Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý do parvovirus gây ra trên chó đến khám, điều trị tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

TRẦN THẾ HANH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ
DO PARVOVIRUS GÂY RA TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM,
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, năm 2021

Luan van


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

TRẦN THẾ HANH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ
DO PARVOVIRUS GÂY RA TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM,
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Ngành: Thú y
Mã số: 8.64.01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, năm 2021

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào.
Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thế Hanh

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, với nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của thầy cơ và cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này, cho phép em
được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn tới:
TS. Phan Thị Hồng Phúc - Trưởng khoa chăn nuôi Thú y - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Cô đã luôn tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để
em hồn thành luận văn của mình.
Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp
em tiếp thu kiến thức của chương trình học.
Cán bộ giảng viên tại bệnh xá Thú y, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa
học Khoa Chăn nuôi Thú y đã cùng em triển khai và hoàn thành các nội dung
trong đề tài nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi vượt qua mọi
khó khăn trong suốt q trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.

Thái Nguyên, ngày …. tháng ….. năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thế Hanh

Luan van


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Nguồn gốc lồi chó ..........................................................................................3
1.2. Một số giống chó chính được ni ở Việt Nam ..............................................4
1.2.1. Một số giống chó địa phương....................................................................4
1.2.2. Một số giống chó nhập ngoại ...................................................................4
1.3. Một số đặc điểm sinh lý của chó .....................................................................6
1.3.1. Thân nhiệt (0C) .........................................................................................6
1.3.2. Tần số hô hấp ...........................................................................................7
1.3.3. Tần số tim .................................................................................................7
1.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành ....................8
1.4. Bệnh parvo ở chó .............................................................................................9
1.4.1. Đặc điểm của bệnh ....................................................................................9
1.4.2. Lịch sử bệnh ..............................................................................................9
1.4.3. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus .....................................10
1.4.4. Dịch tễ học ..............................................................................................11
1.4.5. Cơ chế sinh bệnh .....................................................................................12
1.4.6. Triệu chứng bệnh tích .............................................................................12
1.4.7. Chẩn đốn ................................................................................................14

Luan van



iv
1.4.8. Phòng và điều trị ....................................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..18
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................18
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................18
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................18
2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .....................................................................18
2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu .....................................................18
2.2.2. Trang thiết bị và hóa chất thí nghiệm......................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................19
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Parvo trên chó đến khám và chữa
bệnh tại Bệnh xá Thú y .....................................................................................19
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm về triệu chứng và bệnh tích chó mắc bệnh
Parvo .................................................................................................................19
2.3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu máu ở chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo ....19
2.3.4. Thử nghiệm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh Parvo ở chó............................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học ............................................................19
2.4.2. Phương pháp khám lâm sàng ..................................................................19
2.4.3. Phương pháp lấy máu để kiểm tra các chỉ tiêu .......................................20
2.4.4. Phương pháp xác định bệnh bằng test CPV Ag ......................................20
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Parvo theo giống chó .............21
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Parvo theo lứa tuổi .................21
2.4.7. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Parvo theo mùa ......................21
2.4.8. Phương pháp mổ khám bệnh tích ............................................................22
2.4.9. Phương pháp làm tiêu bản vi thể .............................................................22
2.4.10. Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị ............................................23

2.4.11. Phương pháp xử lí số liệu......................................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................25
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Parvo trên chó đến khám và chữa
bệnh tại Bệnh xá Thú y .........................................................................................25

Luan van


v
3.1.1. Kết quả chẩn đốn bệnh Parvo ở chó đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá
thú y ..................................................................................................................25
3.1.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvo theo giống .....................................................27
3.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo lứa tuổi ................................29
3.1.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chó chết do mắc Parvo theo mùa .......................32
3.1.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo tính biệt ...............................34
3.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvo và chết ở chó được tiêm phịng và chó chưa
tiêm phịng ........................................................................................................35
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm về triệu chứng và bệnh tích chó mắc bệnh
Parvo .....................................................................................................................38
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Parvo ......................................38
3.2.2. Bệnh tích đại thể ......................................................................................40
3.2.3. Bệnh tích vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Parvo ..................................44
3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu máu ở chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo ...........51
3.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo ........49
3.3.2. Sức kháng hồng cầu của chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo ....................53
3.3.4. Nghiên cứu chỉ số tiểu cầu ở chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo .............57
3.3.5. Chỉ tiêu sinh hố máu ở chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo.....................58
3.4. Nghiên cứu phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh Parvo ở chó ...................................60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................62
1. Kết luận .............................................................................................................62

