Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

CÁC yếu tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của SINH VIÊN TRƢỜNG đại học NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC MAI THY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN
HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 7340101

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC MAI THY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN
HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 7340101
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Đình Thái

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


i

TÓM TẮT
1.

Đề tài
Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trƣờng Đại

học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
2.

Tóm tắt
Trong những năm gần nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc thanh

tốn khơng dùng tiền mặt trong các giao dịch tài chính của ngƣời dân. Tuy nhiên,
Việt Nam là nƣớc có truyền thống sử dụng tiền mặt lâu đời, cũng nhƣ tâm lý lo ngại
rủi ro trong thanh toán điện tử nên Việt nam vẫn là quốc gia có số lƣợng giao dịch
không dùng tiền mặt thấp nhất trong khu vực. Tác giả muốn tìm hiểu các yếu tố sẽ
tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của những ngƣời trẻ tuổi, đặc biệt là
sinh viên, bởi vì sinh viên đƣợc xem là nhóm đối tƣợng có tiềm năng cao trong việc
chấp nhận, sử dụng ví điện tử. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân

Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định
và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng Ví điện tử của
sinh viên, từ đó đƣa ra các hàm ý quản trị cụ thể cho từng yếu tố nhằm thúc đẩy ý
định sử dụng của sinh viên. Phƣơng pháp nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu
định tính qua phỏng vấn trực tiếp 5 chuyên gia là giảng viên, cựu sinh viên và sinh
viên tại trƣờng Đại học Ngân Hàng, nghiên cứu định lƣợng thu về 310 mẫu nghiên
cứu hợp lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví
điện tử của sinh viên trƣờng Đại học Ngân Hàng bao gồm: dễ sử dụng, tính hữu
dụng, bảo mật, sự tin tƣởng, ảnh hƣởng xã hội và thái độ. Trong đó nhân tố bảo mật
tác động mạnh nhất. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt
về đặc điểm cá nhân liên quan đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên. Từ kết
quả đó, khóa luận đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu sử dụng ví điện tử của sinh viên trƣờng Đại học Ngân Hàng nói riêng và khách
hàng nói chung.
Từ khóa: Ví điện tử, sinh viên, nhân tố ảnh hƣởng, ý định, Đại học Ngân Hàng


ii

ABSTRACT
1.

Title
Factors affecting the intention to use E-wallet of students of Banking

University of Ho Chi Minh City.
2.

Abstract:
In recent years, the Government of Vietnam is promoting non-cash payments


in financial transactions of people. However, Vietnam is a country with a tradition
of the use of long-term cash, as well as a fear of risks in electronic payments,
Vietnam is still witness the lowest number of non-cash transactions in the region.
The author want to explores the factors that will affect the intentions of young
people, especially students, to use the service, because students are considered as a
high potential target group in accepting and using e-wallets. Therefore, the author
chose the research topic "Factors affecting the intention to use e-wallets of students
of Banking University of Ho Chi Minh City" to determined and measure the impact
of prefixes on students' intention to use e-wallets, thereby providing appropriate
management implications for each of the factors driving student intentions. The
research method consists of 2 stages: the qualitative research through direct
interviews with 5 experts who are lecturers, former students and students at Banking
University, quantitative research has obtained 310 samples. The research results
show that there are 6 factors affecting the intention to use e-wallets of students of
Banking University of Ho Chi Minh City including: perceived ease of use,
perceived usefulness, security, perceived trust, social image and attitude. In which,
the factor of security has strongest impacts. In addition, the study showed no
difference in the characteristics of the students' intention to use e-wallets. From that
result, the thesis gives a number of recommendations to improve and better respond
to the usage demands of Banking University students in particular and customers in
general.
Keywords: E-wallet, students, factors affecting, intention, Banking University


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ

Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, do thầy TS.Trƣơng Đình
Thái hƣớng dẫn thực hiện. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong đó khơng có các
nội dung đã đƣợc cơng bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện
ngoại trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2021
Tác giả

Trần Ngọc Mai Thy


iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Trƣơng Đình Thái đã tận tình hƣớng
dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận vừa qua.
Trân trọng cảm ơn Thầy, Cô Trƣờng Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập đến khi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời cảm ơn các anh, chị, em, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc
khảo sát thực tế để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2021
Tác giả

Trần Ngọc Mai Thy


v

MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................... i
ABSTRACT ............................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, BẢNG .......................................................................................x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................1

1.2.

Tổng quan nghiên cứu của đề tài ...................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5

1.4.

Mục tiêu của đề tài.........................................................................................6

1.4.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................6
1.4.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................6
1.5.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................6


1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................6
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................6
1.6.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................6

1.6.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập dữ liệu ......................................................6
1.6.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...................................................................7
1.7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................7

1.7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................7
1.7.2.
1.8.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................8

Kết cấu của đề tài...........................................................................................8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VÍ ĐIỆN TỬ...............................................9
2.1.

