Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HIỆU lực PHÁP LUẬT của GIAO DỊCH dân sự DO NGƯỜI mất NĂNG lực HÀNH VI dân sự, NGƯỜI hạn CHẾ NĂNG lực HÀNH VI dân sự xác lập, THỰC HIỆN THEO bộ LUẬT dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.82 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ 1
HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DO NGƯỜI
MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ, NGƯỜI HẠN CHẾ NĂNG
LỰC HÀNH VI DÂN SỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN THEO BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

GVHD: TS. Lê Mộng Thơ
Lớp: DT01
Nhóm số: 9

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2022

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ


THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….
STT

Họ tên

1 Nguyễn Quang Lý
2 Lê Thế Mạnh
3 Nguyễn Thành Long


4 Đinh Hồng Long
5 Bùi Nguyễn Thành Ln

NHĨM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)

Long
Nguyễn Thành Long
(0903307310, )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................. 1
2. Nhiệm vụ của đề tài......................................................................................................................... 1
3. Bố cục tổng quát của đề tài:........................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................................... 2
1. Chương I: Lý luận chung về giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự.............................................................................................. 2
1.1.

Khái niệm giao dịch dân sự và điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự 2

1.1.1

Khái niệm............................................................................................................................... 2

1.1.2

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự........................... 2


a. Điều kiện về năng lực chủ thể của cá nhân........................................................................ 2
b. Điều kiện về tính tình nguyện............................................................................................... 6
c. Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội............................................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự............................................................................................................................................... 10
1.2.1

Người mất năng lực hành vi dân sự............................................................................... 10

1.2.2

Người hạn chế năng lực hành vi dân sự........................................................................ 10

1.3. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện...................................................... 11
1.3.1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện...................................................... 11
1.3.2

Ý nghĩa của quy định......................................................................................................... 11

2. Chương II: Thực tiễn tranh chấp về giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi
dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện........................................... 12
2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án liên quan đến vụ việc...................................................... 12
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành:.......................................................................................................................... 12
2.2.1.


Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp:....................................................... 12

2.2.2

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:............................. 14

a. Những bất cập về quy định pháp luật có liên quan:...................................................... 14
b. Bất cập và kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật hiện hành.................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài Bài tập lớn của nhóm thuộc ngành luật dân sự. Đối tượng nghiên cứu của đề
tài xoay quanh giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài hết sức cấp thiết, mang
tính định hướng cho sự phát triển bền vững của một xã hội cơng bằng, văn minh, dân
chủ.
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Hiệu lực pháp luật của giao
dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự xác lập, thực hiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong
chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ vấn đề lý luận về năng lực chủ thể của người mất năng lực hành vi
dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những điều kiện để cá nhân được xem là
người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ba là, phân tích hiệu lực của giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân
sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Bốn là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Tồ án để nhận diện giao dịch dân sự vô
hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,
thực hiện trong thực tế, phát hiện ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn; từ đó đề
xuất kiến nghị hồn thiện pháp luật.
3. Bố cục tổng quát của đề tài:
Chương I: Lý luận chung về giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân
sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự và điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân
sự
1.2. Khái niệm về người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực
hành vi dân sự
1


1.3. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân
sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Chương II: Thực tiễn tranh chấp về giao dịch dân sự của người mất năng lực hành
vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án liên quan đến vụ việc
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành

2


PHẦN NỘI DUNG
1.

Chương I: Lý luận chung về giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi


dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự và điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân
sự
1.1.1

Khái niệm giao dịch dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được
định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
(Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể
hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

1.1.2

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự

a. Điều kiện về năng lực chủ thể của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự: Tại Điều 16 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định
năng lực pháp luật dân sự là:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2.
3.

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và


chấm dứt khi người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, tiền đề, điều kiện cần thiết
để cơng dân có quyền, có nghĩa vụ. Là phần không thể thiếu của một cá nhân với tư
cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự: Năng lực pháp luật dân sự được ghi
nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc
vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại
3


