Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học đề tài quy luật lượng chất và sự vận dụng trong cuộc sống bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.29 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|20482277

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------ oOo ------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: Quy luật lượng chất và sự vận dụng
trong cuộc sống bản thân

Họ tên : Vũ Thị Hiền Lương
Mã sinh viên: 11202382
Lớp: Kinh doanh thương mại 62D
GVDH: TS. Lê Ngọc Thông

Hà Nội - 2020
1


lOMoARcPSD|20482277

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*************

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: Quy luật lượng chất và sự vận dụng trong
cuộc sống của bản thân

2



lOMoARcPSD|20482277

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….4
Chương 1. Quy luật lượng chất……………………………………………….5
I, Vị trí của quy luật lượng chất…………………………………………………5
II, Các khái niệm ………………………………………………………………..5
1, Chất …………………………………………………………………………..5
2, Lượng…………………………………………………………………………7
3, Độ……………………………………………………………………………..8
4, Điểm nút………………………………………………………………………8
5, Bước nhảy…………………………………………………………………….8
III, Nội dung quy luật lượng chất……………………………………………….9
1, Lượng biến đổi làm cho chất biến đổi………………………………………..10
2, Chất biến đổi làm cho lượng biến đổi………………………………………..10
IV, Tác dụng của quy luật lượng chất…………………………………………...12
V, Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………………...12
Chương 2.Sự vận dụng của quy luật lượng chất vào cuộc sống ……………12
I, Thực trạng……………………………………………………………………..13
I.1, Ưu điểm trong việc vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống………….14
I.2, Hạn chế trong việc vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống…………..15
II, Nguyên nhân………………………………………………………………….15
III, Giải pháp……………………………………………………………………..16
Chương 3: Kết luận…………………………………………………………….17
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………..18
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………18

3



lOMoARcPSD|20482277

LỜI MỞ ĐẦU
Chắc hẳn trong cuộc sống bạn đã từng gặp phải những câu hỏi như “ Định luật
Talet là gì?; Em hãy nêu cho cơ nội dung định luật Pitago nào?; Em có biết cơ đang sử
dụng định luật gì trong bài tốn này khơng?...” Vậy đã có khi nào bạn tự hỏi “định
luật” nghĩa là gì khơng nhỉ ? Ở cuộc sống hằng ngày của bạn, đằng sau các hiện tượng
mn hình mn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có
tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư
cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm quy luật là sản phẩm của tư duy
khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chính thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang
tính khách quan. Con người không thể tự tạo ra hoặc tự xóa bỏ được quy luật mà chỉ
nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn
Quy luật “Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, từ những thay
đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng” là một trong ba quy luật của phép biện
chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được
quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét
các sự vật, hiện tượng. Biết rằng quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng nhưng để
hiểu đúng, đủ, chính xác, hiểu sâu, hiểu rộng, hiểu rõ ràng về nó lại là một chuyện
khác.

4


lOMoARcPSD|20482277

Chương 1. Quy luật lượng chất
I, Vị trí

Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về
chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến
ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi
cho thấy sự thay đổi về lượng của vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi
nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước
đột phá vượt bậc. Ăngghen viết: “...trong giới tự nhiên thì những sự biến đổi về chất chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận
động”.Ph.Ăngghen đã khái quát quy luật này: “ Những thay đổi đơn thuần về lượng,
đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
II, Các khái niệm
Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào
cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong
sự vật, hiện tượng. Nội dung quy luật được vạch ra thông qua việc làm rõ các khái
niệm phạm trù có liên quan.
1, Chất
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho
câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng; nghĩa là khi nó chưa
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Cục đá
vẫn chỉ là cục đá, ngôi nhà vẫn là ngôi nhà, cục đá và nhà chính là một chất, khơng
5


lOMoARcPSD|20482277

thay đổi, đó là thể hiện tính tương đối ổn định. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có q
trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại là một
chất riêng. Ví dụ ếch nhái đẻ ra con, khi là nịng nọc nó là một chất, sau nhiều quá