2. Đề nghị ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1

Luan van


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AST:

Aspartate aminotransferase

ALT:

Alanine aminotransferase

CPV:

Canine Parvovirus

CPV-2:

Canine Parvovirus type 2

Cs:

Cộng sự

DICT:


Dose Infectieuse Culture de Tissu

ELISA:

Enzyme linked Immunosorbent assay

FPV:

Virus Feline panleukopenia

HE:

Hematoxiline Eosin

Luan van


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe .................................. 8
Bảng 3.1. Kết quả chẩn đốn chó mắc bệnh, chó chết do Parvovirus ...................... 25
Bảng 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết Parvo theo giống .......................................... 28
Bảng 3.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo lứa tuổi .................................. 30
Bảng 3.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo mùa ....................................... 32
Bảng 3.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo tính biệt ................................. 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvo và chó chết ở chó được tiêm
phịng và chó chưa tiêm phịng ........................................................... 35
Bảng 3.7. Một số triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Parvo (n=50)................ 38

Bảng 3.8. Các tổn thương đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Parvo (n=15 ) ............... 40
Bảng 3.9. Các tổn thương vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Parvo (n=10) .............. 44
Bảng 3.10. Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố của chó khoẻ và chó mắc
bệnh Parvo (n = 15) .............................................................................. 49
Bảng 3.11. Sức kháng hồng cầu của chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvo (n = 15).......... 53
Bảng 3.12. Số lượng bạch cầu và cơng thức bạch cầu của chó khoẻ và chó
mắc bệnh Parvo (n = 15)........................................................................ 54
Bảng 3.13. Các chỉ số tiểu cầu chó mắc Parvo (n = 15) ........................................... 57
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chó khoẻ và chó mắc bệnh do
Parvo (n = 15) ........................................................................................ 58
Bảng 3.15. Hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh Parvo cho chó (n = 50) ............ 60

Luan van


viii

DANH MỤC HÌNH

Ảnh

3.1. Chó mắc bệnh Parvo mệt mỏi ủ rũ ............................................................. 39

Ảnh 3.2. Chó mắc bệnh Parvo phân tiêu chảy lẫn máu ............................................ 39
Ảnh 3.3. Chó mắc bệnh Parvo thải phân vương vãi khắp nền chuồng ..................... 39
Ảnh 3.4. Chó mắc bệnh Parvo nơn ra nhiều bọt ....................................................... 39
Ảnh 3.5. Chó chết do mắc bệnh Parvo ...................................................................... 41
Ảnh 3.6. Xoang bao tim tích nước ............................................................................ 41
Ảnh 3.7. Xoang bụng tích nước ................................................................................ 41
Ảnh 3.8. Xoang ngực tích nước ................................................................................ 41

Ảnh 3.9. Túi mật sưng to .......................................................................................... 41
Ảnh 3.10. Gan sưng to, sung huyết ........................................................................... 41
Ảnh 3.11. Thận viêm và sưng to ............................................................................... 42
Ảnh 3.12. Thận xuất huyết ........................................................................................ 42
Ảnh 3.13. Tim xuất huyết, viêm cơ tim .................................................................... 42
Ảnh 3.14. Lá lách viêm teo nhỏ, hình dạng khơng đồng nhất ................................. 42
Ảnh 3.15. Màng treo ruột và hạch màng treo ruột xuất huyết .................................. 42
Ảnh 3.16. Ruột non viêm, xuất huyết ....................................................................... 42
Ảnh 3.17. Manh tràng viêm xuất huyết .................................................................... 43
Ảnh 3.18. Ruột non xuất huyết ................................................................................. 43
Ảnh 3.19. Manh tràng xuất huyết, chứa đầy máu màu nâu ...................................... 43
Ảnh 3.20. Ruột già xuất huyết từng đám .................................................................. 43
Ảnh 3.21. Dạ dày sưng, xuất huyết ........................................................................... 43
Ảnh 3.22. Niêm mạc dạ dày xuất huyết .................................................................... 43
Ảnh 3.23. Niêm mạc manh tràng viêm, hoại tử, long tróc (x 200 lần) ..................... 46
Ảnh 3.24. Tế bào viêm xâm nhập lớp niêm mạc manh tràng (x 400 lần) ................ 46
Ảnh 3.25. Niêm mạc manh tràng viêm, hoại tử, long tróc (x 400 lần) ..................... 46
Ảnh 3.26. Niêm mạc đại tràng viêm, hoại tử, long tróc (x 200 lần) ......................... 46
Ảnh 3.27. Tổ chức phổi sung huyết, xuất huyết (x 200 lần) ..................................... 47
Ảnh 3.28. Niêm mạc phế quản viêm, hoại tử, long tróc (x 200 lần)......................... 47