thời điểm lịch sử nhất định. Bản chất thì năng lực pháp luật dân sự của công dân
mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể
của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là cơng cụ biết nói (một
bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ) 1. NLPLDS cũng được quy định khác
nhau ở các hình thái xã hội khác nhau. Thậm chí, cùng một hình thái kinh tế – xã hội
nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng
khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau. Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân: Xét về bản chất, sẽ
khơng có việc tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng
này. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực
pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế NLPLDS khơng đồng nghĩa với việc tước
bỏ một quyền dân sự cụ thể (ví dụ như cấm đi khỏi nơi cư trú khi đang thực hiện
quyết định của Tòa án). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân
thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS quy
định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”. Theo quy định pháp luật, có hai
dạng bị hạn chế như: Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó
khơng được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. Ví dụ: Người nước ngồi
khơng có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam,

trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở 2014. Quyết định đơn hành của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự đối với mọi cá nhân: Quy định tại
khoản 2 Điều 16 BLDS 2015: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau”. Tức là, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý
do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tơn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân cơng dân
đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên,
năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người
khơng có năng lực hành vi dân sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về
mặt pháp lý vẫn là của họ và người khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha,
mẹ, người giám hộ). Theo lí luận của quan điểm này và với logic thơng thường thì
ngay cả các quyền cũng khơng bình đẳng.
1
4


Năng lực hành vi dân sự căn cứ quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015,
năng lực hành vi dân sự được hiểu như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự.” Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề thì năng lực hành vi dân sự là
khả năng, hành động của chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của họ. Năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm
dân sự khi vi phạm các nghĩa vụ dân sự.
Đặc điểm của năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Những
người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên)
trừ các trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa
của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ có tư cách chủ thể, có tồn quyền quyết định, tham gia vào
quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành

vi do bản thân mình thực hiện. Mất năng lực hành vi dân sự: Trường hợp được xác
định là mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi bị Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. Việc tuyên bố này dựa trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Giao dịch dân sự của người mất năng lực
hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất
hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành
vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự bị Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Việc ra quyết
định cũng dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Hạn chế năng lực
hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình bị Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án đồng thời sẽ quyết định ai là người đại
diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại
diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại

5


diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc
luật liên quan có quy định khác.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện: Chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với các giao dịch dân sự được
xác lập: Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch, có thể cá nhân,
pháp nhân và các chủ thể khác. Cá nhân tham gia giao dịch phải là người đã thành
niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự, khơng phải là người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi,
thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan

hệ giao dịch do mình xác lập. Những giao dịch dân sự do những người này xác lập,
có hiệu lực pháp luật. Những cá nhân chưa thành viên, cá nhân bị mất năng lực
hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại
diện của người đó, Tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu nếu theo quy định của
pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng
ý (khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015). Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn
toàn tự nguyện: Quan hệ giao dịch là quan hệ pháp luật dân sự, do vậy chủ thể của
giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao
dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí,
khơng bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. Chủ thể
tham gia giao dịch tự mình lựa chọn chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của giao
dịch, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập
giao dịch dân sự. Mọi hành vi áp đặt ý chí đối với chủ thể tham gia giao dịch dân
sự đều là nguyên nhân dẫn đến giao dịch dân sự có thể bị tun vơ hiệu. Mục đích
và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã
hội.
b. Điều kiện về tính tình nguyện
Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và
không bị người khác áp đặt ý chí2. Chủ thể tham gia giao dịch tự mình lựa chọn
chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của giao dịch, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa
điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập giao dịch dân sự. Mọi hành vi áp
2
6


đặt ý chí đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự đều là nguyên nhân dẫn đến
giao dịch dân sự có thể bị tun vơ hiệu.
Biểu hiển của tính tự nguyện bao gồm có: Tự nguyện tự do, tự nguyện cam kết,
tự nguyện thỏa thuận. Theo khoản 2 điều 3 bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Cá

nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với
các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Theo truyền thống, tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận là tiêu chí quan trọng để các chủ thể của quan hệ dân sự xác
lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Tự do ý chí trong việc
lựa chọn hướng xác lập quan hệ dân sự cụ thể và tự nguyện, không bị đe dọa,
cưỡng ép trong xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự là yêu cầu cơ
bản đối với mọi quan hệ dân sự. Vi phạm quy định trên đây, quan hệ dân sự cụ thể
đó có thể bị coi là vơ hiệu.
Tính chất điều chỉnh của pháp luật dân sự hồn tồn khác với tính chất điều
chỉnh của luật hình sự và một số ngành luật khác. Khi quy định cơ sở của trách
nhiệm hình sự Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 vẫn tiếp tục quy định: “Chỉ người
nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự” và khoản 1 Điều 8 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự...”. Như vậy, trong thực tế có thể có những hành vi
“nguy hiểm” nhưng nếu Bộ luật hình sự khơng quy định đó là tội phạm vì chưa gây
nguy hiểm cho xã hội thì người thực hiện hành vi đó cũng khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự. Chức năng cơ bản của hình phạt trong trách nhiệm hình sự chủ yếu
nhằm mục đích: trừng trị, giáo dục người phạm tội và răn đe, phòng ngừa tội phạm,
được quy định trước trong Bộ luật hình sự. Trong pháp luật hình sự khơng có sự
“thỏa thuận” về trách nhiệm pháp lý như trong trách nhiệm dân sự. Tính chất bình
đẳng trong pháp luật hình sự hồn tồn khác tính chất bình đẳng trong pháp luật
dân sự: các bị cáo chỉ bình đẳng trước pháp luật tại Tòa án và được xét xử cơng
bằng.
Cịn trong pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền tùy nghi thỏa thuận dù chưa
được pháp luật dân sự quy định, nhưng “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên
7



và phải được chủ thể khác tơn trọng”. Vì vậy, mặc dù BLDS năm 2015 khơng có
quy định, khơng dự liệu... nhưng các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vẫn có
thể thỏa thuận với nhau và vẫn có sự ràng buộc pháp lý. Sự ràng buộc này vẫn được
pháp luật dân sự công nhận; quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn được pháp luật bảo
đảm thực hiện.
c.

Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,

không trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự thực chất là một
loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, hợp đạo đức xã hội phản
ánh mong muốn mà các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự3. Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong văn
bản giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao
dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố khơng thể thiếu trong các giao dịch dân sự.
Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực
của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng
với ý chí thực của các bên trong giao dịch. Mục đích của giao dịch chính là hậu quả
pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao
dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây ln mang tính pháp lí (mục đích pháp lí).
Mục đích pháp lí (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên ttong
giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ:
Trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lí của bên mua là sẽ trở thành chủ sở
hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên
mua. Mục đích pháp lí đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ
mọi quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản

mua bán, khi đó, hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch trùng với mong muốn ban
đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lí).
Theo điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội
dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vơ hiệu. Điều cấm của luật
3
8


là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất
định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.” Theo khoản 3, điều 117 về điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự thì nếu chủ thể khơng đảm bảo u cầu về nội dung,
mục đích thì giao dịch dân sự không phát sinh hiệu lực.
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và
là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình
thành; phát triển hồn thiện tồn tại xã hội ấy. Đạo đức xã hội được hình thành trên
cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng. Nó tồn tại
như là một hệ thống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức
của cộng đồng. Đạo đức cá nhân là đạo đức của những cá nhân riêng lẻ của cộng
đồng, phản ảnh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện
riêng lẻ của tồn tại xã hội của cộng đồng về lợi ích và hoạt động của các cá nhân.
Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình, các cá nhân thu nhận đạo đức xã
hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng, chuẩn mực, tư tưởng, đánh
giá đạo đức đã được hình thành nên trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã
hội thành kinh nghiệm bản thân… Trước mắt cá nhân đạo đức xã hội tồn tại một
cách khách quan mà trong cuộc sống của mình, cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp
thu và thực hiện. Đạo đức xã hội trở thành cái chung của một giai cấp, một cộng
đồng xã hội, một thời đại nhất định, nó được duy trì và cũng cố bằng những phong
tục, tập quán, truyền thống, những di sản văn hóa vật chất và tinh thần, được biến
đổi phát triển thông qua hoạt động sản xuất tinh thần và giao tiếp xã hội.


Ví dụ 1: Giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm điều cấm của luật: A và B là hai
tội phạm về bn bán vũ khí qn dung. Hai bên có ký hợp đồng ma bán với nhau
nội dung A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng K59 với số lượng và giá cả
đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tranh chấp.
Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng giữa A và B là hợp đồng khơng có giá
trị pháp lý, khơng có giá trị, là một hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của
Luật. Vì pháp luật Việt Nam cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình sự Việt
Nam coi mua bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.

