TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HCMUTE
TIỂU LUẬN : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI 6 : CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng Viên Hướng Dẩn : TS.NGUYỄN VĂN HỢP
Sinh Viên Thực Hiện :
1.Trần Thị Kim Thành (19129047)
2.Nguyễn Văn Thắng (19143336)
3.Phạm Anh Tuấn (19129061)
4.Phú Hải Huỳnh Dương (19129068)
5.Phạm Thanh Hải (19142305)
.
LỜI GIỚI THIỆU
Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, mơn học
nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp
luật với góc độ khoa học pháp lý. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã
hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại khơng phụ thuộc vào ý chí của con
người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con
người để phục vụ chính ý muốn của con người.Vì vậy trong đời sống xã hội, Nhà
nước và pháp luật có vai trị rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu
hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi
người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định
pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội.
Trên cơ sở đó mơn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà
nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp,
Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp
người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp
luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước,
có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết
áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học
trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp
luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành. Môn học được Bộ Giáo dục
và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người
học ở bậc đại học.
2
MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU……………………………………………………….[Trang4]
1.Đặt vấn đề………………………………………………………………[Trang 5]
1.1 Khái niệm cấu thành tội phạm………………………………….…[Trang 5]
1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm…………………………………[Trang 6]
1.2.1. Về mặt khách quan của tội phạm……………………………….[Trang 6
1.2.2. Về mặt chủ quan của tội phạm…………………………………..[Trang 7]]
1.2.3. Về chủ thể của tội phạm…………………………………………[Trang 9]
1.2.4. Về khách thể của tội phạm……………………………………[Trang 10]
1.3. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm………………………………[Trang 11]
2. Lý do chọn đề tài…………………………………………………[Trang 12]
3.Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu…………………………[Trang 12]
PHẦN 2 : KIẾN THỨC CƠ BẢN……………………………………[Trang 13]
2.1 Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm……………………[Trang 13]
2.2. Chuẩn bị phạm tội………………………………………………….[Trang 14]
2.2.1 Khái niệm chuẩn bị phạm tội…………………………………[Trang 14]
2.2.2 Trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị phạm
tội………………………………………………………………………[Trang 15]
2.3 Phạm tội chưa đạt…………………………………………………[Trang 16]
2.4 Phạm tội hoàn thành………………………………………………[Trang 18]
2.5.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội………………………[Trang 19]
3
PHẦN 3: KIẾN THỨC VẬN DỤNG………………………..[trang20]
3.1.1 Vụ án giết lái xe ôm cướp tài sản (23/09/2003)
………………………………………………………… [Trang 20]
3.1.2 Giả sử……………………………………………………………[Trang 20]
3.2.1 Vụ án Lê Văn Luyện……………………………………………[Trang 22]
3.2.2 Xét xử……………………………………………………………[Trang 23]
PHẦN 4 : KẾT LUẬN………………………………………………[Trang 23]
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………[Trang 24]
4
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra
đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối
kháng. Để bảo vệ các quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Nhà nước đã quy định
những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với người nào thực hiện các hành vi đó nên tội phạm lại mang bản chất là
một hiện tượng pháp lý. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội lịch sử
pháp lý, tội phạm ln chứa đựng trong mình đặc tính chống lại Nhà nước, chống
lại xã hội, đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến
quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của con người. Tội phạm diễn ra ở các giai
đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.
1.1 Khái niệm cấu thành tội phạm:
Khái niệm cấu thành tội phạm: Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự
hiện hành có giải thích đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong
Bộ luật hình sự. Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã
hội khơng đáng kể thì khơng được coi là tội phạm.
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và
chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã
hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị coi là tội phạm.
Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có
tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để
có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiệu bắt buộc thì
cấu thành tội phạm cịn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm
cụ thể.
5
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật
Hình sự.
+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới
khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.
1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
1.2.1. Về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới
khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối
quan hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm,
…. thực hiện tội phạm. Cụ thể những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm
được thể hiện như sau:
+ Về hành vi khách quan: Dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả tội phạm đó là hành
vi khách quan, tức phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu một người thực hiện
hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội, không thực hiện hành vi gây thiệt hại cho
các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì khơng thể coi là tội phạm.
Hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện
hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có
nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay khơng thực hiện hành động mà từ đó gây nên
nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm. Hành vi
hành động là việc chủ thể thực hiện một việc mà quy định hình sự cấm. Hầu hết các
tội phạm trong Bộ luật Hình sự được thực hiện bằng hành vi hành động. Hành vi
không hành động là việc chủ thể trong khi có đủ điều kiện để thực hiện một việc
nhưng cố tình khơng làm. Để truy cứu trách nhiệm với người thực hiện hành vi
không hành động phải xét đến các yếu tố, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ hay thực
hiện hành vi thuộc chun mơn nghiệp vụ của mình nhưng người đó cố tình khơng
làm. Ví dụ như: trốn thuế, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
nhà nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn,…
+ Về hậu quả: Hậu quả thực tế xảy ra là thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần.
Thiệt hại vật chất bao gồm những thiệt hại đo đếm được về lượng, xác định được về
mức độ như tỷ lệ tổn thương cơ thể, tài sản bị mất, hư hỏng, suy giảm, chết người,
…Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại không xác định được về chất, về lượng, về
mức độ như xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm (ví dụ như tội vu khống, tội làm
nhục người khác), tư tưởng của Đảng, chính sách (ví dụ như tội phá hoại chính sách
đồn kết, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội,…), …. Hậu
quả có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Hậu quả tác hại càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao.
6
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Hành vi khách
quan phải là nguyên nhân làm phát sinh, gây ra kết quả đó là hậu quả của tội phạm.
Dựa vào mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa xác định giai đoạn hồn
thành của tội phạm. Tội có cấu thành hình thức được coi là hồn thành khi người
phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (ví như tội hiếp dâm, tội cưỡng
dâm,…). Cịn tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế (ví như tội cố ý gây
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác,…). Điều kiện của mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi của tội phạm dựa vào: hành vi vi phạm phải xảy ra trước thời
điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, nguyên
nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, một hậu quả xảy ra có thể do một hoặc nhiều hành
vi gây ra.
+ Về thời gian, địa điểm: Vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả vụ án
hình sự đó là tội phạm phải tồn tại ở thời gian và địa điểm nhất định. Trong một số
trường hợp thì dấu hiệu về thời gian, địa điểm là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội
phạm. Ví dụ như: tội bn lậu phải có địa điểm thực hiện là qua biên giới hay tội
giết người trong khi thi hành công vụ phải được thực hiện trong thời gian đang thi
hành công vụ,…
+ Về công cụ, phương tiện, phương pháp thực hiện tội phạm: Các dấu hiệu về
công cụ, phương tiện, phương pháp là những dấu hiệu của mặt khách quan. Các dấu
hiệu này khơng phải là dấu hiệu bắt buộc, có thể có hoặc khơng để định tội. Nếu
trong một số tội phạm quy định dấu hiệu này là tình tiết định khung thì cơ quan,
người tiến hành tố tụng phải chứng minh được để định danh tội phạm. Ví dụ như
Tội đua xe trái phép thì phải chứng minh có xe ơ tơ, xe máy hoặc các loại xe khác
có gắn động cơ là phương tiện thực hiện hành vi.
1.2.2. Về mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm. Đó là
những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.
Các dấu hiệu này cụ thể được thể hiện như sau:
+ Về dấu hiệu lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu
bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Lỗi bao gồm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp, cố ý gián
tiếp) và lỗi vơ ý (vơ ý vì q tự tin, vơ ý vì cẩu thả).
- Lỗi cố ý trực tiếp
7
Lỗi cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy
ra. Từ khái niệm này, lỗi có ý trực tiếp được thể hiện rõ ràng ở hai điểm: thứ nhất,
người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy
ra hoặc có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Trong cấu thành tội phạm của phần lớn các tội phạm trong Bộ luật hình sự được quy
định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Đối với một số tội phạm có cấu thành tội phạm
hình thức (hậu quả thực tế rất khó được xác định) thì cần xác định rõ ràng mức độ
hình dung về hậu quả để xác định tội phạm (ví dụ như tội vu khống, tội làm nhục
người khác,..).
- Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong
muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý (có ý thức được hành vi) để mặc cho nó xảy ra. Từ
khái niệm rút ra được hai đặc trưng cơ bản về lỗi cố ý gián tiếp đó là: thứ nhất,
người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy
ra hoặc có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
nhưng bỏ mặc, chấp nhận hậu quả xảy ra.
- Lỗi vơ ý vì q tự tin
Lỗi vơ ý vì q tự tin là việc người phạm tội có khả năng nhận biết được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó
sẽ khơng xảy ra hoặc cho rằng mình có thể ngăn ngừa được hậu quả. Từ khái niệm
trên lỗi vô ý quá tự tin thể hiện: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất
nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội loại trừ
khả năng hậu quả xảy ra.