Luan van


ix
Ảnh 3.31. Mô tim xuất huyết ( x 200 lần)................................................................. 47
Ảnh 3.32. Tế bào cơ vân của tim thối hóa (x 400 lần) ............................................ 47
Ảnh 3.33. Biểu mô niêm mạc dạ dày thối hóa, hoại tử (x 200 lần) ........................ 48
Ảnh 3.34. Niêm mạc dạ dày xâm nhập tế bào viêm (x 200 lần) ............................... 48
Ảnh 3.37. Tổ chức gan sung huyết, xuất huyết (x 200 lần) ...................................... 48

Ảnh 3.38. Mơ gan xuất huyết, tế bào thối hóa (x 400 lần) ...................................... 48
Ảnh 3.39. Niêm mạc ruột non hoại tử (200 lần) ....................................................... 49
Ảnh 3.40. Niêm mạc ruột non xâm nhập tế bào viêm mạn tính (x 200 lần) ............. 49
Ảnh 3.41. Mô ruột non sung huyết, xuất huyết (x 200 lần) ...................................... 49
Ảnh 3.42. Mô ruột non sung huyết, xuất huyết (x 400 lần) ...................................... 49

Luan van


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh, chó chết do Parvo tại các địa phương ................. 26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giống chó mắc bệnh và chết do Parvo ......................................... 28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo lứa tuổi............................. 31
Biểu đổ 3.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chó chết do mắc Parvo theo mùa .................... 33
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh và chết do Parvo theo tính biệt............................. 35
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh Parvo và chết ở chó được tiêm phịng ........................ 37
Biểu đồ 3.7. Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố của chó khoẻ và chó mắc
bệnh Parvo ............................................................................................. 51
Biểu đồ 3.8. Số lượng bạch cầu và cơng thức bạch cầu của chó khoẻ và chó
mắc bệnh Parvo...................................................................................... 55
Biểu đồ 3.9. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chó khoẻ và chó mắc bệnh
do Parvo ................................................................................................. 60

Luan van


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay phong trào ni chó ở tỉnh Thái Ngun đang ngày càng phát
triển, đặc biệt là phong trào ni chó cảnh. Người ni chó ngồi để chơng
giữ nhà, đảm bảo an ninh, quốc phịng như xưa, thì ngày nay chó cịn được
ni để phục vụ giải trí. Người ni ngày càng gần gũi hơn, tiếp xúc, tương
tác nhiều hơn với chó, chó trở thành người bạn thân thiết trong gia đình.
Khi chó được coi như một người bạn thân thiết trong gia đình thì sức
khỏe của chúng cũng trở thành vẫn đề rất được coi trọng, quan tâm. Đặc biệt,
với các giống chó q được nhập về, chưa kịp thích nghi với điều kiện môi
trường nên dễ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội, ngoại, sản
khoa… Trong nhóm bệnh này phải kể đến bệnh truyền nhiễm, trong đó có
bệnh do Parvovirus gây nên.
Parvovirus lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1970, và kể từ
đó nó được biết là một tác nhân gây bệnh đường ruột của chó trên toàn thế
giới (Candlish Mc, 1998). Kể từ khi xuất hiện, Parvovirus đã gây ra đại dịch
bệnh có dấu hiệu viêm dạ dày ruột nặng, sự lây nhiễm đặc biệt là ở chó con.
Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm thiếu máu, buồn nơn, nơn mửa và tiêu chảy
có máu (Decaro and Buonavoglia, 2012). Vì vậy vấn đề cấp thiết là phải tìm
ra biện pháp chẩn đốn nhanh, chính xác, để từ đó có những biện pháp phịng
và trị bệnh Parvovirus (Parvo) một cách có hiệu quả.
Tuy là bệnh nguy hiểm cho chó, nhưng việc hiểu biết của người ni
chó tại tỉnh Thái Ngun về bệnh cịn hạn chế, vì vậy bệnh cịn hạn chế. Từ
trước tới nay, chưa có một báo cáo hay một nghiên cứu gì về bệnh Parvo trên
chó tại điạ bàn tỉnh Thái Ngun. Chính vì vậy, nhằm giảm thiệt hại do bệnh
gây ra và bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng quan về

