Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận chủ đề: Lý giải câu châm ngôn “Một người có thể di chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi từng viên đá nhỏ” và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ sở kiến thức về về quy luật Lượng – Chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.54 KB, 7 trang )

Tiểu luận chủ đề: Lý giải câu châm ngôn “Một người có thể di
chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi từng viên đá nhỏ” và rút ra
bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ sở kiến thức về về quy
luật Lượng – Chất
A, Lời mởi đầu
Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều
ngành khoa học nghiên cứu như: nhân chủng học, sinh vật học,
xã hội học, tâm lý học, triết học,.. Mỗi khoa học đều có vấn đề
giải quyết khác nhau về vấn đề con người. Các khoa học nhận
thức cụ thể con người ở những mặt, những khía cạnh riêng biệt.
Cụ thể, Triết học với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa
các tri thức khoa học cụ thể về con người, để nghiên cứu con
người về thế giới quan hệ tư tưởng, lối sống,.. Bằng cách này
hay cách khác, Triết học vẫn luôn giải quyết vấn đề chung nhất
của con người như Bản chất của con người, vị thế của con người
trên thế giới, lịch sử con người. Bản chất của con người là một
vấn đề mà các nhà triết học rất quan tâm. Luận điểm nổi tiếng
về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc
(1845): "Bản chất con người khơng phải là một cái gì trừu
tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" Ý chí
con người là một phần thể hiện bản chất con người. Để giải
thích về vấn đề này, em xin chọn chủ đề 6 Lý giải câu châm
ngôn “Một người có thể di chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi
từng viên đá nhỏ” và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên
cơ sở kiến thức về về quy luật Lượng – Chất để làm đề tài tiểu
luận của mình. Trong quá trình thực hiện bài viết, bài viết của
em còn hạn chế về mặt kiến thức kính mong thầy đóng góp ý
kiến để bài viết của em được hoàn thiệt hơn. Em xin chân thành
cảm ơn.
B, Nội dung


1, Quy luật lượng – chất
1.1, Khái niệm Lượng- Chất
 Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin.


 Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật,
hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và
mặt lượng, trong đó:
 Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính
quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu
một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của
những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện
tượng.
 Thơng qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các
đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
 Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có
của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những
yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỡi sự vật thì
đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỡi thuộc tính thì lại
biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.
 Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù
của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự
vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự
vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của
sự vật khác.
1.2 Nội dung quy luật lượng chất
 Như đã phân tích ở trên, lượng là phạm trù triết học được

dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô trình độ của sự vận động và phát triển cũng
như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.
 Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các
đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số
hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì
không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính
xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu
tượng hóa.
 Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên
trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất
chỉ là tương đối, khơng có tuyệt đối.
 Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính
làm cho sự vậy là nó chứ khơng phải những sự vật khác.
 Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất
với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất
nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể
cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có


những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được
bản chất của sự vật.
 Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì
chất của sự vật mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi
các thuộc tính khơng cơ bản dù có thay đổi hay không thì
cũng không làm biến đổi bản chất của sự vật.
 Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ ln
có mối quan hệ cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này
chỉ mang tính tương đối

1.3, Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
 Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản
chất của chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng
thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể tách
rời nhau, đổi lại giữa chúng đều ln có sự tác động qua
lại lẫn nhau.
 Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định
khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của
triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,
được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi cơ bản về chất của sự vật đó.
 Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì
sẽ có một lượng mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất
mới giữa lượng và chất, sự tác động này được hiểu thông
qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
1.4, Ý nghĩa của phương pháp luận
 Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo
chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định,
sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những
tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế được tư tưởng
chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy
vọt.
 Trong quá trình hoạt động thì con người luôn vận dụng linh
hoạt các hình thức khác nhau. Và sự vận dụng này tùy
thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách
quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.
 Mặt khác, xã hội loài người đang càng ngày phát triển, đa
dạng theo chiều hướng tích cực do rất nhiều yếu tố tác
động thành, từ đó ta cần thực hiện đổi mới thành công
trên từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội để tạo ra

các bước nhảy về chất.