Do phải có hậu quả thực tế diễn ra nên hầu hết các tội thực hiện với lỗi vơ ý là các
tội có cấu thành tội phạm vật chất.
- Lỗi vơ ý vì cẩu thả
Lỗi vơ ý vì cẩu thả là việc người phạm tội khơng thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù pháp luật quy định cho người này
phải biết và đủ điều kiện để biết về hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Dấu
hiệu biểu hiện của lỗi vô ý do cẩu thả là: thứ nhất, người phạm tội có điều kiện thấy
trước hành vi có thể gây ra hậu quả và hậu quả thực tế có thể xảy ra; thứ hai, người
phạm tội khơng có khả năng điều khiển được hành vi của mình, tức thực hiện hành
vi khơng có ý chí.
Đặc biệt, ngồi bốn loại hình thức lỗi trên cần chú ý đến yếu tố sự kiện bất ngờ:
Trong trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì khơng phải chịu
8
trách nhiệm hình sự. Cần phải phân biệt được lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
để định tội vì một trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự cịn một trường
hợp thì khơng. Người thực hiện hành vi có lỗi vơ ý vì cẩu thả do người đó chủ quan
nên khơng thấy trước được hậu quả trong điều kiện phải biết dẫn đến trường hợp
này bị coi là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự. Còn người thực hiện hành vi do
sự kiện bất ngờ gây ra do ngun nhân khách quan, khơng có điều kiện phải biết và
dẫn đến hậu quả thực tế xảy ra, trong trường hợp này không bị coi là tội phạm và
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Về động cơ, mục đích: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực
hiện hành vi biểu hiện ra bên ngồi. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của
người thực hiện hành vi. Do vậy người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có
thể có động cơ phạm tội hoặc mục đích phạm tội, vì những tội có lỗi vơ ý thì
thường khơng có động cơ, mục đích rõ ràng trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội biểu hiện ra bên ngồi và đối với hậu quả mình gây ra.
1.2.3. Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm hai đối tượng:
cá nhân và pháp nhân thương mại.
+ Cá nhân là chủ thể tội phạm phải là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm
hình sự.
Về độ tuổi:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
một số trường hợp luật có quy định khác. Ví dụ như nhóm tội hối lộ, tham nhũng thì
chủ thể đủ tuổi nhưng cần phải có chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các tội phạm quy
định tại Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Tội giết người (Điều 123), Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm
(Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều
143), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội mua bán
người (Điều 150), Tội mua bán người dưới 16 người (Điều 151), tội cướp tài sản
(Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản
(Điều 170), Tội cướp giật tài sản (Điều 171), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178), Tội sản xuất trái phép chất ma
túy (Điều 248), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái
phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), Tội
9
chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252), Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265), Tội
đua xe trái phép (Điều 266), Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử (Điều 286), Tội cản
trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử (Điều 287), Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thơng
hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289), Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều
290), Tội khủng bố (Điều 299), Tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia (Điều 303), Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
(Điều 304).
Về năng lực trách nhiệm hình sự:
Trong quy định của pháp luật hình sự dùng cụm từ “tình trạng khơng có năng lực
trách nhiệm hình sự” và được giải thích đó là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Chỉ loại trừ trường hợp trên,
chủ thể được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Pháp nhân thương mại (bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác) là
chủ thể của tội phạm khi:
Thứ nhất, có tư cách pháp nhân:Pháp nhân thương mại phải là tổ chức và được
coi là có tư cách pháp nhân khi: được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật
Dân sự, Luật Doanh nghiệp hoặc các văn bản pháp luật khác có liên quan; có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình; nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật.
Thứ hai, đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình
sự:Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm khi có đủ tất cả điều kiện sau: thực
hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại; thực hiện hành vi phạm tội
vì lợi ích của pháp nhân thương mại; thực hiện hành vi phạm tội do có sự chỉ đạo,
điều hành hay chấp nhận của pháp nhân thương mại và còn thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Như vậy pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm khi có năng lực trách
nhiệm hình sự sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tư cách
pháp nhân và hoạt động với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận cho các thành
viên. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự thì khơng đương nhiên
được loại trừ trách nhiệm của cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.
10
1.2.4. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Những mối quan hệ được Bộ luật hình sự 2015 ghi nhận mà khi chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm xâm phạm thì sẽ có thể cấu thành tội phạm, đó là: độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, những vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý
hình sự.