Luan van



2

bệnh trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý do Parvovirus gây ra trên chó đến khám, điều trị
tại bệnh xá thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thử nghiệm phác
đồ điều trị bệnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Parvo trên chó
ni tại tỉnh Thái Nguyên đến khám và điều trị tại bệnh xá thú y trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chẩn
đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị,
giúp người dân phòng và trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại do bệnh
gây ra.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và
nghiên cứu về bệnh Parvo ở chó. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo
cho những người làm công tác thú y cơ sở về bệnh Parvo ở chó.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để áp dụng biện pháp chẩn đốn, phịng và
trị bệnh Parvo trên chó, góp phần nâng cao hiệu quả chăn ni.

Luan van


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NGUỒN GỐC LỒI CHĨ
Chó nhà là họ hàng của chó sói, đã từng sống hoang dã ở khắp Châu
Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Không một ai biết con người đã sống cùng với chó từ
khi nào; có lẽ con người đã sống với chó ít nhất cũng 10 nghìn năm.
Những người Ai Cập cổ đã biết chăn ni chó từ rất lâu đời. Trên nghìn
năm, chó đã là người giúp đỡ, làm thú cảnh của con người. Chó chăn cừu giúp
người chăn cừu, chó đã giúp con người đi săn, giúp con người canh dữ nhà và
các trang trại.
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền
học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của lồi chó nhà hiện nay là
một số lồi chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế
giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hố với mục đích phục
vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người.
Trung tâm thuần hố chó cổ nhất có lẽ là vùng Đơng Nam Á, sau đó
được du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ.
Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá
mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước cơng ngun (cách đây 5 - 6 nghìn năm).
Tập hợp những giống chó nhà được ni hiên nay trên thế giới có khoảng 400
giống, được gọi chung là lồi chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó
(Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia).
Ngày nay, chó làm được rất nhiều các cơng việc: Chó dẫn đường cho
các người mù, chó huấn luyện để cảnh báo cho người điếc những âm thanh
thơng thường trong gia đình (như tiếng điện thoại, tiếng chng cửa), những
con chó khác được huấn luyện để mang đồ đạc cho những người khuyết tật.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của loài chó là lịng trung thành.

Luan van


4


1.2. MỘT SỐ GIỐNG CHĨ CHÍNH ĐƯỢC NI Ở VIỆT NAM
1.2.1. Một số giống chó địa phương
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016), nước ta có một số giống chó
địa phương sau:
- Giống chó Vàng: Đây là giống chó ni phổ biến nhất, có tầm vóc
trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được ni để giữ
nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng.
Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 sal,
trung bình 5 sal.
- Giống chó H’Mơng: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn
thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg. Chó
đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15
tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con.
- Giống chó Phú Quốc: Màu nâu xám, bụng thon, trên lưng long mọc
có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, lông vàng xám có các đường kẻ
chạy dọc theo thân, tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60 - 65cm; nặng 20 25kg. Chó đực phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ
tuổi 12 - 15 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 6 con, trung bình 5 con.
Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung
thành và nó có thể bắt cá ni chủ khi chủ ốm.
1.2.2. Một số giống chó nhập ngoại
- Giống chó Berger Đức: Berger Đức, có nguồn gốc từ Đức, được nhập
vào nước ta từ những năm 1960 do Bộ nội vụ. Chó có tầm vóc tương đối lớn
so với các giống chó nước ta, dài 110 - 112 cm, cao từ 56 - 65 cm đối với chó
đực và từ 62 - 66 cm đối với chó cái; trọng lượng từ 28 - 37 kg. Bộ lông ngắn,
mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm.
Đầu hình nêm, mũi phân thuỳ, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen, răng to,
khớp răng cắn khít. Cổ chắc, xiên đến vạch lưng; lưng chắc rộng có độ dốc về