9


Ví dụ 2: Giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm đạo đức xã hội: A và B là anh
em ruột trong một gia đình, thấy bố mẹ già yếu và có nhiều bất động sản có giá trị
nhưng sống keo kiệt với con nên A và B bàn bạc với nhau dở thủ đoạt bất hiếu để
chiếm đoạt tài sản. Cụ thể A và B thỏa thuận với nhau về phương thức chiếm đoạt
tài sản, phần trăm chia chác khi có được tài sản và bỏ rơi bố mẹ. Để đảm bảo khơng
nuốt lời A và B có làm hợp đồng thỏa thuận vấn đề này, cùng ký tên. Đương nhiên
việc làm của A và B xét về đạo lý là bất hiếu, xã hội lên án và là trái với đạo đức của
xã hội. Do đó hợp đồng thỏa này bị vơ hiệu.
d. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những
nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định 4. Giao dịch dân sự được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được quy định tại Điều 119 BLDS 2015,
bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Hình thức giao dịch bằng lời nói hoặc
hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch dân sự được thực hiện hoặc
chấm dứt ngay sau khi thực hiện (như mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa những
chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quạn hện thân thiết. Hình thức giao dịch dân sự thể
hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập bằng văn bản thỏa thuận các điều

khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó.
Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có cơng chứng, chứng thực, đăng
ký hoặc xin phép thì phải tn theo các quy định đó.
1.1.2. Khái niệm về người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực
hành vi dân sự
1.2.1

Người mất năng lực hành vi dân sự

Theo điều 22 BLDS 2015 quy định rõ, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo u cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần. Để khẳng định một người bị mất năng lực hành
4
10


vi dân sự phải bao gồm đầy đủ các yếu tố sau: bị bệnh tậm thần hoặc mắc bệnh khác
dẫn đến khơng thể làm chủ hành vi, được tịa án ra quyết định người đó mất năng lực
hành vi, trên cơ sở của kết luận giám định pháp y về tâm thần.
Bất cập tại điều 22 BLDS 2015: Người mất năng lực hành vi dân sự được quy
định là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
hành vi. Nhưng điều luật lại không nêu rõ các bệnh khác ở đây là những bệnh nào,
mức độ nghiêm trọng ra sao. Bên cạnh đó, việc dựa trên “giám định pháp y tâm thần”
dù có chặt chẽ đến mấy vẫn cịn hết sức khó khăn như việc bệnh nhân giả bệnh hoặc
giả tăng triệu chứng để trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật. Vấn đề y đức của các
y bác sĩ cũng phải đặt lên hàng đầu. Giám định viên pháp y tâm thần ngoài việc có

trình độ chun mơn sâu, có nghiệp vụ giám định tư pháp cịn cần phải có đầy đủ
kiến thức về pháp luật, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận
giám định của mình5.
Ng ườih nạ chếế năng lự c hành vi dân sự

Theo điều 24 BLDS 2015 quy định rõ, người nghiện ma túy, nghiện các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo u cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết
định tun bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết
định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
phạm vi đại diện. Điều kiện để cá nhân được công nhận hạn chế năng lực hành vi dân
sự: Chỉ khi nào Toà án ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ
chức hữu quan thì người đó mới bị coi là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Bất cập tại Điều 24 BLDS 2015: Người hạn chế năng lực hành vi dân sự được
quy định là nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác. Nhưng điều luật lại
khơng nêu rõ các chất kích thích khác ở đây là những chất nào. Bên cạnh đó, theo
điều 24, chỉ người nghiện dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì có thể
tun là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy nếu trong trường hợp người
này phá tán tài sản của hàng xóm, người khác thì có bị tun khơng? Lúc đó hàng
5 Giám đị nh pháp y tâm thâần: Khơng để ột i phạ mợl i dụ ng thốt ột i, 27/07/2022
11


xóm, người bị phá tán tài sản có quyền được u cầu Tịa tun án khơng? Và cơ
quan, tổ chức hữu quan là những cơ quan nào, có quyền hạn như thế nào đối với
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Hi ệu l ực pháp lu tậ c ủa giao d chị dân s ựdo ng ườimâết năng lực hành vi dân sự,

người hạn chếế năng lự c hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1.1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân
sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117
của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Theo Điều
117 BLDS 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của
giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình
thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường
hợp luật có quy định.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu
như xác lập giao dịch dân sự thì sẽ bị vô hiệu, tuy nhiên trừ các trường hợp do Nhà
nước quy định. Theo điều 125 BLDS 2015, các trường hợp đó quy định như sau:
giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; chỉ phát sinh quyền của người
mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự; sau khi người
xác lập giao dịch đã được khôi phục năng lực hành vi dân sự.
1.3.2

Ý nghĩa của quy định

Nhằm bảo vệ những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị hạn
chế hành vi dân sự, người.