Tổng quan về ví điện tử .................................................................................9

2.1.1.

Dịch vụ ngân hàng ..................................................................................9

2.1.1.1.


Khái niệm về dịch vụ ngân hàng ......................................................9

2.1.1.2.

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng ...................................................10

2.1.2.

Ngân hàng điện tử .................................................................................11


vi

2.1.2.1.

Khái niệm ngân hàng điện tử .........................................................11

2.1.2.2.

Các loại hình của ngân hàng điện tử ..............................................12

2.1.3.

2.2.

Dịch vụ Ví điện tử ................................................................................17

2.1.3.1.


Khái niệm dịch vụ Ví điện tử .........................................................17

2.1.3.2.

Hoạt động của dịch vụ Ví điện tử ở Việt Nam ..............................18

Tổng quan các nghiên cứu ...........................................................................20

2.2.1.

Các nghiên cứu nƣớc ngoài ..................................................................20

2.2.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................22

2.3.

Cở sở lý thuyết và đề xuất các mơ hình nghiên cứu ....................................23

2.3.1.

Thuyết hành vi dự định (TPB) ..............................................................23

2.3.2.

Mơ hình lý thuyết khuếch tán sự đổi mới – IDT ..................................25

2.3.3.


Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) .................................................27

2.3.4.

Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ .......................29

2.4.

Đề xuất mơ hình nghiên cứu........................................................................31

2.4.1.

Cơ sở lựa chọn mơ hình ........................................................................31

2.4.2.

Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ........................................................33

2.4.2.1.

Nhận thức tính dễ sử dụng .............................................................33

2.4.2.2.

Cảm nhận tính hữu dụng ................................................................34

2.4.2.3.

Bảo mật ..........................................................................................34


2.4.2.4.

Sự tin tƣởng ....................................................................................35

2.4.2.5.

Ảnh hƣởng xã hội ...........................................................................35

2.4.2.6.

Thái độ sử dụng ..............................................................................36

2.4.2.7.

Ý định sử dụng ...............................................................................36

2.4.3.

Xây dựng thang đo ................................................................................36

Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................39
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40
3.1.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................................................40

3.1.1.

Dữ liệu thứ cấp......................................................................................40


3.1.2.

Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................40

3.2.

Quy trình nghiên cứu ...................................................................................41

3.3.

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................................41


vii

3.3.1.

Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
41

3.3.2.

Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................42

3.3.3.

Phân tích hồi quy ..................................................................................43

3.3.4.


Kiểm định sự khác biệt .........................................................................45

Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................45
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................46
4.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................46

4.1.1.

Biến đặc điểm cá nhân ..........................................................................46

4.1.2.

Các biến định lƣợng ..............................................................................47

4.2.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................47

4.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA. ...............................................................50

4.4.

Phân tích mơ hình hồi quy ...........................................................................51

4.4.1.


Kiểm định độ phù hợp của mơ hình .....................................................52

4.4.2.

Kiểm định các giả thiết của mơ hình hồi quy .......................................52

4.4.2.1.

Kiểm định sự tự tƣơng quan ..............................................................52

4.4.2.2.

Kiểm định đa cộng tuyến...................................................................52

4.4.2.3.

Kiểm định phân phối phần dƣ chuẩn hóa ..........................................53

4.4.2.4.

Kiểm định vi phạm giả định liên hệ tuyến tính .................................53

4.5.

Kiểm định giả thiết nghiên cứu ...................................................................53

4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................55


4.7.

Kiểm định sự khác biệt ................................................................................57

Tóm tắt chƣơng 4 ......................................................................................................57
CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......59
5.1.

Hàm ý tổng quát ..........................................................................................59

5.2.

Hàm ý cụ thể ................................................................................................60

5.2.1.

Đối với nhân tố Bảo mật. ......................................................................60

5.2.2.

Đối với nhân tố Sự tin tƣởng ................................................................60

5.2.3.

Đối với nhân tố Ảnh hƣởng xã hội .......................................................61

5.2.4.

Đối với nhân tố Tính hữu dụng.............................................................61


5.2.5.

Đối với nhân tố Thái độ ........................................................................61


viii

5.2.6.

Đối với nhân tố Dễ sử dụng ..................................................................62

5.3.

Hạn chế của bài nghiên cứu .........................................................................62

5.4.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo. .......................................................................62

Tóm tắt chƣơng 5 ......................................................................................................62
KẾT LUẬN ...............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT .................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ..................................................................68
ABSTRACT ..............................................................................................................72
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO NHÁP ............................................................................78
PHỤ LỤC 2. NỘI DUNG BÀI PHỎNG VẤN .........................................................81
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH ĐÁP VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN ....................83
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .........................................84
PHỤ LỤC 5. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN .............................................................89
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................92

PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CHO CÁC
BIẾN ĐỘC LẬP .......................................................................................................95
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA VỚI BIẾN
PHỤ THUỘC ............................................................................................................98
PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ CỦA BIẾN ĐỘC LẬP ..99
PHỤ LỤC 10. KẾT QUẢ HỆ SỐ EIGENVALUE VÀ TỔNG PHƢƠNG SAI
TRÍCH CỦA BIẾN ĐỘC LẬP ...............................................................................101
PHỤ LỤC 11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ...............................................103
PHỤ LỤC 12. KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH HỒI QUY .......................................105
PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT ....................................107


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Từ viết tắt
VĐT

Ví điện tử

NH

Ngân hàng

NHĐT
TPHCM
DV


Ngân hàng điện tử
Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ

DVNH

Dịch vụ ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nƣớc

WTO

Tổ chức thƣơng mai thế giới

SMS

Short Message Services

TPB

Thuyết hành vi dự định

TRA

Thuyết hành động hợp nhất

IDT


Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới

TAM

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

UTAUT

Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng
cơng nghệ

YD

Ý định sử dụng

DSD

Dễ sử dụng

HD

Tính hữu dụng

BM

Bảo mật

STT

Sự tin tƣởng


AHXH

Ảnh hƣởng xã hội

TD

Thái độ

EFA

Phân tích nhân tố khám phá


x

DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Số thứ tự

Tên

Trang

1

Hình 2.1. Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB

24

2


Hình 2.2. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM

28

3

Hình 2.3. Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng
cơng nghệ UTAUT

30

4

Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

33

5

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

41

6

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia

37


7

Bảng 2.2. Thang đo nghiên cứu chính thức

37

8

Bảng 4.1 Tổng hợp thống kê mơ tả các biến đặc điểm
cá nhân

46

9

Bảng 4.2.Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach’s Alpha

47

10

Bảng 4.3.Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám
phá

50

11

Bảng 4.4. Kết quả phân tích hồi quy


51

12

Bảng 4.5. Tổng hợp kết luận giả thiết

54


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay tồn cầu hóa là xu hƣớng diễn ra trên mọi lĩnh vực, song song đó

là sự phát triển mạnh mẽ của các kênh bán hàng trực tuyến, vì thế khối lƣợng hàng
hóa đƣợc trao đổi ngày càng nhiều trong phạm vi trong và ngoài nƣớc với tốc độ
nhanh chóng. Nhằm đáp ứng sự phát triển đó, địi hỏi một cơng cụ thanh tốn mới
trong hệ thống thanh tốn của nền kinh tế có thể đảm bảo đƣợc sự nhanh gọn, chính
xác, an tồn và hiệu quả để thỏa mãn các yêu cầu thực tiễn của ngƣời sử dụng.
Trong thời đại công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của các thiệt bị
điện tử nhƣ điện thoại di động đã tạo tiền đề cho sự ra đời của loại hình dịch vụ mới
phù hợp với sự đổi mới trong hệ thống thanh toán của nền kinh tế, đó là dịch vụ ví
điện tử (VĐT). Ra đời năm 2008 tính đến hiện nay, Việt Nam đã có 34 tổ chức không
phải Ngân hàng (NH) đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cấp phép hoạt động cung
ứng các dịch vụ trung gian thanh tốn, phần lớn là ví điện tử. Các loại VĐT có
thƣơng hiệu tiêu biểu đang hoạt động trên thị trƣờng nhƣ MoMo, ZaloPay, Payoo, …
Công nghệ thanh tốn bằng ví điện tử (Electronic-Wallet) ngày càng quen

thuộc và quan trọng đối với cả ngƣời tiêu dùng và nhà cung cấp. VĐT là cơng nghệ
thanh tốn thế hệ mới dành cho khách hàng tìm kiếm phƣơng thức thanh toán tiện
lợi hơn, phƣơng thức này cho phép ngƣời dùng thực hiện bất kỳ khoản thanh tốn
nào khơng cần sử dụng tiền mặt. Ví điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ cửa
hàng đặc biệt là các cửa hàng nhỏ trong việc xử lý thanh toán của khách hàng.
Số lƣợng giao dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam thấp nhất trong các quốc
gia Đông Nam Á. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (năm 2018), số lƣợng giao
dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam là 4,9% bình quân đầu ngƣời so với 59,7% ở
Thái Lan, 89% ở Malaysia và 26,1% ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thanh tốn khơng
dùng tiền mặt đang bùng nổ ở Việt Nam, tăng hơn gấp đôi về giá trị trong ba quý đầu
năm 2018. Đặc biệt, thanh toán qua dịch vụ ngân hàng di động đã tăng mạnh lên
144% mỗi năm trong năm năm qua; giao dịch qua ứng dụng di động và ví điện tử
tăng lần lƣợt là 126% và 161%. Theo “ASEAN FinTech Census 2018” từ Ernst &