trình biến đổi trở thành ếch con, khi ấy nó lại là một chất khác. Hay con người cũng
vậy, khi còn là trẻ con bạn là một chất khác, khi ở tuổi vị thành niên bạn là một chất
khác, rồi khi trưởng thành bạn lại là một chất khác, vẫn là mình nhưng lại là nhiều
chất khác nhau. Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất mà có nhiều
chất.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, khơng tách rời nhau. Trong hiện thực
khách quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngoài sự
vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng khơng phải
bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc
tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản.Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại
tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát
triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất
đi.Cịn thuộc tính khơng cơ bản thì trong q trình tồn tại của sự vật, có những thuộc
tính khơng cơ bản mới nảy sinh và có những thuộc tính khơng cơ bản mất đi nhưng
chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thơng qua quan hệ với sự vật
khác. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật
khác. Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản
cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Trong mối liên hệ này,
thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể
khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản. Ví dụ: trong
mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng cơng cụ, có
tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cịn những thuộc tính khác khơng là thuộc
tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những
thuộc tính của con người về nhận dạng, về dấu vân tay,... lại trở thành thuộc tính cơ
bản. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự
6


lOMoARcPSD|20482277


vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của
chúng lại khác nhau.
Mỗi sự vật có vơ vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa
tương đối, song sự vật có vơ vàn thuộc tính nên có vơ vàn chất. Chất và sự vật khơng
tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của
nó. Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối
trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này khơng
hịa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự
vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của
chúng lại khác nhau. Ví dụ kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do
các ngun tố cacbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tố
cacbon là khác nhau vì thế chất của chúng hồn tồn khác nhau. Kim cương rất cứng
cịn than chì lại mềm. Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các
cá nhân biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém,
nghĩa là chất của tập thể biến đổi.
2, Lượng
Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật.Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy
định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu
hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp
điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng có thể được xác định bằng
những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác. Ví dụ: dài 3 mét, nặng 20 kg. Lượng cịn
biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình
độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt… Đồng
thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái
quát. Ví dụ anh A yêu chị H rất nhiều. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý trí, ý
thức của con người.


7


lOMoARcPSD|20482277

Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng
cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân tử nước
bao gồm hai nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử oxy,… bên cạnh đó có những
lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri
của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một cơng dân, trình độ nhận thức
của một sinh viên về thế giới bên ngồi, trình độ nhận thức về bài giảng của thầy cơ ...
trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng
con đường trừu tượng và khái quát hoá. Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên
trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực
cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự
vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân lượng khơng nói lên sự vật
đó là gì, các thơng số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự
vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật.
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật
chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định.
Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định
bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện
tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần
nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được nhưng trong một số trường hợp của xã
hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận
biết được bằng năng lực trừu tượng hóa. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý
nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất;
cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác.
Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện
tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng

lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với
nhau ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau
làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của
lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất
8


lOMoARcPSD|20482277

định mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho
chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời. Chất
và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau. Một chất nhất định của
sự vật có lượng tương ứng với nó. Ví dụ: Một cậu bé 10 tuổi ( chất là cậu bé ) có
lượng kiến thức vừa phải. Khi cậu bé trở thành thanh niên (chất là thanh niên), anh ta
có lượng kiến thức lớn hơn.
3, Độ
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa
chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác. Khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật
khơng cịn là nó. Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua
lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn
đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá
vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác. Như thế,
sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật.
Ví dụ về “độ”: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến với tuổi thọ 146
tuổi. Nên với dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 đến 146 năm là độ của con
người xét về mặt tuổi. Diễn đạt một cách chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái

còn sống và số tuổi từ 0 đến 146 năm là độ tồn tại của con người.
Hay một ví dụ khác, từ 0 đến 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Trong khoảng 0 đến 100
độ C sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là độ tồn tại
của nước lỏng. Nếu quá 100 độ C nước sẽ chuyển thành hơi nước. nếu ở dưới 100 độ
C, nước sẽ ở thể rắn.
4, Điểm nút

