BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
LÊ ĐĂNG CHÂU
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
INTERNET BANKING CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 030630140759
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
LÊ ĐĂNG CHÂU
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
INTERNET BANKING CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 030630140759
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc
các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn
đầy đủ trong khóa luận.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 5 năm 2018
Tác giả
Lê Đăng Châu
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến Cô PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
tôi trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Ngân Hàng
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích để
tôi có thể vận dụng vào trong bài nghiên cứu này và trong công việc trong
tƣơng lai sắp tới.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu nhận dữ liệu.
Do kiến thức còn hạn hẹp, mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng đề tài vẫn không
tránh đƣợc sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự nhận xét của các Thầy, Cô để tôi
có thể hoàn thiện bài nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Lê Đăng Châu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................1
1.1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................1
1.2.
TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...........2
1.3.
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.....................................4
1.3.1.
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................4
1.3.2.
Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................4
1.4.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................5
1.5.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................5
1.6.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI ...........................................................................5
1.7.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................6
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ INTERNET BANKING ..........................................................................7
2.2.
INTERNET BANKING ...................................................................7
1.3.1.
Khái niệm Internet Banking .......................................................7
1.3.2.
Lợi ích của Internet Banking .....................................................7
1.3.3.
Hạn chế của Internet Banking ....................................................9
2.3.
Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu ...................................................9
1.3.1.
Thuyết hành động hợp lí (TRA) ................................................9
1.3.2.
Thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................11
1.3.3.
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ....................................12
2.4.
LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................14
1.3.1.
Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................14
1.3.2.
Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................15
2.5.
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
INTERNET BANKING ...........................................................................16
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................19
3.1.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 19
3.2.
TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
3.2.1.
Trình tự nghiên cứu .................................................................21
3.2.2.
Mã hóa thang đo ......................................................................23
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................26
4.1.
MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................... 26
4.2.
HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ..................................29
4.3.
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)............................... 34
4.3.1.
Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập .............................. 35
4.3.2.
Phân tích nhân tố đối với các biến phụ thuộc .......................... 38
4.4.
PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN PEARSON ....................................39
4.5.
PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................................................41
4.6.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................44
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ INTERNET BANKING ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH............................................................. 46
5.1.
KẾT LUẬN ....................................................................................46
5.2.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
INTERNET BANKING TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.
HỒ CHÍ MINH ......................................................................................... 46
5.3.
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ...................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................50
A.
Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt ................................ 50
B.
Danh mục tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh ............................... 51
PHỤ LỤC .....................................................................................................55
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
Phân tích sự khác biệt trung
ANOVA
Analysis of Variance
ATM
Automatic Teller Machine
DDOS
EFA
KMO
Distributed
Denial
bình giữa các nhóm
of Tấn công từ chối dịch vụ
Service
phân tán
Exploratory
Factor
Analysis
Kaner- Meyer- Olkin
TRA
TAM
Tp. HCM
Phân tích nhân tố khám phá
Chỉ số KMO
Ngân hàng thƣơng mại
NHTM
TPB
Máy rút tiền tự động
Theory
of
Planned
Behaviour
Theory
of
Action
Technology
Model
Reasoned
Thuyết hành vi dự định
Thuyết hành động hợp lý
Acceptance Mô hình chấp nhận công
nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.2 Mã hóa thang đo nhân tố ........................................................................... 22
Bảng 4.1 Đánh giá các thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
Internet Banking của sinh viên Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh .................. 27
Bảng 4.2 Đánh giá lại các thang đo sau khi loại bỏ biến CP4 .................................. 29
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập ......................... 31
Bảng 4.4 Bảng Eigenvalues và phƣơng sai trích đối với các biến độc lập ............... 32
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA ................................................................. 33
Bảng 4.6 KMO và kiểm định Barlett các biến phụ thuộc ......................................... 34
Bảng 4.7 Bảng Eigenvalues và phƣơng sai trích đối với các biến phụ thuộc ........... 34
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA phụ thuộc................................................. 34
Bảng 4.9 Ma trận tƣơng quan Pearson ...................................................................... 35
Bảng 4.10 Tóm tắt mô hình....................................................................................... 37
Bảng 4.11 Phân tích ANOVA ................................................................................... 38
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tuyến tính của biến phụ thuộc quyết định sử dụng
Internet Banking ...................................................................................................... 39
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Mô hình TRA .................................................................................... 11
Hình 2.2 Mô hình TPB ..................................................................................... 12
Hình 2.3 Mô hình TAM ................................................................................... 13
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 18
Hình 3.2 Trình tự tiến hành thực hiện nghiên cứu ........................................... 20
Biểu đồ 4.1 Số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát phân bố theo Giới tính ........... 24
Biểu đồ 4.2 Số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát phân bố theo Trình độ đại học 24
Biểu đồ 4.3 Số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát phân bố theo Tần suất đến ngân
hàng giao dịch .................................................................................................. 25
Biểu đồ 4.4 Số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát phân bố theo Mục đích đến ngân
hàng giao dịch .................................................................................................. 25
Biểu đồ 4.5 Số lƣợng sinh viên đƣợc khảo sát phân bố theo Sử dụng Internet
Banking vàThời gian sử dụng Internet Banking .............................................. 26
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục đích của nghiên cứu là xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định sử dụng Internet Banking của sinh viên đại học Ngân hàng Tp HCM, từ
đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm có thể
tăng số lƣợng sinh viên sử dụng dịch vụ này cho các NHTM trên địa bàn Tp
HCM.
