Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(Lớp Chiều thứ 6 – Tiết 789 – E1-503 – Nhóm 07CLC)
GVHD: Ths. Phùng Thế Anh
SVTH: 1. Nguyễn Đào Xuân Hải
2. Nguyễn Hằng Hoa

16142095

16124218

3. Đặng Phạm Thanh Kim Ngân 16150021
4. Võ Thị Diễm Sương 16125064
5. Nguyễn Tình

16150031

6. Nguyễn Đức Trung

16124084

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU


1.

Lí do chọn đề tài 1

2.

Mục đích nghiên cứu

1

3.

Những nội dung chính

2

1

NỘI DUNG3
1.

Khái quát đường lối xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

3

1.1.

Mục tiêu và quan điểm cơ bản 3


1.2.

Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng định hướng xã hội chủ nghĩa. 4
2.

Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2.

Những thành tựu 5

2.3.

Những hạn chế

5

9
KẾT LUẬN

11

Danh mục tài liệu tham khảo 12


MỞ ĐẦU

1.

Lí do chọn đề tài

Nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia,
từng dân tộc. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Đất
nước đang trên đà đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế. Đảng ta chủ trương từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời
coi đây là một phương hướng mang tính chiến lược trên lĩnh vực kinh tế. Sự
chuyển biến đó là nguyên nhân trực tiếp đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội và tăng trưởng với tốc độ cao, tạo tiền đề cần thiết để chuyển
sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế đã khẳng
định vai trò quan trọng và cần thiết của mô hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa không chỉ với sự phát triển kinh tế mà còn với quá trình xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn
minh nhân loại, còn kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta lại là một vấn đề hết sức mới mẻ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, nó
đã mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế, song song theo đó thì vẫn
còn tồn tại những mặt trái. Và để làm rõ hơn những vấn đề đó nhóm chúng tôi
đã quyết định chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, nhóm chúng tôi muốn hiểu biết và muốn làm rõ thêm về đường
lối xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng Cộng sản

Việt Nam trong thời kì đổi mới. Đồng thời, có thể hiểu rõ hơn về những thành
tựu và hạn chế mà việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.

1


3.

Những nội dung chính

Đề tài này gồm hai nội dung chính, đó là khái quát đường lối xây dựng và hoàn
thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những thành tựu,
hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.

2


NỘI DUNG
1. Khái quát đường lối xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
1.1.1. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường
Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn
tại bên cạnh các bộ phận khắc như thể chế chính trị, thể chế giáo dục,…
Thế chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ phận quy tắc,
luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo nhằm điều chỉnh hoạt
động giao dịch, trao đổi trên thị trường.
1.1.2. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa
Để hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ta có 5 mục tiêu cần đạt:
Xây dựng phát triển thị trường kinh tế đối nội, đổi ngoại, áp dụng khoa học kỹ
thuật; Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công; Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản từ trong
nước đến ngoài nước; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn
hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Đảng, toàn dân
trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
Nhận thức đầy đủ, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu
thành của thể chế kinh tế. Kế thừa chọn lọc thành tựu phát triển, kinh nghiệm
tổng kết từ thực tiển đối mới nước ta, chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế,
đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Chủ động, tích cực giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực
và hiệu quả nhà nước.
3


1.1.

Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
Làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành thông suốt và có hiệu quả. Do đó trước

hết phải có sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
1.2.2. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh
nghiệp và các tổ chức sản suất kinh doanh
Hoàn thiện thể chế về sở hữu là bảo đảm quyền và lợi ích của chủ thể sở
hữu. Pháp luật cần quy định về sở hữu đối với các tài sản mới như trí tuệ, cổ
phiếu, tài nguyên nước,…
Phương hướng cơ bản hoàn thiện thế chế sở hữu là: Khẳng định đất đai
thuộc quyền sở hữu toàn dân; Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ
máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài
sản; Quy định rõ quyền của chủ sở hữu đồng thời quy định rõ trách nhiệm của
họ đối với xã hội; Ban hành quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Hoàn thiện thể chế về phần phối là hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính
sách về phân bổ nguồn lực, phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trường kinh
tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các chủ thế trong nền kinh tế. Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác
theo cơ chế thị trường, theo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có
lợi ích và phát triển cộng đồng.
1.2.3. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yêu tố thị trường và phát
triển đồng bộ các loại thị trường
Hoàn thiện thế chế về giá, khung pháp lý, cơ chế giám sát. Tự do hóa
thương mại và đầu tư phù hợp cam kết quốc tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật,