9


lOMoARcPSD|20482277

Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là
điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêu trên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút.
5, Bước nhảy
Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là
điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc một
giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó khơng chấm dứt sự vận
động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước ngoặt
mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật
hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức
bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện cụ
thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy.
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân chia
thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy

được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ
bản của sự vật. Chẳng hạn, khối lượng Uranium 235(Ur 235)được tăng đến khối
lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần là bước
nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của
chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần dần khác với
sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa dần dần
từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng là sự tích lũy liên tục về
lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hố về chất.
Căn cứ vào quy mơ thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy tồn bộ, có bước
nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt,

10


lOMoARcPSD|20482277

các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của
từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế
cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này
tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình
vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất một cách vơ tận. Đó là q trình thống nhất giữa tính tuần
tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi
luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của
chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ,
nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất
mới ra đời, nó khơng tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với
lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có

sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy
mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước
nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
III, Nội dung quy luật lượng chất
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát
triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích lũy lại
khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật
cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối
lập vốn có của sự vật, hiện tượng. Lượng thì thường xun biến đổi, cịn chất thì
tương đối ổn định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với
chất cũ. Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh u cầu tất yếu phải phá vỡ chất
cũ,mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hóa từ những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Quy luật này cịn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay
11


lOMoARcPSD|20482277

đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về
lượng gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng,ảnh hưởng của chất mới
đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng,
lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn
ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi
và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại
tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó,vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại
diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt
chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật,

hiện tượng.
Lưu ý là quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng
hồn tồn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể
gán ghép một cách tùy tiện. Đồng thời sự chuyển hóa lượng và chất bao giờ cũng phụ
thuộc vào những điều kiện nhất định.
“ Những quan hệ của mỗi sự vật, hiện tượng không những là mn vẻ mà cịn là
phổ biến, tồn diện. Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều liên hệ với mỗi sự vật
khác.”
“ Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người, hay hoạt
động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự
chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó khơng
có cái gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến hóa, phát sinh
và mất đi” đúng vậy trong cuộc sống luôn tồn tại những sự biến đổi.
1, Lượng biến đổi làm chất biến đổi
Ví dụ một con người, kiến thức, kĩ năng, tư duy tích lũy dần dần làm con người từ
một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành.
Trước hết, sự phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng, tư duy thay
đổi,tiến bộ làm con người thêm trưởng thành hơn, ăn uống từng ngày làm một đứa trẻ
trở nên cao lớn, đó chính là lượng đang thay đổi làm chất thay đổi, thức ăn chính là
12


lOMoARcPSD|20482277

lượng, cịn chất chính là con người. Sự thay đổi của lượng thay đổi từ từ, nhỏ nhặt,
khó nhìn thấy. Khi tưới nước đều đặn cho một mầm cây, sự thay đổi, phát triển của
mầm cây ấy rất nhỏ, mắt thường chúng ta khơng thể nhìn thấy được, nhưng chỉ cần
khoảng một tuần sau thì bạn mới thấy được sự thay đổi rõ rệt so với ban đầu được.
Khi lượng thay đổi nhưng cịn ở trong độ thì chất chưa đổi, khi lượng đến gần điểm
nút và vượt quá đó sẽ phá vỡ cấu trúc của sự vật và sẽ làm cho chất cũ mất đi, chất