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát hơn 200 sinh viên đang
theo học tại Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp HCM. Dữ liệu sau đó đƣợc xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua các bƣớc kiểm định thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan và
phân tích hồi quy. Từ đó rút ra đƣợc có bao nhiêu yếu tố ảnh hƣởng và mức độ
ảnh hƣởng của các yếu tố từng yếu tố đến quyết định sử dụng Internet
Banking của sinh viên trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp HCM.
Từ khóa: Internet Banking, yếu tố ảnh hưởng, sinh viên, Đại Học Ngân Hàng
Tp. HCM, EFA.
ABSTRACT
The purpose of the study was to determine the factors affecting the decision to
use Internet Banking of HCMC University of Banking students, thus making
some recommendations to improve the quality of services to increase. The
number of students using this service for commercial banks in HCMC.
The study was conducted by examining more than 200 students studying at the
University of HCMC. The data were then processed using SPSS 20.0 software
through step-by-step calibration using Cronbach's Alpha, EFA factor analysis,
correlation analysis, and regression analysis. That explains how many factors
influence the level and influence of each element to determine the use of
Internet Banking by students of the University of HCMC.
Key words: Internet Banking, factor, student, University of Banking Ho Chi
Minh City, EFA.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trƣớc đây, thời ngân hàng còn sơ khai, mọi ngƣời phải đến tận ngân hàng
hoặc các phòng giao dịch để có thể giao dịch trực tiếp các hoạt động tín dụng
từ việc vay tiền, gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền,v.v…
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, điện tử và
thƣơng mại, những chiếc thẻ ATM, trụ rút tiền đã ra đời và xuất hiện ngày
càng phổ biến khắp nơi toàn quốc, việc này đã giúp khách hàng tiết kiệm khá
nhiều thời gian và chi phí cho các giao dịch thủ công trƣớc đó, đồng thời trút
bỏ đƣợc gánh nặng và nỗi lo mất tiền trong quá trình di chuyển.
Với tốc độ phát triển nhƣ vũ bão của kinh tế, thƣơng mại, điện tử và đặc biệt
là công nghệ thông tin, đời sống đã có sự thay đổi tích cực về mọi mặt, nó làm
thay đổi nhận thức và cách thức hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc
biệt là ngành ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT,
Internet Banking) là xu hƣớng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế
hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ
Internet Banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ
tính tiện ích, tiện lợi, nhang chóng, chính xác và bảo mật.
Xuất hiện tại Việt Nam chính thức từ năm 2004, Internet Banking dần dần trở
nên quan trọng và phổ biến, với sự tiện ích đáng kể của ứng dụng này đem tới,
không khó hiểu khi nó trở thành một mảng kinh doanh không thể thiếu của các
ngân hàng hiện đại lẫn truyền thống, khởi đầu với 3 ngân hàng triển khai năm
2004, năm 2007 đã có 18 ngân hàng áp dụng, con số này năm 2012 là 46, năm
2014 là 47 và hiện tại đã có 100% ngân hàng áp dụng dịch vụ này.
