BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**********************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHI DO PARVOVIRUS
GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE QUẬN
7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: PHẠM XUÂN HOAN
Lớp: DH05TY
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Niên khóa: 2005-2010
Tháng 08/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM XUÂN HOAN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHI DO PARVOVIRUS
GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE QUẬN
7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y
Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ NGUYỄN TẤT TOÀN
Tháng 8/2010
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Phạm Xuân Hoan
Tên khoá luận tốt nghiệp: “Chẩn đoán và điều trị bệnh nghi do Parvovirus gây ra
trên chó tại bệnh viện Petcare quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.”
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét cũng như đóng góp của Hội đồng chấm thí tốt nghiệp khoá 31
Ngày …. Tháng… năm …2010
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
ii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi- Thú y, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn
nuôi – Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong
suốt thời gian tôi học tập tại trường. Để hoàn thành được cuốn luận văn tốt nghiệp này,
ngoài sự nỗ lực từ bản thân, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm
và sự yêu thương của TS. Nguyễn Tất Toàn và ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám đốc và các anh chị bác sĩ tại Bệnh
viện Petcare Thành phố Hồ Chí minh đã tạo điều kiện để tôi có môi trường thuận lợi để
tiến hành đề tài.
Tận đáy lòng, con xin cám ơn ba mẹ vì tất cả những gì con có ngày hôm nay đều
do ba mẹ đã cho con.
Phạm Xuân Hoan
iii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Chúng tôi thực hiện đề tài “chẩn đoán và điều trị bệnh nghi do Parvovirus gây ra trên chó
tại bệnh viện Petcare quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”. Thời gian tiến hành từ ngày
15/1/2010 đến 15/6/2010. Mục đích: giúp cho chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do
Parvovirus tốt hơn.
Phương pháp tiến hành: Khảo sát tỷ lệ chó có triệu chứng nghi ngờ bệnh do
Parvovirus, sử dụng các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị.
Tỷ lệ chó bệnh nghi bệnh do Parvovirus là 12,98%. Các yếu tố ảnh hưởng đến
bệnh như: Không tiêm vaccine có nguy cơ mắc bệnh cao nhất (88%). Chó ở độ tuổi từ 26 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là 17%. Không có sự khác biệt của các yếu tố
thức ăn, tuổi, giới tính, giống đến tỷ lệ bệnh.
Kết quả tiến hành thử Witness test có 25 ca dương tính chiếm tỷ lệ 85,29% cho
thấy dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể chẩn đoán bệnh do Parvovirus với khả năng
chính xác cao. Các triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán là: tiêu chảy phân có
lẫn máu, phân có mùi rất tanh, ói mửa, bỏ ăn, cơ thể gầy còm.
Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu là 19 mẫu cho thấy chó bệnh do
Parvovirus có khuynh hướng giảm số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng
huyết sắc tố, điều đó cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh do Parvovirus
Kết quả phân lập vi khuẩn từ 12 mẫu phân chó là E.coli. Kết quả thử kháng sinh
đồ cho thấy vi khuẩn E.coli nhạy cảm cao nhất với kháng sinh cefotaxime, ceftriaxone,
norfloxacin (91,67%), amoxicillin/ clavulanic acid (66,67%) và gentamycin (75%), đề
kháng cao nhất với kháng sinh tetracycline (91,67%), ampicillin (83,33%), doxycycline
(75%), trimethoprim/sulfamethoxazole (66,67%).
