Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY MLCITL LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.05 KB, 38 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI
CÔNG TY MLC-ITL LOGISTICS

GVHD: THS PHẠM TỐ MAI
SVTH: LÊ BÁ CƯỜNG
MSSV: K104020240

TP. HCM THÁNG 4 NĂM 2014


ii

LỜI CẢM ƠN


iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên:
Ngày tháng năm sinh:



LÊ BÁ CƯỜNG

Giới tính:NAM

20/09/1992

Thời gian thực tập: 27/12/2013-30/3/2014
Người hướng dẫn thực tập : Trưởng Phòng Kinh Doanh – Phan Vĩnh Nguyên

Nhận xét thực tập:
(Chú ý: Quý doanh nghiệp vui lòng đánh giá kết quả làm việc của sinh viên theo
các tiêu chí sau)

Các tiêu chí

Thành phần điểm

1. Chấp hành nội quy Công ty

Từ 0 đến 3 điểm

2. Thái độ thực tập

Từ 0 đến 3 điểm

3. Nội dung báo cáo thực tập

Từ 0 đến 4 điểm


Tổng số điểm

Từ 0 đến 10

Điểm


iv

NHẬN XÉT THÊM
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tp Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Người hướng dẫn

Phan Vĩnh Nguyên

năm 2014


v


vi

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ .......................................... viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MLC – ITL LOGISTICS ...........3
1.1 Lịch sử hình thành cơng ty. ..............................................................................3
1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty. .........5
1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty. ..................................................................6
1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh. ...............................................................6
1.3.2 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. .....................7
1.4 Định hướng phát triển của cơng ty. ..................................................................8
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CƠNG TY ....................................9
2.1 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh .....................................................9

2.1.1 Dịch vụ đại lí vận tải..................................................................................9
2.1.2 Dịch vụ logistics bổ trợ ............................................................................12
2.1.3 Dịch vụ kho bãi ........................................................................................15
2.2 Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh. .......................................................16
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................20
3.1 Kết luận đánh giá về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics cuả công ty . .21
3.1.1 Những điểm mạnh ...................................................................................21
3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân. ..............................................................22
3.2 Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty ........................23
KẾT LUẬN ................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... ix
PHỤ LỤC .....................................................................................................................x


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2 Cơ cấu doanh số các sản phẩm dịch vụ của công ty ( Đơn vị VND) ................6
Bảng 1.3 Kêt quả kinh doanh cơ bản của công ty ( Đơn vị VND) ...................................7
Bảng 2.1 Bảng so sánh giữa công ty trực tiếp vận tải và đại lí vận tải ..........................10
Bảng 2.2 Tỷ trọng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận so với doanh thu
quý 4 năm 2011 ................................................................................................................17
Bảng 2.3 Tỷ trọng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận so với doanh thu
năm 2012 ..........................................................................................................................18
Bảng 2.4 Tỷ trọng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận so với doanh thu
năm 2013 ..........................................................................................................................19


viii


CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

AMS (Automated Manifest System:

Khai thơng tin hàng hóa

FDI (Foreign direct investment) :

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ISF ( Imported Filing Security):

Khai an ninh hàng nhập khẩu

KPI( Key performance indicators):

Chỉ số đánh giá vị trí cơng việc

OPS (Operations) :

Phịng điều hành

WTO (World Trade Organization) :

Tổ chức thương mại thế giới


1


MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Trong hơn hai thập niên vừa qua, với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế
Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu, chưa bao giờ dịch vụ Logistics lại được quan
tâm xem xét như một chiến lược phát triển của từng xí nghiệp,cơng ty dịch vụ, cơ
quan ban ngành và tồn xã hội như hiện nay. Dịch vụ logistics có mối liên hệ mật
thiết đến sự pháttriển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển và các phương thức
vận tải .Theo Quy hoạch hệ thống cảng biển đến 2020, định hướng 2030 số
2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 thì Việt Nam với quy mô thị trường
dịch vụ logisitcs nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25%
năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ có mức tăng trưởng khá cao.
Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2010 dự kiến 280
triệu tấn, năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100
triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn. Từ số liệu trên có thể thấy
rằng phát triển dịch vụ Logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy
các ngành kinh tế pháttriển một cách mạnh mẽ.
Với tiềm năng phát triển đó, số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong
ngành liên tục tăng nhanh gồm nhiều thành phần. Cả nước có khỏang 2000doanh
nghiệp (vượt qua Thái lan, Singapore) trong đó các cơng ty logistics đa quốc gia
hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã có mặt tại Việt Nam. Đặc biệt với lộ
trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đã được thực hiện trong
năm 2014 thì các cơng ty nước ngồi đã hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc
cung ứng dịch vụ logistics tích hợp với trình độ cơng nghệ hiện đại, chuyên nghiệp
như tại các nước pháttriển thì nay càng nâng cao đầu tư phát triển hơn . Lộ trình
năm 2014 đánh dấu một thời kì cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơng ty trong ngành.
Chính vì thế việc từng cơng ty để chuẩn bị tốt cho sự canh tranh khốc liệt này cần
phải có kế hoạch đánh giá lại tình hình kinh doanh của cơng ty mình từ đó có chiến


