm

Năm

Năm

2019

2020


2021

Tỉ lệ tăng (%)
2020 so 2021 so
2019

Vận tải

2020

Trị giá tăng (nghìn
đồng)
2020 so

2021

2019

so 2020

2,987,846 3,137,238 3,262,728

1.05

1.04

149,392

125,489


1,457,982 1,622,503 1,695,923

1.11

1.05

164,520

73,420

4,445,829 4,759,742 4,958,652

1.07

1.04

313,912

198,909

DVkhai
thuế hải
quan
Tổng
cộng

Nguồn : Phịng kế tốn
Về vận tải: Doanh thu năm 2020 tăng 149,392 nghìn đồng so với năm 2019 với
tỉ lệ tăng 1.05%. Doanh thu năm 2021 tăng 125,489 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 1.04%.

Mức tăng trưởng cả về giá trị và tỉ lệ của năm 2021 đều giảm so với năm 2020.
Về dịch vụ khai thuế hải quan: Doanh thu năm 2020 tăng 164,520 nghìn đồng
so với năm 2019 với tỉ lệ tăng 1.11 %. Doanh thu năm 2021 tăng 73,420 nghìn
đồng với tỉ lệ tăng 1.05% so với năm 2020. Tỉ lệ tăng qua các năm của dịch vụ khai
thuế hải quan đều cao hơn dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, ở năm 2021, tuy tỉ lệ tăng
của dịch vụ khai thuê hải quan cao hơn nhưng trị giá tăng vẫn còn thấp so với dịch
vụ vận tải.
Tổng doanh thu năm 2020 tăng 1.07 với trị giá 313,912 nghìn đồng so với
2019.Tổng doanh thu năm 2020 tăng 1.04% với trị giá 198,909 nghìn đồng. Qua
đó ta có thể thấy năm 2021 doanh thu cơng ty về giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển vẫn tăng trưởng về mặt giá trị nhưng tốc độ tăng trưởng có phần
giảm so với năm trước. Điều đó chứng tỏ hoạt động của cơng ty vẫn chịu ảnh hưởng
từ các biến động của thị trường trong nước và thế giới trong năm 2021.

6


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUY TRÌNH TỔ
CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CƠNG TY TNHH LOKI
Sơ đồ quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển:

Thỏa thuận
Ký kết hợp
đồng giao nhận
hợp đồng giao
nhận

Tư vấn cho
khách hàng

Book tàu
Mua bảo
hiểm

Thanh lý hợp
đồng giao nhận,
giải quyết khiếu
nại

2.1.

Nhận và
kiểm tra bộ
chứng từ
hàng nhập

Thủ tục
kiểm hàng,
giao hàng

Làm thủ tục
hải quan và
nhận hàng

Chuyên chở hàng
về nơi qui định

Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại

Cơng ty TNHH LOKI

2.1.1. Thỏa thuận ký kết hợp đồng giao nhận

Hợp đồng giao nhận là một văn bản ký kết giữa khách hàng với cơng ty giao
nhận, trong đó cơng ty giao nhận được sự uỷ thác của khách hàng chịu trách
nhiệm tổ chức tồn bộ q trình vận chuyển, hồn thành toàn bộ các thủ tục để
đứng ra nhận hàng, và giao lại cho khách hàng. Việc giao nhận được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa chủ hàng và người giao nhận ( Công ty
TNHH Loki).
Trước khi ký hợp đồng, nhân viên của Công ty Loki sẽ gửi cho khách hàng 01
bảng báo giá, thông tin cụ thể về mức phí giao nhận cho lơ hàng và các khoản chi
phí khác có liên quan. Nếu khách hàng chấp nhận ,công ty Loki sẽ tiến hành ký
hợp đồng để làm dịch vụ giao nhận vận chuyển cho lô hàng.
Việc giao nhận hàng hoá các bên được quyền lựa chọn phương thức có lợi nhất
và thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng:

7


-

Nội dung dịch vụ

-

Trách nhiệm hai bên

-

Giá dịch vụ


-

Phương thức thanh toán

-

Điều khoản trọng tài

-

Điều khoản bất khả kháng

-

Điều khoản khác…

Sau đó,nhân viên giao nhận Cơng ty Loki sẽ mang trực tiếp hoặc fax hợp đồng
dịch vụ giao nhận đến khách hàng để khách hàng xem xét và kiểm tra tính chính
xác của hợp đồng.
2.1.2. Tư vấn cho khách hàng thực hiện hợp đồng ngoại thương, book tàu và
mua bảo hiểm (nếu có)
2.1.2.1.