iv
Hiệu quả điều trị khởi bệnh đối với những con bệnh nghi do Parvovirus là
70,59% và điều trị khỏi bệnh do Parvovirus là 68%.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .............................................................................................................iii
Tóm tắt khoá luận .................................................................................................iv
Mục lục .................................................................................................................vi
Danh sách chữ viết tắt ..........................................................................................x
Danh sách sơ đồ ....................................................................................................xi
Danh sách bảng .....................................................................................................xii
Danh sách hình .....................................................................................................xiii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................xiv
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................xv
1.2 Mục đích và yếu cầu của khóa luận ...............................................................xvi
1.2.1 Mục đích của khóa luận ...............................................................................xvii
1.2.2 Yêu cầu của khóa luận .................................................................................xviii
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 1
2.1 Đặc điểm sinh lý chó .......................................................................................... 1
2.1.1 Thân nhiệt ........................................................................................................ 1
2.1.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút) ....................................................................... 1
2.1.3 Tần số tim ( lần/ phút) ..................................................................................... 2
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống ................................................. 2
2.1.5 Thời gian mang thai, số con trong một lứa và tuổi cai sữa ............................. 2
v
2.1.6 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành ......................... 3
2.2 Bệnh do Parvovirus trên chó .............................................................................. 3
2.2.1 Khái niệm ........................................................................................................ 3
2.2.2 Lịch sử và phân bố địa lý................................................................................. 4
2.2.3 Căn bệnh .......................................................................................................... 4
2.2.4 Truyền nhiễm học ............................................................................................ 4
2.2.4.1 Loài vật mắc bệnh ........................................................................................ 4
2.2.4.2 Khả năng cảm nhiễm và cách sinh bệnh ...................................................... 4
2.2.4.3 Môi trường .................................................................................................... 5
2.2.4.4 Tính cảm thụ ................................................................................................. 5
2.2.4.5 Cơ chế sinh bệnh .......................................................................................... 6
2.2.5 Triệu chứng...................................................................................................... 8
2.2.6 Bệnh tích .......................................................................................................... 9
2.2.6.1 Bệnh tích đại thể ........................................................................................... 9
2.2.6.2 Bệnh tích vi thể ............................................................................................. 10
2.2.7 Chẩn đoán lâm sàng......................................................................................... 10
2.2.8 Chẩn đoán cận lâm sàng .................................................................................. 11
2.2.8.1 Kiểm tra virus bằng Witness test .................................................................. 11
2.2.8.2 Kiểm tra một vài chỉ tiêu sinh lý máu .......................................................... 11
2.2.8.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR ....................................... 11
2.2.9 Điều trị ............................................................................................................. 12
2.2.10 Phòng bệnh .................................................................................................... 13
2.3 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu liên qua đến đề tài ........................... 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15
3.1.1 Thời gian .......................................................................................................... 15
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................... 15
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 15
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 15
vi
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 15
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 15
3.4.1.1 Vật liệu ......................................................................................................... 15
3.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu ..................................... 16
3.4.2 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus bằng cách dùng Witness test .................... 17
3.4.2.1 Vật liệu ......................................................................................................... 17
3.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
3.4.2.3 Các Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 18
3.4.3 Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý máu .................................................................... 19
3.4.3.1 Vật liệu ......................................................................................................... 19
3.4.3.2 Phương pháp lấy mẫu máu và khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu ............ 19
2.4.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 19
3.4.4 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .......................................................... 19
