Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

IỂU LUẬN CUỐI KÌ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
LỚP CHIỀU THỨ 3, TIẾT 7-9, PHÒNG A113, NHÓM 11
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÃ SỐ HP: LLCT230214_11

GVHD: ThS Phùng Thế Anh
Nhóm thực hiện:
1 Nguyễn Trần Phúc Bảo
2 Nguyễn Văn Cường

17146232
17146237

TP.Hồ Chí Minh – 5/2019


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tốn tại và phát triển của từng quốc


gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc tìm tịi mơ hình quản lý kinh tế
thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan
tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu
cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có
đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng
hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể,
chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu
bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, nước ta hồn thiện thể chế kinh tế thị trường còn chậm. Một số quy
định pháp luật, cơ chế, chính sách cịn mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất qn; cịn có biểu
hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bố và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực phát triển.
Để làm rõ hơn về những mặt tích cực và hạn chế của nền kinh tế thị trường, nhóm
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài, nhóm chúng tơi muốn hiểu rõ về đường lối xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời làm rõ những thành tựu và hạn chế
trong hơn 30 năm đổi mới của nền kinh tế nước ta.
3. Những nội dung chính
Nội dung chính bao gồm:
Khái quát đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3



NỘI DUNG
1. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1 Mục tiêu và quan điểm cơ bản
1.1.1 Thể chế kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các
quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, cơng cụ và nguyên tắc vận
hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống
nhân dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ văn minh. Nói cách
khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các
chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không
đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là vấn
đề mới và phức tạp, là một q trình, có nhiều giai đoạn. Trong hơn 30 năm đổi mới, thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên
những nét cơ bản.
1.1.2 Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta làm cho nó phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường,
thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải
hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Đến năm 2020, cần đạt mục tiêu:
Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trị chủ đạo của
kinh tế nhà nước đi đơi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình
doanh nghiệp. Hình thành một số tập đồn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng

mơ hình quản lý hiện đại, có năng lực canh tranh quốc tế.

4


Hai là, đổi mới cơ bản mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công.
Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả
nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa,
đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển
kinh tế - xã hội.
1.1.3 Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của
kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các
yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội,
giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ
và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ mơi trường.
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh
nghiệp tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội.
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc,
đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà

nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong q trình hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2 Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
1.2.1 Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là làm cho nó
phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, làm cho nó vận hành thơng suốt và có hiệu quả. Do đó, muốn hồn thiện thể chế
5


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có sự thống nhất nhận
thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số điểm cần thống nhất là: Chúng ta cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm
phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy
luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh
nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoàn thiện thể chế về sở hữu.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên sự tồn tại khách quan
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. Đó là u
cầu khách quan. Do đó các yêu cầu này cần được khẳng định trong các quy định của pháp
luật, đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu. Pháp luật cần quy định về sở
hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước…
Phương hướng cơ bản của hoàn thiện thể chế sở hữu là:
- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước, đồng thời
đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất.
- Tách biệt vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy cơng quyền quản lý tồn bộ
nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ

sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
Nhà nước.
- Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với
các loại tài sản. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Bổ
sung luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể, các hợp
tác xã, bảo về quyền và lợi ích của xã viên đối với tài sản. Tạo cơ chế khuyến khích liên
kết giữa sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, làm cho chế độ sở hữu cổ
phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của doanh nghiệp trong nền
kinh tế.
- Ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Hoàn thiện thể chế về phân phối.
- Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và
phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
6


trong từng bước, từng chính sách phát triển. Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ
chế thị trường và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước, đảm
bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối và phân phối lại phải đảm bảo hài hịa
lợi ích của Nhà nước, của người lao động và của doanh nghiệp, tạo động lực cho người
lao động.
- Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh
tế. Đổi mới, sắp xếp lại, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhà nước để phát huy vài trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thu hẹp các lĩnh vực độc quyền nhà nước.
- Đổi mới, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác theo cơ chế thị trường, theo nguyên
tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng. Thực hiện
nghiêm túc, nhất quán một mặt bằng pháp lý kinh doanh khơng phân biệt hình thức sở
hữu, thành phần kinh tế…

- Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp cơng lập phát triển
mạnh mẽ, có hiệu quả.
1.2.3 Hồn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng
bộ các loại thị trường
- Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền trong kinh doanh.
Hồn thiện khung pháp lý cho kỹ kết và thực hiện hợp đồng. Đồng thời hoàn thiện cơ chế
giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp phù
hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế. Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa
và dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ. Tự do hóa thương
mại và đầu tư phù hợp cam kết quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng
hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa,
dịch vụ và xử lý sai phạm. Phát huy tốt vai trò điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát lạm phát và từng bước mở rộng
thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với cam kết quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển
lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi
pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loại thị trường. Tạo điều kiện phát triển các doanh
nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các
sản phẩm bảo hiểm, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết hội nhập
quốc tế; hoàn thiện luật pháp, cơ chế thị trường; hoàn thiện luật pháp chính sách về tiền

7


lương, tiền cơng, trong đó tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động hình thành
theo quy luật thị trường, dựa trên cung cầu về sức lao động.
- Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ các tổ chức
nghiên cứu , ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công
nghệ phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thị
trường công nghệ. Nhà nước tăng đầu tư và đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cho các ngành

giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí về các
hoạt động dịch vụ này, tăng cường quản lý nhà nước để hạn chế các mặt trái của cơ chế
thị trường đối với các hoạt động dịch vụ.
1.2.4 Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, cơng bằng xã hội trong
từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ mơi trường
- Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đơi với tích cực thực hiện giảm
nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách mạng
trước đây. Chính sách giảm nghèo nhằm mục tiêu ổn định và tạo động lực cho sự phát
triển. Chính sách đó tạo điều kiện để mọi cơng nhân nắm bắt cơ hội làm ăn, nâng cao thu
nhập và đời sống, được hưởng thành quả chung của sự phát triển.
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng các hình thức bảo hiểm bắt buộc
và tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Chăm sóc các đối tượng
bảo trợ xã hội, bảo đảm cho họ có cuộc sống ổn định, hịa nhập tốt hơn vào cuộc sống và
tự vươn lên. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt động
khơng vì mục tiêu lợi nhuận, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Hồn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ mơi trường, có chế tài đủ mạnh đối
với các trường hợp vi phạm, xử lý triệt để những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và ngăn chặn khơng để phát sinh thêm.
1.2.5 Hồn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự
tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng
kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mơ hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nhứng nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra sự đồng
thuận trong xã hội.