Tư vấn khách hàng thực hiện hợp đồng ngoại thương

Khi được yêu cầu nhân viên công ty sẽ tư vấn cho khách hàng về các điều
khoản trong hợp đồng mua bán của họ sao cho hợp đồng chặt chẽ và có lợi nhất
cho họ.
Trong đa số các trường hợp, nhân viên công ty đều tư vấn khách hàng khi ký
kết thỏa thuận hợp đồng mua bán nên thỏa thuận sao để khách hàng luôn trong vị

thế chủ động như chủ động về thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, thanh
tốn, nhận hàng …
Đồng thời, cơng ty có thể hỗ trợ cho khách hàng trong việc chọn giá cũng như
điều kiện giao hàng. Ví dụ: Cơng ty người bán chào giá CFR cho lô hàng là 200
USD, giá FOB là 120 USD. Nhân viên công ty sẽ liên lạc với các hãng tàu để hỏi
giá vận chuyển cho lô hàng. Nếu giá vận chuyển thấp hơn hoặc tương đương 80
USD, nhân viên công ty sẽ tư vấn khách hàng chỉ nên mua giá FOB. Nếu giá vận
chuyển cao hơn 80 USD, nhân viên công ty sẽ tư vấn khách hàng nên chấp nhận
giá CFR mà công ty người bán chào.
Nhân viên công ty cũng sẽ tư vấn cho khách hàng yêu cầu công ty người bán
cung cấp bộ chứng từ sao cho phù hợp với chứng từ thanh toán qua ngân hàng
8


(đặc biệt là khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức thanh toán là L/C) và
phù hợp với việc khai báo hải quan.
Thêm vào đó, cơng ty sẽ tư vấn thêm phần thực hiện thanh toán cho việc mua
hàng qua ngân hàng của khách hàng như mở L/C, tu chỉnh L/C, thực hiện ký
quỹ...Ngoài ra ,nhân viên cũng phải tư vấn cho khách hàng về quy trình cũng như
thời gian dự kiến để thực hiện việc giao nhận hàng cho họ để đơi bên có thể sắp
xếp cơng việc cũng như hỗ trợ cho nhau kịp thời.
2.1.2.2.

Book tàu (nếu có)

Nếu khách hàng mua hàng với điều kiện giao hàng EXW, FCA, FAS, FOB,
công ty sẽ giúp khách hàng book tàu và mua bảo hiểm.
Khi book tàu, nhân viên công ty sẽ căn cứ vào đặc điểm hàng hóa ( số lượng,
chất lượng, đóng gói…) để book tàu. Nhân viên công ty sẽ hỏi các hãng tàu về
các thông tin liên quan như: giá vận chuyển đường biển, các phụ phí liên quan,

thời gian vận chuyển hàng, lịch tàu chạy. Sau đó, nhân viên sẽ làm biện pháp so
sánh mức giá và các vấn đề liên quan của từng hãng tàu cũng như tùy theo yêu
cầu của khách hàng (khách hàng muốn nhận hàng sớm giá cả không thành vấn đề
hay khách hàng muốn chi phí thấp…) mà nhân viên cơng ty sẽ chọn ra hãng tàu
phù hợp. Sau đó nhân viên công ty sẽ cung cấp một cách đầy đủ hơn về tên hàng,
số lượng, cảng đi, càng đến, người chịu trách nhiệm về việc giao hàng ở công ty
người bán…của lô hàng nhập khẩu cho nhân viên hãng tàu để book chỗ. Hãng tàu
sẽ lên hợp đồng cung cấp xác định việc cung cấp dịch vụ của họ.Tiếp đến nhân
viên công ty sẽ thông báo cho khách hàng hoặc giúp khách hàng thông báo cho
người bán các thông tin về hãng tàu cũng như thời gian giao hàng cụ thể…Mọi
việc sau đó sẽ do cơng ty người bán và hãng tàu thực hiện với nhau. Hãng tàu có
trách nhiệm thông báo ngày tàu chạy, ngày tàu đến , số vận đơn, tên tàu để nhân
viên công ty theo dõi đến khi nhận hàng.
2.1.2.3.