2

Young, tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 69%, tỷ lệ ngƣời dùng điện thoại thông
minh ở mức 72% vào tháng 1 năm 2019 và thƣơng mại điện tử đang phát triển nhanh
chóng. Sự tăng trƣởng số lƣợng ngƣời dùng điện thoại thơng minh sẽ là động lực
chính để tăng số lƣợng ngƣời dùng ví điện tử nhiều hơn trong tƣơng lai gần và đây
cũng là cơ sở để giảm dần số lƣợng giao dịch bằng tiền mặt.
Vào tháng 1 năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã cơng bố sáng kiến nhằm
giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và cải thiện phƣơng thức thanh toán điện tử vào
năm 2020. Theo kế hoạch, đến năm 2020, tổng giao dịch tiền mặt sẽ chiếm dƣới
10% tổng giao dịch toàn thị trƣờng; tất cả các siêu thị, trung tâm mua sắm và nhà
phân phối sẽ chấp nhận thẻ tín dụng; 70% các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc, điện tử
và viễn thơng chấp nhận thanh tốn khơng dùng tiền mặt từ các hộ gia đình và cá
nhân và 50% tổng số hộ gia đình thành thị sẽ sử dụng phƣơng thức thanh toán điện
tử cho các giao dịch hàng ngày. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ƣơng, hiện có

127 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và thiết bị di động. Tính đến
tháng 5/2020, đã có 34 tổ chức phi ngân hàng đã đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ
trung gian thanh toán. Vào cuối năm 2019, cả nƣớc có 88,5 triệu tài khoản ngân
hàng cá nhân, tăng 11% so với con số của năm 2018. Dự kiến đến cuối năm nay,
70% ngƣời Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng. Những con số trên cho thấy xu
hƣớng sử dụng các công cụ giao dịch điện tử ngày càng tăng dẫn đến sự xuất hiện
ngày càng nhiều các doanh nghiệp xâm nhập và hoạt động trong lĩnh vực này.
Năm 2018, ví điện tử MoMo có tên trong danh sách 50 công ty mới nổi hàng
đầu với tƣ cách là một công ty mới, sáng tạo, theo đuổi mô hình kinh doanh mới.
Dữ liệu cập nhật trong tháng 10/2018 cho thấy, ví điện tử MoMo có gần 10 triệu
ngƣời dùng trên cả hai hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng này đã đƣợc xếp
hạng trong top 20 ứng dụng phổ biến nhất và đứng đầu danh sách ứng dụng tài
chính miễn phí trên cửa hàng Google Play. Trong khi Momo áp đảo thị trƣờng, thì
Airpay phổ biến với những ngƣời mua sắm trực tuyến, Zalo thu hút nữ giới nhờ tích
hợp chức năng trị chuyện thân thiện, Viettelpay phổ biến ở miền Bắc do thế mạnh
kinh doanh & xây dựng thƣơng hiệu ở thị trƣờng này.


3

Thế hệ trẻ (dƣới 35 tuổi) chiếm 60% dân số nƣớc ta, giới trẻ có sự hiểu biết
về kỹ thuật số và công nghệ, quan tâm đến việc khám phá các sản phẩm mới và bắt
kịp với xu hƣớng kỹ thuật số cũng khiến ngành kinh doanh này trở thành một thị
trƣờng phát triển nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sinh viên đƣợc xem là nhóm đối
tƣợng có tiềm năng cao trong việc chấp nhận, sử dụng VĐT. Tuy nhiên, những yếu
tố nào ảnh hƣởng đến ý định sử dụng VĐT của nhóm đối tƣợng này cần đƣợc nhận
diện thơng qua các nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở cho các nhà kinh doanh
xây dựng các chính sách phù hợp.
Trên đây là cơ sở để tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

Minh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2.

Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, thƣơng mại điện tử ở Việt Nam đang ngày một phát triển mạnh

mẽ. Nó đã làm thay đổi cách thức mua bán, giao nhận hàng hóa truyền thống của
ngƣời Việt Nam, giúp họ có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, tiệt kiệm chi phí
nhiều hơn. Song song cùng với sự phát triển thƣơng mại điện tử là sự ra đời và phát
triển của các hình thức thanh tốn hiện đại và tiện ích nhƣ ví điện tử.
Ngồi những lợi ích mà VĐT mang lại cho ngƣời tiêu dùng nhƣ tiết kiệm chi
phí đi lại, tiết kiệm thời gian, có nhiều ƣu đãi, … thì VĐT cũng đối diện nhiều thách
thức trong quá trình phát triển thị trƣờng. Việt Nam là quốc gia có truyền thống
thực hiện các giao dịch mua bán trực tiếp bằng tiền mặt cùng với tâm lý lo sợ rủi ro
trong q trình thanh tốn điện tử đã tạo ra trở ngại rất lớn đối với sự phát triển của
VĐT. Để phát triển lâu dài các đơn vị cung cấp nên chú trọng tham khảo các nghiên
cứu thị trƣờng đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia, đồng thời thực hiện các nghiên
cứu thực tế để tìm hiểu những về nhu cầu và các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng ví điện tử của ngƣời tiêu dùng, đặc biệt là đối tƣợng sinh viên nhƣ đã đề cập
trƣớc đó.
Theo nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Sanuja Shree và ctg (2019), để xem xét
hành vi của thanh niên đối với ý định sử dụng ngân hàng di động ở thành phố Tamil