Tuy vậy theo số liệu khảo sát từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng
1/2018, tổng số lƣợng ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam là khoảng 64 triệu
ngƣời, chiếm 67% dân số, tuy nhiên với chỉ 4% dân số đang sử dụng dịch vụ
2
Internet Banking (theo khảo sát công ty nghiên cứu thị trƣờng Kantar), trong
khi đó con số này là 12% và 39% ở Châu Á và trên toàn thế giới, cao hơn số
ngƣời sử dụng dịch vụ này lần lƣợt là 4 lần và 10 lần tại Việt Nam. Với số
lƣợng ngƣời sử dụng rất cao (67% dân số) tuy nhiên chỉ có 4% dân số sử dụng
dịch vụ này, ngƣời Việt Nam sử dụng tiền mặt vì chúng cho họ cảm giác an
toàn khi cầm, giữ đƣợc. Tƣơng tự nhƣ vậy, khách hàng ngần ngại sử dụng
Internet Banking vì họ sợ dịch vụ này không an toàn, chắc chắn. Đây cũng là
tâm lí của sinh viên đại học Ngân hàng mỗi khi phải thực hiện các giao dịch
liên quan đến học phí hay chi phí sinh hoạt tại Kí túc xá trong khuôn viên
trƣờng. Nguyên nhân của tâm lí bất an này chủ yếu là do sinh viên chƣa nắm
rõ đƣợc cách thức giao dịch thông qua Internet Banking cũng nhƣ chƣa tìm
hiểu và nắm bắt đƣợc những lợi ích to lớn khác mà Internet Banking có thể
đem lại cho chúng ta. Câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra là “Tại sao sinh viên
Đại Học Ngân Hàng Tp HCM vẫn không sử dụng dịch vụ này mặc dù đã biết
về sự tiện lợi mà dịch vụ này mang lại?”
Từ thực tiễn đó đề tài nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
Internet Banking của sinh viên trường Đại Học Ngân Hàng - TP.HCM của tác
giả với mong muốn tìm hiểu và làm rõ những yếu tố tác động đến quyết định
sử dụng dịch vụ Internet Banking tại trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí
Minh đồng thời đƣa ra những cách khắc phục và gợi ý cho các nhà quản trị
những ngân hàng thƣơng mại trong khu vực nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Dịch vụ Internet Banking và các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ này từ lâu là đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc
lựa chọn để đƣa vào nghiên cứu của mình. Đối với bài nghiên cứu, tác giả sẽ
đƣa ra những đề tài liên quan đến yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
Internet Banking của sinh viên Đại Học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh. Dƣới
3
đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này.
Sathye (1997) đã thực hiện một cuộc khảo sát về mức độ sử dụng Internet
Banking tại Australia, và cho thấy chỉ có 2 ngân hàng trên tổng số 52 ngân
hàng áp dụng dịch vụ Internet Banking ở Australia tại thời điểm 1997. Ông ấy
từ đó cho rằng tất cả ngân hàng tại Australia nên cân nhắc việc áp dụng
Internet Banking để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chuyển giao công
nghệ toàn cầu. Tƣơng tự, Diniz (1998) cũng thực hiện một cuộc khảo sát trên
các trang web của các ngân hàng tại Mỹ. Ông chỉ ra nhiều cơ hội mà Internet
có thể đem lại cho ngành ngân hàng. Nghiên cứu thực hiện cuối những năm 90
cho thấy đa số ngân hàng không áp dụng Internet Banking nhƣng vẫn nhấn
mạnh tới các ngân hàng về lợi ích và cơ hội mà dịch vụ này có thể mang tới.
Sanchez và Gallie (2010) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
sử dụng Internet Banking tại Pháp, nhóm tác giả đƣa ra những nghiên cứu chi
tiết bằng cách so sánh số lƣợng ngƣời sử dụng Internet Banking tại các ngân
hàng tại Pháp và Mexico. Họ sử dụng dữ liệu khảo sát có sẵn và khảo sát 398
ngƣời sử dụng tại các ngân hàng ở Pháp. Nghiên cứu đƣa chỉ ra rằng có 6 nhân
tố tác động đến việc sử dụng Internet Banking, cụ thể là: tính tƣơng thích, sự
dễ sử dụng, sự quan tâm của bên thứ ba, sự tin tƣởng và ảnh hƣởng của nhóm.