Mua bảo hiểm (nếu có)

Khi khách hàng muốn mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu, công ty sẽ giúp
khách hàng mua bảo hiểm. Tùy theo loại hàng hóa, nhân viên cơng ty sẽ tư vấn
cho khách hàng mua bảo hiểm theo điều kiện A, B hay C. Dựa trên cơ sở tỷ lệ phí
9


bảo hiểm, uy tín và dịch vụ cung cấp của công ty bảo hiểm mà công ty sẽ lựa
chọn công ty bảo hiểm sao cho phù hợp.
Bộ chứng từ yêu cầu bảo hiểm :
• Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa theo mẫu
• Hợp đồng ngoại thương
• L/C ( nếu thanh toán bằng L/C)
Sau khi người bán giao hàng xong, sẽ fax coppy vận đơn cho khách hàng của

công ty hoặc cho công ty, nhân viên công ty sẽ fax vận đơn này cho công ty bảo
hiểm để công ty bảo hiểm cấp giấy bổ sung cho giấy chứng nhận bảo hiểm về các
thơng tin cịn thiếu như: tên tàu, ngày xếp hàng…
2.1.3. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu từ khách hàng
Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên chứng từ tiến hành kiểm tra để xem bộ
chứng từ có phù hợp hay chưa, có cần bổ sung thêm hay khơng để u cầu khách
hàng bổ sung và biết được những thông tin cần thiết về lơ hàng mà mình sắp nhận
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm hàng, cũng như hạn chế tối thiểu
những chi phí phát sinh.
• Hợp đồng ngoại thương: Căn cứ vào hợp đồng được ký kết giữa hai cơng
ty với nhau thì nhân viên chứng từ cần kiểm tra các khoản mục sau:
-

Tên người bán

-

Tên người mua

-

Số hợp đồng

-

Ngày ký hợp đồng

-

Ngày hết hạn hợp đồng


-

Tên hàng

-

Số lượng

-

Đơn giá, tổng giá trị

-

Điều kiện giao hàng: giao hàng từng phần hay chuyển tải

-

Thời hạn giao hàng

-

Phương thức thanh toán
10


• Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) cần chú ý những điểm sau:
-


Số hóa đơn/Ngày hóa đơn

-

Tên hàng hóa

-

Số lượng

-

Đơn giá, đồng tiền thanh tốn, tổng trị giá

• Phiếu đóng gói ( Packing list – P/L)
-

Tên hàng hóa

-

Trọng lượng tịnh / trọng lượng cả bì

Nhân viên giao nhận đặc biệt chú ý đến trọng lượng trên phiếu đóng gói với
trọng lượng trên vận tải đơn, để xem có sự đồng nhất về trọng lượng chưa? Nếu
có sự khác biệt phải báo ngay cho chủ hàng để kịp thời khiếu nại hãng tàu.
• Vận tải đơn ( Bill of lading –B/L) cần chú ý các điểm sau:
Tên người nhận hàng ( Consignee): Nếu là B/L gốc thì sẽ có 3 trường hợp xảy
ra:
+ Nếu ghi “To Order” thì buộc mặt sau của B/L phải có dấu ký hậu của người

gởi hàng ( Shipper)
+ Nếu ghi “ To Order of …Bank” thì bắt buộc mặt sau của B/L phải có dấu ký
hậu của ngân hàng
+ Nếu ghi đích danh tên người nhận thì mặt sau của B/L khơng cần ký hậu:
- Tên người gửi số Bill
- Tên tàu, số chuyến, ngày tàu đi
- Tên Cảng bốc, Cảng dỡ
- Số container, Số seal
- Trọng lượng hàng
- Hàng nguyên container hay hàng lẻ
• Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) cần chú ý các điểm:
+ C/O có đúng form khơng? Cơ quan cấp C/O
+ Tên hàng, số lượng, trọng lượng
11


+ Số hợp đồng, số hóa đơn
+ Tên người gửi hàng
+ Tên người nhận hàng
Tất cả các chứng từ trên phải phù hợp, chính xác và trùng khớp với nhau giữa
các thông số.
2.1.4. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng
2.1.4.1.