8


- Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Vai trò kinh

tế của Nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích và hạn chế, ngăn ngừa phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
- Các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và
nhân dân có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để phát huy vai trò của họ, Nhà nước phải tiếp tục hồn thiện luật pháp, cơ chế,
chính sách, tạo điều kiện để các hình thức tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có
hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thành tựu và hạn chế.
2.1 Thành tựu
Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế
hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế
giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 5,98% năm
2014 đến 6,21% năm 2016. Năm 2003 GDP bình quân đầu người chỉ đạt 471 USD/năm
thì đến 2016 thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 USD, tăng 106 USD so với năm
2015. Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm
nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê thì
lạm phát đã được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh từ mức 18,23% (năm 2011) xuống
còn 3,26% (năm 2016). Và chỉ số lạm phát cơ bản trong tháng 10 tháng đầu năm 2017
tăng 1,44% so với cùng kì năm ngối.
Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và chế độ phân phối đã phát triển
đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện
của đất nước. Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp
luật, ngày càng phát huy vai trị tích cực trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước
từng bước phát huy vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại, cổ
phần hóa theo Luật doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước
đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ
chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả

kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã
có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm và xuất khẩu.
9


Tính đến tháng 6/2013, cả nước cịn 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 32
tỉnh khơng cịn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thuần túy. Đề án tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 được phê duyệt và tích cực thực hiện. Cổ phần
hóa và thối vốn đầu tư ngoài ngành theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh, trong đó tập
trung vào các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước. Tính đến ngày 30/9/2014, đã thực
hiện sắp xếp lại 6.883 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.136 doanh nghiệp.
Tính đến năm 2015, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, 90% số việc làm
và 39% tổng đầu tư toàn xã hội. Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng lên. Năm 2011,
tổng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân là 340 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là
385 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 410,4 nghìn tỷ đồng, năm 2014 ước là 433 nghìn tỷ đồng
và năm 2015 ước là 490 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2013, các doanh nghiệp FDI đóng góp 18% GDP, 23% vốn đầu tư phát
triển, 66,9% kim ngạch xuất khẩu và 56,71% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tính đến
tháng 12/2013, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI đạt trên 1,8 triệu người.
Đóng góp của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 54,2% năm 2010 lên
khoảng 67,8% năm 2015.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, cơ bản đã
có sự liên thơng, gắn kết thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường quốc
tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng; đã có bước
phát triển và hồn thiện về quy mô, cơ cấu, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế
quản ký, năng lực cạnh tranh. Giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ đã vận hành
theo giá thị trường được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường lao
động đã được hình thành với nguồn cung lao động khá dồi dào trên phạm vi cả nước,

bước đầu đã tham gia thị trường quốc tế. Thị trường tài chính – tiền tệ phát triển khá sôi
động. Thị trường bất động sản phát triển mạnh, thị trường khoa học công nghệ đang hình
thành và có bước phát triển nhất định.
Tính chung trong hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại
bán lẻ luôn cao từ 2 đến 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ.
Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng ngày càng tăng, tăng trưởng của ngành dịch
vụ cao hơn mức tăng bình quân GDP; tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 42,9%
năm 2010 lên khoảng 44% năm 2015.
Doanh thu thương mại điện tử tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 4 tỷ USD năm
2015; doanh thu phần mềm tăng từ 2 tỷ USD năm 2010 lên 3 tỷ USD năm 2015. Ngành
du lịch tiếp tục cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bền vững,
mở rộng du lịch nội địa và tăng cường thu hút du khách từ các quốc gia thu nhập cao.
Tính từ năm 2008 đến năm 2015, số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tăng trung
10


bình
khoảng
trên10%/năm và tới nay có xấp xỉ 700 siêu thị tại 61 tỉnh/thành phố, 115 trung tâm thương
mại tại 35/63 tỉnh/thành phố. Cả nước đã có 16 trung tâm hội chợ triển lãm, với tổng diện
tích là 815.667m2.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên khoảng 49% năm 2014 và
dự kiến đạt 50% vào năm 2015. Cơ cấu đào tạo ngày càng hợp lý hơn, góp phần tích cực
vào chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo thông lệ quốc tế (là
những người đã được đào tạo từ 3 tháng trở lên, có văn bằng, chứng chỉ theo quy định)
năm 2010 là 14,6%, năm 2013 là 17,9%, dự kiến năm 2015 đạt 18,4%. Tỷ trọng lao động
nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm, cịn khoảng 46,5%.
Tính đến ngày 31/12/2013, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu ước đạt khoảng
29,7% GDP, vào cuối năm 2015 ước đạt khoảng 33% GDP; vốn hóa thị trường trái phiếu
đạt 19% GDP, vào cuối năm 2015 ước đạt 23% GDP. Các nhà đầu tư tham gia thị trường

chứng khốn tính đến cuối năm 2013 đã có gần 1,4 triệu tài khoản giao dịch, trong đó bao
gồm 16.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi; tồn thị trường đã có 104 cơng ty chứng
khốn và 47 cơng ty quản lý quỹ. Về thị trường bảo hiểm: tính từ trước năm 1993 đến
ngày 31/12/2013, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng nhanh (từ 1 doanh nghiệp lên
59 doanh nghiệp, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 12 doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm); số lượng sản phẩm bảo hiểm phát triển
nhanh chóng (từ 22 sản phẩm lên trên 800 sản phẩm). Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt
44,4 nghìn tỷ đồng năm 2013, dự báo đạt 55 nghìn tỷ đồng năm 2015. Thị trường tiền tệ
phát triển khá nhanh, sôi động; tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nơng nghiệp: năm 2009 tăng
18,79%, năm 2010 tăng 30,41%, năm 2011 tăng 30,64%, năm 2012 tăng 12,52%, năm
2013 tăng 19,67%; tăng trưởng tín dụng lĩnh vực xuất khẩu: năm 2009 tăng 15,44%, năm
2010 tăng 33,15%, năm 2011 tăng 58,06%, năm 2012 tăng 20,19%, năm 2013 tăng
8,43%...
Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư
Giai đoạn 1986-2017, để tạo nguồn lực tài chính cho phát triển, Đảng và Nhà nước
ta đã khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, các thành phần kinh tế bỏ vốn
đầu tư phát triển kinh tế. Kết quả là tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta ngày càng
tăng. Nếu như giai đoạn 1998-2000, tổng vốn đầu tư tồn xã hội đạt 117,9 nghìn tỷ đồng,
đến năm 2017 đạt 1667,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 14 lần so với giai đoạn 1998-2000.
Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực,
thể hiện ở chỗ: vốn đầu tư phát triển của khu vực nhà nước đã giảm xuống; khu vực ngồi
nhà nước và khu vực có vốn ĐTNN tăng lên. Nếu như giai đoạn 1986-2000, vốn đầu tư
của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 54,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; khu vực kinh tế
11