Luan van



5

phía sau; bụng thon thẳng, đi dài hình lưỡi kiếm. Các chi có cơ gân chắc
khoẻ, chân trước thẳng đứng, chân sau đứng hơi chỗi về phía sau.
- Giống chó Dobermann: Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra
vào năm 1866 và được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm
kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 - 69 cm, dài 110 112 cm; nặng 30 - 33 kg. Chó có bộ lơng ngắn đen sẫm gần như tồn thân;
mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thơ, mũi rộng
mắt đen, hàm răng chắc, cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi chắc
khoẻ, đi ngắn. Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm,
lanh lợi; khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện.
- Giống chó Rottweiler: có nguồn gốc từ thành phố nhỏ Rottweiler của
nước Đức. Được phát hiện năm 1800 và được sử dụng chủ yếu vào việc chăn
giữ gia súc và bảo vệ tài sản; ngày nay nó được sử dụng trong trinh sát trong
lực lượng cảnh sát và bộ đội biên phịng. Chó có tầm vóc lớn, cao: 68cm;
nặng 42kg; lơng ngắn đen tồn thân, mõm bụng và bốn chân vàng sẫm; bốn
chân vững chắc, đầu to không dài, hai mắt sáng, khoảng cách 2 mắt khơng xa.
- Giống chó Fox: Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp, du nhập vào nước ta đã
lâu, Fox là giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5 - 2,5 kg ngoại hình nó nhìn
như một con hươu thu nhỏ. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm
nhỏ và dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó
chạy rất nhanh. Bộ lơng chó Fox ngắn, có con lơng sát như lơng bị. Chó Fox
có nhiều màu gồm màu vàng bị, đen, bốn chân vàng, đơi chỗ có vá nâu hay
vàng, có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa
sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng. Chó Fox có khả năng săn
bắt những lồi thú nhỏ. Vì vậy, nếu được huấn luyện tốt thì nó có thể trở
thành giống chó săn thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai,
dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến

chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương.

Luan van


6

- Giống chó Poodle: chó Toy Poodle có nguồn gốc từ Pháp. Lông xoăn,
màu lông của mỗi chú Poodle đều phù hợp với màu da của chúng, có thể kể
đến các màu như: Xanh bạc, đen, da bò, xám, kem, đỏ, trắng, nâu, cafe sữa…
Nhưng những chú Poodle lông xù trắng và da màu bạc luôn là những “em”
thú cưng được ưa thích nhất. Kích thước trung bình khá nhỏ, kích thước thơng
thường có thể đạt là 10 inches (tương đương với 25,4cm) chiều cao. Những
chú Poodle cỡ trung (standard) có kích thước khoảng từ 35 - 45 cm, Poodle
mini có kích thước từ 28 - 35 cm. Poodle nổi tiếng về lịng trung thành, thơng
minh, học hỏi và đặc biệt lanh lợi. Vì thế, Poodle được hầu hết người ni
đánh giá là giống chó dễ huấn luyện, dễ ni và rất dễ mến.
- Giống Chó Alaska hay cịn gọi là chó Alaska malamute có tổ tiên
là chó sói tuyết hoang được thuần hóa bởi bộ tộc Malamute. Chó Alaska được
nuôi phổ biến và trở thành thú cưng tại nhiều nước trên thế giới. Màu lông rất
đa dạng như: đen trắng, nâu đỏ, xám trắng, vàng đồng… Một số cá thể có
màu hiếm hơn như màu hồng phấn và tuyết trắng. Phần mõm và chân của
Alaska thuần chủng chỉ có một màu trắng. Lơng của Alaska có 02 lớp dày để
thích nghi với thời tuyết băng giá ở vùng Bắc Cực. Lớp lông ngắn ở bên trong
rất dày và mượt, phân bố đều khắp cơ thể, cịn lớp lơng bên ngồi dài hơn,
bơng xù và khơng thấm nước. Alaskan có chiều cao trung bình khoảng 65 70 cm, cân nặng từ 45 - 50 kg. Riêng chiều cao của những chú Alaska khổng
lồ có thể đạt 1m và trọng lượng lên tới 80kg. Alaska có tỉ lệ thân hình cân đối,
khung xương lớn và vững chắc, các khớp xương chân cũng rất chắc chắn.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
1.3.1. Thân nhiệt (0C)

Theo Cù Xuân Dần (1977) ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt
của chó là 38 - 390C. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy
vào tính chất và mức độ bệnh.

