Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Kế hoạch marketing cho công ty highlands coffee

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
------------------------

Tiểu luận
MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING
ĐỀ TÀI: Xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty Highlands coffee
Giáo viên hướng dẫn :
Mã học phần :
Mã lớp học phần :
Nhóm thực hiện:

Lê Th ị H ải
BM6058
20221BM6058002
Nhóm 2

1. Tơ Thị Vân Anh
2. Bùi Thị Phương Hoa
3. Nguyễn Thị Mai Hoa
4. Trần Thị Huyền
5. Nguyễn Thị Hồng Nhinh
6. Phạm Uyên Nhi

HÀ NỘI, 2022


Nhóm 2 – Quản trị marketing

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


1


Nhóm 2 – Quản trị marketing

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN....................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................................ 2
Phần 1. Bản tóm lược.......................................................................................................5
Phần 2. Phân tích thực trạng marketing của doanh nghiệp........................................6
2.1 Tóm tắt nội dung ngắn gọn về doanh nghiệp............................................................6
2.1.1 Thông tin chung.......................................................................................6
2.1.2 Lịch sử hình thành...................................................................................6
2.1.3 Quá trình phát triển..................................................................................7
2.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh...............................................................................8
2.1.5 Giá trị cốt lõi............................................................................................8
2.1.6 Lĩnh vực kinh doanh................................................................................9
2.1.7 Chiến lược kinh doanh.............................................................................9
2.2 Phân tích thị trường................................................................................................10
2.2.1 Tiềm năng của thị trường.......................................................................10
2.2.2 Thị trường hiện có (Có danh tiếng trên thị trường)................................10
2.2.3 Thị trường phục vụ (Chuỗi cửa hàng lớn với vị trí đắc địa)...................11
2.2.4. Thị trường đã thâm nhập (Chiếm thị phần lớn).....................................11
2.3 Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường.......................................................13
2.3.1 Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành.............................................13
2.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh The Coffee House.....................................14
2.3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh Trung nguyên...........................................17
2.4 Chiến lược sản phẩm..............................................................................................20
2.4.1 Nhãn hiệu, logo......................................................................................20
2.4.2 Đóng gói................................................................................................22

2.4.3 Đồ uống.................................................................................................24
2.4.4 Thức ăn..................................................................................................25
2.4.5 Chất lượng sản phẩm.............................................................................26
2.4.6 Phát triển sản phẩm mới.........................................................................26
2


Nhóm 2 – Quản trị marketing

2.5 Chiến lược giá.......................................................................................................27
2.6 Chiến lược phân phối............................................................................................28
2.7 Chiến lược xúc tiến................................................................................................29
2.8. Phân tích mơi trường vĩ mơ...................................................................................31
2.8.1 Yếu tố chính trị-pháp luật.......................................................................31
2.8.2 Yếu tố kinh tế.........................................................................................32
2.8.3 Yếu tố văn hóa-xã hợi............................................................................33
2.8.4 Yếu tố cơng nghệ...................................................................................33
2.8.5 Yếu tố mơi trường..................................................................................34
Phần 3. Phân tích SWOT...............................................................................................35
3.1 Strengths (Điểm mạnh)...........................................................................................35
3.2 Weaknesses (Điểm yếu)...........................................................................................36
3.3 Opportunities (Cơ hội)............................................................................................38
3.4 Threats (Thách thức)..............................................................................................38
Phần 4. Xác định mục tiêu marketing cho doanh nghiệp...........................................41
Phần 5. Lựa chọn chiến lược marketing cho doanh nghiệp........................................42
5.1 Chiến lược phát triển sản phẩm:.............................................................................42
5.2 Chiến lược thâm nhập thị trường: gia tăng thị phần................................................42
5.3 Chiến lược định vị thương hiệu: để tăng độ nhận diện thương hiệu.......................42
Phần 6. Thiết kế chương trình hành động....................................................................44
6.1 Mơ tả các cơng cụ marketing.................................................................................44

6.1.1 Quảng cáo..............................................................................................44
6.1.2 Quan hệ công chúng (PR)......................................................................44
6.1.3 Bán hàng cá nhân...................................................................................44
6.1.4 Marketing trực tiếp.................................................................................45
6.2 Kế hoạch hành động chi tiết cho năm đầu..............................................................45
6.2.1 Giai đoạn ra mắt.....................................................................................45
6.2.2 Giai đoạn mở rộng thị trường.................................................................46
6.2.3 Giai đoạn tăng tối đa doanh thu và lợi nhuận.........................................47
Phần 7. Dự kiến lãi lỗ (nếu có)......................................................................................48
3


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Phần 8. Kiểm tra và đánh giá........................................................................................54
8.1 Đánh giá chung về chiến lược marketing của cơng ty Highlands...........................54
8.2 Giải pháp hồn thiện chiến lược marketing mix của Highlands Coffee..................55
8.2.1 Giải pháp về chiến lược phát triển sản phẩm.........................................55
8.2.2 Giải pháp về chiến lược thâm nhập thị trường.......................................55
8.2.3 Giải pháp về chiến lược định vị thương hiệu.........................................56

4


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Phần 1. Bản tóm lược
Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty Highlands coffee”
Bản kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hoạt đợng Marketing của
Highlands Coffee tại thị trường Việt Nam bao gồm các nợi dung:

-

Phân tích thực trạng marketing của doanh nghiệp

-

Phân tích ma trận swot

-

Xác định mục tiêu marketing

-

Lựa chọn chiến lược marketing

-

Thiết kế chương trình hành đợng -

Dự kiến lãi lỗ (nếu có) -

Phần

kiểm tra và đánh giá.
Qua đó có thể thấy được mục tiêu của bản kế hoạch nhằm tìm hiểu chiến lược phát
triển sản phẩm mới và ngân sách marketing cho sản phẩm mới của Highlands Coffee,
phân tích tình hình thực tiễn cơng tác Marketing của Highlands Coffee để phát hiện ra
những ưu điểm và những mặt tồn tại. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả marketing và quản lý ngân sách marketing cho Highlands Coffee.