là 24,1%; khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là 21,6% thì đến năm 2017, cơ cấu vốn đầu tư
theo thành phần lần lượt là: 35,6%; 40,6% và 23,8%.
Các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo
Với mục tiêu định hướng XHCN, Đảng ta luôn thống nhất quan điểm tăng trưởng

kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Do đó, các vấn đề về an sinh xã hội cơ
bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi cho mọi người đều phát triển khá
đồng bộ và ngày càng được cải thiện. Vấn đề lao động việc làm, năng suất lao động và tỷ
lệ thất nghiệp đều phát triển theo hướng tích cực. Cụ thể: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tăng từ 37.975 nghìn người
vào năm 2000, lên 53.718 nghìn người vào năm 2017 tăng 41,4%, bình quân mỗi năm
tăng 2,4%/năm; năng suất lao động xã hội năm 2005 đạt 21,4 triệu đồng/người, đến năm
2017 đạt 93,2 triệu đồng/người. Như vậy, trong vòng 12 năm, năng suất lao động xã hội
tăng 3,35 lần, bình quân tăng 27,9%/năm; tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta thấp và có xu hướng
giảm dần từ 2,88% năm 2010, xuống 2,24% vào năm 2017. Vấn đề xóa đói, giảm nghèo
là một trong nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, tổ chức
chính trị - xã hội và của toàn dân, được tổ chức thực hiện nghiêm túc, chu đáo, từ khâu
xác định chuẩn nghèo cho từng giai đoạn phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế
và mức sống bình quân của dân cư. Các chương trình, dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện
cho các hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn để mọi người tham gia sản xuất kinh doanh
vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả, nên hộ nghèo cả nước đã giảm dần qua các
giai đoạn phát triển. Nếu xét theo chuẩn nghèo qua các giai đoạn từ 1993-1995 và 19972000 thì tỷ lệ hộ nghèo năm 1993 là 58%, giảm xuống 37,4% vào năm 1998. Áp dụng
chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005, năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo là 28,9%, năm 2004 là
23,2%. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 14,8%, năm
2009 là 11% và năm 2010 là 9,45%. Căn cứ chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ
nghèo năm 2011 là 11,76%, năm 2014 là 8,4%, năm 2015 là 7,1%. Năm 2015, Chính phủ
có quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020, theo tiêu chuẩn đó thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 8,93%, năm 2017 là
6,72% . Chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá là
thành cơng và đó là do sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các đồn thể
chính trị, xã hội, của tồn dân và đặc biệt là nỗ lực thoát nghèo của bản thân các hộ
nghèo. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm như: Tích
cực triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện; Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống
các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến cuối. Đội ngũ cán bộ y tế phát triển cả về
số lượng và chất lượng đối với cả y tế công lập và tư nhân. Riêng đối với y tế công lập, số

cơ sở khám chữa bệnh năm 1986 là 11.600 cơ sở, năm 2016 là 13.591 cơ sở, đạt tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 1986-2016 là 0,6%/năm; số giường bệnh tăng bình quân
12


47,2%/năm; số bác sĩ tăng bình quân 9,8%/năm. Tuổi thọ trung bình của nước ta tăng, đạt
73,3 tuổi vào năm 2015; năm 2016 là 73,4 tuổi; năm 2017 là 73,5 tuổi, vượt xa các nước
có thu nhập thấp (58 tuổi) và cao hơn các nước có thu nhập trung bình (71 tuổi). Số trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, theo báo cáo của Viện dinh dưỡng trước cơ quan truyền
thơng ngày 12-10-2018 thì suy dinh dưỡng thể thấp cịi là 23,8%, thể nhẹ cân là 13,4% và
đang có xu hướng giảm dần.
2.2 Hạn chế
Trong gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt Nam
cũng cịn nhiều hạn chế, yếu kém.
Q trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu cùa cơng cuộc đổi mới tồn diện và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ
và thống nhất
Nếu như trên thế giới, kinh tế thị trường đã có lịch sử hàng mấy trăm năm, thì kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mô hình kinh tế hồn tồn mới, chưa có
tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển chưa đầy 30 năm. Cho nên, trong quá trình
phát triển, chúng ta gặp khơng ít trở ngại, khó khăn và cả thiếu sót. Quá trình chuyển đổi
sang kinh tế thị trường ở nước ta cịn chưa hồn tất; những thách thức và rào cản còn rất
lớn trong cả tư tưởng, nhận thức, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Xây dựng thể
chế, chế độ sở hữu, quản lý, phân phối chưa bắt kịp những u cầu và địi hỏi của cơng
cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường
mới phát triển chậm, manh mún, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt.
Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết
tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sàn nhà nước, nhất là khi đi vào
cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử.

Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yểu tố thị trường
và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông
suốt. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm; quản lý
nhà nước đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa
hợp lý. Cơ chế "xin - cho" chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương cịn mang
tính bình qn.
Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nắm một một nguồn vốn rất lớn, tuy nhiên,
sự yếu kém trong khâu quản lý đã đem lại hiệu quả kém nên dẫn đến tình trạng thất thốt
tài sản nhà nước.
13


Việc phân phối các kênh tài sản cho các loại hình doanh nghiệp cũng khơng cơng
bằng. Doanh nghiệp nhà nước chính là con đẻ của nhà nước, cách thức can thiệp của nhà
nước, cách thức suy nghĩ về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và mở cửa
nên khó tránh khỏi ưu ái hơn. Một điều nữa, theo một số điều tra, khu vực tư nhân, đặc
biệt khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tiếp cận đất đai, tiếp cận các nguồn nhân
lực, tín dụng... thì khu vực này yếu thế hơn doanh nghiệp nhà nước. Đó là do một phần
của vị thế, quy mơ cơ bản dẫn đến những ưu ái hơn trên thực tế.
Quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển của một số thị trường và phân đoạn thị trường
còn mất cân đối, khập khiễng, chưa tương hợp. Trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động
của các loại thị trường không đồng đều; Thể chế, môi trường cho phát triển các loại thị
trường còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất và chồng chéo; Xu thế phát triển của các loại thị
trường chưa bền vững và không ổn định.
Việc vận hành hệ thống phân bổ nguồn lực còn nặng về “xin – cho”, dành ưu tiên
quá nhiều cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhưng rất tiếc là hoạt động của những
doanh nghiệp này lại kém hiệu quả, thậm chí nhiều đơn vị thua lỗ lớn. Biểu hiện rõ nhất
và gần nhất là 12 dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của ngành Cơng thương. Trong đó
điển hình dự án Đạm Ninh Bình của Tập đồn Hố chất Việt Nam (Vinachem) với số vốn
đầu tư lên tới 12.000 tỉ đồng, nhưng chỉ sau 4 năm hoạt động, Nhà máy đạm Ninh Bình