4

Nadu, Chennai. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố tiện lợi, yếu tố lợi ích, yếu tố cân nhắc,
yếu tố an toàn và yếu tố niềm tin là những yếu tố chính ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng của thanh niên đối với dịch vụ ngân hàng di động trong cuộc sống hàng ngày.
Nghiên cứu của Sahut (2008) đã sử dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ

(TAM), có mở rộng để phân tích các yếu tố chính ảnh hƣởng đến việc sử dụng ví
điện tử Monéo – một VĐT ở Pháp. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chính dẫn đến
sự thành công của VĐT này là bảo mật, ẩn danh của các giao dịch, chi phí giao dịch
cùng với số lƣợng lớn các chứ năng (thanh toán, thẻ du lịch, chìa khóa điện tử để
truy cập…)
Nghiên cứu của Swilley (2010), tác giả đã thực hiện hai nghiên cứu bằng
cách sử dụng các mẫu khác nhau là 226 sinh viên và khảo sát trực tiếp 480 ngƣời
tiêu dùng ở Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng cảm nhận về rủi ro đƣợc cho là có ảnh hƣởng
đáng kể. Cả hai yếu tố dễ sử dụng hoặc hữu ích đƣợc xem là khơng quan trọng, vì
cả hai đều khơng có ý nghĩa làm ảnh hƣởng đến thái độ của khách hàng đối với
VĐT. Mặt khác, bảo mật và quyền riêng tƣ đã đƣợc tìm thấy có ảnh hƣởng tiêu cực
đến thái độ đối với VĐT, từ đó cũng ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ này
trong tƣơng lai.
Theo Shaw (2014), nghiên cứu của tác giả đã tiến hành khảo sát trên 284 sinh
viên tại Đại học Canada. Kết quả của nghiên cứu xác nhận rằng nhận thức về tính hữu
dụng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến ý định sử dụng ví điện tử. Bên cạnh đó,
lịng tin cũng có ảnh hƣởng đáng kể, làm nổi bật mối quan tâm về bảo mật và sự riêng tƣ.
Rathored (2016) đã khảo sát 150 ngƣời dùng VĐT sử dụng phƣơng pháp
phân tích ANOVA đã tìm ra sự khác nhau giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến khách
hàng trong việc áp dụng VĐT và những rủi ro, thách thức khác nhau mà ngƣời dùng
phải đối mặt. Kết quả đã xác định đƣợc ba yếu tố đóng vai trị chính ảnh hƣởng đến
ý định sử dụng của ngƣời tiêu dùng đối với VĐT là lịng trung thành, tính hữu dụng
và sự thuận tiện trong mua sắm sản phẩm trực tuyến bằng VĐT tại Ấn Độ.
Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) thực hiện nghiên cứu đề xuất mơ
hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử (NHĐT) ở Thành phố Hồ Chí Minh


5

(TP.HCM). Các tác giả đã thực hiện phân tích dựa trên 369 mẫu hợp lệ để kết luận

đƣợc rằng có 08 yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn NHĐT: hiệu quả mong đợi, khả
năng tƣơng thích, dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro giao
dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật.
Đỗ Hồi Linh và Nguyễn Phƣơng Linh (2017) đã thực hiện khảo sát trên 536
ngƣời nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc áp dụng Internet
Banking của khách hàng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố
tác động đến sự lựa chọn Internet Banking là hiểu biết và thu nhập, niềm tin và rủi
ro, ngân hàng và chính phủ.
Có thể thấy rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự phát
triển của các hình thức thanh tốn điện tử. Bên cạnh đó, khách hàng cũng ngày càng
sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là VĐT do sự tiện lợi của
dịch vụ này mang lại. Đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam có liên quan đến VĐT cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định
sử dụng dịch vụ này.
Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả
nhận thấy chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử
dụng VĐT của sinh viên Đại học Ngân Hàng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn bối
cảnh nghiên cứu tại Đại học Ngân Hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh để xác định các
yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng VĐT của sinh
viên trƣờng Đại học Ngân Hàng TPHCM để thực hiện đề tài.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi đặt ra làm tiền đề cho nghiên cứu:
- Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hƣởng đến đến ý định sử dụng ví điện tử của

sinh viên Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng ví điện tử nhƣ thế nào?
- Có sự khác biệt ý định sử dụng ví điện tử theo các đặc điểm cá nhân
không?



6

1.4.

Mục tiêu của đề tài

1.4.1. Mục tiêu chung
Xác định, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng
VĐT của sinh viên Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. HCM, qua đó đề xuất các giải
pháp cho các đơn vị cung cấp VĐT có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách
hàng mới.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến ý định sử dụng VĐT và các yếu tố
có liên quan.
- Xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng VĐT cũng nhƣ mức độ tác
động của từng yếu tố.
- Đề xuất các hàm ý quản trị giúp cho các đơn vị cung cấp có thể cải thiện và
phát triển VĐT để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới sử dụng VĐT.
1.5.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hƣởng đến đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên
Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khảo sát sinh viên các khóa đang theo học tại trƣờng
Đại học Ngân hàng TPHCM.