Phần 2. Phân tích thực trạng marketing của doanh nghiệp
2.1 Tóm tắt nội dung ngắn gọn về doanh nghiệp
2.1.1 Thông tin chung
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO
NGUYÊN
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài : HIGHLAND COFFEE
SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên doanh nghiệp viết tắt : HIGHLAND COFFEE SERVICE JSC
Tình trạng hoạt đợng : Đang hoạt đợng
Mã số doanh nghiệp : 0309965814
Loại hình pháp lý : Cơng ty cổ phần
Ngày bắt đầu thành lập : 20/4/2010
Tên người đại diện theo pháp luật : LÊ THÁI ANH
Địa chỉ trụ sở chính : 135/37/50 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận Bình
Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
5


Nhóm 2 – Quản trị marketing

-

ĐT: (84-8) 3 512-7355 Fax: (84-8) 3 512-7356
Logo

2.1.2 Lịch sử hình thành
Người sáng lập thương hiệu Highlands Coffee là ông David Thái, sinh năm 1972,
tại miền nam Việt nam. Đến năm 1978, ông chuyển đến sống tại Seattle. Chứng kiến hàng
loạt những dự án kinh doanh và sự lớn mạnh của hãng cafe starbucks đã làm thôi thúc

niềm đam mê của David, ông quyết tâm về Việt Nam phát triển ngành hàng Cafe khi bước
vào tuổi trưởng thành.
Năm 1996, David trở lại Hà Nội. Trong thời gian quản lý quán cafe đầu tiên “ u
Lạc” tọa lạc tại hồ Hoàn Kiếm, David đã theo học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
Đến năm 1998, ơng là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư nhân Việt
Nam.
Năm 2002 Highlands Coffee đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được khai trương
tại Metropolitan, đối diện nhà thờ Đức Bà. Mợt tuần sau đó, Highlands Coffee đầu tiên tại
Hà Nội cũng ra đời, đánh dấu những bước phát triển không ngừng của công ty. Highlands
không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng cảm nhận về những giá trị truyền thống
song hành cùng với cuộc sống hiện đại. Tất cả điều này được thể hiện rõ trong:
-

Văn hóa cà phê: Highlands Coffee tự hào phục vụ loại cà phê robusta mang đậm
phong cách Việt Nam cùng với loại cà phê Arabica mang đậm hương vị quốc tế.
Văn hóa phục vụ: nhiệt tình và ân cần như thể “khách đến chơi nhà”.
Văn hóa phát triển sản phẩm mới: Mỗi loại thức ăn, thức uống là sự chắt lọc tinh hoa
ẩm thực của Phương Đông và Phương Tây.
6


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Hiện tại, Highlands Coffee có khoảng 70 nhà hàng trên khắp cả nước, trong đó tại
Hà Nợi có 17 cửa hàng, Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 40 cửa hàng, Đà nẵng có 4
cửa hàng, Hải Phòng là 3 cửa hàng, và Đồng Nai có 1 cửa hàng.
2.1.3 Q trình phát triển
Năm 1999 : Khởi điểm cho ý tưởng xây dựng một thương hiệu cà phê thuần Việt
cho người Việt Nam.
Năm 2000 : Highlands Coffee được hình thành với sản phẩm cà phê rang xay và

đóng gói.
Năm 2002 : Cửa hàng Highland Coffee đầu tiên được mở tại thành phố Hồ Chí
Minh, ngay sau đó cửa hàng thứ hai được mở tại Hà Nợi.
Năm 2006 : Highlands Coffee được mở 25 cửa hàng.
Năm 2011 : Highlands Coffee được phát triển 50 cửa hàng tại 4 thành phố lớn trên
cả nước.
Năm 2013 : Cung cấp khách hàng phục vụ hiện đại 3G.
Năm 2014 : Phát triển nhanh chóng và đạt móc 75 cửa hàng ở 7 thành phố chính,
trải dọc từ Bắc vơ Nam.
Năm 2016 : Highlands Coffee phát triển mạnh mẽ và trở thành thương hiệu cà phê
đầu tiên cán mốc 100 cửa hàng. Được vinh dự là 1 trong top 100 nhà tuyển dụng được
u thích nhất.
Năm 2017 : Mở được tổng cợng hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc. Đạt giải thưởng
Marketing toàn cầu.
Năm 2018: Highlands Coffee chiếm lĩnh thị trường cà phê với gần 300 cửa hàng
trải dài khắp 20 tỉnh thành trên cả nước.

2.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh
a. Tầm nhìn
Highlands Coffee ra đời với tầm nhìn trở thành thương hiệu cà phê Việt Nam, dùng
chính nguồn nguyên liệu từ đất Việt để tơn vinh văn hóa “pha phin” đặc trưng và phục vụ
cho người Việt.

7


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Tính đến tháng 8/2019, Highlands Coffee là chuỗi cà phê có số lượng quán lớn
nhất tại Việt Nam với hơn 300 quán trải dài trên khắp 24 tỉnh thành. Không ngừng đặt

chân đến những vùng đất mới trên khắp cả nước, Highlands Coffee còn mang những giá
trị Việt đến thế giới với chuỗi 50 quán cà phê trên thế giới.
b. Sứ mệnh
Bằng những chiến lược kinh doanh rất bài bản và cụ thể như tập trung phát triển và
nghiên cứu để phục vụ cộng đồng người Việt với những sản phẩm chất lượng, ổn định và
hợp khẩu vị với mức giá phù hợp túi tiền.
Tinh thần nhân văn của người Việt còn được Highlands Coffee lan tỏa thơng qua
những hoạt đợng vì cợng đồng như tài trợ, giao lưu và giúp đỡ các tổ chức, trường học
trong nước. Và Highlands Coffee hiểu rằng, việc đồng hành cùng những chiến dịch bảo vệ
mơi trường sẽ cịn là định hướng lâu dài của cả thương hiệu.
Chính khát khao được lan tỏa nguồn gốc Việt, niềm tự hào được phục vụ người
Việt đã giúp Highlands Coffee chưa một ngày nào đi chệch sứ mệnh của mình.
2.1.5 Giá trị cốt lõi
-