thua lỗ lên tới hơn 2.700 tỉ đồng. Máy móc tại nhà máy ln trong tình trạng hư hỏng,
hàng hóa tồn kho nhiều, hệ quả là 400 công nhân phải nghỉ việc.
Vẫn cịn tình trạng cào bằng, bình qn trong phân phối tiền lương thu nhập của
cán bộ - công – nhân – viên chức nhà nước, Tiền lương và các chế độ đãi ngộ quá thấp
đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức đang ngày đêm làm việc tận tâm, có trách
nhiệm, chất lượng hiệu quả, nhưng lại quá cao đối với bộ phậnkhông nhỏ số cán bộ, cơng
chức, viên chức cịn lại. Tiền lương thực hiện (thực nhận) hoặc thu nhập từ tiền lương từ
cơ cơ quan, đơn vị ngày càng bình quân, chắp vá, phá vỡ quan hệ tiền lương chung,
khơng cịn đảm bảo ngun tắc phân phối theo lao động
Điều hết sức đáng quan tâm là những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
của nền kinh tế chưa được tăng cường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Yếu tố quản lý của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế theo định hướng xã
hội chủ nghĩa còn quá bất cập, chưa làm chủ và khai thác hết tiềm năng của nó, thể hiện
qua:
Sự điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa vẫn cịn nhiều sai sót. Sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam không ổn định (GDP
14


Việt Nam năm 2007 là 8.16%, năm 2015 giảm còn 6,68%), chuyển dịch cơ cấu từ nông
nghiệp chủ chốt sang lấy công nghiệp và dịch vụ gặp nhiều thách thức, công nghiệp nặng
gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nhà máy Formosa xả thải gây chết một người
lặn, 115 tấn cá chết dạt vào dọc dải bờ biển, 140 tấn cá và 67 tấn ngao nuôi, hủy hoại 450
hecta rạn san hô bị hủy hoại từ 40% đến 60%
Việc định hướng sự phát triển các thành phần kinh tế còn nhiều sai lầm, khi kinh tế
nhà nước lại liên tục thua lỗ. Tổng cơng ty mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng. Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên In Đắk Lắk lỗ 2,95 tỷ đồng. Các thành phần kinh tế phi
nhà nước chưa được quan tâm phát triển.
Yếu tố chủ đạo trong nền kinh tế của kinh tế nhà nước vẫn chưa vững chắc, được
tạo điều kiện thuận lợi nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ, cơ cấu lãnh đạo và kinh

doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn quá yếu kém. Khả năng tiếp cận thị trường
trong và ngồi nước cịn q nhiều sai lầm.
3. Vận dụng
3.1 Những ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường đến sinh viên
Kinh tế tư nhân phát triển góp phần tạo cơ hội việc làm thêm cho sinh viên, phụ
giúp kinh tế gia đình. Đời sống sinh viên vì đó cũng được nâng cao, học tập có hiệu quả,
sáng tạo.
Thời bao cấp có việc nhưng khơng được làm, mà nhà nào có việc làm thêm thì con
cái chịu áp lực dè bỉu của bạn bè, vì cho là làm ăn cá thể. Đó là một thời có những quan
niệm rất ấu trĩ về chủ nghĩa xã hội, cố loại bỏ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, ngăn
sơng cấm chợ, và có quan niệm thơ thiển về lối sống lành mạnh,. Sinh viên không thể nào
làm thêm được để cải thiện điều kiện sống của mình.
Ngày nay, làm thêm trong sinh viên rất phổ biến. Điều kiện thuận lợi trước tiên dễ
nhận thấy nhất cho sinh viên đó là khơng bị gị bó về thời gian vì hầu hết họ đều là sinh
viên ở các tỉnh khác theo học nên có thể chọn thời gian làm việc tùy ý sao cho phù hợp
với thời khóa biểu của mình. Thêm nữa ở tất cả các trường đại học , cao đẳng chỉ phải học
nửa buổi tất yếu thời gian còn lại sinh viên sẽ nghĩ ngay đến đi làm thêm. Dường như đối
với sinh viên không có bất cứ cơng việc nào là đáng nề hà miễn là lương thiện. Thế là
xuất hiện các công việc làm bán thời gian hay làm ca cho sinh viên lựa chọn. Chính điều
kiện thuận lời này đã cổ vũ cho sinh viên làm thêm nhiều hơn . Mỗi ngày nếu cố gắng bỏ
ra 4-5h làm thêm thì mỗi tháng, sinh viên có thể kiếm được 2-3 triệu đồng. Số tiền ấy
khơng lớn nhưng cũng góp phần trang trãi cuộc sống, giúp đỡ rất nhiều gánh nặng kinh tế
đối với những gia đình khó khăn có con em đi học xa quê.
15


Trong thời bao cấp, tiêu chuẩn của sinh viên là phiếu E được là 18 đồng. Được
mua 17 kg lương thực/tháng. 4 lít dầu/tháng, 0,5 kg thịt/tháng, 1 kg cá/tháng, 0.5 kg
đường /tháng, 5 m vải/ năm... Ngoài ra thỉnh thoảng cịn được mua chút ít nhu yếu phẩm
do hợp tác xã tiêu thụ cung cấp, chẳng hạn như gói kẹo, hộp sữa, ở nội trú thì tồn bộ học

bổng dành cho tiền ăn hết. Các thứ khác phải mua bằng các nguồn tiền khác. Thời giá liên
tục leo thang. Đến năm 1980, số tiền học bổng chỉ đủ mua được 18 bát phở loại xoàng.
Thời buổi kinh tế thị trường, kinh tế được tăng trưởng, nhờ đó đời sống vật chất
sinh viên cũng được cải thiện đáng kể. Sinh viên ngày nay có thể nhận trợ cấp từ gia đình
hoặc làm thêm để sử dụng. Nhờ đó nhu cầu cơ bản như đồ dùng, ăn ở, đi lại được tự chủ.
Các trường có kí túc xá, trợ giúp một phần lớn chi phí nơi ở cho sinh viên. Ăn uống hằng
ngày cũng được cải thiện, có thể tự nấu ăn hoặc hàng quán. Đồ dùng hằng ngày phổ biến,
đáp ứng đủ nhu cầu.
Có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động của bản thân mình.
Trong nhận thức: nhận thức được trách nhiệm ý nghĩa của việc học tập dẫn tới học
tập cố gắng không ngừng, đồng thời cũng ln tự giác tìm tịi những kiến thức mới mẻ.
Trong hành động: học tập không ngừng cố gắng: học đi đôi với hành. Nhà trường
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, làm sao cho phù hợp với xu thế mới, đáp
ứng nhu cầu của xã hội, thay đổi tư duy, tạo cho sinh viên tính năng động, sáng tạo trong
học tập và nghiên cứu khoa học. Phong trào “ mùa thi nghiêm túc”, “ Nói khơng với tiêu
cực trong giáo dục”… được sinh viên hưởng ứng qua việc ký cam kết hàng ngày đã thể
hiện rõ quyết tâm của nhà trường và sinh viên trong việc tạo ra một môi trường học
đường trong sạch và vững mạnh.
Sinh viên học tập có sáng tạo, tích cực
Điểm nổi bật đầu tiên khi chúng ta nghĩ về sinh viên đó là những con người năng
động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải
cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú
vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các cơ hội đó thành hiện thực.Ví dụ như:Anh Thư,
sinh viên lớp hóa tiên tiến trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã
có một phát minh mới về dải quang phổ. Anh Thư đang có cơ hội nhận bằng sáng chếcho
phát minh này tại Hoa Kì. Anh Thư chia sẻ, sở dĩ cơ đạt được thành cơngbước đầu này là
do cơ đã có lựa chọn đúng đắn khi quyết định “gia nhập” vào lớp chương trình tiên tiến
đào tạo cử nhân ngành hóa học liên kết với trường Đại học Illinois, Hoa Kì. Hiện nay,
Anh Thư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những cải tiến trong cấu hình
máy…