Tƣơng tự, Octavian và Daniela (2006) cho rằng những khách hàng Romania
đã không sử dụng dịch vụ Internet Banking vì tính không ổn định và thiếu
thông tin về Internet Banking. Ngƣợc lại với nghiên cứu của Octovian và
Daniela (2006), nghiên cứu của Omar (2011) đã phát hiện rằng đa số khách
hàng vẫn chƣa nhận thức đƣợc dịch vụ Internet Banking, mặc dù họ có thể sử
dụng dịch vụ này do họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và đổi mới. Chang (2005)
đánh giá quan hệ giữa sự chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking và đặc
điểm dân số của những khách hàng, chẳng hạn nhƣ tuổi tác, giới tính và tình
trạng hôn nhân ở Hàn Quốc, cô còn cho rằng các đặc điểm của cá nhân cũng
có tác động quá trình chấp nhận Internet Banking. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ
phát hiện trong nghiên cứu của Agarwal (2009), trong nghiên cứu này cho
4
thấy đặc điểm dân số của một khách hàng và các nhân tố cơ bản sẽ ảnh hƣởng
đến quyết định, nhận thức và sự hài lòng với Internet Banking tại Ấn độ nơi đã
đƣợc nghiên cứu. Bayrakdaroglu (2012) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định sử dụng Internet Banking. Ông đã thu thập dữ liệu từ 5
tỉnh khác nhau trong vùng Aegean tại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, bảo mật và thông
tin cá nhân ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng Internet Banking.
Ngoài ra đề tài còn liên quan đến hai công trình nghiên cứu trong nƣớc của tác
giả Lê Thị Kim Tuyết (2011): “Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet
Banking của ngƣời tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng” và tác giả Trần Huỳnh
Anh Thƣ (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam”
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Internet Banking của sinh
viên Đại Học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh để từ đó gợi ý cho các NHTM
trong việc phát triển Internet Banking tại Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chi
Minh nói riêng và cho các sinh viên trong các trƣờng đại học nói chung.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu sẽ đƣợc làm rõ qua các câu hỏi sau:
(i)
Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Internet
Banking của sinh viên đại học Ngân Hàng?
(ii)
Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến ý định sử dụng Internet
Banking của sinh viên Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh?
5
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử
dụng Internet Banking của sinh viên trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí
Minh đƣợc nghiên cứu trên trên sinh viên Đại Học Ngân Hàng – những cá
nhân có độ tuổi từ 18-22 tuổi, những cá nhân đã và đang có ý định sử dụng
Internet Banking tại các ngân hàng hiện nay. Vì thời gian nghiên cứu hạn chế
nên nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2018
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên hai phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Dùng kĩ thuật thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi bằng
cách khảo sát những sinh viên Đại học Ngân Hàng từ năm nhất tới năm cuối
và đang sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Tp Hồ Chí Minh . Dữ liệu sơ cấp
sẽ đƣợc xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 . Thang đo sau khi đƣợc đánh giá độ
tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha , đánh giá bằng phƣơng pháp nhân tố
khám phá EFA, phân tích hồi quy bội và phân tích phƣơng sai 1 yếu tố
(Oneway ANOVA) đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình.
1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu của nghiên cứu bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Nội dung chƣơng này trình bày về lí
do chọn đề tài nghiên cứu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Chƣơng 2: Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về Internet Banking. Nội
dung chƣơng này trình bày các lý thuyết cơ bản về Internet Banking, cơ sở lý
thuyết của các vấn đề liên quan đến nghiên cứu. Đƣa ra những nghiên cứu liên
quan trƣớc đây từ đó đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Dựa theo mô hình đã đƣa ra ở chƣơng 2,
6
chƣơng này mô tả quy trình, thiết kế nghiên cứu, các biến quan sát và phƣơng
pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Nội dung chƣơng này là đƣa ra kết quả phân
tích thực nghiệm các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Internet
Banking của sinh viên trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp. HCM
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị. Chƣơng cuối này đƣa ra kết luận dựa trên
kết quả phân tích thực nghiệm ở Chƣơng 4, từ đó đƣa ra những đóng góp,
song song với đó chỉ ra một vài mặt hạn chế còn tồn tại. Từ đó khuyến nghị
những nhà quản trị ngân hàng một số giải pháp nhằm cải thiện Internet
Banking.