4


tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi pháp. Tạo điều kiện phát triển các
doanh nghiệp.
1.2.4. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiền bộ, công bằng xã hội

trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Thực hiện chính sách khuyên khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện
giảm nghèo. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt. Hoàn
thiện chính sách bảo vệ môi trường, có chế tài đủ mạnh với các trường hợp vi
phạm.
1.2.5. Hoàn thiện thể chế về cai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội.
Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ chỉ đạo nghiên cứu lý luận và
tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản
lý kinh tế của nhà nước. Các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội nghề nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1. Những thành tựu
Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế
hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao
trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc
nội từ 5,98% năm 2014 đến 6,21% năm 2016. Năm 2003, với mức GDP bình
quân đầu người chỉ đạt 471 USD/năm thì đến năm 2016 thu nhập bình quân đầu
người đạt gần 2.300 USD, tăng 106 USD so với năm 2015. Việt Nam đã ra khỏi
nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát
5


triển có thu nhập trung bình thấp.. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê thì lạm

phát đã được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm
2011) xuống còn 3,26% vào năm 2016. Và chỉ số lạm phát cơ bản trong 10
tháng đầu năm năm 2017 tăng 1,44% so với cùng kì năm ngoái.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành
lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả.
Hiến pháp 2013 và hàng loạt bộ luật: Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Quản lý và sử
dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu
thầu, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)… để thể chế hóa
Hiến pháp 2013 cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý hình thành và thúc đẩy việc hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là khẳng định
nguyên tắc nền kinh tế có chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân
phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận
hành thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý
nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc
đảm bảo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa,
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được
hình thành: từ sở hữu toàn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã
là chủ yếu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan
xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu toàn dân những tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nước ta hiện có năm thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản Nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; ba loại hình sở hữu cơ bản: nhà nước,
tập thể, tư nhân. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân là một
6



trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được
khuyến khích phát triển. Nhận thức về phân phối đã được định hình, các hình
thức phân phối được đa dạng hóa, phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế được coi trọng. Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự hợp tác giữa Nhà nước và
tư nhân theo hình thức đối tác công tư PPP. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối
tác công tư hay còn gọi là hợp đồng PPP ( ngoài ra còn có hợp đồng BOT,
BTO…)
Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong
cả nước. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang đi vào cuộc
sống thay cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Các doanh nghiệp, doanh nhân
được tự chủ sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
Thị trường hàng hóa, dịch vụ có sự thay đổi cơ bản kể từ khi chúng ta xoá bỏ
chế độ tem phiếu, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với hầu hết hàng hóa và
dịch vụ, từng bước tiền tệ hóa tiền lương, từng bước xoá bỏ bao cấp, xoá bỏ việc
“ngăn sàng, cấm chợ”, trao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp …
(những năm giữa và cuối thập niên 80 của thế kỷ XX). Thị trường này đặc biệt
phát triển mạnh từ khi Việt Nam tuyên bố áp dụng cơ chế thị trường, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế.
Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động.
Thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn
vốn đầu tư.
Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhất định, nhiều dự án khu nhà ở,
khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được hình thành.
Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước, có nguồn cung
lao động khá dồi dào. Đồng thời, thị trường này giúp tháo gỡ những vướng mắc
giữa người lao động và người sử dụng lao động, rút ngắn con đường tìm việc
làm và tuyển dụng lao động, giúp cho quá trình “người tìm việc, việc tìm người”


7


diễn ra một cách khoa học, dễ dàng, đảm bảo quyền lợi của người mua và người
bán thông qua hợp đồng lao động.
Thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá
trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Mạng
lưới các tổ chức trung gian tư vấn, đánh giá, môi giới chuyển giao công nghệ
được tăng cường. Hoạt động của thị trường ngày càng sôi động với các chợ công
nghệ và thiết bị quốc gia và quốc tế, sàn giao dịch công nghệ, hoạt động kết nối
cung-cầu công nghệ ở các địa phương và vai trò gia tăng của các trung tâm ứng
dụng và phát triển công nghệ ở 63 tỉnh, thành phố.
Quản lý Nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh
lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất và kinh doanh sang quản lý bằng pháp
luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ
điều tiết vĩ mô khác.
Nhà nước đã bảo đảm được cho nền kinh tế ổn định, phát triển, có tính tổ chức
cao và theo định hướng đã chọn. Không còn quản lý theo lối cũ bằng các biện
pháp hành chính, mệnh lệnh mà phải đổi mới cơ chế quản lý. Điều 26 Hiến pháp
1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp
luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước
giữa các ngành các cấp”. Những năm gần đây chúng ta đã tiến hành sắp xếp lại
bộ máy quản lý kinh tế và quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh. Bộ
máy quản lý kinh tế đã chuyển trọng tâm từ quản lý trực tiếp các cơ sở kinh tế
sang quản lý hành chính – kinh tế ở tầm vĩ mô.
Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề về xã hội, xoá đói giảm
nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.
Tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng
con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Từ
chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi

người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thành tựu về
giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao. Tỉ lệ
8


đói nghèo từ trên 70% vào giữa thập kỷ 80 giảm xuống còn 32% và đến cuối
năm 2016 tỉ lệ nghèo cả nước còn 8,58-8,38%. Nhà nước tích cực giải quyết hồ
sơ tồn đọng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công, quan tâm
đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Theo thông tin báo điện tử Cafef.vn vào ngày
23/10/2017, trong 9 tháng tạo việc làm cho 1,24 triệu người, tăng 3,48%, trong
đó đưa gần 93.000 người đi lao động ở nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu
việc làm có xu hướng giảm dần qua các quý, đến nay còn 2,21%. An sinh xã hội
được bảo đảm. Xuất cấp gần 71.000 tấn gạo cứu trợ đột xuất và hỗ trợ học sinh
vùng khó khăn. Ngoài ra Việt Nam cũng đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác
chiến lược về kinh tế (tham gia ASEAN, WTO, FTA, EFTA, RCEP…).
2.2. Những hạn chế
Trong gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt Nam
cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu cùa công cuộc đổi mới toàn diện và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy
đủ, chưa đồng bộ và thống nhất
Nếu như trên thế giới, kinh tế thị trường đã có lịch sử hàng mấy trăm năm, thì
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mô hình kinh tế hoàn
toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển chưa đầy 30 năm.
Cho nên, trong quá trình phát triển, chúng ta gặp không ít trở ngại, khó khăn và
cả thiếu sót. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta còn chưa
hoàn tất; những thách thức và rào cản còn rất lớn trong cả tư tưởng, nhận thức,
cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Xây dựng thể chế, chế độ sở hữu, quản
lý, phân phối chưa bắt kịp những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn

diện và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường mới phát
triển chậm, manh mún, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt.
Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải
quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sàn nhà nước,
9


nhất là khi đi vào cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn
nhiều vướng mắc. Các yểu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát
triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Thị trường tài chính, bất
động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm; quản lý nhà nước đối với các
loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ
chế "xin - cho" chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính
bình quân.
Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nắm một một nguồn vốn rất lớn, tuy nhiên,
sự yếu kém trong khâu quản lý đã đem lại hiệu quả kém nên dẫn đến tình trạng
thất thoát tài sản nhà nước.
Việc phân phối các kênh tài sản cho các loại hình doanh nghiệp cũng không
công bằng. Doanh nghiệp nhà nước chính là con đẻ của nhà nước, cách thức can
thiệp của nhà nước, cách thức suy nghĩ về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường và mở cửa nên khó tránh khỏi ưu ái hơn. Một điều nữa, theo một số
điều tra, khu vực tư nhân, đặc biệt khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tiếp
cận đất đai, tiếp cận các nguồn nhân lực, tín dụng... thì khu vực này yếu thế hơn
doanh nghiệp nhà nước. Đó là do một phần của vị thế, quy mô cơ bản dẫn đến
những ưu ái hơn trên thực tế.
Quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển của một số thị trường và phân đoạn thị trường
còn mất cân đối, khập khiễng, chưa tương hợp. Trình độ phát triển và hiệu quả
hoạt động của các loại thị trường không đồng đều; Thể chế, môi trường cho phát
triển các loại thị trường còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất và chồng chéo; Xu thế

phát triển của các loại thị trường chưa bền vững và không ổn định.
Việc vận hành hệ thống phân bổ nguồn lực còn nặng về “xin – cho”, dành ưu
tiên quá nhiều cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhưng rất tiếc là hoạt động
của những doanh nghiệp này lại kém hiệu quả, thậm chí nhiều đơn vị thua lỗ
lớn. Biểu hiện rõ nhất và gần nhất là 12 dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của
ngành Công thương. Trong đó điển hình dự án Đạm Ninh Bình của Tập đoàn
10