Lấy lệnh giao hàng

Thủ tục nhận lệnh giao hàng (D/O) tại các đại lý hãng tàu hay tại các công ty
đại lý làm dịch vụ Logistic cần phải có các chứng từ sau:
+ Vận tải đơn gốc ( nếu có ) hoặc vận tải đơn có đóng dấu Surrendered .
+ Giấy giới thiệu của công ty khách hàng.

+ Giấy thông báo hàng đến (A/N)
Những chứng từ trên được đưa vào quầy bộ phận hàng nhập (In Bound), nhân
viên thu ngân của đại lý hãng tàu tiếp nhận và căn cứ vào D/O để viết hóa đơn thu
các loại phí: phí D/O, phí vệ sinh container, phí CFS (nếu có), Handling (nếu
có)…Nhân viên giao nhận tiến hành đóng phí trên hóa đơn và ký xác nhận vào
một D/O (bản lưu hãng tàu), đại lý hãng tàu sẽ cấp:
+ 04 bản D/O ( gốc)
+ 01 bản sao B/L có đóng dấu hãng tàu
+ Hóa đơn đóng phí
Trường hợp lệnh được lấy tại cơng ty đại lý làm dịch vụ Logistic thì nhân viên
giao nhận phải lấy :
+ 04 bản D/O ( của đại lý hãng tàu )
+ 04 bản D/O ( của đại lý làm dịch vụ Logistic )
+ 01 bản sao B/L có đóng dấu đại lý làm dịch vụ Logistic
+ Hóa đơn đóng phí

12


Nhận xét:
Khâu này thường khơng gây khó khăn cho nhân viên giao nhận của công ty.
Tuy nhiên, đôi khi do sơ xuất, nhân viên giao nhận vẫn cung cấp thông tin xuất
hóa đơn khơng chính xác do đó phải phát sinh thêm thời gian để hủy hóa đơn.
Ngồi ra, hãng tàu nhiều khi cũng không cập nhật thông tin về các chi phí liên
quan đến lơ hàng một cách chính xác nên phát sinh thêm thời gian và chi phí. Ví
dụ, người bán thỏa thuận với hãng tàu ở đầu nước ngồi là lơ hàng được miễn phí
lưu cont 14 ngày, tuy nhiên hãng tàu ở Việt Nam lại khẳng định miễn lưu cont
trong vịng 5 ngày và tính thêm chi phí cho lơ hàng.
Khi nhận được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận cần kiểm tra tên công ty
nhận hàng, tên hàng, số kiện, trọng lượng, số khối, tên tàu, số chuyến, số B/L, số

container, số seal trên D/O và trên B/L có khớp nhau khơng; thời hạn cho phép
lưu bãi trong vịng bao nhiêu ngày… Nếu có bất cứ sai sót gì thì đề nghị bên phát
hành D/O sửa chữa và đóng dấu Correct hoặc phát hành D/O mới. Nếu khơng sẽ
dẫn đến những chi phí và khó khăn trong làm hàng khơng đáng kể như tốn phí
lưu cont, lưu bãi và thời gian để chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp.
2.1.4.2.

Khai báo hải quan

Dựa trên Hợp đồng thương mại, Hố đơn thương mại, Packing list,.... do phía
khách hàng cung cấp, nhân viên Loki sẽ tiến hành lên Tờ khai Hải quan và Tờ
khai trị giá GATT.
Khai báo từ xa đối với những chi cục chưa áp dụng khai báo điện tử:
Điền đầy đủ thông tin vào chương trình khai báo Hải quan từ xa để lấy số tiếp
nhận. Đồng thời kiểm tra số thuế giữa doanh nghiệp tính và số thuế trên chương
trình khai báo Hải quan điện tử có khớp với nhau hay khơng để kịp thời chỉnh sửa
và tránh những rắc rối có thể xãy ra. Sau đó sẽ in tờ khai giấy và đến chi cục Hải
quan mở tờ khai.