1.3. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm ta thấy được ý nghĩa của nó như:
+ Cấu thành tội phạm là một trong những điều kiện quan trọng nhất để định tội
danh chính xác. Nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào khơng có đầy đủ các
dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự thì khơng thể
đặt ra vấn đề định tương ứng.
+ Cấu thành tội phạm là căn cứ để người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố
tụng lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
+ Cấu thành tội phạm là yếu tố để đảm bảo cho các quyền con người và tự do của
công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự đồng thời hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật và
củng cố trật tự pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
hiện nay tội danh.
+ Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu trách nhiệm người
phạm tội. Các cơ quan tư pháp hình sự khi có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách
nhiệm hình sự người phạm tội. Việc xác định đã có tội phạm được thực hiện chỉ có
ý nghĩa khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của
một cấu thành tội phạm.
Mặt khác,do văn minh của xã hội ngày càng cao,các quyền con người phải được
thực hiện ngày càng tốt hơn,đầy đủ hơn,nên nguyên tắc công bằng phải được chú
trọng trong việc quy định về tội phạm và hình phạt.Do vậy,việc nghiên cứu các giai
đoạn thực hiện tội phạm có giá trị thiết thực, đặc biệt trong điều kiện hiện nay nước
ta,khi mà công cuộc cải cách trên các lĩnh vực,trong đó có cải cách tư pháp hình sự,
đã đạt được những thành quả nhất định.
11
2.Lý do chọn đề tài :
Tội phạm được hiểu theo nghĩa khái quát nhất là hành vi nguy hiểm cho xã
hội,có lỗi,trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.Sự xuất hiện của tội
phạm diễn ra cùng với sự chuyển đổi xã hộ từ trạng thái tự nhiên sang trạng
thái chính trị,tức là trạng thái xã hội Nhà Nước pháp luật. Để đảm bảo cho xã
hội không bị phá tan vì các xung đột,Nhà nước đã quy định những hành vi
nguy hiểm cho xac hội nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với
người nào thực hiện các hành vi đó.Như vậy từ lịch sử đến hiện tại,việc quy
định tội phạm và hình phạt ln ln là phương thức đấu tranh chống tội phạm
và nó đã chứng tỏ là một trong những phương thức bảo vệ quyền con
người,giữ vững cho xã hội ổn định và phát triển. Vì thế,nó phải được duy trì
và phát huy hiệu quả, bằng cách nhận thức ngày càng tốt hơn,đầy đủ hơn về
tội phạm và hình phạt. Đây chính là nhu cầu nghiên cứu tự thân,tức là do
chính sự vận động và biến đổi không ngừng của bản thân tôi phạm trên thực
tế, do tính phức tạp và đa dạng của bản thân tôi phạm,làm phát sinh nhu cầu
nghiên cứu những quy định về tội phạm và hình phạt một cách thường xuyên
và dưới nhiều góc độ,trong đó có cả phương thức thực hiện tội phạm,còn gọi
là các giai đoạn thực hiện tội phạm.
Với cách nhìn nhận như vậy,việc đấu tranh chống lại tội phạm bằng luật hình sự
ln ln giữ vai trị quan trọng.Vậy nên nhóm em xin chọn đề tài nghiên cứu:Các
giai đoạn phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Xét qua phương diện thực tế,việc áp dụng phát luật hình sự trong việc xác định
trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đói với người phạm tội tại các giai
đoạn phạm tội là khơng thống nhất,cịn cũng chứa đựng nhiều bất cập,cần phải làm
rõ.Bản thân giai đoạn thực hiện tội phạm cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa,vừa thể
hiện mức độ thực hiện ý nghĩa phạm tội vừa liên quan trực tiếp đến trách nhiệm
hình sự của người phạm tội,
3.Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn thực hiện tội phạm vừa thể hiện mức độ thực hiện ý định phạm tội vừa
liên quan trực tiếp đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội.Vì vậy,việc đưa ra
một nguyên tắc hợp lý xác định giai đoạn thực hiện tội phạm tạo cơ sở lý luận để
xác định đúng giai đoạn thực hiện tội phạm đối với các rường hợp phạm tội cụ thể
là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các bước của quá trình thực
hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh
giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định
12
phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, mục đích góp phần tìm hiểu
về ngun tắc xác định giai đoạn phạm tội.
PHẦN 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN
2.1 Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm
Hoạt động phạm tội cũng như bất kì hoạt động nào của con người đều diễn ra
theo một q trình bất định.