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2016 –
2020 các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua kỹ thuật phỏng vấn và khảo sát các
sinh viên từ tháng 1/2021 – 2/2021.
1.6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

1.6.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ thƣ viện Nhà Trƣờng,
thông tin trên mạng internet, các bài viết, bài báo đƣợc đăng trên các báo cáo, tạp
chí khoa học và mạng xã hội, …


7

- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng bảng khảo sát cấu trúc.
Bảng câu hỏi đƣợc soạn thảo thông qua tham khảo các thang đo từ các tài liệu, các
nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kết hợp với việc tham vấn ý kiến từ các
chuyên gia. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế và gửi đến đối tƣợng khảo sát bằng công cụ
trực tuyến, phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện.
1.6.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định
lƣợng, trong đó phƣơng pháp định lƣợng đóng vai trị chủ yếu.
 Phân tích định tính:
Mục đích chính của việc nghiên cứu định tính là xây dựng cơ sở lý thuyết
cho đề tài, điều chỉnh thang đo lƣờng ý định sử dụng VĐT và những yếu tố tác động
đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM. Trên
cơ sở nghiên cứu định tính sẽ xây dựng và hồn thiện bảng khảo sát.
 Phân tích định lượng:
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau:

- Thống kê mơ tả.
- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá (Explotary Factors Analysis - EFA) để kiểm
định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và phƣơng sai trích của các thang đo.
- Phân tích mơ hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mơ
hình lý thuyết.
- Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và ANOVA
1.7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến ý định sử
dụng VĐT nói riêng và các hình thức thanh tốn trực tuyến nói chung. Đề tài xây
dựng mơ hình lý thuyết nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng
VĐT trên quan điểm định lƣợng, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm mơ hình lý


8

thuyết giúp những ngƣời nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo và vận dụng vào
nghiên cứu của mình.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này nhận
diện rõ các yếu tố và mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng, từ đó dẫn đến
hành vi sử dụng VĐT. Trên cơ sở đó thiết kế hoạt động kinh doanh của mình hiệu
quả hơn, giúp cho các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng đƣợc
mở rộng.
1.8.


Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về ví điện tử
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu


9

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VÍ ĐIỆN TỬ
Chƣơng 2 giới thiệu tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử và ví điện tử,
cùng khảo cứu các nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến ý định sử dụng ví điện tử
để làm cơ sở lý thuyết xây dựng mơ hình và thang đo chính thức cho bài nghiên
cứu.
2.1.

Tổng quan về ví điện tử

2.1.1. Dịch vụ ngân hàng
Theo Khanh (2004), dịch vụ (DV) là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và đƣợc trả cơng.
Theo Luật giá (2013), DV là hàng hóa có tính vơ hình, q trình sản xuất và
tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản
phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo Nguyễn Thị Mơ (2005), DV là các lao động của con ngƣời đƣợc kết
tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vơ hình và khơng
thể cầm nắm đƣợc. Đây là cách giải thích làm rõ nội hàm của dịch vụ, dịch vụ là kết
tinh sức lao động của con ngƣời trong các sản phẩm vơ hình.

Từ các quan điểm khác nhau, có thể hiểu đƣợc DV đƣợc định nghĩa chính là
một loại sản phẩm đặc biệt, là kết quả của quá trình lao động xã hội nhƣng sản
phẩm tạo ra phải là vật thể vơ hình, không cần chuyển đổi quyền sở hữu nhƣng vẫn
đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của con ngƣời trong đời sống cũng nhƣ sinh hoạt.
Dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhƣng DV đều có chung các đặc điểm đó là:
tính vơ hình, tính khơng đồng nhất, tính khơng thể cất trữ đƣợc, tính khơng thể tách rời.
2.1.1.1.

Khái niệm về dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng (DVNH) đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các nghiệp vụ
ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp
ứng các nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt và từ đó ngân hàng thu lợi nhuận (David Cox,
1997).
Theo định nghĩa của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), dịch vụ tài chính
là bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính


10

thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến bảo
hiểm, DVNH và dịch vụ tài chính khác. Nhƣ vậy, DVNH là một bộ phận cấu thành
của dịch vụ tài chính.
Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) của WTO không nêu khái
niệm dịch vụ mà thay vào đó liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn, mỗi ngành lớn lại
đƣợc chia ra các phân ngành nhỏ (55 phân ngành) và mỗi phân ngành lại liệt kê các
hoạt động dịch vụ cụ thể (155 phân ngành). Các DVNH, theo GATS là: nhận tiền
gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán thẻ,… bảo lãnh và cam
kết, mua bán các cơng cụ thị trƣờng tài chính, phát hành chứng khốn, mơi giới tiền
tệ, trung gian và hỗ trợ tài chính.