3.4.4.1 Vật liệu ......................................................................................................... 19
3.4.4.2 Phương pháp lấy mẫu phân .......................................................................... 19
3.4.4.3 Chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu .................................................................. 20
3.4.5 Liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus ........................................ 20
3.4.5.1 Thuốc ............................................................................................................ 20
3.4.5.2 Liệu pháp điều trị.......................................................................................... 20
3.4.5.3 Hiệu quả điều trị ........................................................................................... 21
3.4.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 21
3.5 Xử lý thống kê .................................................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 22
4.1 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus ..................................................................... 22
4.1.1 Tỷ lệ nghi bệnh do Parvovirus gây ra trên chó ............................................... 22
4.1.2 Chẩn đoán bệnh do Parvovirus bằng test Witness .......................................... 23
4.1.3 Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh ................................................... 24
vii
4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh ............................................................. 27
4.1.4.1 Ảnh hưởng của tiêm phòng đến tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ................... 27
4.1.4.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ bệnh ......................................................... 28
4.1.4.3 Ảnh hưởng của cách nuôi đến tỷ lệ bệnh ..................................................... 29
4.1.4.4 Ảnh hưởng của giới tính, tuổi, giống đến tỷ lệ bệnh .................................... 30
4.2 Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp cận lâm sàng ............................................. 32
4.2.1 Khảo sát một vài chỉ tiêu sinh lý máu ............................................................. 32
4.2.2 Phân lập vi sinh vật phụ nhiễm từ mẫu phân................................................... 35
4.3 Liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus ........................................... 37
4.3.1 Liệu pháp điều trị............................................................................................. 37
4.3.2 Hiệu quả điều trị bệnh ..................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 39
5.1 Kết luận............................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 41
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 43
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 45
viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
PCR - polymerase chain reaction
CPE – cytopathogenic effect
EDTA - ethylene diamine tetra – acetic acid
Hb - Hemoglobin
ix
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus .......................................... 8
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu ............................................................................ 3
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus ........................................................... 22
Bảng 4.2 Số ca dương tính với bệnh do Parvovirus................................................. 22
Bảng 4.3 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................ 25
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó nghi bệnh và bệnh theo yếu tố tiêm phòng ............................... 27
Bảng 4.5 Ảnh hưởng thức ăn đến tỷ lệ gây bệnh do Parvovirus gây ra trên chó .... 28
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của cách nuôi đến tỷ lệ bệnh nghi do Parvovirus .................. 28
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó nghi bệnh Parvovirus ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi, giống...... 30
Bảng 4.8 Kết quả chỉ tiêu máu ................................................................................ 32
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu sinh lý máu ............................................................................ 33
Bảng 4.10 Kết quả kháng sinh đồ ............................................................................. 36
Bảng 4.11 Tỷ lệ khỏi bệnh do Parvovirus gây ra trên chó ....................................... 36
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Quá trình tấn công của virus ...................................................................... 7
Hình 3.1 Các bước tiến hành cannie Parvovirus test kit .......................................... 18
Hình 3.2 Test dương tính .......................................................................................... 18
Hình 3.3 Test âm tính ............................................................................................... 18
Hình 4.1 Thử test Witness dương tính với bệnh do Parvovirus............................... 24
Hình 4.2 Các dạng phân tiêu chảy ............................................................................ 26
Hình 4.3 Cơ thể gầy còm suy nhược ........................................................................ 26
xii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Tại thành phố Hồ Chí Minh phong trào nuôi chó kiểng và nghiệp vụ đang phát
triển mạnh mẽ, theo thống kê của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh, tổng đàn chó nuôi tại
thành phố từ 245.692 con vào năm 2004 (La Thế Huy, 2004) đã tăng lên khoảng 270.000
con vào tháng 6 năm 2006 (Khương Trần Phúc Nguyên, 2006). Sự hiện diện của các chú
chó luôn đem lại niềm vui cho các thành viên trong nhà nhưng tình hình dịch bệnh luôn
là mối nguy hại đe dạo đến chúng cũng như làm mất đi niềm vui của chủ nhân chúng.
Một trong những bệnh phổ biến và gây nguy hiểm cho các loài chó đó là bệnh do
Parvovirus gây ra. Bệnh do Parvovirus gây ra trên chó thường xuyên xảy ra chiếm tỷ lệ
khá cao từ 14% (Nguyễn Minh Tuấn, 2006) đến 20,56% (Bùi Tấn Phong, 2003). Gần
đây, đã có những công trình nghiên cứu khảo sát hiệu quả điều trị bệnh trên chó bệnh do
Parvovirus nhưng hiệu quả điều trị bệnh do Parovirus chưa cao, chỉ đạt 40,32% (Nguyễn
Tú Hạnh, 2007), 40% (Nguyễn Minh Tuấn, 2006), 67,35% (Ngô Quốc Hưng, 2005).