Thỏa mãn lợi ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

-

Luôn quan tâm đến khách hàng
Tinh thần đồng đợi và hợp tác
Tơn trọng và liêm chính
Nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý
Tạo hiệu quả từ uy tín, chất lượng mở rợng quy mô địa bàn hoạt động một cách
bền vững
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh cao

-

2.1.6 Lĩnh vực kinh doanh

Highlands Coffee là một thương hiệu phong cách, ngay từ khi thành lập đến nay
Highlands luôn đặt trọn niềm tin vào việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tinh
tế nhất về cà phê. Highlands tập chung vào sản xuất cà phê với chất lượng tuyệt hảo và
xây dựng chuỗi nhà hàng cà phê mang thương hiệu Highlands Coffee, mong muốn xây
dựng mợt thương hiệu Việt có thể vươn xa hơn tới thị trường quốc tế.
Các sản phẩm cà phê của Highlands bao gồm những sản phẩm cà phê mang đậm
phong cách Việt Nam: Cà phê Di Sản, Truyền Thống, Sành Điệu, Culi, cùng với dòng sản
phẩm mang hương vị quốc tế: Espresso-Full City Roast, Espresso-Cinnamon Roast,
Espresso-Arabica Supreme, Espresso-decaffeinated.

8


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Highlands cịn tập chung xây dựng chuỗi nhà hàng Highlands Coffee để khẳng
định thương hiệu cà phê Việt Nam, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thể
hiện văn hóa phục vụ riêng của Highlands, xây dựng hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp, đáp
ứng được cả yêu cầu của khách hàng quốc tế cũng như khách hàng trong nước.
Hiện nay, Highlands đã có khoảng 70 của hàng hoạt động trên khắp cả nước: Hà
Nợi, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Biên Hịa- Đồng Nai.
2.1.7 Chiến lược kinh doanh
Rất nhiều sự thay đổi về mặt chiến lược được Highlands đưa ra nhằm củng cố
thương hiệu, phù hợp với khách hàng. Thay vì định vị “cà phê cho giới tri thức có thu
nhập cao”; “cà phê cho doanh nhân” thì Highlands đã mở rợng tệp khách hàng của mình
đa dạng hơn.
Menu có 18 món đa dạng đồ uống và bánh giúp khách hàng không phải đau đầu
trong việc lựa chọn món.
Bàn ghế bọc da xịn thay bằng các dãy bàn ghế thường. Không gian thiết kế mở,
nhìn ra đường phố, sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ và đá. Tạo nên không gian thân

quen với khách hàng.
Khách hàng trước đây sẽ được ngồi tại chỗ và được phục vụ nhưng giờ sẽ tự lấy đồ
uống và thanh tốn tại quầy.
Diện tích các quán cũng đa dạng hơn, tùy mặt bằng và quy mơ dân cư và có vị trí
đẹp. Điều này khiến khách hàng rất dễ để tìm thấy Highlands, thuận tiện cho dân văn
phịng, khách nước ngồi.
2.2 Phân tích thị trường
2.2.1 Tiềm năng của thị trường
Không chỉ chú trọng vào sản phẩm xuất khẩu, những năm gần đây, ngành cà phê
Việt Nam đang dần hướng đến thị trường trong nước. Một thống kê gần đây cho thấy trên
cả nước có hơn 500 nghìn qn cà phê đa dạng quy mơ, chủ yếu tập trung nhiều nhất ở
các thành phố lớn.
Hiện nay café đã trở thành mợt thức uống bình dân, rất được u thích trong c̣c
sống. Có rất nhiều qn café được mở lên khắp các con đường, trung tâm thương mại hay
trên những vỉa hè… Sản lượng café tiêu thụ café trong nước ngày một tăng cao, khi mà
người dân Việt hình thành văn hóa uống cafe.Các thương hiệu café trên thế giới đã đầu tư,
chuyển giao công nghệ sản xuất, công thức pha chế cho Việt Nam, tạo cơ hợi cho người
Việt được thưởng thức những món café nổi tiếng trên thế giới.

9


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Bên cạnh đó, khi văn hóa cà phê của người Việt dần thay đổi, người uống cà phê đã
có gu thưởng thức riêng. Khách hàng nội địa giờ đây đã quen dần với vị cà phê pha máy
và họ chuộng hơn hương vị nguyên chất của cà phê.
Chính lý do đó mà lượng cà phê rang xay tiêu thụ trong nước đã có chiều hướng
tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, theo thống kê giai đoạn năm 2018, 2019, người
Việt tiêu thụ khoảng 162 nghìn tấn cà phê, nhưng đến năm 2020, con số này là 200 nghìn