12


Chương II: Thực tiễn tranh chấp về giao dịch dân sự của người
mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân

sự xác lập, thực hiện
2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án liên quan đến vụ việc
Quan điểm của tòa sơ thẩm: cho rằng Văn bản thỏa thuận trên vi phạm khoản 4
Điều 35, khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng năm 2006. Theo Tồ án, bà P thuộc
trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người u cầu cơng chứng
thì phải xác minh hoặc u cầu giám định. Người làm chứng không phải do bà P mời;
khơng ghi âm, quay hình hoặc có người trong hàng thừa kế chứng kiến nên văn bản
không bảo đảm sự khách quan. Mặt khác, văn bản này còn ghi “các bên đã đọc lại
văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký vào văn bản thỏa
thuận…” Tồ án cho rằng là khơng hợp lý. Quan điểm của tòa phúc thẩm: giữ nguyên
án sơ thẩm, tun vơ hiệu văn bản trên.
Tồ án cho rằng Văn bản thỏa thuận tặng cho tài sản trên vi phạm khoản 4
Điều 35, khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng năm 2006. Cụ thể: trong trường hợp
có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người u cầu cơng chứng thì phải
xác minh hoặc u cầu giám định. Theo Toà án, bà P đã 90 tuổi, mắt kém, tai điếc, lại
không biết chữ nhưng không xác minh làm rõ về năng lực hành vi dân sự của bà P,
người làm chứng cũng không phải do bà P mời (là ơng T4 do Văn phịng cơng chứng
chỉ định); khơng ghi âm, quay hình hoặc có người trong hàng thừa kế chứng kiến nên
văn bản được công chứng không bảo đảm sự khách quan. Mặt khác, văn bản này còn
ghi “các bên đã đọc lại văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký
vào văn bản thỏa thuận…” Toà án cho rằng là khơng hợp lý. Tồ án phúc thẩm giữ
ngun án sơ thẩm, tuyên vô hiệu văn bản tặng cho trên là có căn cứ, đúng pháp luật.
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hồn thiện quy
định pháp luật hiện hành:
2.2.1.

Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp:

Nhóm nghiên cứu đồng ý về hiệu lực pháp luật của các hợp đồng tặng cho giữa
bà Lê Thị P với Đào Văn Đ và Đạo Thị Kim P1.

13


Nhóm nghiên cứu phân tích dựa trên các cơ sở sau: Trước khi bà Lê Thị P giao
kết hợp đồng tặng căn nhà cho Đào Văn Đ và Đào Thị Kim P1 thì bà Lê Thị P là
người đã quá già yếu, mắt kém, tai điếc lại không biết chữ….. Tại thời điểm công
chứng bà P cho rằng bản thân bị anh D (con trai) ép lăn tay vào văn bản tặng cho. Bà P
trình bày bà là người khơng biết chữ và cũng do tuổi già sức yếu nên khi con bà đưa đi
phải đi theo không cưỡng lại được; bà lại khơng biết việc này vì anh D đã giấu và
không cho ai biết. Điều này chứng tỏ khả năng nhận thức của bà P tại thời điểm công
chứng hợp đồng đã bị hạn chế, hành vi của bà cũng không được như ý muốn do tuổi
cao, lợi dụng việc bà không biết chữ, anh D đã giấu bà P và các con của bà ép bà kí
hợp đồng và trong suốt thời gian qua, hai cháu Đ và P1 (là cháu nội) khơng có trá ch
nhiê €m thăm nom, nuôi dưỡng, để mặc bà sống dựa vào 4 cô con gái nên việc tặng
căn nhà cho Đào Văn Đ và Đào Thị Kim P1 là không thể hiện đúng ý chí của bà P.
rước và trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng bà P khơng tự chủ được
bản thân. Và các đương sự liên quan đều không cung cấp được các giấy tờ liên quan
để chứng minh và giám định sức khỏe của bà P là có đủ năng lực hành vi dân sự và
Tồ án cho rằng Văn bản thỏa thuận tặng cho tài sản trên vi phạm khoản 4 Điều 35,
khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng năm 2006;
Theo khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự 2015 “Mất năng lực hành vi dân sự: Khi
một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” Điều này giúp
nhóm nghiên cứu kết luận giao kết hợp đồng ngày 26/12/2013 (tại văn phịng cơng
chứng ĐA) là khơng hợp pháp.
Hướng giải quyết tranh chấp: Theo nhóm nghiên cứu, hiệu lực pháp luật của
hợp đồng tặng cho căn nhà giữa bà P và Đào Văn Đ , Đào Thị Kim P1 phụ thuộc chủ
yếu vào việc đánh giá năng lực hành vi dân sự của bà P tại thời điểm công chứng.