2


lược phát triển một các bài bản. Các công ty cần biết khai thác điểm mạnh và khác
biệt của mình để có thể đứng vững trước hàng ngàn đối thủ khác. Như vậy, việc
phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics là điều mà hiện nay không những các
doanh nghiệp trong ngành đang thực hiện mà đó là của tồn xã hội. Kế hoạch phát
triển trong tương lai của công ty MLC- ITL Logistics cũng khơng nằm ngồi xu
hướng đó.
2. Mục tiêu củađề tài
Đề tài phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty MLC- ITL
Logistics được thực hiện với những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cơng ty từ giai đoạn
hình thành, hoạt động ổn định và phát triển.
Thứ hai,phân tích thực trạng kinh doanh hiện tại của cơng ty ở từng sản phẩm
dịch vụ mà công ty đang triển khai ngoài thị trường.
Thứ ba,đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cơng ty từ đó đề ra được những
phương hướng khắc phục và phát triển chất lượng dịch vụ tại cơng ty.
3. Ứng dụng của đề tài
Đề tài hồn thành hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc, cụ thể là các nhân viên
của MLC- ITL Logistics cũng như các phịng ban của cơng ty có cái nhìn khách
quan, tồn diện về các sản phẩm dịch vụ của cơng ty. Là tài liệu để ban giám đốc
tham khảo trong trong việc hoạch định chiến lược phát triển công ty trong giai
đoạn tới.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin gồm phần mở đầu, kết
luận và ba chương như sau:
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty MLC - ITL Logistics.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty.
Chương 3: Nhận xét và giải pháp.
Kết luận



3

Ngồi ra phần mục lục, bảng biểu, chú thích, tài liệu tham khảo và phụ lục
cũng được thể hiện đầy đủ trong đề tài.

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
MLC – ITL LOGISTICS
Sự hình thành và phát triển của công ty trách nhệm hữu hạn MLC - ITL
Logistics sẽ được khái quát chung ở chương này cùng với những thông tin về
ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng như định hướng phát triển của công
ty trong tương lai.
1.1 Lịch sử hình thành cơng ty.
.Như đã phân tích ở phần mở đầu, đứng trước những tiềm năng phát triển to
lớn của ngành Logistics Việt Namrất nhiều các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực
Logistics trên thế giới trong đó có cơng ty Mitsubishi Logistics – một cơng ty kinh
doanh dịch vụ Logistics trong một tập đoàn đa ngành nghề danh tiếng của Nhật
Bản Mitsubishi đã thành lậpcông ty con tại Việt Nam với hình thức liên doanh để
gây dựng những nền tảng đầu tiên trong chiến lược thâm nhập vào thị trường hơn
80 triệu dân này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn MLC – ITL Logistics được thành lập vào ngày
1 tháng 4 năm 2011 với trụ sở chính của cơng ty được đặt tại tịa nhà Etown 1, số
365 đường Cộng Hịa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơng ty
theo hình thức liên doanh giữa tổng công ty Mitsubishi Logistics Nhật Bản (
Mitsubishi Logistics Corporation-MLC) và một công ty cung cấp dịch vụ
Logistics cũng rất tầm cỡ tại Việt Nam Indo Trans Logistics (ITL)(Top 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012, top 100 nhà cung cấp tin cậy năm
2010, đứng thứ 2 về giao nhận hàng hóa hàng khơng tại Việt Nam). Số vốn đầu tư
ban đầu đạt khoảng 86 triệu Yên tương đương với 1.07 triệu Đô la Mỹ, trong đó