tấn.
Khơng chỉ cḥng vị cà phê Robusta đậm đà, người Việt cũng dần thích hương vị
nhẹ hơn của cà phê Arabica, Culi…Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ máy pha cà phê tự động
tại nhà cũng cho thấy dấu hiệu khởi sắc.
2.2.2 Thị trường hiện có (Có danh tiếng trên thị trường)
Bước vào những năm cuối của thế kỷ 20, từ mợt điểm bán cà phê gói chuyển sang
hình thành mợt cửa hàng cà phê, và từ đó Highlands Coffee dần dần được biết đến rộng
rãi, và dần trở nên nổi tiếng. Và chỉ sau hơn 10 năm phát triển, thương hiệu Highlands
Coffee đã được chuyển nhượng cho Jollibee và từ đó phát triển mợt cách mạnh mẽ và
Highlands đã trở thành “anh cả” trong các chuỗi thương hiệu trà cà phê ở Việt Nam vào
những năm 2020.
Từ tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê, năm 1999, thương hiệu
Highlands Coffee ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và
lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hòa giữa truyền thống với hiện đại.
Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nợi vào năm 2000, cơng ty đã nhanh
chóng phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và khơng ngừng mở
rợng hoạt đợng trong và ngồi nước. Đến hiện tại chuỗi thương hiệu này đã mở rộng trên
500 cửa hàng và được biết đến là top chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất tại Việt Nam.
2.2.3 Thị trường phục vụ (Chuỗi cửa hàng lớn với vị trí đắc địa)
Các chuỗi cửa hàng của Highlands trải dài từ Bắc vào Nam, được tọa lạc ở những
vị trí đắc địa nhất trong trung tâm thành phố, giúp mọi người thuận tiện tiếp cận. Tại thủ
đô, Highlands cà phê đặt quán ở những vị trí đắc địa bậc nhất như Cợt cờ, Nhà hát lớn,
tháp Hà Nợi, tịa nhà “Hàm cá mập” bên hồ Gươm,… và dưới nhiều tòa nhà văn phòng
thuận tiện cho cả dân văn phòng tụ tập, dân làm ăn gặp gỡ, lẫn khách du lịch vãng lai .
Theo mợt khảo sát của báo Lao Đợng, tính đến tháng 7/2021 chuỗi cà phê này đã có
khoảng 437 cửa hàng, trên 32 tỉnh/thành của Việt Nam .Tập trung chủ yếu ở những khu
vực kinh tế như Hà Nội ( với 112 cửa hàng ), Thành phố Hồ Chí Minh (156 cửa hàng) và

10



Nhóm 2 – Quản trị marketing

ở mợt số tỉnh có địa điểm du lịch phát triển như Đà Nẵng ( 29 cửa hàng) , Khánh Hịa ( 16
cửa hàng)...
Ngồi ra, với chiến lược mở rộng thông qua nhượng quyền giúp thương hiệu giảm
thiểu được chi phí để mở cửa hàng đợc quyền, mặt khác cịn có thêm nguồn thu ổn định từ
phí nhượng quyền. Qua nhượng quyền thương hiệu, Highland Coffee có thể nhân rợng sự
hiện diện của mình nhanh chóng với mức rủi ro thấp.
Khơng chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng, kênh phân phối của Highland Coffee còn đưa
sản phẩm đóng gói của mình tới siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi. Đồng thời, hãng cũng
kết hợp với các đơn vị ship đồ ăn uống như Shopee Food, Baemin, GoFood, Grab… giúp
khách hàng có thể đặt hàng ngay tại nhà mà không cần ra cửa hàng. Nhất là trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn bùng phát và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, đó cũng là giải
pháp giúp Highlands bán được hàng trong mùa dịch.
2.2.4. Thị trường đã thâm nhập (Chiếm thị phần lớn)
Sau khi bán 49% cổ phần cho Jollibee Foods, Highlands Coffee nghiễm nhiên
được hưởng những tinh hoa trong quản lý vận hành chuỗi F&B của một trong những
chuỗi gà rán nổi tiếng nhất thế giới.
4 thương hiệu chơi chính ở thị trường chuỗi bán lẻ trà và cà phê ở Việt Nam hiện
tại dễ dàng kể tên gồm Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House và Trung
Nguyên Legend. Dù 4 thương hiệu mới nổi khác gồm Phindeli, Katinat, Café Amazon hay
Chuk đều cho thấy tham vọng của mình khi án ngữ tại Ngã 6 Phù Đổng, song tất cả vẫn
tam thời phải xếp dưới 4 đại gia kia một bậc.
Tốc độ mở rộng thị trường của Highlands Coffee ngày càng nhanh, từ 299 cửa
hàng vào cuối 2019 đến nay (2022) họ có gần 500 cửa hàng. Dịch Covid-19 góp phần
khiến lượng mặt bằng trống rất nhiều, thuận lợi hơn cho sự mở rộng của Highlands
Coffee. Nhờ mở rộng nhượng quyền, Highlands Coffee đang là đơn vị mạnh nhất về mức
đợ phủ sóng trên toàn quốc.


11


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Nguồn: CafeBiz cập nhật tháng 4/2022
Năm 2020, Highlands Coffee vẫn tiếp tục giữ vị thế là chuỗi cà phê lớn nhất Việt
Nam, với khoảng cách so với nhóm cịn lại khơng có nhiều thay đổi. Tổng doanh thu đạt
gần 2.140 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ.

Nguồn: CafeBiz

12


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Vị trí thứ 2 có sự xáo trộn, khi The Coffee House với việc sụt giảm tương đối đã
rơi xuống vị trí thứ 3. Phúc Long tăng trưởng nhẹ, vươn lên vị trí thứ 2. Tình hình tại
Starbucks khơng khác nhiều với The Coffee House. Ba chuỗi cà phê này ghi nhận doanh
thu trong khoảng 700 – 800 tỷ đồng.