Hoá chất Việt Nam (Vinachem) với số vốn đầu tư lên tới 12.000 tỉ đồng, nhưng
chỉ sau 4 năm hoạt động, Nhà máy đạm Ninh Bình thua lỗ lên tới hơn 2.700 tỉ
đồng. Máy móc tại nhà máy luôn trong tình trạng hư hỏng, hàng hóa tồn kho
nhiều, hệ quả là 400 công nhân phải nghỉ việc.
Vẫn còn tình trạng cào bằng, bình quân trong phân phối tiền lương thu nhập của
cán bộ - công – nhân – viên chức nhà nước, Tiền lương và các chế độ đãi ngộ
quá thấp đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức đang ngày đêm làm việc tận
tâm, có trách nhiệm, chất lượng hiệu quả, nhưng lại quá cao đối với bộ phận
không nhỏ số cán bộ, công chức, viên chức còn lại. Tiền lương thực hiện (thực
nhận) hoặc thu nhập từ tiền lương từ cơ cơ quan, đơn vị ngày càng bình quân,
chắp vá, phá vỡ quan hệ tiền lương chung, không còn đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo lao động
Điều hết sức đáng quan tâm là những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế chưa được tăng cường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Yếu tố quản lý của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế theo định hướng
xã hội chủ nghĩa còn quá bất cập, chưa làm chủ và khai thác hết tiềm năng của
nó, thể hiện qua:
Sự điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vẫn còn nhiều sai sót. Sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam không ổn
định (GDP Việt Nam năm 2007 là 8.16%, năm 2015 giảm còn 6,68%), chuyển
dịch cơ cấu từ nông nghiệp chủ chốt sang lấy công nghiệp và dịch vụ gặp nhiều

thách thức, công nghiệp nặng gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nhà máy
Formosa xả thải gây chết một người lặn, 115 tấn cá chết dạt vào dọc dải bờ biển,
140 tấn cá và 67 tấn ngao nuôi, hủy hoại 450 hecta rạn san hô bị hủy hoại từ
40% đến 60%
Việc định hướng sự phát triển các thành phần kinh tế còn nhiều sai lầm, khi kinh
tế nhà nước lại liên tục thua lỗ. Tổng công ty mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng.

11


Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Đắk Lắk lỗ 2,95 tỷ đồng. Các
thành phần kinh tế phi nhà nước chưa được quan tâm phát triển.
Yếu tố chủ đạo trong nền kinh tế của kinh tế nhà nước vẫn chưa vững chắc,
được tạo điều kiện thuận lợi nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ, cơ cấu
lãnh đạo và kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn quá yếu kém. Khả
năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước còn quá nhiều sai lầm.

12


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, cải cách, hội nhập kinh tế quốc dân và
phát triển, các nhân tố có tác động qua lại chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để đạt và
duy trì được tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu
của nền kinh tế. Ở Việt Nam thời gian qua việc tổ chức lại nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, chúng ta đã gặt hái được những thành công mà thế giới
đánh giá cao. Trải qua 30 năm đổi mới kinh tế Việt Nam đã có những bước
chuyển lớn trong cơ cấu, hướng đi. Thành tựu chúng ta đạt được thật đáng kể,
tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó còn có nhiều hạn chế cần phải được khắc
phục.

Trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển vận hành theo cơ chế thị trường
cần phải phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho thành phần
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế phát triển không
lệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo nên tiền đề vững chắc cho việc xây
dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả
nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững vì
mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ”.
Nhà nước không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo cho thị trường trong
nước ổn định, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Xử phạt
thật nghiêm minh đối với những kẻ lợi dụng chức quyền của mình để tham ô tài
sản nhà nước. Phải đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có trình độ cao, năng
lực quản lý tốt quan trọng là phải có đạo đức, tư cách tốt.

11


Danh mục tài liệu tham khảo


Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản

chính trị quốc gia.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Phần III: Lý luận của

chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội, Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, 3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng

sản chủ nghĩa.


/>
khoa-xii-cua-dang-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-671676.bld


/>
nghi-trung-uong-4-khoa-xii-608410.bld


/>
dung-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu.aspx


/>
moi/2015/33940/Mot-so-thanh-tuu-trong-phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh.aspx

/>
/>
12



×