mới xuất hiện
2, Chất biến đổi làm lượng biến đổi
Ví dụ từ sinh viên lên giáo sư, trình độ nhận thức của bạn thay đổi rất lớn, bạn
phải trải qua cả một quá trình rèn luyện tư duy, tri thức, học hỏi rất nhiều, khơng
ngừng rèn luyện. Chất ở đây là con người cịn lượng chính là trình độ nhận thức của
con người, chất đổi làm lượng cũng thay đổi. Hay nước từ thể lỏng biến thành thể hơi,
theo định luật avongan có sự thay đổi về thể tích, áp suất, nhiệt độ.
Chất mới ra đời tự thiết lập lượng mới. Ví dụ từ một cô gái trở thành một nàng
dâu, ta phải tự thiết lập lượng về thời gian, về tài chính, về cuộc sống… Ở chu kì
trước khi lượng thay đổi tới gần điểm nút, chất mới kìm hãm sự thay đổi về lượng.
Khi chất cũ mất đi lượng được giải phóng sẽ thay đổi với trình độ, nhịp điệu, quy mơ
mới.
IV, Tác dụng của quy luật lượng chất
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và từ những
thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng có tác dụng quy định phản ánh cách
thức của sự phát triển.
V, Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và phát triển
của sự vật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

13

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

Trước hết, để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt
chất của nó. Những nhận thức ban đầu về chất của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và

sâu sắc hơn khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó. Để
nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại giữa sự
vật đó với những sự vật khác, cung như giữa các mặt, thuộc tính của sự vật đó. Vì chỉ
khi đó, mặt lượng và mặt chất của sự vật mới bộc lộ ra.
Tiếp theo, ta phải tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị
trí,vai trị và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong sự
phát triển của xã hội. Ta phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang
tính cách mạng. Để xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng, ta phải xem xét tiến
hóa và cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng. Hiểu đúng đắn mối quan
hệ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn nghiêm khắc với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa
xét lại và chủ nghĩa tả khuynh.
Cuối cùng, ta phải kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời
sống xã hội. Nắm được quy luật lượng- chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan,
tồn diện và xác định đúng phương pháp, lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay. Theo tính chất, ý nghĩa và phạm
vi bao quát của nó, đổi mới là một q trình mang tính cách mạng. Ta cần phải thực
hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo bước nhảy về
chất ở đó. Với sự thành cơng trên nhiều lĩnh vực, ta có cơ sở thực tế để đổi mới thành
cơng tồn diện đất nước Việt Nam. Đó là khi ta tạo được bước nhảy về chất của toàn
bộ xã hội nói chung. Những bước nhảy trong q trình đổi mới hiện nay chỉ có thể là
kết quả của q trình thay đổi về lượng thích hợp. Do đó, bất kỳ sự nơn nóng, chủ
quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra những tổn thất lớn cho đất nước.

Chương 2. Sự vận dụng của quy luật lượng chất vào cuộc sống
I, Thực trạng
14

Downloaded by thoa Nguyen van ()



lOMoARcPSD|20482277

Tri thức nhân loại rất rộng lớn vì vậy bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh thần
còn phải ln tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là để phục vụ
cho bản thân và sau đó là phục vụ xã hội. Tri thức tồn tại dưới nhiều hình thức đa
dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp thu nó bằng nhiều cách khác nhau.
Q trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau là khác nhau,
tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Q trình tích lũy tri
thức của con người cũng khơng nằm ngồi quy luật lượng chất. Bởi vậy, dù nhanh
hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự
thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân
con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú.
Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị
những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những
kĩ năng, những hiểu biết riêng về tự nhiên, về cuộc sống, về xã hội. Q trình tích lũy
tri thức (lượng) của mỗi học sinh là một q trình dài, địi hỏi nỗ lực khơng chỉ từ
phía gia đình nhà trường, xã hội mà quan trọng nhất là chính từ sự nỗ lực và khả năng
của bản thân người học. Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện
được thể hiện ở chỗ mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức
nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc làm bài và ôn bài cũng như
chuẩn bị bài học mới ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các bài kiểm
tra và sau đó là kì thi tốt nghiệp.
I.1, Ưu điểm trong việc vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống.
Việc tích lũy đầy đủ các kiến thức sẽ giúp ta vượt qua các kì thi và chuyển sang
giai đoạn học tập mới, cấp học mới. Q trình học tập, rèn luyện ấy chính là độ, các
kì thi là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu
kiến thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là sự thay đổi về chất.
Đối với bản thân em là một sinh viên, sống trong thời đại đất nước không ngừng