cơng ty Mitsubishi Logistics nắm 51% vốn cổ phần. Giám đốc đầu tiên của công ty


4

là ông Munenori Kimura tuy nhiên từ tháng 2 năm 2014 cơng ty có sự thay đổi
nhân sự với Giám đốc mới là ông Yamamoto Koji. Lĩnh vực kinh doanh của công
ty bao gồm giao nhận vận tải quốc tế, logistics toàn cầu, kho bãi, phân phối, cảng
biển và quản lý hoạt động cảng. Công ty hướng đến mục tiêu trở thành một nhà
cung cấp dịch logistics tích hợp, đáng tin cậy mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho
khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của MLC – ITL Logistics ban đầu là cung cấp dịch vụ
logistics cho các công ty trong tập đồn Mitsubishi theo hình thức giao hàng từ nhà
máy sản xuất đến tận nơi tiêu thụ, đặc biệt là cho Công ty điện tử Mitsubishi (
Mitsubishi Electric Company). Hiện nay MLC – ITL Logistics đã trở thành nhà
cung cấp dịch vụ Logistics cho tất cả các khách hàng có nhu cầu, bao gồm cả
khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân. Trong thời gian ngắn hoạt động, công ty
đã thiết lập những dấu mốc quan trọng đánh dấu việc mở rộng thị trường cung cấp
dịch vụ ra cả nước. Chi nhánh Hà Nội tại Tòa nhà Ocean Park, số 1, đường Đào
Duy Anh, quận Đống Đa với số vốn đầu tư hơn 20 tỷ VND được công ty triển
khai hoạt động vào ngày 1 tháng 10 năm 2011. Văn phòng giao dịch tại Hải Phòng
Mở văn phòng giao dịch Hải Phòng ở địa chỉ Phòng 308, khách sạn Dầu Khí, 441
Đà Nẵng, Đơng Hải I, Hải An, Hải Phịng vào tháng 5/2013.
Trong tổng cơng ty Mitsubishi Logistics nói riêng thì MLC – ITL Logistics là
cơng ty con thứ tư trong khu vực Đông Nam Á cùng với các công ty con tại Thái
Lan, Singapore và Malaysia. Bốn công ty con này nằm trong kế hoạch mở rộng
mạng lưới cung cấp dịch vụ Logistics của tông công ty Mitsubishi Logistics từ khu
vực châu Á tới Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ và giờ đây mở rộng ra các nước Trung
Quốc, Thái Lan, bán đảo Đơng Dương và tồn bộ Đông Nam Á.



5

1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của cơng ty.

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng kinh
doanh

Phịng dịch
vụ khách
hàng

Phịng điều
hành

Phịng kho bãi

Phịng kế tốn

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức quản lý tại công ty MLC – ITL Logistics
Công ty được quản lý theo sơ đồ tổ chức với Ban giám đốc có vai trị quản lí
chung và năm phòng ban với những nhiệm vụ và chức năng rõ ràng.
t

ng 12 năm 2013 Cô

t


50 nhân viên đ

m vi

c

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự từng phòng ban tại công ty MLC – ITL Logistics
Trên đại học Đại học Cao Đẳng
Ban giám đốc

Khác

4

Tổng
4

Phòng kinh doanh

9

9

Phòng dịch vụ

10

10

khách hàng

Phòng điều hành

11

5

2

18

Phịng kho bãi

1

1

1

3

Phịng kế tốn
Tồng

1

5

5

36


6
6

13

Nguồn : Căn cứ theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013


6

1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
-Loại hình kinh doanh.
Thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của công ty được kế thừa từ thế
mạnhcủa mỗi bên trong liên doanh, một bên là sức mạnh thương hiệu toàn cầu của
Mitsubishi với mạng lưới đại lí sâu rộng và hệ thống cũng như kinh nghiệm quản
lí kho bãi chuyên nghiệp, một bên là sự am hiểu thị trường logistics Việt Nam, đội
xe hùng hậu của Indo Tran đã mang lại cho MLC-ITL khả năng đáp ứng tích hợp
các dịch vụ Logistics thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.
- Các loại hình dịch vụ mà MLC-ITL hiện đang cung cấp ngoài thị trường
bao gồm:
 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục
hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa), Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng
đường bộ
 Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm: dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, kiểm dịch
thực vật, kiểm tra văn hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác
định trọng lượng, dịch vụ làm chứng chỉ xuất xứ hàng hóa. Khai an ninh,
truyền thông tin hải quan hàng xuất khẩu. Các dịch vụ này được thực hiện
trên danh nghĩa chủ hàng.

 Dịch vụ kho bãi (bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container)

-

Cơ cấu sản phẩm dịch vụ của công ty từ khi thành lập đến nay như sau:

Bảng 1.2 Cơ cấu doanh số các sản phẩm dịch vụ của công ty ( Đơn vị VND)
Năm 2011 (quý 4)

Năm 2012

Năm 2013

Dịch vụ đại lý vận tải

5,839,565,578

68,141,197,669

108,082,309,016

Dịch vụ bổ trợ

1,561,748,753

9,880,772,212

15,443,899,342



7

Dịch vụ kho bãi

151,030,207

1,910,102,022

4,324,653,487

Nguồn : Căn cứ theo báo cáo kết quả kinh doanh (2011-2013)

Có thể thấy rằng, doanh số của dịch vụ đại lí vận tải chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tồn bộ doanh số chung của cơng ty, đạt khoảng 85%.
1.3.2 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Mặc dù công ty chỉ mới đi vào hoạt động và phát triển hơn hai năm nhưng
nhìn chung kết quả kinh doanh của cơng ty là rất khả quan với mức phát triển rất
cao.
Bảng 1.3Kêt quả kinh doanh cơ bản của công ty ( Đơn vị VND)
Năm 2011 (quý 4)