 Do đó để có thể thực hiện các bước nhảy vọt thì trước hết
phải thực hiện các bước nhảy cục bộ để làm thay đổi từng
yếu tố của chất.
 Với nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho Qúy
khách các vấn đề liên quan đến nội dung quy luật lượng
chất.
2, Lý giải câu châm ngôn “Một người có thể di chuyển núi bắt
đầu từ việc mang đi từng viên đá nhỏ”
2,1. Lý giải câu châm ngôn theo nghĩa đen
Con người là một dạng sinh vật sống trên Trái Đất với các tiến
hóa cao nhất của động vật sống, có tri thức, ý thức. Con người
hoạt động và làm việc theo mục đích, ý muốn của mình. Nếu
đơn giản mục đích của con người là di chuyển núi thì tại sao
câu châm ngôn lại tồn tại đến tận bây giờ. Có thể nói rằng câu
châm ngơn ấy thể hiện ý chí của con người, thể hiện tính kiên
trì, chăm chỉ, làm việc bắt đầu từ việc nhỏ thì ắt sẽ thành việc
lớn. Con người luôn muốn thử thách bản thân, muốn bản thân
kiên trì, chăm chỉ, siêng năng, cần cù, khơng có việc gì khơng
thể làm được nếu con người ln có ý chí và sự quyết tâm.
2.2. Lý giải câu châm ngôn theo quy luật lượng chất
 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Quá
trình mang từng viên đá nhỏ là q trình lâu dài, khó khăn,
cần sự cố gắng khơng biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của
một người muốn di chuyển núi.
 Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: con người kiên trì mang
từng viên đá nhỏ thành quả của quá trình tích lũy đó được

đánh giá bằng việc con người di chuyển được núi,thỏa
mãn được mục đích của con người.
 Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: con người thỏa mãn mục
đích, ý muốn của mình bằng việc di chuyển từng viên đá
nhỏ thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá
bằng việc di chuyển được núi. Và đó chính là mối quan hệ
về lượng – chất, là sự thống nhất, chất nào lượng ấy,
lượng nào chất ấy khơng có chất lượng nói chung tồn tại
tách rời nhau.


 Chất và lượng bao giờ cũng thống nhất trong độ nhất định,
trong quá trình con người di chuyển núi trong một khoảng
thời gian nhất định. Trong thời gian đó, con người kiên trì
di chuyển từng viên đá nhỏ là sự thay đổi về lượng nhưng
chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.
 Khi đã tích lũy di chuyển được lượng đá cần thiết, con
người sẽ di chuyển được một phần của núi, con người sẽ
nghỉ ngơi. Như vậy, từ núi chưa được di chuyển đến lúc núi
được di chuyển một phần là bước nhảy. Tại thời điểm núi
được di chuyển một phần là điểm nút.
 Chất mới ra đời tạo điều kiện mới, khả năng mới cho lượng
biến đổi. Khi con người nghỉ ngơi, con người sẽ hồi phục lại
sức khỏe, di chuyển núi giúp con người sẽ khỏe hơn và bắt
đầu tiếp tục công việc di chuyển núi, đó chính là giúp con
người biến đổi nhanh hơn về chất.
 Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng
tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần về lượng
dẫn đến bước nhảy, thay đổi về chất rồi lại biến đổi dần về

lượng, chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo. Như vậy quá
trình con người di chuyển núi và quá trình núi được di
chuyển là hai quá trình tác động lẫn nhau, quá trình này
khiến con người và việc di chuyển núi không ngừng biến
đổi và phát triển.
3, Bài học rút ra cho bản thân
- Là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, bản
thân cần có ý chí học tập, rèn luyện bản thân, chăm chỉ,
cần cù, siêng năng.
- Rèn luyện ý chí, sức sống cho bản thân bằng cách tạo thử
thách Ý chí khơng bỡng dưng mà có, nó chỉ hình thành khi
có khó khăn và thử thách. Vì vậy cách làm tốt và hiệu quả
nhất để rèn luyện ý chí là tạo ra các thử thách mới
- Không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức, kỹ năng và hiểu
biết của mình. Không chỉ với các vấn đề mà bạn đang gặp
phải mới cần tìm hiểu. Hãy cố gắng học hỏi khơng ngừng,
việc này giúp bạn có cái nhìn đa chiều và niềm tin đúng
đắn. Nếu bạn thiếu kiến thức bạn rất dễ hình thành niềm
tin tiêu cực, dễ hành động sai lầm. Vì vậy kiến thức và
hiểu biết luôn là yếu tố được bản thân em đề cao.


- Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng niềm tin
Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong quá trình rèn
luyện ý chí. Vì vậy hãy dựa trên hiểu biết, kiến thức và tình
hình thực tế mà xây dựng cho mình một hệ niềm tin. Tuy
nhiên niềm tin trong ý chí luôn là niềm tin tích cực, niềm
tin là sự tin tưởng không phải là bảo thủ, cố chấp. Hãy tìm
hiểu xem niềm tin trong bạn là gì? Điều gì đã thúc đẩy là
động lực để bạn tiến lên. Hành động và nỗ lực dựa trên hệ

thống niềm tin của riêng bạn là cách tốt nhất để hình
thành ý chí vững chắc.
- Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng mục tiêu. Để có thể
có ý chí kiên định hoặc ý chí kiên cường việc bạn cần làm
là xây dựng cho mình một mục tiêu đủ lớn. Trong đó bạn
cần làm rõ đâu là đích đến đâu là những tiêu chí đánh giá.
Bạn cần biết chính xác mình sẽ đạt được gì trong tương lai,
và cần làm gì để đạt được nó. Nếu bạn muốn rèn luyện ý
chín kiên cường chống lại bệnh tật, mà bạn không biết
mình chống lại bệnh tật để làm gì, thực hiện nó như thế
nào thì bạn phải làm sao đây. Vì vậy Muốn có ý chí phải có
mục tiêu, và phải có phương pháp đo lường thành quả. Đặt
mục tiêu lớn và chia nhỏ hành động, đó là cách rèn luyện
ý chí.
- Nỡ lực thực hiện Cuối cùng việc còn lại cần làm để có ý chí
nghị lực tốt là kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong
mọi hoàn cảnh, trong mọi khó khăn thử thách. Cho dù việc
lớn hay việc nhỏ, chỉ cần bạn đã có mục tiêu phải kiên trì
thực hiện. Tin tưởng vào những gì mình sẽ đạt được, nỗ lực
thực hiện từng chút. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa
chừng, bỏ cuộc 1 lần sẽ có lần thứ 2. Bỏ cuộc là biểu hiện
của kẻ thiếu ý chí phấn đấu.
- Phải có mục đích rõ ràng, có khát vọng, tự lực, có kế
hoạch rõ ràng, có ý chí, nghị lực, cần cù, siêng năng trong
mọi việc.
- Học thói quen kiên trì. Lòng kiên trì là kết quả trực tiếp của
thói quen. Jim Ryun từng phát biểu: “Động lực là thứ giúp
bạn bắt đầu. Thói quen là thứ giữ cho bạn tiếp tục bước
tới.” Vì vậy hãy rèn luyện những thói quen tốt từng bước
một. Những thói quen tốt như tư duy tích cực, kiên nhẫn

hay kỷ luật sẽ khiến bạn trở nên kiên trì đi tới đích phía
trước thay vì dễ dàng bỏ cuộc như những người làm ngẫu
hứng.


C, Kết luận
Khi chúng ta muốn làm việc theo ý muốn, mục đích của
mình, trước hết là phải có ý chí quyết tâm, sự kiên trì bền bỉ,
siêng năng cần cù thì ắt sẽ đạt được thành quả như mong đợi.
Qua giải thích câu châm ngơn “Một người có thể di chuyển núi
bắt đầu từ việc mang đi từng viên đá nhỏ” chúng ta càng hiểu
thêm hơn về quy luật lượng – chất. Nhờ sự chuyển biến liên tục
giữa lượng- chất mà chúng ta có thể thấy được sự vật không
ngừng biến đổi và luôn phát triển. Câu châm ngôn giúp người
đọc, người nghe và chính bản thân em cảm thấy có động lực,
thấy được sự kiên trì nó xứng đáng được tồn tại đến ngày nay.



×