Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHƯƠNG 6 học THUYẾT THƯƠNG mại QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.44 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 6: HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Mục tiêu học tập 1: Hiểu lý do các quốc gia mua bán với nhau
-

Thương mại tự do: Không tồn tại các rào cản đối với dịng lưu chuyển tự do của
hàng hố và dịch vụ giữa các quốc gia.

-

Lý thuyết thương mại mới: Lý thuyết cho rằng đôi khi các quốc gia chun mơn
hố vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cụ thể nào đó khơng phải dựa trên
những khác biệt chính về nguồn lực sẵn có của các yếu tố sản xuất, mà bởi vì
trong một số ngành cơng nghiệp, thị trường tồn cầu chỉ có thể hỗ trợ một số
lượng có hạn các doanh nghiệp.

Mục tiêu học tập 2: Tóm lược các học thuyết khác nhau, giải thích về hoạt động
buôn bán giữa các quốc gia + Mục tiêu học tập 3: Nhận định các nguyên nhân nhiều
nhà kinh tế tin rằng thương mại tự do không giới hạn giữa các quốc gia làm tăng lợi
ích kinh tế của các quốc gia tham gia vào hệ thống thương mại tự do
-

Chủ nghĩa trọng thương: Một học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các
quốc gia nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

-

Trị chơi có tổng lợi ích bằng khơng (Zero-sum game): Là tình trạng khi mà
những lợi ích kinh tế một quốc gia thu được cũng bằng những tổn thất gây ra cho
quốc gia khác.

-



Lợi thế tuyệt đối: Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm
khi quốc gia này có thể sản xuất hiệu quả hơn bất kì quốc gia nào khác.

-

Suất sinh lợi khơng đổi khi chun mơn hố: Nguồn lực u cầu cho sản xuất
sản phẩm được giả định không đổi khi một quốc gia ở đường giới hạn khả năng
sản xuất.

-

Mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất: Mức độ dồi dào về các nguồn tài nguyên
của một quốc gia, như đất đai, lao động và vốn.

-

Lợi thế kinh tế theo quy mơ: là hiện tượng giảm chi phí kết hợp với sản lượng
đầu ra tăng cao.

-

Lợi thế của người đi trước: Lợi thế dành cho người đầu tiên thâm nhập vào thị
trường.


-

Mơ hình kim cương của Porter:
• Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản

xuất, ví dụ như nguồn lao động lành nghề hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để
cạnh tranh trong một ngành cụ thể.
• Các điều kiện về nhu cầu – bản chất của nhu cầu trong nước đối với hàng
hoá hoặc dịch vụ của một ngành.
• Các ngành cơng nghiệp liên kết và phụ trợ - sự hiện diện hoặc khơng sẵn có
của các ngành phụ trợ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế.
• Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp – các điều kiện chi phối
việc thành lập, tổ chức, và quản trị doanh nghiệp như thế nào và tính chất
của cạnh tranh trong nước.

Mục tiêu 4: Giải thích những luận điểm cho rằng chính phủ có thể giữ vai trị tiên
phịng trong việc thúc đẩy có thể cạnh tranh quốc gia trong một số ngành công
nghiệp
Mục tiêu 5: Hiểu tầm quan trọng của minh chứng của các học thuyết thương mại
quốc tế trong thực tiễn kinh doanh.
Tóm tắt chương:
1. Những người theo chủ nghĩa trọng thương lập luận rằng một quốc gia tốt nhất nên
giữ cán cân thương mại thặng dư. Họ coi thương mại giống như một trị chơi có
tổng lợi ích khơng đổi, trong đó lợi ích thu được của quốc gia này gây tổn thất cho
quốc gia khác.
2. Học thuyết về lợi thế tuyệt đối cho rằng các quốc gia khác nhau về hiệu quả sản
xuất hàng hoá. Học thuyết này cũng cho rằng một quốc gia nên chun mơn hố
sản xuất trong các lĩnh vực mà quốc gia có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những
hàng hoá mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối.
3. Học thuyết về lợi thế so sánh cho rằng sẽ có lợi cho một quốc gia khi chun mơn
hố trong sản xuất những loại hàng hố mà họ có thể tạo ra một cách hiệu quả
nhất, và mua các loại hàng hoá mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả hơn các