Năm 2012

Năm 2013

Doanh thuthuần

7,552,344,538

79, 653,937,954


127,850,861,845

Giá vốn hàng bán

5,652,304,538

66,643,759,831

108,391,428,916

Chi phí hoạt động

1,612,595,706

9 832 540 668

13 872 383 577

Lợi nhuận hoạt động

80,975,754

393,016,460

1,916,132,993

Lợi nhuận khác

10,792,044


1,333,812

- 27,795,672

Lợi nhuận trước thuế

323,432,653

3,394,350 272

5,888,337,321

Lợi nhuận sau thuế

203,423,534

2,213,038,353

4,285,089,378

Nguồn : Căn cứ theo báo cáo kết quả kinh doanh (2011-2013)


8

1.4 Định hướng phát triển của công ty.
Sau khi định hình được bộ khung nhân sự trong cơng ty và nhưng điều kiện
cơ sở vật chất nhất định, MLC – ITL bắt đầu xây dựng những mục tiêu và kế
hoạch kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn như sau:

Mục tiêu dài hạn:
 Công ty hướng tới trở thành một đối tác cung cấp dịch vụ Logistics tin cậy,
uy tín ở Việt Nam, MLC- ITL trở thành một thương hiệu mạnh có tính cạnh
tranh cao.
 Xây dựng thành công thương hiệu trong dài hạn với chất lượng dịch vụ cao.
 Nằm trong top 3 những công ty Logistics Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2015:
 Đảm bảo được sự hoạt động ổn định trong thời gian đầu thâm nhập thị
trường.
 Mở rộng dần các dịch vụ đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa được
thơng suốt.
 Nằm trong top 5 và chiếm tỷ trọng 10% thị phần của các công ty Logistics
Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy rằng với tốc độ phát triển doanh thu năm 2012 đạt trên
150% và năm 2013 đạt 60%, MLC-ITL đang cho thấy những bước đi đầu tiên và
vững chắc. Điều này tạo đà và là động lực để công ty tiếp tục gặt hái được những
mục tiêu trong định hướng lâu dài sau này.

Kết luận Chương 1:
Với những thông tin tổng quan như trên sẽ giúp bạn đọc bao quát được vị trí,
hướng phát triển của cơng ty trên thị trường cũng như là cơ sở chung để tiếp tục


9

phân tích thực trạng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ logistics của công ty đang
triển khai.

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY


Ở chương này, ta sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng kinh doanh của cơng ty
thơng qua đặc điểm hoạt động, quy trình cũng như kết quả của từng sản phẩm
dịch vụ logistics chính của cơng ty dưới góc nhìn khách quan.
2.1 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
2.1.1Dịch vụ đại lí vận tải
Dịch vụ vận tải là dịch vụ căn bản nhất trong Logistics và hiện nay tại Việt
Nam dịch vụ này vẫn chiếm gần 90% về giá trị của các dịch vụ Logisitcs nói chung
, khơng nằm ngồi xu thế đó doanh thu từ dịch vụ vận tải chiếm đến 85% tổng
doanh thu của công ty.
Một điều chú ý ở đây là công ty MLC- ITL Logistics không tham gia trực tiếp
chuyên chở hàng hóa mà là đại lí giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và nhà chuyên
chở. Việc làm đại lí vận tải, là bên trung gian trong q trình vận tải nên hoạt động
kinh doanh dịch vụ của công ty có những yêu cầu riêng biệt.


10

Bảng 2.1Bảng so sánh giữa công ty trực tiếp vận tải và đại lí vận tải
Ưu thế
Thách thức
-Chủ động trong việc thiết -Chi phí đầu tư phương tiện vận tải,
Cơng ty trực

lập mức giá vận tải.

xây dựng mạng lưới rất lớn.
-Phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng

tiếp vận tải


hóa từ các đại lý.
-Chi phí đầu tư, hoạt động -Cạnh tranh gay gắt giữa các đại lý
Cơng ty đại lí
vận tải

ít.

trong việc tìm kiếm nguồn hàng hóa.

-Linh hoạt trong việc lựa -Địi hỏi am hiểu luật lệ hải quan,
chọn nhà vận tải.

thuế quan và các dịch vụ bổ trợ
khác.