2.3 Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường
2.3.1 Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành
Thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đang hoạt đợng sơi nổi và có sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu. Một số thương hiệu là đối thủ cạnh tranh lớn của
Highlands Coffee
The Coffee House: một chuỗi cửa hàng cà phê của Việt Nam, được thành lập vào
năm 2014, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung Nguyên: Tập Đoàn Trung Nguyên Legend – Tập đoàn cà phê số 1 Việt

Nam, Chính thức ra mắt vào năm 2015
Starbucks: một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks
có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Starbucks đã đổ bộ tại 64 quốc gia với
23.000 chi nhánh, trong đó có Việt Nam.
Phúc Long: Năm 2012, cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại TTTM Crescent
Mall Quận 7 ra mắt - Phúc Long chính thức mở rợng vào ngành đồ ăn & thức uống (Food
& Beverage)
2.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh The Coffee House

Vào năm 2014, chuỗi cà phê The Coffee House chính thức được ra mắt và liên tục
gây ấn tượng với tốc đợ phát triển nhanh chóng. Từ cửa hàng đầu tiên ở số 86-88 Cao
13


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Thắng, đến nay, chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House đã có mặt tại 6 thành phố lớn
trên tồn quốc (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nợi, Đà Nẵng, Biên Hịa, Hải Phịng, Vũng Tàu).
Năm 2015, The Coffee House có mặt tại Hà Nợi và đến nay đã có 14 cửa hàng tại trung
tâm thành phố Hà Nợi. Tại Sài Gịn, The Coffee House giờ đây đã gần như xuất hiện ở tất
cả các con phố lớn. Với mỗi cửa hàng The Coffee House, thương hiệu này lại biến tấu
theo những cách riêng dựa vào concept có sẵn để tạo ra khơng gian mang tính địa phương,
gần gũi với khách hàng.

a. Sản phẩm:
Thương hiệu này chia menu thành 2 phần rõ rệt là: Đồ uống và thức ăn.
Trước hết là đồ uống, có thể nhận thấy dòng đồ uống của The Coffee House được
chia ra làm 3 nhóm chính:



Nhóm 1 – Cà phê gồm những sản phẩm: Cà phê sữa, Bạc xỉu, Cà phê đen, Latte…



Nhóm 2 – Trà trái cây, trà sữa gồm những sản phẩm: Trà đào cam sả, Trà hạt sen, Trà
đen, Hồng trà sữa, Trà sữa Oolong…



Nhóm 3 – Đá xay gồm những sản phẩm: Cookie đá xay, Chocolate đá xay, Cà phê đá
xay…

Mặc dù menu của chuỗi cà phê này rất đa dạng, tuy nhiên có thể nhận thấy rõ sản
phẩm chủ lực của The Coffee House vẫn là Trà đào cam sả. Bởi, sản phẩm này luôn được
ưu ái, và xuất hiện ở hầu hết trên các chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, trong các dịp lễ tết,
hay giáng sinh, The Coffee House luôn cho ra mắt các thực đơn thức uống mới theo mùa
như Latte táo lê quế, Dưa lưới phú quý…Điều này giúp khách hàng cảm thấy hào hứng và
không bị nhàm chán với những đồ uống quen tḥc.
Tiếp đến là thức ăn, ở nhóm này The Coffee House chia làm 2 dịng chính là: Bánh
và Snack.
Đồ ăn có thể coi là nhóm sản phẩm đường dẫn hay cross-selling ở bất kỳ hãng cà
phê nào. Lý do là khi gọi đồ ăn như bánh, đây là loại thực phẩm dễ gây khát nước, vì vậy
mỗi khi có khách hàng gọi bánh mì thì hãng cũng bán kèm được nước. Ngoài ra với định
vị là nơi dừng chân để thư giãn, nên việc mở rộng danh mục sản phẩm là cần thiết để đáp
ứng bất cứ nhu cầu nào của khách hàng.
Cùng với đồ uống, The Coffee House cũng cho ra mắt các mẫu bánh mới vào dịp
đặc biệt, ví dụ như các mẫu bánh trung thu vào tháng 8 âm lịch hàng năm, giúp khách
hàng có thêm gợi ý về món quà dành cho người thân, hay đối tác của mình.

14



Nhóm 2 – Quản trị marketing

The Coffee House cũng cho ra mắt các dịng sản phẩm đóng gói như cà phê lon
hay cà phê hòa tan giúp khách hàng ở xa có thể tiếp cận được, hoặc có thể thưởng thức
ngay tại nhà. Hơn nữa, thương hiệu này còn ra mắt các mẫu bình nước, cốc thời trang thu
hút giới trẻ.
b. Giá
Khoảng giá cho một đồ uống của The Coffee House rơi vào khoảng từ 20.000 –
65.000đ, với đa dạng sự lựa chọn từ những người thích dùng cafe cho đến những thực
khách muốn chọn những món lạ, đổi mới đều có thể có mức giá làm hài lịng họ.

c. Phân phối
The Coffee House sử dụng mơ hình kênh phân phối bán hàng trực tiếp.Vị trí hệ
thống cửa hàng được đặt ở vị trí đẹp nhất, thường là ở trung tâm thương mại, hoặc vị trí
đắc địa, sở hữu view đường phố bắt mắt tạo lại sự thoải mái thuận tiện cho khách hàng.
Tính đến nay, The Coffee House đã đạt được 170 cửa hàng phủ sóng khắp 14 tỉnh thành
thường là các thành phố lớn, trong đó tập trung nhiều nhất tại TP.HCM còn lại rải rác ở
các tỉnh thành cịn như Hà Nợi, Nha Trang, Vũng Tàu,…
Ngồi ra, The Coffee House tự vận hành đội ngũ giao hàng riêng từ nhân viên tổng
đài đến nhân viên giao nhận cụ thể là đang triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi trong nội
thành thông qua Website thecoffeehouse.com và ứng dụng điện thoại The Coffee House.
Với việc tự mình vận hành đội ngũ giao hàng, The Coffee House đã kiểm soát được chất
lượng phục vụ, cũng như nghiên cứu thêm về nhu cầu, hành vi của khách hàng. Đặc biệt,
The Coffee House đã chuyển đổi chiến lược của mình và bắt đầu hợp tác với nền tảng thứ
3 như Baemin, ShopeeFood,…

d. Xúc tiến
The Coffee House là một thương hiệu rất chăm tung ra các chương trình khuyến

mại như đưa ra các combo giảm 20%, thậm chí là 30-35%. Thương hiệu này cũng thường
xuyên liên kết với các ứng dụng ví điện tử như Momo hay ShopeePay tung ra chương
trình giảm 50% hoặc hồn tiền.
Với việc sở hữu riêng cho mình ứng dụng đặt hàng, The Coffee House ln có
những ưu đãi dành riêng cho khách hàng đặt đồ ở đây như các mã khuyến mại giao hàng
hay tự đến lấy đồ. Ngồi ra, thương hiệu này thường có những mini game như đoán tên đồ