Theo bản án, trước khi ký kết hợp đồng thì bà P người đã quá già yếu, mắt kém, tai
điếc lại không biết chữ. Do tuổi già sức yếu bà P đã bị hạn chế về khả năng vận động
nên đã bị anh D đưa đi mà không cưỡng lại được. Từ đó có thể đánh giá năng lực
hành vi dân sự của bà P đã giảm đi rất nhiều. Đến thời điểm công chứng,
14


bà P cho rằng đã bị anh D ép lăn tay vào văn bản cho tặng và bà đã không hề biết về
việc kí kết hợp đồng cho tặng căn nhà do anh D giấu không cho một ai biết.Mặt
khác,văn bản còn ghi “các bên đã đọc lại văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ
nội dung và đã ký vào văn bản thỏa thuận…” trong khi bà P là người không biết chữ.
Điều này cho thấy khả năng tự chủ của bà P đã kém đi và khơng hồn tồn tự nguyện
kí kết hợp đồng. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì
điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Bà P tuy đã là
người thành niên nhưng vì tuổi già, sức yếu nên khơng cịn đủ năng lực hành vi dân
sự để thực hiện giao dịch nêu trên. Thế nên các hợp đồng tặng cho giữa bà P với Đào
Văn Đ, Đào Thị Kim P1 khơng có hiệu lực pháp lý. Về hướng giải quyết, nhóm
nghiên cứu đồng ý với quyết định của quan tịa. Đó là: Khơng cơng nhận hợp đồng
tặng giữa bà P và Đào Văn Đ, Đào Thị Kim P1. Hủy các giấy tờ liên quan tới văn bản
tặng căn nhà trong bản án cho Đào Văn Đ, Đào Thị Kim P1.
PHẦN SAU VẪN LÒNG VÒNG CHƯA RA ĐƯỢC HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
THEO NHÓM , ĐIỀU NÀO BLDS 2015 CHO RẰNG GDDS NÀY VÔ
HIỆU? ĐIỀU 117 (ĐIỀU 122); ĐIỀU 125; ĐIỀU 128
2.2.2

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:

Nhóm nghiên cứu nhận thấy việc quy định “các bệnh khác”, “các chất kích
thích khác”, gây khó khăn trong việc xác định khả năng hành vi dân sự. Nhóm

nghiên cứu mong muốn các quy định sẽ chặt chẽ hơn, với những kiến nghị như sau:
người mắc các bệnh cụ thể là: …, các chất kích thích là: …, có thể bổ sung thêm
người bị tổn thương cơ thể, tinh thần hoặc nhận thức bao nhiêu phần trăm thì sẽ
tuyên bố là bị hạn chế hay mất hành bi dân sự.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
ACC GROUP, Năng Lực Pháp Luật Dân Sự Là Gì? (Cập Nhật 2022),
ngày truy cập 28/6/2022
ACC GROUP, Năng Lực Hành Vi Dân Sự Là Gì? (Cập Nhật 2022),
ngày truy cập 28/6/2022
HÀNG LUẬT ANH BẰNG TẠO LẬP NỀN TẢNG VỮNG BỀN, QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, Quy định về Điều kiện có Hiệu
lực của Hợp đồng. - Hãng luật Anh Bằng (hangluatanhbang.vn), ngày truy cập
28/6/2022
Luật sư Tô Thị Phương Dung, Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự, ngày truy cập 28/6/2022
Luật sư Tô Thị Phương Dung, Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và
nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ dân sự, ngày truy cập 28/6/2022
NCIP Lawyers and Consultants, Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội, %81u
%20c%E1%BA%A5m%20c%E1%BB%A7a%20lu%E1%BA%ADt%20l
%C3%A0,th%E1%BB%ABa%20nh%E1%BA%ADn%20v%C3%A0%20t
%C3%B4n%20tr%E1%BB%8Dng.%E2%80%9D, ngày truy cập 28/6/2022

16




×