Bệnh đã hiện diện trong một thời gian dài và đã gây bệnh trên nhiều loài chó nhưng ở
nước ta vẫn chưa có một thông tin đầy đủ về đặc điểm bệnh học, cũng như chưa thật sự
tìm được phương pháp chẩn đoán hiệu quả để tìm ra nguyên nhân bệnh với thời gian
ngắn, ít tốn chi phí và kết quả đáng tin cậy. Mặc dù hiện nay đã có vaccine phòng bệnh
nhưng trên thực tế bệnh vẫn xảy ra. Bệnh gây ra do virus nên không có thuốc đặc trị. Vì
xii
thế việc tìm hiểu, ghi nhận liệu pháp điều trị bệnh do Parvovirus gây ra trên chó là cần
thiết.
Từ thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Tất Toàn, chúng tôi
thực hiện đề tài “Chẩn đoán và điều trị bệnh do Parvovirus gây ra trên chó tại bệnh
viện Pet Care.”
1.2 Mục đích và yếu cầu của khóa luận
1.2.1 Mục Đích
Đề tài nhằm khảo sát, chẩn đoán và ghi nhận liệu pháp điều trị bệnh do
Parvovirus gây ra trên chó tại Pet Care, từ đó chúng tôi có những thông tin khuyến cáo về
phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị hợp lý
1.2.2 Yêu Cầu
Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh.
Thực hiện chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng: kiểm tra kháng nguyên của virus
bằng Witness test, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu, xét nghiệm vi sinh vật phụ nhiễm
trên mẫu phân.
Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị.
xiii
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh lý chó
2.1.1 Thân nhiệt
Nhiệt độ bình thường trên chó đo được ở trực tràng là 37,5 – 390C. Theo Nguyễn
Như Pho (2009), nhiệt độ của cơ thể thú bình thường còn chịu biến đổi bởi các yếu tố
như: tuổi tác (thú non có thân nhiệt cao hơn thú già), phái tính (thú cái có thân nhiệt cao
hơn thú đực), sự hoạt động (thú hoạt động có thân nhiệt cao hơn khi nghỉ ngơi). Thông
thường nhiệt độ của cơ thể chó vào sáng sớm thấp hơn buổi chiều, chênh lệch giữa hai
buổi khoảng 0,2- 0,50C.
2.1.2 Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Đối với chó trưởng thành thì giống chó lớn con có tần số hô hấp từ 10-20
lần/phút. Giống chó nhỏ con có tần số hô hấp từ 20 – 30 lần/ phút. Chó con có tần số hô
hấp từ 18-20 lần/phút.
Chó thở thể ngực và tần số hô hấp của chúng còn thay đổi do các yếu tố như
nhiệt độ bên ngoài, khi thời tiết quá nóng thú thở nhanh và thải nhiệt, nhịp thở có thể lên
1
đến 100 – 160 lần/phút. Bên cạnh đó thời gian trong ngày cũng ảnh hưởng đến tần số hô
hấp, ban đêm và sáng sớm chó thở chậm, buổi trưa và chiều tối chó thở nhanh. Hơn nữa
tuổi tác cũng ảnh hưởng đến thú, thú càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. Ngoài ra,
những thú đang mang thai hay sợ hãi… cũng làm thú thở nhanh.
2.1.3 Tần số tim (lần/ phút)
Chó trưởng thành có tần số tim 70 – 120 lần/phút, chó con 200 – 220 lần/phút.
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống
Tuổi thành phục sinh dục còn phụ thuộc vào giống chó, chó nhỏ con thường
động dục sớm hơn chó lớn con, thời gian thành thục trung bình vào khoảng 7- 9 tháng
tuổi đối với chó đực và 9 - 10 tháng tuổi đối với chó cái.
Chu kỳ lên giống thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng 6 – 8 tháng.
Thời gian động dục từ 12 – 21 ngày, giai đoạn thích hợp cho sự phối giống là từ ngày
thứ 9 đến ngày thứ 13 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.