Ví dụ : Muốn đạt được mục đích trộm cắp hay chiếm đoạt tài sản thì can phạm
phải lựa đối tượng tác động ( Bất kì tài sản nào). Sau đó lựa chọn thời cơ (thời
gian_địa điểm) để thực hiện quá trình phạm tội sao cho an tồn nhất. Các đối tượng
phạm tội thường chọn những nơi vắng vẻ và thời gian là ban đêm để thực hiện hành
vi phạm tội.
Trong một số vụ án, can phạm thực hiện được trọn vẹn các q trình trên,nhưng
có một số trường hợp can phạm phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau do
những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn. Để đánh giá tính chất,mức độ của tội
phạm đã thực hiện, qua đó cơ sở để xác định TNHS đối với người phạm tội. Luật
hình sự Việt Nam đã phân chia quá trình thực hiện phạm tội thành 3 giai đoạn :
Chuẩn bị phạm tơi,phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra các tội thực hiện với hình thức lỗi cố
ý trực tiếp. Bởi vì đối với các tội thực hiện với lỗi vơ ý hay cố ý gián tiếp thì khơng
thể qui định “chuẩn bị” hoặc “chưa đạt” để buộc tội họ chịu trách nhiệm hình sự về
những điều chưa xảy ra và họ cũng không mong muốn xảy ra. Đồng thời,với các tội
thực hiện với hình thức lỗi này TNHS chỉ đặt ra khi có hậu quả xảy ra trên thực tế
(trừ khi vô ý làm mất dữ liệu nhà nước).
Đối với các tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thường có ý định phạm tội nhưng
vấn đề TNHS chỉ đặt ra khi một người bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm
tội.
13
Từ nội dung đã phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm về các giai đoạn thực
hiện phạm tội như sau:Các giai đoạn thực hiện tội phạm do cố ý (trực tiếp) do luật
hình sự quy định,phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hanh vi tội phạm ở
từng thời điểm khác nhau,bao gồm chuẩn bị phạm tội,phạm tội chưa đạt và tội phạm
hoàn thành.
Từ khái niệm nêu trên ,có thể nêu lên những đặc điểm chính của các giai đoạn
thực hiện phạm tội như sau:
-Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước,các giai đoạn phát triển nhất định
mà tội phạm
trải qua
-Các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong luật hình sự
-Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với tội phạm thực hiện lỗi do
cố ý trực tiếp
-Các giai đoạn thực hiện tội phạm phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm khác
nhau của hành vi phạm tội ở từng thời điểm trong quá trình thực hiện tội phạm
(Chuẩn bị phạm tôi,phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành).
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam,cũng đã có nhiều tác giả đưa ra những
quan điểm về khái niệm thực hiện tội phạm và được thể chế hóa trong Bộ luật hình
sự Việt Nam để từ đó phân biệt giữa khái niệm tội phạm chưa hoàn thành và tội
phạm đã hoàn thành. Đồng thời làm rõ cơ sở để phân chia các giai đoạn phạm tội
nhằm xác định đúng và đày đủ trách nhiệm hình sự đối với từng giai đoạn thực hiện
tội phạm. Qua đó,có thể hiểu khái niệm và trách nhiệm hình sự đối với từng loại tội
phạm cụ thể.
2.2 Chuẩn bị phạm tội
2.2.1 Khái niệm chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là một bước trong các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đó
người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện
cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Khơng phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ khái niệm trên có thể xác định các điều kiện của chuẩn bị phạm tội là :
14
-Thời điểm bắt đầu của chuẩn bị phạm tội là thời điểm người phạm tội bắt đầu có
hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tạo điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện tội phạm.Thời điểm chấm dứt của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời
điểm ngay trước khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
-Về nội dung của các dạng hành vi thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
được quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự như sau:Tìm kiếm công cụ, phương
tiện;Sửa soạn công cụ phương tiện;Tạo ra các điều kiện cần thiết khác như: Chuẩn
bị kế hoạch phạm tội, thăm dò quy luật sinh hoạt của người bị hại, tìm người giúp
đỡ, tìm nơi cất giấu tang vật của tội phạm...