Luan van


7

Tô Du và Xuân Giao (2006) cho biết, nhiệt độ của cơ thể chó bình
thường cịn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn
con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực), khi vận
động nhiều hay có thai thân nhiệt của chó cũng cao hơn bình thường, …
Thơng qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con
vật có bị sốt hay khơng. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 20C là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt
tăng 2 - 30C là hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được ngun nhân,
tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu
(Vương Đức Chất và cs., 2004).
1.3.2. Tần số hô hấp
Theo Vũ Triệu An (1978) tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút,
thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút sau đó lấy bình qn. Chú ý hõm
hơng, thành ngực, thành bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt động khi con vật
thở để tính tần số hơ hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất,
tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời
tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý.
Đỗ Hiệp (1994) cho biết, ở trạng thái sinh lý bình thường, tần số hơ hấp
trung bình của chó là 10 - 30 lần/phút. Chó con có tần số hơ hấp từ 18 - 20
lần/phút. Chó trưởng thành, giống chó to có tần số hơ hấp từ 10 - 20 lần/phút,
chó nhỏ có tần số hơ hấp 20 - 30 lần/phút.
1.3.3. Tần số tim

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong 1 phút (lần/phút). Khi
tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể
dùng ống nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim
co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành
mạch căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho
đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất
này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập.

Luan van


8

Ở trạng thái sinh lý bình thường: chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn
70 - 100 lần/phút (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
1.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Máu là một chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu là nguồn
gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá
trình hoạt động của cơ thể. Máu vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp, vận
chuyển chất dinh dưỡng, hấp thu từ ống tiêu hóa đến mơ bào và nhận các chất
cặn bã đến các cơ quan bài tiết thải ra ngoài. Máu giữ chức năng điều hòa
thân nhiệt, điều hòa và duy trì cân bằng nội mơ, điều hịa thể dịch, … Trong
máu cịn có các loại kháng thể, các loại bạch cầu tham gia vào các chức năng
bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Máu là tấm gương
phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể. Vì vậy những xét
nghiệm về máu là những nhận xét cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng
sức khỏe cũng như giúp việc chẩn đốn bệnh (Đỗ Đức Việt và Trịnh Thơ
Thơ, 1997).
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chỉ tiêu

Đơn vị tính
Hồng cầu
106/mm
Bạch cầu
103/mm3
Hemoglobin
g/100ml
Hematocrite
ml/100ml
ASAT (aspartate aminotransferase)
UI/I
ALAT (alanine aminotransferase)
UI/I
Urea
g/l

Bilirubine
Mg/l
Creatine
g/l
Protein tổng số
g/l
Albumin
g/l
Globulin
g/l
(Nguồn: Harrison, 1993)

Luan van

Trị số
5,5 - 8,5
6 - 18
12 - 8
37 - 55
< 20
< 30
0,2 - 0,5
1-6
10 - 20
54 - 71
23 - 32
27 - 44


9


1.4. BỆNH PARVO Ở CHÓ
1.4.1. Đặc điểm của bệnh
Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) là một tác nhân gây bệnh quan trọng
của chó nhà và chó hoang dã trên tồn thế giới, bệnh xuất hiện vào những năm
1970, gây nên tình trạng viêm ruột ở chó (Nguyễn Thị Yến Mai và cs., 2020).
Bệnh do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn máu, giảm
thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Đây là bệnh cơ hội đã
gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc gia trên tồn
thế giới (Nguyễn Như Pho, 2003).
1.4.2. Lịch sử bệnh
Canine Parvovirus (CPV) phát hiện vào cuối những năm 1970, được
xác nhận là dịch lần đầu tiên vào năm 1978 nhưng chỉ trong vòng một, hai
năm sau đó nó đã trở thành đại dịch của chó trên tồn thế giới (Moon BY, 2020).
Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch xảy ra
cùng một lúc. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), bệnh xuất hiện vào mùa thu
năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở
Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh,
Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó
nghiệp vụ.
Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó như chó nhà, chó sói, sói
có lơng bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ.
Ahmad và cs. (2020) cho biết, chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với
bệnh, thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6-12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự giảm
dần kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh có
thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100%