2.1.5 Thời gian mang thai, số con trong một lứa và tuổi cai sữa.
Thời gian mang thai của chó cái từ 59 – 63 ngày. Số con đẻ ra trong một lứa còn
phụ thuộc vào giống, thông thường chó đẻ từ 3 – 15 con/lứa. Chó mẹ ở độ tuổi 2 – 3,5
tuổi thường cho số con đẻ ra và số con nuôi sống tốt nhất (Nguyễn Văn Nghĩa, 2008).
Tuổi cai sữa từ 8 – 9 tuần tuổi.
2
2.1.6 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu
Chỉ tiêu
Thông số lý thuyết
Đơn vị tính
Hồng cầu
5,5 – 8,4
106/mm3
Bạch cầu
8,5-10,5
103/mm3
Hemoglobin
11 – 17
g/100ml
Hematocrit
37 – 55
Ml/100ml
Tiểu cầu
190 -560
Ngàn/ mm3
Bách phân bạch cầu
Lymphocyte
21 - 40
%
Monocyte
3 - 10
%
Eosinophil
2,5 – 9,5
%
Basophil
0–1
%
Neutrogậy cầu
0–6
%
Neutroấu cầu
0
%
Neutrotuỷ cầu
0
%
Neutrođốt cầu
43 - 71
%
( Nguyễn Lê Duy,2009)
2.2 Bệnh do Parvovirus gây ra trên chó
2.2.1 Khái niệm
Theo Trần Thanh Phong (2007), bệnh do Parvovirus là bệnh truyền nhiễm với
đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu (do gây viêm dạ dày ruột cấp tính), giảm thiểu số
lượng bạch cầu (dẫn đến suy giảm miễn dịch), tử số cao trên chó con còn bú.
3
2.2.2 Lịch sử và phân bố địa lý
Bệnh xuất hiện vào mùa thu 1977 ở Texas, đến mùa hè 1978 đã xảy ra ở nhiều
vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979, bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hòa
Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp
vụ.
2.2.3 Căn Bệnh
Bệnh do Parvovirus là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Parvovirus thuộc họ
Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó là type 2 (Canine Parvovirus type 2), Parvovirus
type 1 không gây bệnh.
Hình thái, cấu trúc: Parovirus là một ADN virus, không vỏ bọc, nhân lên trong
nhân tế bào gây bệnh tích tế bào (CPE – cytopathogenic effect) trên tế bào tim chó con
còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lympho của chó trong thời kỳ cai sữa.
(marvistavet.com/html/canine_parvovirus.html)
Tính chất vật lý hóa học: Đề kháng mạnh mẽ với tác nhân vật lý, hóa học và có
khả năng gây bệnh gần 08 tháng trong nhiệt độ ôn hòa và đề kháng với nhiệt độ 560C
trong 01 giờ. Không nhạy cảm với tác động của dung môi hữu cơ nhưng bị diệt bởi
NaOH và nước javel. Vì thế trong công tác tẩy trùng cần lưu ý đến môi trường đã vấy
nhiễm.
2.2.4 Truyền nhiễm học
2.2.4.1 Loài vật mắc bệnh
Theo Trần Thanh Phong (2007), bệnh do Parvovirus chỉ gây nhiễm trên họ chó
như là chó, chó sói…
2.2.4.2 Khả năng cảm nhiễm và cách sinh bệnh
Tính cảm thụ với Parvovirus và cách sinh bệnh phụ thuộc vào ba yếu tố chính là
môi trường chứa virus, cơ thể thú (hệ miễn dịch, tiêm ngừa vaccine) và độc lực của virus.
Hiển nhiên ba yếu tố này tác động lẫn nhau (môi trường không thuận lợi làm giảm sức đề
4
kháng
của
vật
chủ,
môi
trường
khô
ráo,
giảm
số
lượng
virus)
( />2.2.4.3 Môi trường
Vì Parvovirus không có lớp vỏ envelop nên chúng có sức đế kháng mạnh khi ở
môi trường bên ngoài. Virus này có thể bám vào các đồ vật như là giày, quần áo để lây
sang một nơi khác (đó là bằng chứng cho thấy virus lây lan rộng trong thời gian ngắn).