Khơng chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận
được bằng phát minh sáng chế; và khơng ít trong số những phát minh ấy được áp dụng,
được biến thành sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Như: Lê Thị Ngọc Tú, sinh năm 1987,
16


quê ở Kiến Xương, Thái Bình, hiện đang là sinh viên năm cuối, lớp địa chất B, K50,
trường Đại học Mỏ- Địa chất. Cơ đã có cơng trình nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo trao giải nhất trong hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
năm 2009; Được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trao giải nhà phát minh trẻ nhất Việt nam
năm 2009; Hay như Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may - Thời trang, Trường
ĐH Bách khoa Hà Nội với phát minh ra thuốc nhuộm vải tự nhiên từ lá cây.Những chiếc
lá xà cừ, lá bàng đã rụng tưởng chừng vơ ích đã biến thành thuốc nhuộm vải tự nhiên dưới
bàn tay của “thầy phù thủy” Trưởng. Sản phẩm của Trưởng đã được dùng để nhuộm vải
phục vụ cho gian hàng thời trang của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại Eco Fashion
Show 2010. Thuốc nhuộm từ lá xà cừ cũng như các loại lá cây, vở cây…khác mà Trưởng
nghiên cứu nay mai sẽ có mặt và được đưa vào sản xuất tại Áo theo một dự án hợp tác
của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tốc độ đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức khá. Nhu
cầu việc làm của các doanh nghiệp vì vậy mà tăng lên, giải quyết được vấn đề việc làm
của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hiệp định đối tác kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
(TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có khả năng thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt
Nam. Đồng thời, có 08 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di
chuyển trong khối ASEAN là dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi
công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ, du lịch.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Trung tâm dự báo nhu cầu
nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có khả năng
tạo thêm trên 6 triệu việc làm vào năm 2025, tăng 14,5%.
Một số ngành được dự báo có nhu cầu nhân lực lớn như sau:

Cơng nghệ thơng tin. Nhóm ngành này trước đây chúng ta chỉ biết về phần cứng,
phần mềm và mạng máy tính thì nay đã xuất hiện thêm nhiều ngành mới liên quan như
Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D,
Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D… Từ đó khiến cho nhu cầu nhân lực
của ngành tăng liên tục, trong khi số lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được cả về
lượng lẫn chất. Đối với ngành này, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài hoặc tự tạo việc làm.
Hầu như bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhân lực ở lĩnh vực này.Theo Bộ Thông tin và
Truyền thông, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin vào
năm 2020, số nhân lực thiếu hụt lên tới trên 500.000 người.
17


Ngành xây dựng. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa
hẹn về tăng trưởng ở châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn
về nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng. Ở Việt Nam những cơng trình kiến trúc mang
tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Các tòa nhà cao tầng, nhà ở cho đến căn hộ, cơng
trình đường bộ, đường sắt, cơng trình cơng cộng cũng ngày một nhiều hơn. Dự báo đến
năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000
người. Nhu cầu về kỹ sư và công nhân kỹ thuật đều tăng.
Ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Thị trường du
lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết.
Khách nước ngoài đến Việt Nam đã đạt 10 triệu và khách nội địa trên 62 triệu (2016),
doanh thu 400 ngàn tỷ(tương tương gần 18 tỷ USD), chiếm 6,8% GDP cả nước. Ngành
này hiện đang tăng trưởng 30%/năm (cao thứ 6 trên thế giới). Trong những năm tới, hàng
năm có khả năng thu hút 17-20 triệu khách quốc tế và 80-90 triệu khách nội địa. Nhân lực
tồn ngành hiện có hơn 1 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, theo Tổng cục
Du lịch mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và cần phải đào tạo lại số lượng
tương đương như vậy.
Ngành công nghệ thực phẩm. Ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành

của tương lai vững vàng, ngành của sự tiềm năng. Đây là một trong những ngành học có
tính ứng dụng cao và đa dạng, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Ngành đã và đang có sức
hấp dẫn đặc biệt đối với giới trẻ trong những năm gần đây. Với dân số trên 92 triệu người,
tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt
Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các
sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà ngành cơng nghệ thực phẩm cịn hướng đến việc sản xuất, chế biến những
sản phẩm đạt chất lượng cao để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đây là một ngành học thực sự
tiềm năng và cơ hội khá lớn cho vấn đề việc làm, đặc biệt là với những bạn nữ.
Ngành điện - cơ khí. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm tăng nhu cầu về
điện và sản phẩm cơ khí. Nhân lực ngành điện hiện hơn 10 vạn. Yêu cầu tốc độ tăng
trưởng của ngành điện phải bảo đảm gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP, làm tăng nhu cầu về
nhân lực. Nhiều dạng điện năng mới có xu hướng phát triển. Ngành co khí hiện thu hút
gần 9 triệu lao động, tăng trưởng 12% /năm.. Nhiều cơng ty đang thiếu nhân lực. Ví dụ,
tại TP.HCM hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí, với tổng
số lao động đang làm việc khoảng 57.000 lao động. Dự báo nhu cầu việc làm bình quân
hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Người lao động có thể học
trung cấp hay cao đẳng nghề đào tạo ngắn hạn không nhất thiết phải đào tạo đại học,
lại có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Ngay từ giảng
đường đại học, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công
18


ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động. Như vậy, cơ hội
việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác.
Ngành dệt may, dày da. Ngành dệt may và dày da hiện thu hút 3,5 triệu việc làm
(dệt may gần 2,5 triệu, dày da 1 triệu). Từ nay đến năm 2025 nhu cầu lao động tăng thêm
1,5-2 triệu, mỗi năm tăng 10-15 vạn (để vừa thay thế số người nghỉ hưu, chuyển việc và
đáp ứng yêu cầu tăng sản suất). Nhưng về lâu dài, việc ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện
đại, tự động hóa sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc ổn định việc làm trong hai ngành này.