Nhƣ vậy ở Việt Nam, DVNH vẫn chƣa có một khái niệm chính thức để có
thể định nghĩa đƣợc rõ ràng. Nhiều ý kiến cho rằng tất cả các hoạt động nghiệp vụ
của ngân hàng thƣơng mại nhƣ hoạt động tiền tệ, ngoại hối,… đều đƣợc coi nhƣ là
hoạt động dịch vụ. Quan điểm này đƣợc hình thành trên quan điểm của thế giới khi
DVNH đƣợc hiểu là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối,…
của ngân hàng đối với doanh nghiệp và công chúng.
2.1.1.2.

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng

Theo Nguyễn Hồng Quân (2020), do DV là sản phẩm đặc biệt nên có nhiều
đặc tính rất khác so với các loại hàng hóa thơng thƣờng nhƣ tính vơ hình, tính
khơng thể tách rời, tính khơng thể lƣu trữ đƣợc và tính khơng đồng nhất. Giống với
các loại hình dịch vụ khác, DVNH cũng mang những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:
- Tính vơ hình: Các sản phẩm thơng thƣờng là những hàng hóa hữu hình có
tính chất vật lý, cơ học, hóa học và có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và từ đó có thể
sản xuất theo tiêu chuẩn đã thiết lập trƣớc đó. DV lại không tồn tại dƣới dạng vật
chất thông thƣờng đó, nó là sản phẩm vơ hình, khơng tồn tại dƣới dạng vật chất cụ
thể, khách hàng khơng thể nhìn thấy hay nghe thấy trƣớc khi mua DV đó. Đây
chính là đặc điểm chính để phân biệt DVNH với các dịch vụ của các ngành sản xuất
vật chất khác trong nền kinh tế. DVNH khơng thể nhìn thấy đƣợc, cảm nhận đƣợc,
nghe đƣợc trƣớc khi mua chúng nhƣ bất cứ dịch vụ vẫn đƣợc cung cấp. Các DVNH


11

hoạt động trên cơ sở lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng đó. Khách hàng khi
đến ngân hàng khơng thể biết chắc chắn tiền của mình có đƣợc bảo quản an tồn
hay khơng? Số tiền thanh tốn cho khách hàng có đúng hẹn hay khơng?
- Tính khơng đồng nhất: DV gắn chặt với ngƣời cung cấp DV và chất lƣợng

của DV phụ thuộc chặt chẽ vào ngƣời thực hiện (trình độ, kỹ năng). Chất lƣợng DV
đƣợc cung ứng bởi cùng một ngƣời đôi khi bị thay đổi do phải chịu ảnh hƣởng của
nhiều yếu tố nhƣ thời gian, tình cảm, trạng thái sức khỏe,… DVNH cũng khơng
ngoại lệ, đơi khi sẽ xảy ra sai sót hay chậm trễ thời gian thực hiện do lỗi kỹ thuật
hoặc bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu tập trung của ngƣời thực hiện dịch vụ (Qn, 2020).
- Tính khơng lưu trữ được: Q trình sản xuất và tiêu dùng của DV diễn ra
đồng thời. Khác với q trình sản xuất hàng hóa thơng thƣờng có thể đƣợc lƣu kho
để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trƣờng. Quá trình
cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ, do đó khơng thể sản xuất hàng loạt
và lƣu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng (Qn, 2020). Chính vì thế, DVNH cũng
khơng thể lƣu kho đƣợc. Trong khi đó nhu cầu dịch vụ thƣờng giao động lớn có thời
điểm nhu cầu tăng đột biến, song các ngân hàng cũng không thể sản xuất sẵn rồi
đem lƣu trữ đƣợc.
- Tính khơng thể tách rời: Q trình cung cấp và tiêu dùng DVNH đƣợc diễn
ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung
ứng. Đồng thời mỗi DV lại tn theo một quy trình nhất định khơng thể chia cắt
đƣợc thành các loại dịch vụ khác nhau nhƣ quy trình thẩm định, quy trình cho
vay… Điều này làm cho DVNH khơng có dịch vụ dở dang, dịch vụ lƣu kho mà
cung cấp trực tiếp cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu (Quân, 2020).
2.1.2. Ngân hàng điện tử
2.1.2.1.

