Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHƯƠNG 3 KINH tế CHÍNH TRỊ và PHÁT TRIỂN KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.95 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 3: KINH TẾ CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
Mục tiêu học tập 1: Những khác biệt trong tăng trưởng kinh tế
-

Tổng thu nhập quốc gia (GNI): thước đo đánh giá hoạt động kinh tế của một
nước, được tính bằng tổng thu nhập hàng năm của người dân nước đó.

-

Ngang giá sức mua (PPP): phương thức điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội trên
đầu người để phản ánh sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt.

-

Chỉ số phát triển con người (HDI): những nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm đánh
giá ảnh hưởng của một số yếu tố lên chất lượng cuộc sống của người dân một
quốc gia dựa trên ba thước đo chính: tuổi thọ trung bình tại thời điểm sinh ra (chức
năng của y tế); thành tựu về giáo dục (đo lường bằng sự kết hợp giữa tỉ lệ biết chữ
của người lớn và tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học và sau đại học); và
thu nhập bình qn, dựa trên ước tính ngang giá sức mua PPP, có đủ trang tải các
nhu cầu sinh hoạt cơ bản ở nước đó hay khơng (thực phẩm, nhà ở và được chăm
sóc sức khoẻ đầy đủ).

-

Sáng tạo: việc phát triển các sản phẩm, quy trình, tổ chức, thông lệ quản trị và
chiến lược mới.

-


Doanh nhân: Những người đầu tiên thương mại hoá các sáng kiến.

Mục tiêu học tập 2: Nhận định các biến đổi vĩ mô về chính trị và kinh tế đang diễn
ra trên phạm vi tồn cầu
-

3 ngun nhân chính dẫn tới sự mở rộng của chế độ dân chủ:
• Trước tiên, rất nhiều chính quyền chuyên chế đã thất bại khi đưa phát triển
kinh tế đến với phần đông dân chủ. Tại Đông Âu, lấy ví dụ, các nước này
đã bị đẩy tới bờ vực sụp đổ do hố sâu ngăn sách giữa các nền kinh tế giàu
có và năng động của phương Tây và các nền kinh tế trì trệ ở khối xã hội
chủ nghĩa ở phía Đơng ngày càng gia tăng. Trong khi tìm kiếm mơ hình
thay thế, dân chúng các nước này không thể không chú ý rằng các nước có
nền kinh tế vững mạnh nhất được lãnh đạo bởi các nền dân chủ điển hình.


Ngày nay, sự thành công về kinh tế của rất nhiều nền dân chủ mới hơn như
Ba Lan và Cộng hoà Séc ở trong khối xã hội chủ nghĩa cũ, Philippines và
Đài Loan ở Châu Á và Chile ở Mỹ Latinh đã cũng cố khả năng dân chủ là
yếu tố chủ chốt dẫn tới tiến trình phát triển kinh tế thành cơng.
• Thứ hai, các cơng nghệ về thơng tin và truyền thông mới bao gồm vô tuyến
vệ tinh, máy fax, máy tính để bàn và quan trọng nhất là Internet đã làm suy
giảm khả năng kiểm soát tiếp cận thông tin không được kiểm duyệt của một
quốc gia. Các công nghệ này đã dẫn đường cho việc phổ biến lý tưởng dân
chủ và thông tin từ các tổ chức tự do. Ngày nay, Internet đang cho phép lý
tưởng dân chủ thâm nhập vào các xã hội khép kín ở mức độ chưa từng có.
• Thứ ba, ở nhiều quốc gia, kinh tế đi lên đã dẫn tới sự xuất hiện của tầng lớp
trung lưu và người làm công ăn lương ngày càng giàu có hơn. Đây đương
nhiên là một trong các yếu tố xúc tiến quá trình chuyển đổi ở Hàn Quốc.
Các doanh nhân và lãnh đạo các công ty, sốt sắng muốn bảo vệ tài sản của

họ và đảm bảo việc thực thi không thiên vị các điều khoản hợp đồng, là một
lực lượng khác gây sức ép buộc chính phủ phải có trách nhiệm và tư tưởng
cởi mở hơn.
-

Theo luận điểm của Huntington, khủng bố toàn cầu là sản phẩm của xung đột
giữa các nền văn minh và tranh chấp giữa các hệ thống giá trị về hệ tư tưởng.

Mục tiêu học tập 3: Mô tả cách thức các nền kinh tế chuyển đổi đang tiến tới áp
dụng hệ thống kinh tế định hướng thị trường.
-

Dỡ bỏ các quy định: dỡ bỏ các rào cản của chính phủ liên quan đến thực hiện
kinh doanh.

Mục tiêu học tập 4: Lý giải ảnh hưởng của sự khác biệt giữa kinh tế chính trị các
quốc gia với thơng lệ quản trị.
-

Lợi thế của người đi đầu: lợi thế mang lại cho người đầu tiên thâm nhập thị
trường.

-

Bất lợi của người đến sau: khó khăn mà người thâm nhập thị trường muộn phải
đối mặt.


-


Rủi ro chính trị: khả năng các lực lượng trính trị có thể mang tới những thay đổi
mạnh mẽ với mơi trường kinh doanh của một quốc gia và có thể có những ảnh
hưởng trái chiều tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định.

-

Rủi ro kinh tế: khả năng một số sự kiện, bao gồm quản lý kinh tế yếu kém, có thể
mang tới những thay đổi mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một quốc gia và
có thể có những ảnh hưởng trái chiều tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh
nghiệp nhất định.

-

Rủi ro luật pháp: khả năng các đối tác thương mại theo chủ nghĩa cơ hội phá vỡ
các điều khoản hợp đồng hoặc tước đoạt quyền sở hữu trí tuệ.

Tóm tắt chương:
1. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia có thể phụ thuộc vào mức độ kinh tế theo
định hướng thị trường – trong đó quyền sở hữu được bảo hộ - vận hành hiệu quả
tới đâu.
2. Rất nhiều quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Hiện xu hướng chuyển đổi từ
chế độ chuyên chế và hệ thống kinh tế chỉ huy hoặc hỗn hợp sang định chế chính
trị dân chủ và hệ thống kinh tế thị trường tự do đang diễn ra rõ rệt.
3. Sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia với vai trò thị trường hoặc điểm đến đầu tư
phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích tiềm năng dài hạn trong tương quan so với
chi phí và rủi ro dự kiến khi hoạt động ở nước đó.
4. Lợi ích khi kinh doanh ở một quốc gia là hàm số của các biến quy mô thị trường
(dân số). mức độ giàu có hiện tại (sức mua) và viễn cảnh phát triển tương lai. Bằng
việc đầu tư vào các nước hiện còn nghèo nhưng đang phát triển nhanh chóng, các
cơng ty có thể hướng lợi thế của người đi đầu và có được lợi tức cao trong tương

lai.
5. Chi phí kinh doanh ở một quốc gia thường cao hơn khi phải hối lộ chính quyền để
tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng phụ trợ còn thiếu hoặc kém phát triểm, và việc
tuân thủ luật và các quy định là khá tốn kém.


6. Rủi ro khi kinh doanh ở một quốc gia thường lớn hơn ở các nước bất ổn về chính
trị, quản lí kinh tế yếu kém và thiếu hệ thống pháp luật bảo hộ thích đnasg trong
trường hợp vi phạm hợp đồng hoặc xâm phạm quyền sở hữu.



×