13


Khai báo hải quan điện tử:
Trình tự khai báo hải quan điện tử

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan
Hải quan.

Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan về số tờ

khai hải quan, kết quả phân luồng

14


Luồng Xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lơ
hàng được cơ quan Hải quan chấp nhận thơng quan thì chuyển sang bước 4.
Luồng Vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để
cơ quan Hải quan kiểm tra. Nếu lơ hàng được chấp nhận thơng quan thì thực hiện
tiếp bước 4, nếu cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển
sang bước 3.
Bước 3 – Luồng Đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ
quan Hải quan kiểm tra.
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để lấy hàng.
2.1.4.3.

Thủ tục nhận hàng tại cảng

Đối với hàng container (FCL/FCL) có kiểm hóa
Quy trình nhận hàng được thực hiện tại các phòng ban sau:
❖ Tại Văn Phòng Đại lý hãng tàu:
-

Xuất trình 03 D/O cho hãng tàu đối chiếu và xác nhận, hãng tàu giữ lại 01
D/O và đóng dấu giao thẳng lên, 02 D/O cịn lại rồi trả lại cho nhân viên
giao nhận.

-


Làm giấy mượn container và nhận giấy hạ rỗng ( nếu muốn mượn cont).

❖ Tại Phịng thương vụ cảng:
-

Đóng phí nâng hạ cont, phí chuyển bãi kiểm hóa, phí lưu cont (nếu có), phí
chuyển bãi kiểm hóa (nếu có)…và lấy hóa đơn.

-

Nộp 01 D/O để nhận phiếu giao nhận cont (EIR – Equipment Interchange
Report) gồm có 04 liên.

-

Nhân viên giao nhận ra bãi cont tìm vị trí cont đã được ghi trên phiếu EIR
và đề nghị Điều Độ cảng vận chuyển cont tới bãi kiểm hóa;

-

Sau khi biết được vị trí cont của mình tại bãi kiểm hóa, nhân viên giao
nhận liên hệ với Hải quan kiểm hóa để cùng tiến hành kiểm tra thực tế
hàng hóa theo tỷ lệ kiểm hóa đã được ghi trên Lệnh hình thức mức độ
kiểm tra Hải quan;
15


-

Sau khi kiểm hóa xong, nếu kết quả kiểm hóa phù hợp với khai báo thì Hải

quan kiểm hóa sẽ ghi kết quả kiểm hóa và ký xác nhận, đóng dấu số hiệu
công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai, yêu cầu
nhân viên giao nhận ký tên vào tiêu thức 31 và nhận lại 01 tờ khai gốc (
Bản lưu người khai Hải quan ).

-

Nhân viên giao nhận dùng seal của công ty bấm vào container.

-

Sau đó mang tờ khai nhập photo có kèm theo bản chính đã có đóng dấu
“xác nhận đã làm thủ tục hải quan”, 01 D/O và liên phiếu EIR màu xanh
(bản lưu hải quan) để thanh lý Hải quan cổng.

-

Chuyển tờ khai nhập (bản gốc) và các liên phiếu EIR đã được Hải quan
cổng ký xác nhận và đóng dấu số hiệu cơng chức về cơng ty để tổ chức
vận chuyển hàng về kho riêng của công ty khách hàng.

Lưu ý:
Nếu trong q trình kiểm hóa hàng thấy số seal thực tế của hãng tàu không
khớp với số seal ghi trên Lệnh giao hàng thì nhân viên giao nhận phải kịp thời
trình báo với Hải quan giám sát cảng và đại lý hãng tàu để cùng nhau ký vào biên
bản xác nhận sai seal, làm cơ sở cho việc khiếu nại sau này.
Đối với hàng container (FCL/FCL) miễn kiểm hóa
Sau khi nhận được tờ khai nhập khẩu đã có chữ ký xác nhận, đóng dấu số hiệu
cơng chức Hải quan vào ô “ xác nhận đã làm thủ tục Hải quan” và lệnh giao hàng
(D/O), nhân viên giao nhận tổ chức giải phóng hàng ở cảng như sau:

❖ Tại văn phòng đại lý hãng tàu và thương vụ cảng: các thủ tục tương tự như
trên.
❖ Tại Hải quan cổng:
-

Nhân viên giao nhận xuất trình tờ khai gốc, phiếu EIR cho Hải quan cổng
ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào phiếu EIR (liên màu vàng)
và nộp lại 01 tờ khai photo, 01 lệnh giao hàng và phiếu EIR (liên màu
xanh).