2.2.2 Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội:Mặc dù hành vi của
người phạm tội đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối
tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự. Bởi vì:Bản chất của chuẩn bị phạm tội là hành vi tiền đề tạo
điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt một
mục đích nhất định. Chính nó quyết định tội phạm có xảy ra hay khơng và xảy ra
như thế nào.Một tội phạm khi thực hiện mà có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho
xã hội của nó cao hơn so với trường hợp khơng có sự chuẩn bị.Trong ý thức chủ
quan của người phạm tội là mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng. Việc
dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị chuyển bị phạm tội do nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn.
Về cơ sở khoa học để xác định một người phải chịu trách nhiệm hình
sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã
hội nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình. Bởi vì:
+ Bản chất của chuẩn bị phạm tội là tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội
phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt một mục đích nhất định. Chính nó quyết
định tội phạm có xảy ra hay khơng và xảy ra như thế nào.
+ Một tội phạm khi thực hiện mà có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của
nó gây ra cao hơn so với với trường hợp khơng có sự chuẩn bị.
+ Trong ý thức chủ quan của can phạm là mong muốn thực hiện hành vi phạm tội
đến cùng. Việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội là do nguyên nhân khách
15
quan ngoài ý muốn.
- Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong chuẩn bị phạm tội được quy
định như sau:
1. Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như
sau: "Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm
trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện".
2. Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định
như sau: "Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình
phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy
theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định
phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến
cùng".
3. Khoản 2, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: "Đối
với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không
quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định".
Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự:Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và
hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật
Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội
phạm không thực hiện được đến cùng.Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình
phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều
luật cụ thể.Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có
quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù
khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư
mức phạt tù mà điều luật quy định.
Lưu ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập thì người phạm
tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó và tội họ định thực hiện ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội.
Ví dụ: A nghi ngờ B có quan hệ ngoại tình với vợ của mình nên có ý định giết B. A
đã mua một khẩu súng với mục đích để giết B, nhưng chưa kịp hành động giết B thì
bị phát hiện. Trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái
phép vũ khí quân dụng và tội giết người ở giai đoạn chuyển bị phạm tội.
16
2.3 Phạm tội chưa đạt:
Khái niệm:Phạm tội chưa đạt là hành vi cố tình phạm tội nhưng khơng thực hiện
được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội.–
Đặc điểm:
Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu
thành tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng. Hành vi của họ chưa thỏa
mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm
+ Người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách
quan của cấu thành tội phạm
+ Mới chỉ thực hiện được một hành vi trong những hành vi quy định trong cấu
thành tội phạm
+ Thực hiện hết hành vi, hậu quả xảy ra cho xã hội rồi nhưng hậu quả đó chưa phù
hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm.
Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội
phạm
*Các căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong PTCĐ được quy định như sau :
- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm
trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt được
quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính
chất,mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội
và những tình tiết khác khiến tội phạm khơng thực hiện được đến cùng”.
- Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng với
CBPT là không quá 20 năm tù. Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt khơng q ½
mức phạt tù mà điều luật này quy định”
*Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt có 2 loại
PTCĐ như sau :
- Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó vì
17
những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa đạt chưa thực hiện hết các
hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả. Chẳng hạn: trộm cắp tài sản nhưng khi
mở cửa vào nhà chưa kịp lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt giữ.
- Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người
phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do
nguyên nhân khách quan mà hậu quả khơng xảy ra. Ví dụ: mở được cửa vào trong
nhà lấy tài sản nhưng tài sản khơng cịn ở đó nữa.
*Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt
- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm
trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt được
quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội
và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng ”.
- Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “ Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng với
CBPT là không quá 20 năm tù. Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt khơng q ½
mức phạt tù mà điều luật này quy định ”,
2.4 Phạm Tội Hoàn Thành
Khái niệm: Phạm tội hoàn thành là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
– Xuất phát từ tình chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, luật hình sự
xác định thời điểm hồn thành của tội phạm thông qua việc mô tả những dấu hiệu
trong cấu thành tội phạm.
+ Cấu thành tội phạm vật chất: thời điểm hoàn thành của loại tội này phải thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm: hành vi nguy hiểm, hậu
quả xảy ra, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
+ Cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hồn thành của loại tội này chỉ cần đáp
ứng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
+ Cấu thành tội phạm cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội thì
tội phạm đã hồn thành.
18
– Tội phạm hoàn thành được coi là trường hợp phạm tội thông thường mà hành vi
phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp hành vi được mô tả trong cấu thành
tội phạm.
Đặc điểm:
Cần phân biệt :Tội phạm hoàn thành với Tội phạm kết thúc:
+ Tội phạm hoàn thành: hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt pháp lý
quy định trong luật.