Luan van



10

1.4.3. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
1.4.3.1. Phân loại
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
Qua phân lập từ năm 1979 đến 1984, các nhà khoa học đã xác định
phần lớn chó nhiễm hai chủng virus CPV2a và CPV2b, nhưng ở Ý, Tây Ban
Nha, và Việt Nam người ta còn phát hiện chủng virus thứ ba CPV2c cũng gây
bệnh Parvovis cho chó.
1.4.3.2. Các đặc tính sinh học của Parvovirus
Hình thái và cấu trúc
Là một DNA virus khơng có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32
capsomers.
Sức đề kháng với mơi trường bên ngồi:
Parvovirus đề kháng mạnh với mơi trường bên ngồi, trong phân thì
virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phịng. Nó đề kháng với tác động
của ether, chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút).
Đặc tính ni cấy của virus: Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và
gây bệnh tích tế bào (CPE) trên tế bào tim chó con cịn bú hay trên tế bào
ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong
thời kỳ gián phân thích hợp nhất.
Đặc tính kháng nguyên: Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất
hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung
hoà huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện
vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng
trong chẩn đoán huyết thanh học, phản ứng trung hồ huyết thanh rất khó
thực hiện trong phịng thí nghiệm.


Luan van


11

Khả năng miễn dịch: Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài
trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hoà hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu
trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời
gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ
giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 6 tuần tuổi.
Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho,
kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần
thứ 10 hay 11 sau khi sinh.
Ở chó con cịn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus
nhưng lượng kháng thể cịn sót lại đủ để trung hoà virus vắc xin đưa vào. Ở
“thời kỳ khủng hoảng này” chó con khơng thể được tiêm chủng hiệu quả
trong khi nó thụ cảm hồn tồn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác
nhau ở thú thịt như virus Feline panleukopenia (FPV), virus gây viêm ruột ở
chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung
hồ và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có
những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV
chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
1.4.4. Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất
là phân. Sức đề kháng tự nhiên khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu
diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới).
Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc với môi trường vấy bẩn
phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ.

Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng.
Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là chó non từ 2 - 6 tháng tuổi.
Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm, những
chó lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên.

Luan van


12

Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh.
Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc
này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng
liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con, những chó con “đẹp
nhất” tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên.
1.4.5. Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau
khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng
huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và
kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này
virus có thể được thải ra ngồi qua phân vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày
thứ năm, sau dó giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ chín. Trong q trình
gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào
tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm
miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mơ ruột, bào
mịn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
Ở những chó con khơng có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh
tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch
Khoa học đã chứng minh rằng chi cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus
bằng 1/100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de

Tissu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do
có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh
1.4.6. Triệu chứng bệnh tích
1.4.6.1. Triệu chứng lâm sàng
Dạng điển hình: Dạng này rất giống với bệnh Feline Panleukopenia ở
mèo, thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt lả, ói mửa, 24
giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của tiến trình bệnh
bệnh thì phân có màu xám đỏ.

Luan van


13

Huyết học: mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu
lượng bạch cầu (60-70% tổng số các trường hợp), chủ yếu giảm bạch cầu
trung tính và tế bào lympho đơi khi chỉ cịn ít hơn 400-500 bạch cầu/mm3
trong những trường hợp nghiêm trọng.
Thể quá cấp: con vật chết sau 3 ngày do truỵ tim mạch.
Thể cấp tính: Chết sau 5-6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội
nhiễm của vi khuẩn.
Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6-10 tuần tuổi, chó đã qua 5 ngày mắc
bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.
Dạng tim mạch
Dạng này rất hiếm gặp, có thể xảy ra trên những chó có kháng thể mẹ
truyền hoặc khơng có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó 2
tháng tuổi. Chó nhiễm bệnh thường chết đột ngột do suy hơ hấp trong thời
gian ngắn vì phù thũng phổi. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ
tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ.
Dạng kết hợp viêm cơ tim và viêm ruột

Thường gặp ở chó 6-16 tuần tuổi, thể hiện một trạng thái bệnh rất nặng: tiêu
chảy dữ dội, phân có máu, sụt huyết áp, loạn nhịp tim, mạch loạn và yếu, làm
chết 100% chó bệnh sau 20-24 giờ.
Dạng thầm lặng
Những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn cảm với bệnh
nhưng khơng biểu hiện triệu chứng.
1.4.6.2. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mịn,
nhất là ở khơng tràng.
Lách có màu sắc và hình dạng khơng đồng nhất.
Niêm mạc dạ dầy xuất huyết một phần hay toàn bộ.

Luan van


×