1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài có ý nghĩa thiết thực, là những đóng góp quan trọng giúp cho các nhà
quản trị Ngân hàng hiểu đƣợc những yếu tố nào tác động đến quyết định sử
dụng Internet Banking của sinh viên Đại Học Ngân Hàng và mức độ tác động
của từng yếu tố từ đó có thể góp phần cải thiện đƣợc chất lƣợng dịch vụ, đồng
thời đƣa ra những chiến lƣợc nhằm thúc đẩy việc sử dụng Internet Banking đối
với sinh viên Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và các trƣờng
đại học nói chung.
7
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM VỀ INTERNET BANKING
2.2. INTERNET BANKING
1.3.1. Khái niệm Internet Banking
Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) là dịch vụ Ngân hàng điện tử dùng
để truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh
toán qua mạng Internet. Internet Banking cho phép khách hàng thực hiện giao
dịch trực tuyến mà không cần đền Ngân hàng. Chỉ cần một chiếc máy tính
hoặc smartphone có kết nối Internet và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp,
khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi
một cách an toàn. Trong hệ thống ngân hàng trực tuyến, các ngân hàng có cơ
sở dữ liệu tập trung trên một trang web. Tất cả dịch vụ ngân hàng cung cấp
trên Internet đƣợc hiển thị trên menu đƣợc truy cập một cách dễ dàng. Đặc
điểm dịch vụ Internet Banking là: giao dịch đƣợc thực hiện thông qua mạng
Internet nên phụ thuộc nhiều vào công nghệ.
Internet Banking có thể đƣợc xem là một thị trƣờng điện tử trong đó các giao
dịch đƣợc thực hiện trực tuyến với sự giúp đỡ của Internet (Daniel,1997).
Internet Banking sẽ nâng cao đáng kể vị trí cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trƣờng bằng cách cho phép các ngân hàng mang lại nhiều giá trị hơn cho ngân
hàng (Bradley và Stewart,2003). Một số nhận định khác nhƣ của Henry (2000)
về Internet Banking thì ngân hàng trực tuyến là một hệ thống cho phép các
khách hàng có thể truy cập tài khoản ngân hàng, các thông tin và sản phẩm
của ngân hàng thông qua việc sử dụng các website ngân hàng mà không cần
tới sự trợ giúp từ việc gửi thƣ, fax hay chữ kí gốc hay sự xác nhận qua điện
thoại.
1.3.2. Lợi ích của Internet Banking
Sản phẩm và dịch vụ Internet Banking bao gồm các sản phẩm dịch vụ cho
8
khách hàng doanh nghiệp và cho khách hàng cá nhân. Về cơ bản, các sản
phẩm dịch vụ đƣợc thực hiện thông qua Internet Banking nhƣ tra cứu số dƣ tài
khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản thẻ, tra cứu thông tin chi tiết các giao
dịch liên quan, chuyển khoản thanh toán. Ngoài ra còn có các tiện ích khác
nhƣ: nạp tiền vào thẻ, chuyển đổi ngoại tệ, in sao kê các tài khoản theo thời
gian...
Nhiều tác giả nhấn mạnh lợi ích của Internet Banking nhƣ tính dễ sử dụng, tiết
kiệm thời gian, giảm chi phí, thậm chí là sự thay đổi công nghệ. Curran và
Meuter (2008), Ho và Ko (2005) đƣa ra một vài lợi ích và hạn chế của Internet
Banking :
Sự tiện lợi: Không nhƣ những ngân hàng truyền thống nơi mà khách hàng
phải hiện diện ở quầy giao dịch để thực hiện giao dịch, các kênh của ngân
hàng trực tuyến luôn luôn sẵn sàng cho khách hàng bất kể ngày hay đêm.
Điều này giúp khách hàng thực hiện giao dịch vào những thời gian thuận
tiện và từ bất kì nơi đâu với khả năng kết nối Internet.
Tốc độ giao dịch: Internet Banking tăng tốc độ giao dịch. Các giáo dịch
thông qua Internet Banking diễn ra nhanh hơn rất nhiều nếu so với giao
dịch truyền thống hay tại các cây ATM
Giảm chi phí: Internet Banking bớt tốn kém hơn nhiều bởi vì khách hàng
không cần phải tốn khoản phí di chuyển từ và đến ngân hàng.