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), có khả năng trên 80% lao động bị ảnh hưởng.
Ngành marketing. Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Những công ty quảng cáo,
truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Xu thế hội nhập toàn cầu càng làm cho
cạnh tranh gay gắt. Bản thân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn bán được
nhiều hàng hóa và sản phẩm thì phải tăng cường đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp. Từ nay
đến 2020 nước ta có khả năng phát triển thêm 500.000 doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực
tiếp thị rất lớn.
Ngành Y tế. Trong hầu hết các nước phát triển, tỷ lệ dân số già đang ngày càng gia
tăng.. Nhiều loại thực phẩm khơng an tồn, mơi trường ơ nhiễm. Cuộc sống hiện đại tạo
ra nhiều áp lực. Bệnh tật gia tăng và diễn biến phức tạp. Nhưng đồng thời, đời sống được
cải thiện, mạng lưới bảo hiểm y tế phát triển, khả năng chi trả dịch vụ y tế của các tầng
lớp dân cư được nâng cao. Điều đó làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của
người dân.
Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên Y, Dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng
đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn ln ở trong tình trạng
“khát” nhân lực. Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế giai đoạn từ 2015- 2020,
thì cần phải bổ sung hơn 55 ngàn bác sĩ, 83.851 điều dưỡng, 10.887 dược sĩ đại học, hơn
65 ngàn kỹ thuật viên và gần 98 ngàn chuyên ngành khác. Điều này mở ra cơ hội việc làm
rất lớn cho những người có dự định theo học và làm việc trong ngành Y.
Ngành giáo dục. Hiện tạingành đang thừa, thiếu nhân lực cục bộ. Số lượng thí sinh
đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành sư phạm và quản lý giáo dục lại
đang giảm dần từng năm. Các nhà nghiên cứu dự đoán trong tương lai gần, nhóm ngành
giáo dục - đào tạo sẽ rất khát nguồn nhân lực. Theo dự báo, nhu cầu giáo viên các ngành
sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học (chủ yếu là giáo viên tiếng Anh) và nhân viên bảo
mẫu... sẽ tăng mạnh trong vài ba năm tới. Nhu cầu nhân lực đến năm 2020 của các bậc
học như sau: Giáo dục Mầm non khoảng 240.000 người; bình quân mỗi năm
tăng 6.600 người. Tiểu học khảong 522.000 người ; bình quân mỗi năm tăng 5.750 người.
THCS khoảng 480.000 người; bình quân mỗi năm tăng 9.850 người.
THPT khoảng 148.000 người, mỗi năm tăng khoảng 4 000 người. Tính chung, về lâu dài,

19


số giáo viên cần thêm hàng năm( vừa bù đắp thay thế số nghỉ hưu và số tăng thêm so học
sinh tăng) là 20.000-25.000 giáo viên và bảo mẫu hệ mầm non, 20.000-25.000 giáo viên
hệ phổ thông. Đây là như cầu chung của xã hội, bao gồm hệ dân lập, tư thục và hệ cơng
lập.
Ngành ngơn ngữ Anh. Trong tình hình hội nhập tồn cầu như hiện nay thì ngơn
ngữ Anh là ngơn ngữ quốc tế, chiếm vị trí rất quan trọng và là một phần không thể
thiếu trong hồ sơ xin việc cũng như ứng dụng trong đời sống. Ngôn ngữ Anh xuất hiện
trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, sư phạm ngoại ngữ, marketing, cơng
nghệ thơng tin, tài chính ngân hàng,... Hơn nữa, Theo Thương mại.vn, số lượng các văn
phịng cơng ty đại diện nước ngồi đến Việt Nam đạt 1454. Vì vậy, đây là cơ hội được
làm việc, tiếp xúc nhưng cũng đặt ra yêu cầu cạnh tranh giữa các công ty. Tiếng Anh
khơng cịn là lợi thế, nó là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn có một cơng việc tốt trong
tương lai.
Ngành luật sư. Với gần 9 ngàn, số lượng luật sư hiện có ở nước ta so với dân số
cịn rất thấp (1 luật sư/ 10.000 người dân). Trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Xinga-po: 1/1.000, Nhật Bản: 1/4.546, Pháp: 1/1.000, Mỹ: 1/250. Theo Chiến lược phát triển
đội ngũ luật sư, thì phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 18.000 – 20.000 luật sư. Trong
tương lai, nếu phấn đấu chỉ bằng Thái lan ở thời điểm hiện nay thì chúng ta cần tới gần 810 vạn luật sư.
3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến sinh viên
Sinh viên thụ động trong học tập
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi
chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thơi học. Tuy nhiên đó khơng
phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập
vẫn cao. Nguyên nhân ở đây là do sinh viên khơng chịutìm tịi sách, tài liệu phục vụ cho
chun mơn của mình và tâm lý quen với việc “ đọc –chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ
động trong học tập của phần lớn sinh viên hiện nay.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng
nề, thì cơng cụ truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lịng. Số sinh viên

tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những ngày bình thường
và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày
bình qn chỉ có vài chục em đến đây ngồi học, tìm tịi tư liệu. Trong khi đó, giờ giảng
dạy của giảng viên trên lớp khơng có gì hơn ngồi một cái micro cứ ọc-ọe theo kiểu
“mạnh thầy thầy cứ nói”. Cịn lớp học đơng đúc thì “mạnh trị, trị ngủ”.
Thêm nữa, tâm lý quen “đọc- chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn đến tình trạng thụ
động của học sinh, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng khơng chép, chỉ ngồi
nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít, thậm chí là khơng có gì.
20


Trong khi đó sinh viên cũng khơng có thói quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan
đến mơn học đó khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với
phương pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phận
không nhỏ thanh niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội. Sinh viên luôn thụ động
với hối kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua.
Trong hoạt động học tập, sinh viên thể hiện tính kỷ luật của mình thơng qua một số
biểu hiện đi học đầy đủ, đi học đúng giờ, nghiêm túc trong thi cử…tóm lại là thực hiện
theo đúng quy định của nhà trường. Việc đảm bảo các chuẩn mực trong hoạt động học tập
là những biểu hiện về mặt hành vi thể hiện lối sống kỷ cương, nề nếp của sinh viên qua
hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế vẫn có thể quan sát thấy những biểu hiện lẹch
chuẩn trong học tập của sinh viên như: nghỉ học không phép, đi học muộn, học theo thời
vụ, quay cóp trong thi cử, “chạy chọt” trong học tập và thi cử… Để tìm hiểu thực trạng
của những biểu hiện lệch chuẩn đó, chúng tơi đã đề nghị sinh viên cung cấp thông tin
đánh giá về những hiện tượng kể trên băng cách cho điểm các mức độ khác nhau của sự
biểu hiện ( 1- hồn tồn khơng có; 2- có nhưng tỉ lệ thấp; 3- tương đối phổ biến; 4- phổ
biến; 5- rất phổ biến). kết quả được tính theo trị số trung bình thể hiện ở bảng dưới:
Bảng đánh giá của sinh viên về một số biểu hiện lệch chuẩn trong học tập.
1