Khái niệm ngân hàng điện tử

Ngân hàng điện tử đƣợc hiểu là dịch vụ cho phép khách hàng nối kết với
ngân hàng thơng qua phƣơng thức điện tử. Trong đó, phƣơng thức điện tử là tồn bộ
quy trình và hệ thống phƣơng tiện giao dịch điện tử nhƣ máy vi tính, ATM, điện
thoại,… (Phạm Thu Hƣơng, 2012). Dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc hiểu là mơ hình



12

NH cho phép khách hàng truy cập từ xa đến NH nhằm: thu thập thông tin, thực hiện
các giao dịch thanh tốn, tài chính dựa trên các tài khoản lƣu ký tại ngân hàng và
đăng ký sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2016).
Theo NHNN Việt Nam (2016), dịch vụ ngân hàng điện tử là các DVNH và
dịch vụ trung gian thanh toán đƣợc các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet.
Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN, hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân
hàng đƣợc thực hiện thông qua các kênh phân phối điện tử. Kênh phân phối điện tử
là hệ thống các phƣơng tiện điện tử và quy trình tự động xử lý giao dịch đƣợc tổ
chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng cho khách hàng. Dịch vụ NHĐT bao gồm tất cả các dạng giao dịch
giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) dựa trên q trình xử lý và
chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Để sử dụng
đƣợc NHĐT khách hàng cần một tài khoản đƣợc NH cung cấp với tên truy cập và
mật khẩu đăng nhập, khách hàng có thể thực hiện việc truy vấn mọi thơng tin về tài
khoản, chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký các dịch
vụ thẻ trực tuyến,… trên chính các thiết bị điện tử có kết nối mạng
Nhƣ vậy, có thể hiểu NHĐT là một hệ thống phần mềm điện tử giúp khách
hàng thực hiện và kiểm sốt các giao dịch tài chính và phi tài chính thơng qua một
tài khoản đƣợc ngân hàng cung cấp. NHĐT có thể dễ dàng thực hiện truy cập ở các
máy ATM, máy tính hay điện thoại di động có kết nối mạng ở bất kì thời điểm nào
mà không cần khách hàng đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng.
2.1.2.2.

Các loại hình của ngân hàng điện tử

Thực chất NHĐT là một kênh phân phối và trao đổi các thơng tin, giao dịch
tài chính giữa khách hàng với NH nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng các DVNH một
cách nhanh chóng, thuận tiện và an tồn nhất. Hiện nay, dịch vụ NHĐT đã trở nên

rất phổ biến ở Việt Nam, các kênh phân phối dịch vụ đƣợc các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam cung cấp chính sau đây: Ví điện tử; Hệ thống máy giao dịch tự động
(ATM Banking); Hệ thống chấp nhận thẻ (POS Banking); Ngân hàng trên mạng
Internet (Internet Banking); Ngân hàng tại nhà (Home Banking); Ngân hàng tự


13

động qua điện thoại (Phone Banking); Ngân hàng qua mạng thông tin di động
(Mobile Banking); Call Center.
- Dịch vụ NHĐT qua hệ thống máy giao dịch tự động (ATM Banking): đây là
dịch vụ NHĐT đƣợc cung cấp đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2002. Hiện nay dịch vụ
này vẫn phổ biến nhất và đƣợc đa số khách hàng Việt Nam và khách hàng là ngƣời
nƣớc ngoài sử dụng, do đó, số lƣợng thẻ và máy ATM trên tồn quốc ngày càng
tăng qua các năm. Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, tổng số
lƣợng máy ATM trên tồn quốc tính đến cuối tháng 4/2019 có hơn 18.700 máy
(tăng tƣơng ứng 4,25% so với cùng kỳ năm 2018), số lƣợng thẻ đƣợc ngân hàng
phát hành tăng đến cuối tháng 3/2019 đạt khoảng 81,3 triệu thẻ (tăng 15,9% so với
cùng kỳ năm 2018).
- Dịch vụ NHĐT qua hệ thống chấp nhận thẻ (POS Banking): đây là dịch vụ
NHĐT qua hệ thống chấp nhận thẻ thanh toán tại các địa điểm bán hàng qua máy
đọc thẻ (POS). Theo số liệu thống kê của NHNN, số lƣợng thiết bị POS có sự gia
tăng đạt khoảng 266.700 máy trên tồn quốc (cuối tháng 4/2019). Hiện máy POS
đƣợc lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn và đang
mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
- Ngân hàng trên mạng Internet (Internet Banking): là dịch vụ NHĐT cho
phép khách hàng truy cập vào website của NH và thực hiện giao dịch. Dịch vụ này
cung cấp tự động các thông tin tài khoản, thơng tin giao dịch tài chính thơng qua
đƣờng truyền Internet. Đây là kênh phân phối rộng, đa dạng các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng tới khách hàng ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời gian nào. Chỉ với một

chiếc máy tính hay một chiếc điện thoại di động có kết nối Internet, khách hàng có
thể đăng nhập vào website của NH bằng tên tài khoản (mã số truy cập) và mật khẩu
đƣợc cấp trƣớc đó để thực hiện các giao dịch tài chính, đồng thời có thể xem đƣợc
số dƣ trong tài khoản, đăng ký sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mới, in sao kê,…
Internet Banking còn là nơi trao đổi, giải đáp các thắc mắc và phản hồi các ý kiến
đóng góp của khách hàng hiệu quả. Các dịch vụ Internet Banking cung cấp:
+ Chuyển, nhận tiền trong cùng và khác ngân hàng.


×