Sự hiệu quả: Với Internet Banking khách hàng không cần phải vội vã di
chuyển đến ngân hàng để thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể sử dụng
tài khoản của mình bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể quản lí tiền bạc và
tài khoản của họ một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa, họ có thể chi trả
hóa đơn trực tuyến, và chuyển tiền trực tuyến. Internet Banking còn hiệu
quả bởi vì thực tế rằng nó cho phép truy cập miễn phí , nhằm quản lí mọi
giao dịch tài chính mà không phải mất nhiều thời gian.
9
1.3.3. Hạn chế của Internet Banking
Một số hạn chế của Internet Banking đƣợc nêu ra bởi tạp chí Basics (2009) có
thể đƣợc tóm tắt ngắn gọn dƣới đây. Những hạn chế này cũng tùy thuộc vào
quan điểm mỗi khách hàng.
Vấn đề bảo mật: Đây đƣợc xem là một trong những vấn đề chính ảnh
hƣởng đến quyết định sử dụng Internet Banking. Mặc dù đã có khá nhiều
phần mềm mã hóa tinh vi đƣợc thiết kế để bảo vệ những tài khoản, luôn
luôn có khả năng tài khoản của khách hàng bị hack hoặc bị đánh cắp bằng
những phần mềm công nghệ cao của các “Hacker”. Ngoài sự tấn công của
các “Hacker”, Virus, phần mềm gián điệp, lừa đảo tấn công hệ thống
thông qua việc giả mạo khách hàng từ đó đánh cắp dữ liệu, còn một
trƣờng hợp nữa là tội phạm tấn công kiểu “từ chối dịch vụ: (DDOS) làm te
liệt hệ thống website,…
Những vấn đề về dịch vụ: Một vài dịch vụ đặc biệt đƣợc đƣa ra cho khách
hàng có thể không đƣợc hỗ trợ trực tuyến. Những dịch vụ tài chính toàn
diện, có thể kể ra nhƣ tài khoản môi giới và bảo hiểm mà các ngân hàng
truyền thống đƣa ra cho ngƣời dùng một cách trực tiếp không thể thực
hiện trực tuyến. Đôi khi các ngân hàng truyền thống cho các khách hàng
lâu năm của mình những ƣu đãi đặc biệt nhƣ các mức lãi suất ƣu đãi hay
tƣ vấn đầu tƣ miễn phí, những trƣờng hợp này cần sự hiện diện của khách
hàng.
2.3. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
1.3.1. Thuyết hành động hợp lí (TRA)
Đƣợc phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen (1975), thuyết hành động
hợp lý TRA là một trong những lý thuyết nền tảng, đƣợc sử dụng để dự đoán
hành vi của con ngƣời trong các lĩnh vực khác nhau, và có thể áp dụng trong
nghiên cứu quyết định sử dụng Internet Banking. Theo TRA thì hành vi ngƣời
10
tiêu dùng đƣợc quyết định bởi ý định hành vi (Behavior Intension –BI) và ý
định hành vi đƣợc hình thành từ thái độ và chuẩn chủ quan. Ý định hành vi là
yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng, trong đó có Internet
Banking. Ý định hành vi bị ảnh hƣởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ
quan. Lý thuyết này cho rằng ý định hành vi đƣợc quyết định bởi thái độ của
ngƣời tiêu dùng đối với việc mua hay sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa thông
qua sự ảnh hƣởng của giá trị chuẩn chủ quan
Trong mô hình TRA, thái độ đƣợc đo lƣờng bằng nhận thức về các thuộc tính
sản phẩm. Ngƣời tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích
cần thiết và có mức độ quan trọng khách nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc
tính đó thì có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa chọn của ngƣời tiêu dùng.
Yếu tố chuẩn chủ quan có thể đƣợc đo lƣờng thông qua những ngƣời có liên
quan đến ngƣời tiêu dùng nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Những ngƣời
này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ
quan đến xu hƣớng mua của ngƣời tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng
hộ/phản đối với việc mua của ngƣời tiêu dùng và (2) động cơ của ngƣời tiêu
dùng làm theo mong muốn của những ngƣời có ảnh hƣởng. Mức độ ảnh
hƣởng của những ngƣời có liên quan đến xu hƣớng hành vi của ngƣời tiêu
dùng và động cơ thúc đẩy ngƣời tiêu dùng làm theo những ngƣời có liên quan
là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những
ngƣời có liên quan càng mạnh đối với ngƣời tiêu dùng thì sự ảnh hƣởng càng
lớn tới quyết định mua của họ. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng vào những ngƣời
có liên quan càng lớn thì xu hƣớng mua của họ cũng bị ảnh hƣởng càng lớn. Ý
định mua của ngƣời tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những ngƣời này với mức độ
ảnh hƣởng mạnh yếu khách nhau.