15


Nhóm 2 – Quản trị marketing

uống mới, cùng với phần quà hấp dẫn giúp thu hút một lượng lớn người biết tới dịng sản
phẩm mới này.
Bên cạnh đó, The Coffee House cũng rất thành công trong việc truyền tải thương
hiệu của mình thơng qua phim ngắn, điển hình là phim ngắn Tết “Người Mẹ”. Với thơng
điệp “ Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết” tiếp tục khẳng định sứ mệnh lâu dài mà
The Coffee House theo đuổi từ trước đến nay – lan toả những yêu thương chân thành
trong c̣c sống.
2.3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh Trung ngun

Cơng ty Cổ Phần Tập đồn Trung Ngun xuất thân là một quán cà phê nhỏ được
thành lập bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam.
Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và
nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên là một trong
những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đồn có những sản phẩm
tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee,
sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến
nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu,

tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…

a.

Sản phẩm

Hiện nay danh mục sản phẩm của cà phê Trung Nguyên rất đa dạng và phong phú
bởi mục tiêu của thương hiệu này là tiếp cận mọi phân khúc khách hàng, đáp ứng tất cả
nhu cầu của họ từ sản phẩm cao cấp đến sản phẩm phổ thơng. Mợt số sản phẩm nổi bật có

16


Nhóm 2 – Quản trị marketing

thể kể đến: Cà phê hòa tan G7, Cà phê chế phin, Cà phê S, Cà phê Legend… Những sản
phẩm này đều có mức giá bình dân, từ đó cũng chinh phục mọi đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng cho ra đời những sản phẩm cà phê thượng hạng
như: Cà phê chồn (Weasel), một loại cà phê đắt và cũng hiếm nhất thế giới. Sản phẩm tinh
tế, đẳng cấp này là tặng phẩm đặc biệt chỉ dành cho những người thực sự sành cà phê,
những nhà lãnh đạo, những nhà kiến tạo tương lai của thế giới. Đây cũng là sản phẩm
được bộ ngoại giao chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia và chọn làm đại sứ
ngoại giao văn hóa.
Khơng chỉ chú trọng vào đa dạng hóa danh mục sản phẩm, Trung Nguyên luôn
quan tâm đến chất lượng, mùi vị của cà phê. Từ việc chọn kỹ lưỡng từng hạt cà phê cho
tới trang bị các thiết bị xay nghiền tối tân công với phương thức rang và sấy độc đáo đã
tạo nên hương vị độc đáo riêng cho từng ly cà phê của Trung Nguyên.
Ngoài ra, Trung Nguyên đã áp dụng chiến thuật “cá nhân hóa” bằng cách để khách
hàng tìm hiểu về sự khác biệt của từng loại cà phê khác nhau: Cà phê Robusta, Cà phê
Arabica, Cà phê chồn,… Hay dòng sản phẩm G7 Passiona dành riêng cho phái đẹp với

hàm lượng cafein thấp, bổ sung collagen, chất chống lão hóa, cùng với mợt số loại thảo
mợc Phương Đơng và đường ăn kiêng.
b.

Giá

Có thể nhận thấy giá cả các sản phẩm của Trung Nguyên rất đa dạng. Tùy thuộc
vào loại sản phẩm và phân khúc thị trường, cũng như khách hàng mục tiêu của loại sản
phẩm đó mà mức giá cũng khác nhau nhằm tạo điều kiện phù hợp với khả năng chi tiêu
của nhiều nhóm khách hàng.
Chỉ khoảng từ 7000 cho đến 14000 đồng, mọi người hồn tồn có thể thưởng thức
mợt ly cà phê của Trung Nguyên tại quán cà phê mang thương hiệu này. Hay nếu khách
hàng ưa thích các sản phẩm cà phê hòa tan G7, họ cũng dễ dàng mua cho mình sản phẩm
ưa thích với giá cả cực kì phải chăng ( 21.000 – 200.000đ).
c.

Phân phối

Để đảm bảo hệ thống phân phối làm việc hiệu quả nhất, Trung Nguyên đã thiết lập
5 chi nhánh tại hầu hết các thành phố lớn tại Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Cần Thơ.
Về các kênh phân phối, thương hiệu này hiện có 3 kênh phân phối chính: Kênh
truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhượng quyền.
-

Đối với kênh truyền thống
17


Nhóm 2 – Quản trị marketing


Trong kênh có 3 cấp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng: nhà bán sỉ (nhà
phân phối), nhà bán lẻ ( điểm bán hàng và cửa hàng bán lẻ như tiệm tạp hóa) và người
tiêu dùng. Con số được cập nhật đến 2010, Trung Nguyên có 4 nhà máy sản xuất cà phê
rang, 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan trên toàn Việt Nam, mạng lưới 600 quán cà phê
tại Việt Nam, 121 nhà phân phối độc quyền, 7.000 điểm bán hàng và 59.000 cửa hàng bán
lẻ sản phẩm.
Ở kênh truyền thống, cà phê Trung Nguyên chủ yếu phân phối các loại cà phê
trung và đại trà, bởi các sản phẩm này được người tiêu dùng đón nhận nhiều nhất, cùng
với mức giá vừa phải dễ tiếp cận tới đại đa số khách hàng.
-

Đối với kênh hiện đại (hệ thống G7 Mart)

G7 Mart là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam, với
200 nhà cung cấp cho tồn bợ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước. Theo tầm nhìn của Trung
Nguyên, hệ thống G7 Mart ra đời để đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ lẻ của người dân
Việt Nam. Với thói quen mua sắm gần nhà, vì vậy, G7 Mart thường là cửa hàng có quy
mơ nhỏ như tiệm tạp hóa hay chuỗi cửa hàng tiện lợi. Với hệ thống này, Trung Nguyên
phân phối tất cả các loại cà phê, ngồi ra cịn phân phối các sản phẩm khác.
-

Đối với hệ thống nhượng quyền (quán cà phê)

Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên áp dụng mơ hình kinh doanh
nhượng quyền trong nước và quốc tế từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị
trường. Chỉ trong một thời gian ngắn Trung Nguyên đã có khoảng 1,000 quán cà phê
nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.


d.