Parvovirus có thể vượt qua được thời tiết lạnh, đóng băng trong môi trường bên ngoài, cả
với điều kiện trong nhà đã dùng thuốc tẩy trùng nhưng không tiêu diệt được.
Virus có ở mọi nơi, nó có thể tồn tại trong phân khoảng 2 tuần đầu nhưng chỉ cần
một lượng nhỏ cũng có thể lây nhiễm cho những con chó chưa có miễn dịch. Những con
mang trùng cũng bài thải bệnh qua phân với số lượng lớn. Ngoài ra Parvovirus cũng có
thể xâm nhập qua đường miệng.
Thú bệnh và phân là nơi chứa virus căn bản nhất, một lượng lớn virus có thể tồn
tại trong phân khi chó bệnh bài thải ra môi trường ngoài trong vòng 02 tuần. Một con chó
nhiễm bệnh bài thải khoảng 35 triệu virus ( 35.000 lần liều gây nhiễm điển hình)
( />2.2.4.3 Tính cảm thụ
Những chó lớn thì miễn dịch theo sau sự tiêm chủng hoặc cảm nhiễm tự nhiên.
Bệnh thường biểu hiện trên chó con 6 tuần – 6 tháng. Trong những tuần lễ đầu của đời
sống, miễn dịch từ mẹ truyền sang qua sữa đầu giúp thú phòng vệ được chứng bệnh.
Những kháng thể này sẽ được thải loại hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc này chó con
sẽ dễ cảm thụ nhất.
Người ta cũng biết rằng sự giảm dần lượng kháng thể từ mẹ truyền sang cũng
liên quan trực tiếp với tốc độ tăng trưởng của chó con. Những chó con “đẹp nhất”, tăng
trưởng tốt nhất thường bị nhiễm đầu tiên (Trần Thanh Phong, 2007).
5
Tóm lại, sự biến mất kháng thể nguồn gốc từ mẹ khiến chó dễ thụ cảm với virus
gây bệnh. Điều này sẽ xảy ra rất sớm khi lượng kháng thể thấp vào lúc đẻ như vậy lượng
kháng thể đưa vào mỗi chó con thấp cùng với sự tăng trưởng nhanh của chó con.
2.2.4.4 Cơ chế sinh bệnh
Virus vào cơ thể qua đường miệng khi những con chó chưa mắc bệnh ăn thức ăn
rơi xuống đất hay nền nhà. Một lượng phân nhỏ cũng đủ để gây bệnh. Thời gian ủ bệnh
kéo dài từ 3 – 7 ngày. Ban đầu Parvovirus nhanh chóng tìm đến nơi có các nhóm tế bào
phân chia. Virus đến hạch bạch huyết ở thanh quản, định vị ở đó và tiến hành phân chia
thành số lượng lớn. Sau vài ngày một lượng đáng kể virus được phóng thích ra ngoài và
vào trong mạch máu. Sau 3 – 4 ngày virus định vị ở những cơ quan phân chia mới như là
tuỷ xương và tế bào niêm mạc ruột.
Tại tuỷ xương, virus phá huỷ những tế bào chưa trưởng thành của hệ thống miễn
dịch. Bằng sự giết chết tế bào, nó đã đánh bại hệ thống phòng vệ tốt nhất của cơ thể. Sự
cảm nhiễm Parvovirus được mô tả bởi sự giảm số lượng bạch cầu do tuỷ xương bị nhiễm
virus. Thông qua sự kiểm tra tế bào máu giúp ta chẩn đoán được khả năng nhiễm
Parvovirus.
Những tế bào ruột bình thường giống như ngón tay nhô lên được gọi là “villi”
(hình 2.1). Có rất nhiều lông rung nhỏ chung quanh bề mặt của tế bào này để hấp thu chất
dinh dưỡng. Nó làm tăng diện tích hấp thu của “villi”. Người ta gọi những cái lông nhỏ
đó là “microvilli”. Những tế bào “villi” này sẽ bị mòn đi và thay thế bằng những tế bào
mới. Nguồn gốc của những tế bào này là tế bào phân chia nằm ở phía gốc của tế bào
“villi” gọi là “Crypts of Lieberkuhn”. Đó là vị trí mà Parvovirus tấn công. Không có tế
bào mới, các “villi” trở lên mòn và mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Triệu chứng
tiêu chảy trầm trọng xảy ra và vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng lan rộng .