Việc cung cấp dịch vụ vận tải thơng qua đại lí vận tải là một loại hình kinh
doanh tuy khơng mới mẻ tại Việt Nam cũng như thế giới nhưng hoạt động này
vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ với dòng lưu chuyển hàng hóa và ngày càng cạnh
tranh rât khốc liệt. Đứng trước thách thức cạnh tranh, kết quả kinh doanh mà dịch
vụ này mang lại cho công ty được đánh giá rất cao.
Tuy không cần nguồn vốn cố định lớn đầu tư phương tiện vận tải, xây dựng
hệ thống vận tải nhưng trong cơng ty hoạt động đại lí vận tải lại yêu cầu sự lưu
chuyển nguồn vốn rất linh hoạt. Dòng tiền trong cơng ty gắn với một quy trình
hoạt động yêu cầu tương tác thường xuyên của các phòng ban và các dịch vụ bổ
trợ, một số bước trong quy trình đó được thể hiện sơ lược dưới đây:


Bước 1: Phịng kinh doanh tìm kiếm khách hàng là các cơng ty sản xuất,
kinh doanh có hàng hóa cần vận chuyển trong nước hoặc quốc tế. Hai
bên xác định nhu cầu về trọng lượng, số lượng vận chuyển và thông tin

về hàng hóa.


11



Bước 2: Phịng kinh doanh liên hệ, tìm kiếm các nhà chuyên chở là các
hãng tàu, hãng hàng không, hãng vận tải đường bộ có cung cấp dịch vụ
như nhu cầu vận chuyển của chủ hàng. Hai bên thiết lập mức giá cước
vận chuyển và các chi phí khác.



Bước 3: Phịng kinh doanh sử dụng bảng cước phí đã liên hệ báo cho
khách hàng, khi hai bên đạt thỏa thuận thì khách hàng chính thức sử
dụng dịch vụ của cơng ty.



Bước 4: Khách hàng làm việc với bộ phận dịch vụ khách hàng (custom
service), bộ phận chứng từ (docs), bộ phận điều hành (operation) để
thực hiện các công việc về chuẩn bị chứng từ, đóng hàng, giao nhận
hàng hóa. Các phịng ban này khi thực hiện hoạt động nếu có chi phí thì
lập hóa đơn gửi về phịng kế tốn cũng như báo cho khách hàng.



Bước 5: Phịng kế tốn thực hiện kiểm kê các hóa đơn, tạm ứng tiền
cho các phịng ban hoạt động với từng lơ hàng, thanh toán tiền cước

cho nhà chuyên chở, theo dõi việc thanh tốn của khách hàng.

. Các hãng vận chuyển ln u cầu phải thanh tốn trước khoản phí vận tải
và phụ phí trước khi bàn giao chứng từ vận tải, bên cạnh đó chủ hàng vì lí do cần
vốn sản xuất nên thường thanh tốn lại cho cơng ty sau khi quá trình vận tải kết
thúc. Để đáp ứng dịch vụ đại lí vận tải hoạt động tốt thì việc cơng ty ln phải có
nguồn tiền lưu động lớn để đảm bảo được việc thanh khoản trước cho các hãng
vận chuyển là rất quan trọng, chính vì thế cơng ty ln giữ ổn định tỉ lệ tiền mặt và
các khoản tương đương lên đến gần 30% tổng tài sản là điều dễ hiểu.
Như đã phân tích ở trên có thể thấy, nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến
hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ đại lí vận tải này chính là sự hoạt động
hiệu quả của phịng kinh doanh trong vai trò là cầu nối giữa khách hàng và các
hãng vận tải. Để có mức giá cước cạnh trạnh với các đại lí giao nhận khác, cơng ty
phải có mối liên hệ tốt với các hãng vận chuyển bao gồm cả mối liên hệ con người
và lịch sử, khối lượng, số lượng hàng hóa đã hợp tác. Hiện nay với lượng hàng


12

hóa hiện có, cơng ty MLC-ITL logistics đã có nhiều hợp đồng vận chuyển với giá
cước cạnh tranh với hầu hết các hãng vận tải đường biển lớn trên thế giới như
Maersk line, APL, CMA CGM, Evergreen, Yang Min, Hanjin, Zim…Ngồi ra, với
ưu điểm là cơng ty thành viên của tổng cơng ty Indo Trans (ITL) là đại lí vận
chuyển hàng hóa hàng khơng của nhiều hãng hàng khơng lớn trong khu vực cũng
như thế giới như Quatar, Thai Airline…

bảng giá cước vận tải hàng khơng mà

cơng ty có được cũng rất cạnh tranh trên thị trường.
2.1.2Dịch vụ logistics bổ trợ