quốc gia khác – điều đó vẫn có ý nghĩa, ngay cả khi họ mua từ những quốc gia

khác loại hàng hố mà họ có thể sản xuất hiệu quả hơn tại chính quốc gia mình.
4. Học thuyết về lợi thế so sánh cho rằng thương mại tự do không giới hạn sẽ giúp
gia tăng tổng sản lượng hàng hoá thế giới; nghĩa là thương mại là một trò chơi có
tổng lợi ích tăng lên.
5. Học thuyết về lợi so sánh cũng cho rằng mở cửa quốc gia đối với thương mại tự
do sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp tạo ra được những lợi ích động từ
thương mại. Bằng chứng thực nghiệm dường như cũng phù hợp với nhận định
này.
6. Học thuyết của Heckscher – Ohlin cho rằng mơ hình thương mại quốc tế được xác
định bởi những khác biệt quốc gia về tính sẵn có của các yếu tố sản xuất. Học
thuyết ngày dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hoá sử dụng
nhiều yếu tố sản xuất dồi dào của địa phương và nhập khẩu những hàng hoá sử
dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào của địa phương và nhập khẩu những hàng hoá
sử dụng nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm tại các quốc gia đó.
7. Học thuyết về vịng đời sản phẩm cho rằng các mơ hình thương mại bị ảnh hưởng
bởi nơi mà các sản phẩm mới được phát kiến. Trong nền kinh tế toàn cầu đang
ngày càng hội nhập thì học thuyết về vịng đời sản phẩm dường như tỏ ra kém
thuyết phục hơn so với trước kia.
8. Học thuyết thương mại mới kết luận rằng thương mại cho phép một quốc gia
chun mơn hố trong sản xuất các loại hàng hoá nhất định, đạt được lợi thế theo
quy mơ và giảm thiểu chi phí sản xuất. Đồng thời, quốc gia đó mua hàng hố, mà
khơng sản xuất, từ các quốc gia khác. Thông qua cơ chế này, cơ cấu hàng hoá
dành cho người tiêu dùng sẽ đa dạng hơn, trong khi chi phí bình qn của hàng
hoá lại giảm xuống.
9. Học thuyết thương mại mới cho rằng tại những ngành, mà thị trường tồn cầu chỉ
có thể đem lại lợi nhuận cho một vài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế lớn theo quy
mơ, thì các quốc có thể chiếm được ưu thế trong xuất khẩu một số loại hàng hoá


nhất định, đơn giản bởi vì họ là doanh nghiệp nội địa trở thành những người đi

tiên phong trong ngành công nghệ mới nổi.
10. Một vài học giả của thuyết thương mại mới đã ủng hộ ý tưởng về chính sách
thương mại chiến lược. Họ cho rằng chính phủ, thơng qua sử dụng trợ cấp khơn
ngoan, có thể giúp tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa trở thành những
người đi tiên phong trong các ngành công nghiệp mới nổi.
11. Học thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter cho rằng mơ hình thương mại
bị ảnh 4 thuộc tính: (a) tính sẵn có của các yếu tố sản xuất, (b) điều kiện về nhu
cầu nội địa, (c) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên kết, và (d) chiến lược, cơ
cấu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
12. Các học thuyết về thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh
nghiệp kinh doanh riêng lẻ, bởi lẽ chúng ta có thể giúp các doanh nghiệp quyết
định vị trí phân bố các hoạt động sản xuất đa dạng của mình.
13. Các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế có thể tạo ra những ảnh hưởng
lớn đến chính sách của chính phủ về thương mại. Bằng cách vận động hành lang
chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh có thể thúc đẩy thương mại tự do và hạn
chế thương mại.



×