+ Tội phạm kết thúc: hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế.
->Hai thời điểm trên có thể trùng nhau hoặc khơng trùng nhau.
Phạm vi trách nhiệm hình sự: Mọi hành vi tội phạm hoàn thành về nguyên tắc đều
phải chịu TNHS, mức độ truy cứu TNHS được áp dụng theo quy định tại từng điều
luật của tội phạm cụ thể.
2.5 Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội:
Khái niệm: là phạm tội chưa đạt, không đến cùng mà tại đó nguyên nhân xuất
phát từ bản thân người phạm tội.
Đặc điểm:
-Nửa chừng: tức phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
-Tự ý, tức phải:
+Tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội.
+Chấm dứt một cách dứt khoát: triệt để, từ bỏ hẳn ý định phạm tội
Phạm vi trách nhiệm hình sự: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn TNHS về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố để cấu
thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này.
PHẦN 3
KIẾN THỨC VẬN DỤNG
3.1 Vụ án giết lái xe ôm cướp tài sản (23/09/2003)
Với ý định cướp xe, Trần Thanh Tuấn (29 tuổi, ngụ Bến Vân Đồn, phường 5,
19
quận 4, TP HCM) đã thủ sẵn búa đinh và giả thuê tài xế xe ôm chở đến nhà người
quen. Đêm khuya, đường phố vắng người qua lại, Tuấn rút búa đập xuống đỉnh đầu
lái xe để cướp xe tẩu thoát... Đêm ngày 23/9/2003, Trần Thanh Tuấn đang dạo chơi
ở Bến Bạch Đằng, quận 1, thì nhặt được cái búa đinh và con dao Thái Lan. Tuấn
nảy sinh ý định dùng chúng cướp xe ôm lấy tiền tiêu xài nên giấu tất cả vũ khí vào
túi quần. Tuấn đi đến nhà hát thành phố và thuê ông Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê
Minh Xuân, Bình Chánh, để tìm người quen với giá 25.000 đồng. Trên đường đi,
Tuấn định ra tay giết tài xế, nhưng thấy đông người qua lại nên không thực hiện.
Khi đến khu vực cổng số 3 (ấp 6, xã Lê Minh Xuân), Tuấn rút búa đập thẳng xuống
đầu ơng Út làm ơng chống váng ngã xuống đường. Ông Út đã bị chết. Tuấn đã
cướp được xe của ông Út. Tuấn bị truy tố về tội giết người và tội
cướp tài sản
3.1.1 Hãy xác định giai đoạn phạm tội của Tuấn
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao
gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Trong đó:
- Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo
ra những điều kiện cần thiết chọn việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực
hiện tội phạm đó.
- Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến
cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
- Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu
hiệu được mô tả trong CTTP.
Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:
Thứ nhất, Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực
hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài
sản.Trước hết, đối với tội giết người, Tuấn đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng
người khác, cụ thể là Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ơng Út. Đã có hành vi
“đập” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay khơng thì vẫn có thể kết luận người phạm
tội ở đây là Tuấn đã thực hiện tội phạm. Đối với tội cướp tài sản, Tuấn có ý định
chiếm đoạt tài sản của ơng Út và trên thực tế, Tuấn đã giả danh là hành khách có
nhu cầu đi xa và chủ động gặp ơng Út. Tuấn đi đến nhà hát thành phố và thuê ông
Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, để tìm người quen với giá
25.000 đồng.
Thứ hai, Tuấn đã thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn thoả mãn
hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người và tội cướp
20
tài sản. Hành vi của Tuấn có mục đích (chiếm đoạt xe máy của ông Út), động lực
thúc đẩy,lỗi của Tuấn là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu
quả xảy ra:ơng chống váng ngã xuống đường và ông Út đã bị chết, xe máy của ông
Út cũng bị Tuấn cướp mất. Như vậy, hành vi phạm tội của Tuấn đã có đủ các dấu
hiệu phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và tội cướp tài sản.
Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của
Tuấn là tội phạm hoàn thành.
3.1.2 Giả sử khi Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út, ông Út đã tránh
được và bỏ chạy. Ơng Út hơ hốn “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, Tuấn định
tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. Tuấn phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội giết người khơng? Giải thích?
Để biết được Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không,
trước hết, ta phải xác định được giai đoạn phạm tội của Tuấn trong trường hợp này.
Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:
Thứ nhất, Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực hiện
hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người là đã thực hiện hành
vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là đã dùng búa đập vào đầu ông Út. Đã có
hành vi “đập” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay khơng thì vẫn có thể kết luận người
phạm tội ở đây là Tuấn đã thực hiện tội phạm.