Dịch vụ Logistics bổ trợ nói theo cách khác là dịch vụ thực hiện các nghĩa vụ
và trách nhiệm của chủ hàng trong q trình xuất nhập khẩu hàng hóa dưới danh
nghĩa chủ hàng. Các nghĩa vụ này tuân theo các luật lệ quy định cụ thể đối với
từng chủng loại hàng hóa, quy trình xuất hoặc nhập, nước nhập khẩu, nước xuất
khẩu:
a) Dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải:
Chứng từ vận tải là một trong những chứng từ quan trọng khơng thể thiếu đề
hàng hóa có thể xuất nhập khẩu đúng luật định, chính vì thế ngồi cung cấp giá
cước vận tải trong dịch vụ đại lí vận tải, công ty cung cấp thêm hoạt động bổ trợ
là chuẩn bị đầy đủ các chứng từ vận tải liên quan đến lô hàng bao gồm : các loại
vận đơn, vận đơn nhà cho chủ hàng (house bill of lading), seaway bill, airway bill,
lệnh giao hàng. Ở dịch vụ này, bộ phận đảm nhiệm thực hiện là bộ phận dịch vụ
khách hàng và chứng từ của công ty. Để đảm bảo sự chính xác cẩn thận trong khâu
làm chứng từ vận tải, chủ chương nhân sự của công ty ở bộ phận này là ưu tiên
tuyển nhân viên nữ có những yêu cầu như trên, thực tế hiện tại với nhân lực gồm
10 người, 9 nữ đã cho thấy việc xử lí thực hiện chứng từ của cơng ty đạt độ chính
xác cao và đảm bảo thời gian hợp lí. Một điều chú ý ở đây đó là vì là đại lí vận tải
nên chứng từ vận tải của cơng ty phụ thuộc khá nhiều vào những thông tin, chứng
từ vận tải của hãng chuyên chở. Để đảm bảo có được những chứng từ đó, đối với


13

bản cứng, công ty phải trực tiếp cử nhân viên đến hãng vận chuyển lấy. Trong cơ
cấu nhân sự của phịng dịch vụ khách hàng và chứng từ có một nhân viên nam phụ
trách mảng này, tuy nhiên với lượng hàng hóa ngày càng tăng, cơng ty lại đồng
thời sử dụng dịch vụ vận tải của nhiều nhà chuyên chở nên số lượng chứng từ cần
giao nhận ngày càng nhiều và tốn rất nhiều thời gian.

b) Dịch vụ chuẩn bị chứng từ hàng hóa:

Một điều kiện cần để hàng hóa có thể xuất nhập khẩu thì u cầu cần có
những giấy tờ liên quan đến lô hàng theo quy định của hải quan như giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật, kiểm tra văn hóa, giám định hàng hóa, xác định trọng
lượng và chất lượng, xuất xứ hàng hóa . Tùy vào chủng loại hàng hóa, loại hình
xuất nhập thì loại hàng hóa đó do các bộ ban ngành khác nhau đảm trách, ví dụ
như hàng hóa nơng sản thuộc quản lý của bộ nông lâm ngư nghiệp, thuốc men
thuộc quản lí của bộ y tế. Trong cơng ty, bộ phận thực hiện các dịch vụ này là
phòng điều hành (operation-OPS). Chính vì đặc điểm liên quan đặc biệt đến những
luật định nên yêu cầu bộ phận đảm nhiệm phải có kiến thức về luật và kinh
nghiệm cũng như mối quan hệ với các bên liên quan của từng quy trình. Để đảm
bảo chun mơn, phịng OPS của cơng ty được chia thành hai bộ phận khá chuyên
biệt là OPS chứng từ và OPS hiện trường trong đó OPS chứng từ làm việc tại văn
phịng cơng ty để chuẩn bị các chứng từ cần thiết của từng quy trình sau đó chuyển
cho bộ phận OPS chứng từ thực hiện trực tiếp các quy trình ở bên ngồi. Cũng
chính về chức năng của từng bộ phận như vậy nên có sự chọn lọc về nhân sự riêng
biệt, tại công ty bộ phận OPS chứng từ đều là nữ ngược lại bộ phận OPS hiện
trường đều là nam có kỹ năng thuyết phục, am hiểu quy trình thực tiễn và có mối
quan hệ tốt với các cơ quan chuyên trách.

c) Dịch vụ thực hiện nghiệp vụ thơng quan hàng hóa:


14

Dịch vụ này là dịch vụ khi đã chuẩn bị hết các chứng từ vận tải, chứng từ
hàng hóa cần thiết thì bộ phận OPS hiện trường sẽ làm việc trực tiếp tại các bộ
phận hải quan của các cảng biển, cảng , hàng không hoặc cửa khẩu. Các nghiệp vụ
này yêu cầu người thực hiện phải nắm rõ quy trình và có mối quan hệ tốt với các
cơ quan chuyên trách nên thường các chủ hàng không trực tiếp thực hiện mà thuê
các công ty giao nhận, công ty logistics thực hiện có ủy quyền. Như vậy một lần