-

Chuyển tờ khai gốc và phiếu EIR đã đóng dấu Hải quan về phịng Điều Độ
tổ chức vận chuyển container về kho riêng của khách hàng.
16


Đối với hàng lẻ (LCL/LCL) miễm kiểm hóa
❖ Tại Hải quan kho: nhân viên giao nhận xuất trình và nộp các chứng từ sau:
- Tờ khai nhập khẩu (01 bản gốc + 01 bản sao)
- Lệnh giao hàng (02 bản chính)
- Vận tải đơn (01 bản sao)
Sau khi Đối chiếu Lệnh, Hải quan kho sẽ ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công
chức lên một tờ Lệnh giao hàng rồi trả lại cho nhân viên giao nhận cùng với tờ
khai gốc.
Nhân viên giao nhận tiến hành làm các bước tiếp theo như sau:
- Lên văn phòng kho nộp Lệnh giao hàng để lấy phiếu xuất kho.
- Xuống kho tìm vị trí và kiểm tra hàng.
- Đối chiếu Hải quan kho: xuất trình Tờ khai, Phiếu Xuất Kho, D/O. Hải Quan
sao khi đối chiếu với Manifest, nếu hợp lệ sẽ ký tên đóng dấu xác nhận đã đối

chiếu lên Phiếu Xuất Kho. Sau đó, Hải quan sẽ trả lại Tờ Khai và Phiếu xuất kho
(02 liên)
-

Nhân viên giao nhận xuất trình tờ khai gốc, phiếu xuất kho (liên màu
vàng) cho Hải quan cổng ký xác nhận, đóng dấu số hiệu cơng chức lên liên
màu vàng. Hải quan kho sẽ giữ lại phiếu xuất kho (liên màu xanh).

-

Nhân viên giao nhận mang phiếu xuất kho (liên màu vàng) đã được đóng
dấu Hải quan cổng để nộp Bảo vệ cổng cho phép xe chở hàng ra khỏi
cảng.
Đối với hàng lẻ (LCL/LCL) có kiểm hóa

❖ Tại Hải quan kho :
-

Nhân viên giao nhận xuất trình lệnh giao hàng bản gốc cho thủ kho để tìm
vị trí hàng.

-

Kiểm hóa hàng cùng Hải Quan

❖ Nhân viên giao nhận nhận tờ khai đã thông quan từ Hải Quan
❖ Các bước tiếp theo tiến hành giống như qui trình nhận hàng lẽ miễm kiểm
tại.
17



Nhận xét chung về thủ tục nhận hàng tại cảng:
Do chủ động trong việc liên hệ với khách hàng, hãng tàu và các cơ quan hữu
quan, công ty luôn cố gắng lấy hàng trong thời gian lưu cont, lưu bãi, lưu kho cho
phép nên đã trực tiếp giúp công ty cũng như khách hàng tiết kiệm chi phí và tăng
lợi nhuận.
Tuy nhiên q trình nhận hàng tại cảng của cơng ty cũng gặp một số khó khăn
như :
-

Khó tìm vị trí hàng tại bãi cont hay kho tại cửa khẩu nhập do ít khi nhận
được sự giúp đỡ từ Đội Điều Độ và Hải quan kho.

-

Thời gian chờ kiểm và kiểm hàng của Hải quan diễn ra khá chậm

-

Xe vào cửa khẩu nhập để lấy hàng phải chen lấn do lượng xe vào lấy hàng
quá đông. Đôi khi hàng của công ty đã được kiểm hoặc miễn kiểm nhưng
vẫn không thể lấy hàng vì phải xếp hàng, trong khi đó các xe đến xếp hàng
trước thì hàng của họ vẫn chưa được kiểm.