Xúc tiến

Đối tượng khách hàng của hệ thống này nhắm vào những ai muốn thưởng thức
hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê. Vì vậy, các quán này chỉ phục vụ những loại cà
phê chất lượng tốt nhất với công nghệ tối tân cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo và am
hiểu kỹ lưỡng về cà phê. Từ đó, thể hiện được giá trị tinh hoa của cà phê, khơng chỉ cung
cấp cà phê mà cịn là cung cấp sự thỏa mãn, giá trị tinh thần của cà phê.
Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng hợp tác với các dịch vụ thanh toán như Moca
cho ra mắt chương trình khuyến mãi 50% khi thanh tốn qua nền tảng này.
Ngồi ra, Trung Ngun cũng là mợt thương hiệu chịu khó đầu tư, thực hiện các
TVC quảng cáo. Những clip này thường được chiếu vào khung giờ vàng tại các kênh
tḥc đài truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3…

18


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Trung Nguyên đã thổi hồn dân tợc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự tơn
dân tợc trong từng sản phẩm. So với slogan cũ dài dòng, Trung Nguyên đã thay thế bằng
câu slogan mới “Khơi nguồn sáng tạo” dễ nhớ và gây ấn tượng với mọi người.
2.4 Chiến lược sản phẩm
2.4.1 Nhãn hiệu, logo

Thơng điệp mới của hãng: “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình”
Sau 23 năm hình thành và phát triển, Highlands Coffee đã có bước chuyển mình
bằng sự kiện làm mới logo, ra mắt thông điệp với định hướng thương hiệu hướng đến
cợng đồng “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình”

Khơng chỉ là câu chuyên lan toả văn hoá cà phê, thương hiệu cịn mong muốn
Highlands Coffee trở thành điểm đến cợng đồng, và nơi mọi cộng đồng kết nối. Kỳ vọng
của việc làm mới thương hiệu là nâng tầm kết nối giữa thương hiệu với người tiêu dung,
đồng thời duy trì nền tảng truyền thống và hồ nhập văn hố đương thời.
Theo chia sẻ của Ông David Thái – người sáng lập Highlands Coffee: “Mặc dù đã
có hơn 500 cửa hàng khắp Việt Nam, thế nhưng chúng tơi khơng muốn mình chỉ phục vụ
cà phê. Điều Highlands Coffee hướng đến chính là không chỉ đồng hành cùng những
bước phát triển mới của đất nước, mà cịn phải ln thật gần gũi với nhịp sống hàng ngày
của người Việt Nam. Mục tiêu phía trước của Highlands Coffee chính là trở thành thương
hiệu dành cho cộng đồng, và là nơi để mọi cộng đồng kết nối.”
Thiết kế logo Highlands Coffee về cơ bản vẫn dựa trên sự kế thừa giá trị cốt lõi
của phiên bản logo cũ. Tạo hình hai đường oval lớn – nhỏ, ý tưởng từ hình ảnh hạt café
vẫn được giữ lại. Cùng với đó là ba yếu tố núi – nước – đồng bằng cùng dịng sơng đang
c̣n chảy tạo nên hình dáng của mợt tách cà phê. Đây là các biểu tượng gợi liên tưởng
đến vùng đất cao nguyên Việt Nam trù phú, đầy nắng gió.

19


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Ở phiên bản logo Highlands Coffee mới, bộ 3 yếu tố cốt lõi trong logo vốn quen
thuộc với người dùng được tinh gọn với thiết kế tối giản hơn thể hiện sự hiện đại, cởi mở,
thân thiện.
Mặt khác, các yếu tố trong biểu tượng logo Highlands Coffee còn thể hiện triết lý
Âm Dương – Ngũ hành – là mợt nét văn hố Á Đơng. Điều này nhằm khẳng định việc
thương hiệu vừa giữ gìn bản sắc Việt nhưng đồng thời vẫn hướng tới tương lai, hồ mình
vào nhịp sống thời đại.
Về điểm khác biệt so với thiết kế logo Highlands Coffee cũ:


Điểm mới của logo Highlands Coffee lần này nằm ở màu sắc nhận diện thương
hiệu. Nếu phiên bản logo cũ là sự kết hợp của 3 màu: đỏ, nâu cà phê, nâu đất thì nay
chuyển thành lớp màu duy nhất: màu đỏ trên nền trong suốt. Màu đỏ theo như thương
hiệu lý giải là thể hiện cho tinh thần yêu nước, niềm đam mê, sự trân quý di sản cà phê và
tinh thần tận tâm phục vụ khách hàng. Viêc nhấn vào nền trong suốt giúp logo dễ tuỳ biến
trên các màu nền còn nhất qn với thơng điệp hồ mình vào cợng đồng của thương hiệu.
Tổng thể logo được tối giản hơn, hiện đại hơn, cởi mở và thân thiện hơn, hướng
đến cộng đồng. Cũng theo kênh chính thức của Highlands Coffee, sở dĩ logo mới hướng
đến cợng đợng là bởi để có được sự phát triển như hôm nay: “là nhờ tất cả mọi người, là
nhờ các cộng đồng thân thương, là nhờ các đối tác đã luôn yêu thương và đồng hành
cùng.”
Bên cạnh với việc làm mới diện mạo, thương hiệu cũng đồng thời truyền tải thơng
điệp “Highlands Coffee® Là Của Chúng Mình” với 4 yếu tố chính “Đam mê – Tình thân
– Quý trọng – Tương trợ”.
Hy vọng, với việc làm mới logo Highlands Coffee cùng với những thông điệp mới
sẽ giúp thương hiệu gần gũi hơn với cộng đồng và sẽ trở thành điểm kết nối cộng đồng
20