nữa, bộ phận OPS hiện trường là bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này. Một
điều lưu ý ở đây chính là để thực hiện các nghiệp vụ này cần phải tốn các khoản
chi phí, các khoản chi phí này được công ty công khai mức cho phép trong từng
giai đoạn và bộ phận OPS chứng từ cần tuân thủ mức cho phép này. Chi phí sẽ
được tạm ứng tại phịng kế tốn, tuy nhiên vì thủ tục tạm ứng và điều kiện tạm
ứng yêu cầu mức cho phép của mỗi nhân viên nên tình trạng hay diễn ra tại cơng ty
đó là các nhân viên OPS hiện trường mất rất nhiều thời gian để ứng tiền, điều này
ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại trong ngày.
Vậy ta có thể tóm tắt một ngày làm việc của bộ phận OPS hiện trường như sau:
 Có mặt tại công ty, nhận lịch phân công các lô hàng, các nghiệp vụ cần xử
lí.
 Liên hệ bộ phận chứng từ tương ứng để hoàn tất, kiểm tra chứng từ.
 Liên hệ bộ phận kế toán để ứng tiền thực hiện các nghiệp vụ.
 Ra khỏi công ty, thực hiện các nghiệp vụ chuẩn bị chứng từ hàng hóa.
 Gửi hàng, nhận hàng ở các cảng biển, sân bay, trung tâm dịch vụ hàng hóa
hàng khơng.

d) Dịch vụ khai an ninh, truyền thông tin hải quan hàng xuất khẩu:
Đối với hàng hóa xuất khẩu đến các nước phát triển như Mỹ, Canada, châu
Âu và Nhật Bản thì việc đảm bảo an ninh hàng hóa, kiểm tra thơng tin về hàng hóa
trước khi các nước này cho nhập khẩu vào quốc gia họ được quy định một cách
bắt buộc và cụ thề. Chẳng hạn đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ thì trước khi


15

tàu mẹ lên đường tới Mỹ 48 tiếng thì yêu cầu nhà xuất khẩu và nhà chuyên chở
phải kê khai thơng tin hàng hóa để truyền dữ liệu cho hải quan Mỹ kiểm tra
(Automated Manifest System – AMS ). Vì tính chất nghiệp vụ phải cập nhật nhiều
thơng tin và quy trình nên chủ hàng thường ủy thác lại dịch vụ cho công ty giao

nhận thực hiện. Hiện nay tại cơng ty, các hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ và các nước
có u cầu thực hiện truyền thơng tin kê khai hàng hóa thì cơng ty đều được ủy
thác thực hiện và thu lại phí sử dụng dịch vụ này từ chủ hàng. Ngồi AMS, Mỹ
cịn u cầu kê khai an ninh hàng hóa trước khi tàu cập bến cảng tại Mỹ 24 tiếng (
Imported Filing Security- ISF ), việc kê khai này được hải quan Mỹ yêu cầu nhà
nhập khẩu khai tuy nhiên tại cơng ty MLC-ITL Logistics thì nhà nhập khẩu bên Mỹ
lại nhờ nhà xuất khẩu tại Việt Nam khai và nhà xuất khẩu là ủy thác cho công ty
khai. Điều này cho thấy việc chuyên môn hóa trong các nghiệp vụ logistics giúp ích
rất nhiều cho các bên thực hiện được một quy trình hồn chỉnh. Tại công ty, bộ
phận thực hiện các dịch vụ này là phịng dịch vụ khách hàng và chứng từ, vì tính
chất liên quan đến luật lệ quốc tế và quy trình quốc tế nên bộ phận này thường
xuyên được đào tạo để phù hợp với tình hình thực tế trong các giai đoạn khác
nhau.
2.1.3 Dịch vụ kho bãi
Dịch vụ kho bãi là dịch vụ công ty cho khách hàng thuê kho để lưu trữ sản
phẩm khi chưa có nhu cầu nhập hàng về kho của công ty hay kho nhà phân phố của
cơng ty đối với hàng nhập khẩu. Có thể thấy doanh thu từ cung cấp dịch vụ kho bãi
của công ty chỉ đạt khoảng 2% tổng doanh thu của công ty, đây là con số khá
khiêm tốn đúng với tình hình kinh doanh của cơng ty. Dù tập đoàn Misubishi
logistics nổi tiếng với hoạt động xây dựng, quản lí kho bãi trên tồn cầu nhưng tại
Việt Nam, MLC- ITL Logistics vẫn chưa đầu tư xây dựng kho riêng của mình mà
đang th kho của một cơng ty nhà nước. Kho mà công ty đang thuê lại là kho số
12 của hệ thống ICD (inland container depot) – Sóng Thần tại Bình Dương gồm 20
kho của cơng ty Tân Cảng Sài Gịn với diện tích của kho 12 vào khoảng 5400m2