Thứ hai, Tuấn không thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn chưa
thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người.
Hành vi của Tuấn tuy có mục đích, động lực thúc đẩy, lỗi của Tuấn là cố ý, đã có
hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, nhưng vì ơng Út không chết nên tội phạm
mà Tuấn đã thực hiện là chưa đạt. Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có
thể kết luận giai đoạn phạm tội của Tuấn là phạm tội chưa đạt.
Đối với phạm tội chưa đạt, Luật Hình sự Việt Nam khơng đặt vấn đề giới hạn những
trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà xác định mọi trường hợp phạm tội
chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là những trường hợp người phạm tội
đã có hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả
nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 18 Bộ Luật Hình sự: “…Người phạm tội chưa đạt
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của Tuấn thì có thể khẳng định Tuấn có
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên cần chú ý là, vì Tuấn
phạm tội chưa đạt nên TNHS của Tuấn sẽ được áp dụng theo Khoản 3 Điều 52 Bộ
Luật Hình sự về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có
21
quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các
hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
3.2.1 Vụ án Lê Văn Luyện
Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện khơng cịn
tiền để chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp
cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi khơng thấy bóng người, Lê
Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một
con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba khơng tìm thấy
gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt
cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn
Luyện vung dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và
kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp
được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2.
Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn.
Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thơng minh nên tìm điện thoại
liên lạc bên ngồi. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm
thêm nhiều nhát. Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi.
Với cơ con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn.
Sát hại xong cả nhà,
Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1. Sau đó, Luyện
phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thốt ra ngồi. Lúc này, trời đã sáng, khu
phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh
họ đến đón rồi bỏ trốn.
Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao
thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng. Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn
trốn, Lê Văn Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng,
Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về
Bắc Giang – nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và gây án.
3.2.2 Xét xử
22
Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù. Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án
vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến
tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt khơng quá 18
năm tù), còn cha đẻ Lê Văn Miên chịu 48 tháng tù do che giấu Lê Văn Luyện. Anh
họ Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng do tòng
phạm. Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị
Lược 9 tháng vì khơng muốn phản bội, tố giác Luyện. Mẹ đẻ của Luyện thì khơng
bị khởi tố. Trong q trình xét xử có nghi vấn đặt ra liệu Lê Văn Luyện có đồng
phạm hay khơng. Tuy nhiên hội đồng xét xử đã quyết định rằng Luyện hành động
một mình.
PHẦN 4 : KẾT LUẬN
Việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện tội phạm là nhằm đảm bảo
ngun tắc cơng bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Ngun tắc cơng bằng là
tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng được quán triệt xuyên suốt, trong quá trình
xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Nguyên tắc công bằng thể hiện ở
hai phương diện: Công bằng giữa những người phạm tội và tương xứng giữa biện
pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và
nhân thân của người phạm tội. Việc nghiên cứu, xác định đúng các giai đoạn thực
hiện tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân biệt tội phạm hoàn thành với
tội phạm chưa hoàn thành, đối với việc định tội danh hành vi phạm tội, cũng như
đối với việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã được thực hiện
và nhân thân người phạm tội và việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện
phạm tội có ý nghĩa quan trọng đối với việc ngăn chặn gây ra hậu quả thực tế cho
các quyền và lợi ích của Nhà nước và cá nhân được pháp luật bảo vệ. Việc ngăn
chặn tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở thời điểm bắt đầu thực hiện, nhưng chưa
hoàn thành, sẽ khắc phục được việc gây ra hậu quả thực tế.
23
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Văn Cảm,Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nôi,2005.
2. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học năm 1997.
Tr.372.
3. Giáo trình Pháp Luật Đại Cương,Ts.Lê Minh Tồn (Chủ Biên),NXB Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội 2010.
4. Giáo trình Đại Cương Pháp Luật Việt Nam,NXB Chính Trị Quốc Gia Sự
Thật,TS.Bùi Kim Hiếu,Ths.Võ Thanh Bình Em (Đồng chủ biên).
5. Giáo trình đại cương về Nhà Nước và Pháp Luật, NXB Đại Học Quốc Gia Hà
Nội.
6. Giáo trình Pháp Luật, NXB Giáo Dục Việt Nam.
7. Trích Điều 57_BLHS 2015.
8. Tạp chí Tịa án nhân dân số 12/2018. Tr.5 .
24