Nhóm 2 – Quản trị marketing

như thương hiệu kỳ vọng. Dù tương lai thương hiệu như thế nào với định hướng này thì ít
nhất mợt lần hãng cũng được liên tục nhắc tên trên truyền thông và lan toả những thơng
điệp tích cực sau khi cơng bố hình ảnh mới.
2.4.2 Đóng gói
Bao bì, nhãn mác của Highlands hết sức đơn giản, chỉ bao gồm logo của thương
hiệu kèm 1 câu slogan. Logo được in lớn, ngay chính giữa sản phẩm rất dễ nhận ra đó là
sản phẩm của Highlands. Highlands Coffee phục vụ đồ uống với ly nhựa (kèm nắp), ống
hút và thìa nhựa tại quán. Mới đây, các khách hàng khi mua cà phê mang đi tại Highlands
Coffee sẽ được dùng quai xách tự hủy sinh học, không phải dạng quai xách bằng nilon PP

thông thường như trước. Quai xách được in dòng quảng cáo rất lớn: "Quai ly phân hủy
sinh học, thân thiện mơi trường".

Cà phê hịa tan được đóng gói ở 2 dạng là dạng bao bì túi nhựa và bao bì hợp giấy.

21


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Cà phê rang xay được đóng gói bởi bao bì túi giấy cao cấp kết hợp thiết kế tinh tế,
đơn giản, sang trọng, logo nổi bật. Được làm từ chất liệu giấy Kraft, những hạt cafe được
rang rồi xay đóng gói cẩn thận với màu đỏ đặc trưng kèm theo thông tin sản xuất, sản
phẩm hay những chiếc bánh ngọt được đóng gói cẩn thận gây ấn tượng, bắt mắt với người
tiêu dùng. Giấy Kraft từ trước tới nay luôn được biết là vô cùng thân thiện với môi
trường, gây giảm thiểu rác thải nhựa. Tưởng chừng như khơng ảnh hưởng nhưng chính sự
đóng góp bao bì giấy của Highlands chiếm được cảm tình người tiêu dùng.

2.4.3 Đồ uống
Trước tiên, nhóm đồ uống được chia làm ba nhóm chính:
22


Nhóm 2 – Quản trị marketing





Nhóm 1: Café (Café, PhinDeli và Café Espresso), trong đó Phin sữa đá là sản phẩm

đại diện
Nhóm 2: Trà (Trà sen, Trà trái cây và Trà xanh), trong đó Trà sen vàng là sản phẩm
đại diện
Nhóm 3: Freeze (Đá xay), trong đó Freeze trà xanh là sản phẩm đại diện

3 loại đồ uống chủ lực trong mỗi nhóm thường xuyên được sử dụng trong các
chiến lược marketing của Highlands Coffee.

3 loại đồ uống chủ lực của Highlands Coffee Cà
phê
Là sự kết hợp hoàn hảo từ hạt cà phê Arabica và Robusta có chất lượng đặc biệt
được trồng ở vùng đất cao nguyên màu mỡ của Việt Nam kết hợp với kỹ thuật rang xay
độc đáo cùng phương pháp lọc “Phin” truyền thống của Việt Nam
Kích thước: Nhỏ/Trung bình/Lớn. Mức giá dao đợng từ 29.000 VNĐ đến 39.000
VNĐ.
Cà phê ở Highlands Coffee mang lại cho thực khách sự tỉnh táo trong công việc
hoặc đơn giản hơn là tận hưởng sự thư giãn một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
Trà
Được làm từ những lá trà thượng hạng và có sẵn tại Việt Nam, kết hợp cùng
với hoa quả tươi ngon, và topping hoặc sữa.

23


Nhóm 2 – Quản trị marketing

Kích thước: Nhỏ/ Trung bình/ Lớn với mức giá dao động từ 39.000VNĐ đến
55.000VNĐ.
Những sản phẩm trà tại Highlands Coffee mang lại cho thực khách sự tươi
mới, tươi ngon đậm vị trà truyền thống.

Freeze
Là loại đồ uống đá xay với phong cách Việt, được pha chế từ các nguyên liệu thuần
túy tại Việt Nam kết hợp cùng đá xay và thạch
Kích thước: Nhỏ/ Trung bình/ Lớn với mức giá dao động từ 49.000 VNĐ đến
65.000 VNĐ.
Freeze của Highlands Coffee là thức uống lạnh mang lại cho thực khách sự tỉnh
táo, giúp thư giãn, giảm căng thẳng.
2.4.4 Thức ăn
Nhóm thức ăn: bánh mì và bánh ngọt
Ngồi bánh ngọt – sản phẩm phổ biến tại các quán cà phê, thì Highlands Coffee
cịn thêm bánh mì vào menu của mình như mợt sản phẩm đường dẫn.
Bánh mì là mợt trong những món ăn đại diện cho nền ẩm thực Việt, bánh mì khơng
chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà cịn được đơng đảo thực khách quốc tế biết đến và đánh giá
cao về chất lượng. Bánh mì được ưu thích bởi mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và có thể được
ăn ở bất cứ khi nào (sáng, trưa, xế chiều hay tối đều được). Bánh mì cịn là loại thực phẩm

khô, dễ gây khát nước nên việc lựa chọn bánh mì được coi là chiến lược khơn ngoan và
sáng suốt của Highlands Coffee.
24


×