16

.Khách hàng đang sử dụng dịch vụ kho bãi của công ty đều là khách hàng được chỉ
định từ tập đồn Misubishi logistics bên Nhật. Các khách hàng gồm Cơng ty điện

tử M tsub s

e e tr , K

m

t , MEVN, Br t er pr ter… r

đó hàng hóa

của Mitsubishi electric chiếm đến 80% giá trị hàng hóa trong kho, chủ yếu là các
sản phẩm máy lạnh, tủ lạnh, quạt đứng, quạt tường..được nhập khẩu từ Thái Lan,
Nhật Bản và Malaysia. Các sản phẩm này được lưu trữ tại kho và sẽ cung cấp xuất
ra lại cho các nhà phân phối theo từng đơn hàng chỉ định. Vì chủ yếu là hàng chỉ
định, khách hàng tại Việt Nam chưa có và lượng hàng chưa nhiều chính vì thế mà
Misubishi logistics chưa triển khai đầu tư kho riêng tại Việt Nam là điều dễ hiểu.
Hiện tại, tại kho của công ty có 3 nhân viên thực hiện các nghiệp vụ. Một đặc
điểm đó là vì cơng ty th lại kho của cơng ty khác nên khi hàng hóa vào kho có
nghĩa là được đặt dưới trách nhiệm quản lí, sở hữu của công ty chủ kho. Mọi hoạt
động xuất nhập hàng hóa vào kho đều phải có nhân viên của kho quan sát, kiểm kê
và chứng nhận. Nhân viên của công ty MLC- ITL Logistics chỉ tham gia giám sát,
điều độ các xe giao nhận hàng của mình và báo cáo tình hình hàng hóa trong kho
cho các cơng ty khách hàng. Dù quy mô chưa lớn nhưng công ty vẫn đã và đang áp
dụng một trong những phần mềm quản lí kho phổ biến là WMS (Warehouse
management system), hệ thống phần mềm này được kết nối với máy chủ tại cơng
ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh và máy chủ của hệ thống trong mạng lưới của
Mitsubishi logistics. Điều này giúp cho các cơng ty khách hàng có thể dễ dàng theo
dõi được các hoạt động của kho từ đó lên kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lí.
2.2 Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh.
Với tiêu chí của tồn công ty là chất lượng sản phẩm dịch vụ được đặt lên

hàng đầu. Công ty MLC- ITL logistics đã không ngừng cải thiện quy trình kinh
doanh, đào tạo đội ngũ nhân viên của mình giỏi chun mơn, tốt kỹ năng và những
kết quả kinh doanh đạt được dù mới hơn 2 năm hình thành phát triển thật đáng
khâm phục. Nếu tính trung bình cho năm 2011 là bốn lần của q 4 thì cơng ty đã
đạt tốc độ tăng trưởng về doanh thu hơn 150% trong năm 2012 và đạt hơn 60%


17

trong năm 2013. Thành lập và phát triển trong giai đoạn ngành Logistics Việt Nam
đang tăng trưởng cao, con số tăng trưởng của công ty cũng đã đánh giá được mức
phát triển của ngành cũng như dự đốn những khó khăn trong thời kỳ tới. Việc
phân bổ về tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ cũng cần
được chú ý và đánh giá cẩn trọng để có những điều chỉnh làm nâng cao hoạt động
kinh doanh của công ty.

Bảng 2.2 Tỷ trọng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và lợi nhuận so với
doanh thu quý 4 năm 2011
% Doanh thu
Chỉ tiêu
% Lợi nhuận
% Lợi nhuận so
với doanh thu
Dịch vụ đại lý vận tải

77.32

79.46

2.77


Dịch vụ bổ trợ

20.67

19.43

2.53

Dịch vụ kho bãi

2.01

1.11

1.50

Nguồn : Căn cứ theo báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dịch vụ

Theo bảng trên ta có thể thấy, trong quý 4 năm 2011 là thời gian công ty mới
đi vào hoạt động ồn định. Dịch vụ đại lí vận tải đã chiếm vai trò quan trọng trong
cơ cấu doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Tỷ trọng doanh thu đạt hơn
77% và lợi nhuận đạt gần 80%. Đứng thứ hai là dịch vụ bổ trợ và không đáng kể
là dịch vụ kho bãi . Ở cột so sánh phần trăm lợi nhuận so với doanh thu ta có thể
thấy rằng bản chất của việc làm đại lí vận tải là hưởng khoản chênh lệch từ giá
cước thực tế và giá bán cho chủ hàng, việc thanh toán trước cho chuyên chở và thu
lại ở khách hàng làm cho doanh thu của cơng ty lớn nhưng thực tế chi phí cũng rất
lớn. Con số 2.77% thực tế đã nói lên điều đó. Ở dịch vụ bổ trợ, khi mà mức cố
định trên thị trường là khó thay đổi do có nhiều cơng ty cạnh tranh nên giá bán



×