2.1.5. Chuyên chở hàng về nơi qui định
Giai đoạn vận chuyển hàng hóa cũng rất quan trọng và đã thực sự tham gia vào
chu trình của một lơ hàng, vì vậy nhân viên giao nhận cần phải phối hợp với tài
xế để vận chuyển lô hàng rời khỏi cảng về nhà máy hoặc khu vực tập trung hàng
chờ kiểm hóa của chi cục Hải quan ngồi cửa khẩu đúng tiến độ và an toàn.
2.1.6. Thủ tục kiểm hàng, giao hàng

Khi vận chuyển hàng đến nơi giao hàng theo quy định , nhân viên giao nhận
cùng với thủ kho tiến hành giám sát quá trình dỡ hàng, đồng thời kiểm tra số
lượng hàng có đúng hay khơng. Sau đó hai bên tiến hành ký vào biên bản giao
hàng xác định số lượng và ngày giờ giao hàng để làm cơ sở pháp lý.
2.1.7. Thanh lý hợp đồng giao nhận, giải quyết khiếu nại (nếu có)
Sau khi đã giao được lô hàng nhập cho khách hàng và nhận được tờ khai gốc
xác nhận đã làm thủ tục hải quan từ cơ quan hải quan, nhân viên giao nhận sẽ
photo lưu lại một bản và làm biên bản trả tờ khai gốc cho công ty khách hàng.
Kết thúc các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận một lô hàng nhập khẩu.

18


Tiếp đến ,công ty TNHH LOKI sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với khách
hàng, thực chất đây là việc mà hai bên công ty TNHH LOKI và công ty khách
hàng thanh tốn với nhau về những chi phí liên quan đến việc giao nhận lô hàng
nhằm kết thúc việc thực hiện hợp đồng giao nhận mà hai bên đã kí kết, tiếp thu ý
kiến của khách hàng về quá trình thực hiện hợp đồng để từng bước phục vụ
khách hàng tốt hơn.
Nếu trong q trình, giao nhận hàng hóa có xảy ra mất mát hay hư hỏng, cơng
ty sẽ chịu trách nhiệm nếu đó là lỗi của cơng ty. Ngược lại công ty cũng hỗ trợ
khách hàng trong việc tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết cho các vấn
đề liên quan đến lô hàng.
Một số phát sinh trong q trình giao nhận:
▪ Hàng thừa/thiếu, hàng khơng đúng với khai báo trên tờ khai hải quan
Trong lúc Hải Quan kiểm tra thực tế hàng hóa tại hiện trường, nếu phát hiện ra
hàng thừa, hàng thiếu, hàng không đúng với khai báo thì Hải Quan kiểm tra sẽ lập
biên bản ghép chủ hàng vào tội gian lận thương mại và khi gặp trường hợp này ta
phải thông báo ngay cho chủ hàng mà ta làm dịch vụ biết.
Đối với hàng thiếu so với khai báo: Trong trường hợp hàng cịn ngun đai,

ngun kiện, khơng có dấu hiệu gì về hư hỏng, mất mát nhưng khi kiểm tra thì
thấy hàng bị thiếu, nhân viên giao nhận phải thông báo ngay cho khách hàng hoặc
có thể mời chủ hàng đến xác nhận tình trạng của hàng hố vì nhân viên giao nhận
chỉ đứng ra làm thủ tục nhận hàng chứ không tham gia vào quá trình vận tải từ
nước người bán sang nước người mua nên việc mất mát có thể là do người bán
giao hàng thiếu .
Hải Quan sau khi lập biên bản có thể cho chủ hàng thơng quan hàng nếu như
khơng có dấu hiệu gì quan trọng. Tất nhiên trong trường hợp này chủ hàng vẫn bị
xử phạt vi phạm hành chính về Hải Quan.
Đối với trường hợp hàng thực tế không đúng với khai báo trên tờ khai Hải
Quan, trường hợp này chủ hàng không thể thông quan cho hàng hóa mà bị Hải
quan lập biên bản vi phạm khơng khai báo trung thực vì đã vi phạm luật Hải

19


×