2
3
4
5
6
7
8

Các biểu hiện
Nghỉ học không xin phép
Bỏ giờ tùy tiện
Đi học muộn
Học đối phó
Học theo thời vụ
Quay cóp trong thi cử
Nghỉ học cầm chừng
“chạy chọt” trong học tập và thi cử

Trung bình (%)
3.31
2.88
2.83
2.66
2.64
2.28
2.19
1.39

+ Hiện tượng “chạy điểm”, “xin điểm”, “mua điểm” còn khá phổ biến.
Khảo sát của sinh viên K50 Khoa Xã hội học, ĐH KHXHNV, ĐHQG Hà Nội về

hiện tượng “chạy điểm” tại trường này vừa công bố cho thấy, hiện tượng “chạy điểm” đã
và đang diễn ra rất phổ biến; đặc biệt là trong các ĐH, CĐ. Chỉ đến khi một số sinh viên
dám thực sự đứng lên tố giác thì sự việc mới được xem xét và nhìn nhận lại một cách
nghiêm túc (điển hình là vụ “gạ tình lấy điểm” cách đây 4-5 năm tại trường CĐ Phát
thanh – Truyền hình Hà Nam). Điều làm nhức nhối nhất vẫn là hiện tượng chạy điểm
trong SV. Với 1.772 SV được hỏi thì có đến 1.162 SV cho rằng thấy hiện tượng chạy
điểm ở những môn học cơ sở và 949 SV đã chứng kiến cảnh chạy điểm ở những môn học
chuyên ngành. Một bộ phận không nhỏ trong sinh viên hiện nay coi việc học hành thi cử
chỉ là chuyện hình thức miễn sao có tiền thì giải quyết được hết.
21


Như: H. Minh, sinh viên một ĐH dân lập ráo riết “truy lùng” số điện thoại, địa chỉ
nhà của giảng viên môn Địa lý kinh tế để xin thầy nâng lên một điểm. “Môn này rớt nhiều
vô kể, dù thi lại, học lại cũng không cải thiện được nên đành tìm cách xin điểm để qua”,
H.Minh cho biết.
Sinh viên làm thêm đem lại nhiều lợi ích như mối quan hệ được mở rộng kiếm
được nhiều tiền trang trải cho cuộc sống… nhưng cái mất thì khơng mấy ai để ý tới: tốn
nhiều thời gian nếu như sinh viên quá ham hố, khi đi làm nhiều sinh viên về mệt mỏi
không còn tinh thần để học tập, sa sút trong học tập, bó hẹp một số mối quan hệ.
Mơi trường làm việc căng thẳng, áp lực cao, khách hàng đôi khi rất khó tính
Nguyễn Thu Thảo, sinh viên năm 3, ĐH KHXH và NV Hà Nội, nhân viên tiếp thị
làm việc bán thời gian cho một hãng dầu gội đầu cho biết: “ em làm công việc này đã
được 5 tháng rồi, công việc hằng ngày của em là mang những tờ rơi tới từng cửa hàng,
hoặc đứng ở ngã tư dể phát cho người tiêu dùng và giới thiệu về sản phẩm. Ngồi thời
gian trên giảng đường, cơng việc đã chiếm thời gian cịn lại trong ngày của em. Có hơm
về đến nhà, người mệt lử, chẳng làm dược gì khác ngoài việc ngủ để chuẩn bị cho buổi
sáng mai trên giảng đường và một ngày làm việc mới. Em đã phải hi sinh rất nhiều những
sở thích cá nhân để có thể duy trì cơng việc này đén tận bây giờ”. Không giống như công
việc của một nhân viên tiếp thị, thời gian làm việc ở bên ngoài là chính nên có thể tiết

kiệm chút ít về mặt thời gian mỗi khi có việc đột xuất, trường hợp của Hoàng Anh
Quân,sinh viên năm 4, khoa CNTT, ĐHBK Hà Nội thì khác. Qn làm việc bán thời gian
cho một cơng ty tin học chun về phần mềm. Cơng việc địi hỏi Quân phải làm việc tại
văn phòng đúng 4h một ngày, kể cả thứ 7. Chính vì vậy mà Qn gặp rất nhiều khó khăn
với sự thay đổi về lịch học hoặc có việc đột xuất. Thậm chí, Qn phải xin rút lui khỏi
chức Bí thư Đồn lớp vì khơng thu xếp được thời gian.
Sinh viên dễ xem nhẹ việc học, dễ định hướng sai công việc tương lai nếu lún quá
sâu vào việc làm thêm
Bên cạnh đó sinh viên cũng gặp phải nhiều khó khăn như: lương thấp cơng việc
nhiều; ít ngày nghỉ; tiền cơng khơng bõ tiền đền; môi trường làm việc căng thẳng, áp lực
cao; nợ lương; đi lại khó khăn; ăn uống khơng đảm bảo. Nam, sinh viên năm cuối trường
ĐHQG Hà Nội, nhân viên phục vụ ở một quán cà phê nhỏ trên đường Nguyễn Phong Sắc
từng phát phiền với thời gian làm việc của mình. Nam hiếm có thời gian để hẹn hị, tụ tập
bạn bè bởi ngày nghỉ trong tuần của anh lại… trùng với lịch học của các bạn. Còn Kiều
Minh từng ‘dở khóc, dở cười” vì chuyện lịch học bù trùng đúng vào lịch làm việc. Cả hai
nơi đều không thể bỏ. Thế là cô nàng đành nghĩ ra mưu kế mà chỉ ‘học trị’ mới nghĩ ra đó
là…th người đi học, điểm danh hộ. Dù biết đó là sai phạm, nhưng cô ‘ không thể thuê
người đi làm được bởi chủ cửa hàng không tin tưởng người lạ và không phải ai cũng biết
việc hằng ngày nên cũng khó cho họ”. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị
22


thi lại, thậm chí bị ra trường chậm. Tất nhiên, họ gần như chẳng có thời gian tham gia các
hoạt động của lớp, của đồn.
Lối sống khơng đẹp thể hiện ngay từ những điều chúng ta tưởng như là những
điều nhỏ nhặt nhất mà nhiều khi chúng ta bỏ qua không để ý đến như: xả rác ra đường,
không nhường chỗ cho người già và phụ nữ mang thai khi trên xe buýt, thờ ơ trước những
số phận kém may mắn…..
Theo điều tra về mức độ vi phạm nội quy của sinh viên Đại học quốc gia thì tỉ lệ
sinh viên vi phạm vẫn còn khá cao và được biểu hiện bằng cá hành động phổ biến sau:

Khơng có
ai (%)

Các vi phạm
1
2
3
4
5
6
7
8

Đánh bài ăn tiền
Uống rượu, bia say
Phát ngôn thiếu văn hóa
Mất vệ sinh ở nơi cơng cộng
Đánh nhau
Quan hệ nam nữ không lành mạnh
Nghiện hút ma túy
Trộm cắp

70
35
24
15
70
63
0
89


Mức độ
Một vài
người
(%)
26
60
60
65
27
35
0
11

Khá đông
(%)
4
5
16
20
3
2
0
0

Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên. Chỉ cần lượn
một vịng quanh các trường có nhiều nam sinh viên như đại học xây dựng, đại học giao
thông vận tải… là có thể thấy ngay dịch vụ lơ đề trá hình dưới dưới các quầy bán sổ số
mọc lên như nấm. Tầm từ 4h – 5h30, lực lượng nam sinh viên tạt ù vào các quầy này đánh
mấy con lơ có khi nhiều gấp mấy lần số sinh viên đang… ngồi trên thư viện nghiên cứu.

Một buổi tối ngồi cùng cánh sinh viên trường đại học xây dựng, ta sẽ thấy giật mình khi
được nghe kể những câu chuyện về mức độ liều lĩnh trong cách “ ăn chơi” của một số “
hảo thủ” trường này đã được “ giang hồ” đồn thổi thành giai thoại. Như Q.T là một nhân
vật tiêu biểu.đây là một thiếu gia có bố mẹ làm nghề bn gỗ. Gia đình giàu có nên T tiêu
xài khơng hề suy nghĩ. T có niềm đam mê khơng tài nào gỡ nổi là lô đề hết tiền chơi T tìm
cách trộm sổ đỏ nhà của bố mẹ. Hay như T.M.Q đại học mỏ địa chất không đam mê cờ
bạc nhưng lai mê mẩn với thế giới ảo trong Võ lâm truyền kì. Trong thế giới đó cậu khơng
cịn là sinh viên quèn mà là “một anh hùng”, “một cao thủ võ lâm”. Q sống với thế giới ảo
nhiều hơn thế giới thật. Số giờ cậu lên giảng đường ngày càng thưa thớt thay vào đó là
những đêm bạc mặt trước màn hình. Cậu làm tất cả để thể hiện đẳng cấp của mình trong
thế giới ảo. Q bỏ tiền thật để mua những “vũ khí” ảo nhằm trang bị cho nhân vật của mình
23


thật tinh nhuệ, số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu.Kết quả Q bị các chủ
nợ săn lùng và còn bị báo lên ban giám hiêu nhà trường.
Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiều
người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối tuần… thậm chí khơng cần nhân
dịp gì các sinh viên cũng tụ tập chén tạc, chén thù. Sự thật đã có ba cậu sinh viên đại học
xây dựng uống hết ba chai rượu Lúa Mới ( loại một lít một chai ) trong buổi liên hoan
chia tay một đồng chí lên đường “ về quê mẹ” ( vì bị đình chỉ học một năm) mà đồ nhắm
chỉ có vài củ lạc với vài quả khế. Uống xong, cả bọn say xỉn, nôn mửa ra phịng khiến ai
vơ tình đi ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lối sống buông thả của một bộ phận sinh
viên hiện nay.
Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng nhưng tất cả đều
phớt lờ và cho rằng “ vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. thậm chí những khi “ viêm màng
túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn đồng/ lít là “rượu ít
cồn nhiều”. Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại
người. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “ trăm phần trăm” thấy vui là được.
Mọi chuyện sau này đến đâu thì đến, khơng cần quan tâm.

Tình yêu và vấn đề sống thử trong sinh viên cũng là vấn đề rất được quan tâm hiện
nay , yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự thật.
Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua một cái áo, sắm một cái
quần. Thấy vừa, đẹp thì “ mặc” lâu lâu một chút, khơng thấy ưng ý thì lại thay ra ngay và
chuyển sang chiếc khác. Một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình
dục. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn trai/ bạn gái mà thậm chí cịn khơng nắm rõ
q khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phương lại
càng mù mịt. Học thức cao nhưng khơng ít đơi thiếu nghiêm trọng những kiến thức sinh
sản giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới
và khơng ít “ nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những phịng khám hoa liễu
chữa trị căn bệnh “ khó nói”. Khám chữa không đến nơi đến chốn, nhiều bạn đã phải trả
giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi khơng cịn khả năng sinh con.
Nguy hiểm nhất là tình trạng “ tình cho khơng biếu khơng”, những cơ gái có tiểu
sử tình dục khơng rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên. Họ chỉ cần có
chỗ ăn ở cịn khơng cần u cầu gì khác. Đây thực chất là những cô gái bán hoa đã hết
thời tìm cách mồi chài, chéo kéo những sinh viên vốn tị mị, thích của lạ. Đây là những
đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao. Mới đây, cái chết của một nam sinh trường
TL vì bị nhiễm HIV từ những cô gái “ cho không biếu không” này đã dấy lên dư luận lo
ngại trong xã hội về thực trạng nhức nhối này.
24


Những hiện tượng tiêu cực trong học tập của lối sống sinh viên kể trên chỉ là một
phần rất nhỏ nhưng nó đã phản ảnh được phần nào thái độ của sinh viên hiện nay.Dưới tác
động của sự phát triển kinh tế thị trường đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, chạy theo
đồng tiền, với ý nghĩ tiền có thể mua được tất cả nó thực sự trở thành vấn đề nhức nhối
cần xã hội phải quan tâm nhiều hơn nữa tới sinh viên. Những biểu hiện lệch chuẩn trong
học tập của sinh viên tuy không ở mức trầm trọng nhưng rất đáng quan tâm về mặt lối
sống. Những khuyết điểm mà họ mắc phải là những quy định đã được học tập, nhắc nhở,
biết thế nào là đúng, sai nhưng họ quen nếp sống thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành

kỷ luật, quy chế học tập… Như vậy lối sống có kỷ cương, nề nếp theo những quy định có
tính pháp quy trong nhà trường ở sinh viên chưa cao nên cần có những biện pháp cụ thể
nhằm nhanh chóng khắc phục tiến tới học tập ở sinh viên lối sống kỷ cương và từ đó có
những phẩm chất năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

25


×