( />
6
C:Tế bào ruột
nhiễm Parvovirus.
A
B:Tế bào ruột bình
thường (villi)
Microvilli và
Lieberkuhn bị phá
Hình 2.1 Quá trình tấn công của virus. A: virus định vị ở hạch bạch huyết thanh quản. B:
Tế bào ruột bình thường. C: Tế bào ruột nhiễm Parvovirus
Từ đó cho thấy nguyên nhân gây chết là do tiêu chảy, ói mửa trầm trọng dẫn đến
mất nước và chất điện giải cho đến khi gây “shock” và chết. Nguyên nhân kế đến là hàng
rào miễn dịch giảm khả năng ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn dẫn đến cơ thể bị nhiễm
trùng và chết (Sơ đồ 2.1).
7
Qua đường miệng
Virus vào máu
Hạch bạch huyết và lách
Tủy xương
Hoại tử những tế bào lympho
Ruột
Hoại tử biểu mô ruột
Viêm ruột –tiêu chảy
Giảm thiểu tế bào lympho
Chết
Khỏi bệnh
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Trần Thanh Phong, 2007)
2.2.5 Triệu chứng học
Thời gian nung bệnh kéo dài từ 3-5 ngày, chó có các biểu hiện như: ủ rũ, kém ăn,
xù lông, giảm sự sinh hoạt, sau đó thường ngủ lịm, thỉnh thoảng ói mửa, Theo Trần
Thanh Phong (2007) bệnh có 2 thể là viêm cơ tim và thể viêm ruột.
Đối với thể viêm cơ tim, những con chó con trong cùng một lứa tuổi có biểu hiện
rên rỉ và kiệt sức, thường chết rất nhanh từ vài phút đến vài giờ. Thể này thường xuất
hiện trên chó dưới 2 tháng tuổi nhất là trên chó dưới 4 tuần tuổi. Những chó khỏi bệnh có
thể có những bất thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, dễ bị suy tim.
Đối với thể viêm ruột thì sự phát triển của bệnh có ba thể đó là thể quá cấp, thế
cấp tính và thể thầm lặng. Thể quá cấp xuất hiện trên các đàn chó có độ tuổi từ 1-2 tháng
8
tuổi, chó mẹ mang thai hay chó con chưa tiêm phòng. Bệnh xảy ra đột ngột chó chết
trong vài giờ với biểu hiện suy nhược cơ thể trầm trọng. Thể cấp tính thường xảy ra trên
chó từ 2-6 tháng tuổi, chó chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng không đúng quy trình.
Chó bệnh có các biểu hiện tiêu chảy có máu, ói mửa nhiều lần trong ngày, chân đi siêu
vẹo, giảm thể tích máu, thường có phụ nhiễm vi trùng. Chó chết 5-6 ngày sau khi có biểu
hiện bệnh. Thể thầm lặng thường xảy ra trên chó trưởng thành. Chó nhiễm virus không
thể hiện rõ các dấu hiệu lâm sàng, có thể phát hiện bằng phương pháp huyết thanh học,
nhưng những chó này vẫn bài thải mầm bệnh qua phân và có thể lây nhiễm bệnh qua chó
khác.
Các triệu chứng chủ yếu gồm: chó ói mửa lúc đầu có thức ăn sau đó chỉ có dịch
nhày. Sau 12 giờ đến 40 giờ thường xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy, phân lỏng lúc đầu có
màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ có mùi rất tanh. Trong các trường hợp bệnh
nặng trong phân chó bệnh có lúc xuất hiện nhiều máu tươi, thân nhiệt hạ dần 35-360C
trụy tim rồi chết. Đa số các chó bệnh suy sụp rất nhanh do mất nước và mất máu. Ở chó
con đang bú mẹ có biểu hiện sốt, chiếm khoảng 50% các trường hợp bệnh. Trong giai
đoạn đầu của bệnh chó thường sốt không cao (Huỳnh Tấn Phát, 2001 trích từ Bunch và
Nelson, 1982).