11
Hình 2.1 Mô hình TRA
Niềm tin đối với
sản phẩm
Thái độ
Đo lƣờng niềm
tin đối với
những thuộc tính
của sản phẩm
Niềm tin về
những ngƣời ảnh
hƣởng sẽ nghĩ
rằng tôi nên hay
không nên mua
sản phẩm
Xu hƣớng
hành vi
Hành vi
thực sự
Chuẩn chủ
quan
Đo lƣờng niềm
tin đối với
những thuộc
tính của sản
phẩm
Nguồn: Fishbein và Ajzen,1975
1.3.2. Thuyết hành vi dự định (TPB)
TPB (Theory of Planned Behavior) đƣợc phát triển từ lý thuyết hành động hợp
lý (TRA: Ajzen & Fishbein,1975), giả định rằng một hành vi có thể đƣợc dự
báo hoặc giải thích bởi các xu hƣớng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu
hƣớng hành vi đƣợc giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hƣởng đến
hành vi, và đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ nỗ lực mà mọi ngƣời cố gắng để
thực hiện hành vi nào đó (Ajzen,1991)
Xu hƣớng hành vi lại là một đạo hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ
đƣợc khái niệm nhƣ là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện.
Nhân tố thứ hai là ảnh hƣởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội đƣợc cảm
12
nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi
dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) đƣợc Ajzen xây dựng bằng cách
bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành
phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các
cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác
động trực tiếp đến xu hƣớng thực hiện hành vi, và nếu đƣơng sự chính xác
trong cảm nhận về mức độ cảm nhận của mình , thì kiểm soát hành vi còn dự
báo cả hành vi.
Hình 2.2 Mô hình TPB
Niềm tin và sự
đánh giá
Thái độ
Niềm tin theo
chuẩn mực và
động cơ thúc đẩy
Tiêu chuẩn
chủ quan
Niềm tin kiểm
soát và nhận
thức dễ sử dụng
Nhận thức
hành vi
kiểm soát
Ý định
hành vi
Hành vi
thực
sự
Nguồn:Ajzen,1991
1.3.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model), đƣợc
mô phỏng dựa vào Lý thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein và Ajzen
(1975), và đƣợc thiết kế chủ yếu cho việc chấp nhận mô hình công nghệ thông
tin của ngƣời dùng (Davis và cộng sự, 1989). TAM là một trong những mô
13
hình có ảnh hƣởng nhất và đƣợc sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu về
các yếu tố quyết định chấp nhận hệ thống thông tin, công nghệ thông tin, trong
đó có các nghiên cứu về quyết định sử dụng Internet Banking. Nhiều nghiên
cứu trƣớc đây đã mô phỏng và mở rộng mô hình này, đã đƣợc chứng minh
thực nghiệm có giá trị cao.
TAM giả định rằng, ý định hành vi của một cá nhân chấp nhận một hệ thống
đƣợc xác định bởi hai yếu tố, đó là nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử
dụng. Giữa hai yếu tố này, nhận thức dễ sử dụng có ảnh hƣởng trực tiếp trên
cả nhận thức sự hữu ích và sử dụng công nghệ (Davis, 1989). TAM thừa nhận
rằng hai yếu tố này là nền tảng quyết định sự chấp nhận của ngƣời dùng đối
với hệ thống, nó phổ biến trong việc thiết lập sử dụng công nghệ và có thể
đƣợc áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề về chấp nhận công nghệ của ngƣời
dùng (Taylor và Todd, 1995). Nhƣ vậy, theo TAM, khách hàng sẽ quyết định
sử dụng Internet Banking nếu họ nhận thấy dịch vụ này thật sự mang lại nhiều
tiện ích cho họ, và tƣơng tự đối với tính dễ sử dụng của Internet Banking, càng
dễ sử dụng càng dễ dàng đƣợc khách hàng lựa chọn và chấp nhận.
Hình 2.3 Mô hình TAM
Biến
bên
ngoài
Sự hữu
ích cảm
nhận
Thái
độ
Dễ sử
dụng cảm
nhận
Dự
định
sử
dụng
Thói
quen sử
dụng
Nguồn: Davis và cộng sự, 1989