Khi xét nghiệm công thức máu 60 -70% trường hợp bệnh giảm số lượng bạch
cầu đặc biệt là giảm số lượng bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho, có trường hợp chỉ
còn 1000 bạch cầu/mm3 (Huỳnh Tấn Phát, 2001 trích từ Nguyễn Thị Phương Đông,
1995).
2.2.6 Bệnh tích
2.2.6.1 Bệnh tích đại thể
Hệ thống lympho lách có dạng không đồng nhất, hạch màng treo ruột triển
dưỡng, thủy thủng, xuất huyết. Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết, thường trống
rỗng. Toàn bộ khúc ruột, nhất là tá tràng thường hư hại, thành ruột non mỏng (do có sự
bào mòn những nhung mao ruột, bong tróc niêm mạc ruột), có thể chứa đầy máu và mảnh
9
vỡ của niêm mạc. Niêm mạc dạ dày bị sung huyết toàn bộ. Gan có thể bị sưng và túi mật
căng. Trong thể viêm cơ tim thường thấy thủy thủng ở phổi. (Trần Thanh Phong, 2007)
2.2.6.2 Bệnh tích vi thể
Cơ quan lympho bị hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong những mảng
Payer’s trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạch bạch
huyết ở lách. Ruột bị hoại tử những tế bào biểu mô của tuyến Lieberkuhm và sự bào mòn
hoàn toàn những nhung mao ruột (thể quá cấp). Có sự tái thiết biểu mô và nang tuyến khá
rõ nét (thể cấp tính). Bệnh tích ở tim thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh dẫn
đến chết trên chó con đang bú, viêm thủy thủng, hoại tử hóa sợi với sự có mặt hay không
lượng lớn những thể vùi ái base trong nhân của sợi cơ tim (Trần Thanh Phong, 2007).
2.2.7 Chẩn đoán lâm sàng
Theo Trần Thanh Phong (2007) dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của bệnh để
chẩn đoán bệnh do Parvovirus. Bệnh thường phát triển nhanh trên chó có độ tuổi từ 6
tuần-6 tháng tuổi cùng với các triệu chứng sốt và giảm bạch cầu, chó bệnh chết rất nhanh
dưới 5 ngày. Tốc độ lây lan trong đàn nhanh, tử số cao nhất là giai đoạn chó con còn bú
mẹ. Dấu hiệu viêm ruột cấp tính với biểu hiện là tiêu chảy ra máu tươi có mùi tanh hôi
đặc trưng, chó ói mữa nhiều lần trong ngày, dịch ói chỉ chứa các chất nhầy.
Chẩn đoán phân biệt với bệnh Carre có sốt kèm viêm phổi, viêm kết mạc mắt,
tiêu chảy ra máu nhưng mức độ ít hơn, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, giai đoạn cuối
nổi mụn ở những vùng da ít lông, sừng hoá mõm và gan bàn chân, triệu chứng thần kinh
xuất hiện trước khi chết (Trần Thanh Phong, 2007). Phân biệt bệnh tiêu chảy do vi khuẩn
đường ruột như Salmonella, E.coli, Shigella… thường có trong đường ruột của chó, khi
có một xáo trộn như rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, bệnh sẽ bộc phát nhưng mức
độ không trầm trọng. Bệnh có thể chuyển biến tốt khi sử dụng kháng sinh hợp lí, tử số
bệnh không cao, bệnh ít lây lan. Mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh (Huỳnh Tấn Phát, 2001
trích từ Fraser, 1986). Bên cạnh đó bệnh viêm ruột do kí sinh trùng như giun móc
(Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala), giun tròn
10