phát triển, thời đại công nghệ, mọi thứ liên tục đổi mới không ngừng nghỉ, Hà Nội lại
náo nhiệt, đông đúc, xô bồ hơn ở quê rất nhiều, thay đổi để thích nghi với hồn cảnh
mới là điều bắt buộc em phải thay đổi. Vừa mới vượt qua kì thi Đại học đầy căng
15

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

thẳng trong thời đại Co-vit thì em lại tiếp tục thích nghi với mơi trường mới, cuộc
sống Đại học khác xa với thời học sinh khi tự mình vừa tham gia vào các hoạt động
khác nhau như tu dưỡng, học tập nghiên cứu, tham gia câu lạc bộ, Đội Tình nguyện,
tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động của lớp của Đoàn,
đi làm thêm kiếm chút tiền xài riêng,... và tự mình chăm sóc, nấu nướng, giặt giũ cho
bản thân. Quá trình học Phổ thơng là nền móng để chúng ta học tiếp những kiến thức
trên Đại học nhưng Đại học yêu cầu chuyên mơn chúng ta cao hơn. Điều đó khiến
em phải tự tìm ra cho mình một phương pháp học tập riêng, một phương pháp sắp
xếp, điều chỉnh thời gian riêng một cách hợp lí. Sự chuyển đổi từ Phổ thơng lên Đại
học cũng như sự biến đổi từ lượng thành chất, cần thay đổi nếp sống sao cho phù hợp
với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với phương pháp dạy học ở Đại học, chỉ khi nào như
vậy được bạn mới có thể thành cơng.
Việc nghiên cứu, áp dụng quy luật lượng chất vào trong cuộc sống đã giúp cuộc
sống của em thêm tích cực hơn, đã thi đỗ vào trường Đại học mình mơ ước, đã xây
dựng được cho mình cách học đúng đắn, đi từ từ, khơng nóng vội, em đã tìm được
cho mình những giải pháp đúng đắn, từ đó làm việc gì cũng hồn hảo, thành cơng hơn
trước.
I.2, Hạn chế trong việc vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống.
Ý thức con người có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua các hoạt động
vật chất. Vì thế nếu con người khơng phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai

trị của ý thức của nhân tố con người, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan đó
thì sẽ dễ dàng thất bại trong mọi chuyện
Trong quá trình học tập của sinh viên, nếu khơng có những nhận định, đánh giá
đúng về chương trình học, khơng biết tự đánh giá bản thân, lực học của cá nhân mình
so với mặt bằng chung thì sinh viên dễ rơi vào tình trạng trì trệ, dễ mắc bệnh chủ
quan, tự kiêu, tự cho mình là giỏi, là hồn hảo mà khơng hề biết rằng thực tế mình
cịn q nhiều khiếm khuyết, từ đó làm cho mọi hoạt động của bạn sẽ không thể đi
đến kết quả tốt được.
II, Nguyên nhân

16

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

Nhờ những phân tích thực trạng của vấn đề, chúng ta đã có những cái nhìn tương
đối rõ ràng về ưu điểm, hạn chế của việc vận dụng đó. Từ đó, ta phải tìm ra ngun
nhân của thực trạng ấy.
Trước hết biện pháp giáo dục, định hướng vận dụng quy luật lượng chất vào cuộc
sống cho sinh viên được tiến hành nhưng chưa được quan tâm nhiều. Phương pháp
giáo dục chưa thực sự thu hút sinh viên, nên bổ sung các biện pháp thực tế, cụ thể để
sinh viên tự kiểm điểm, rèn luyện bản thân
Tiếp, các bạn cần phải hiểu tính cần thiết của việc áp dụng quy luật ấy vào cuộc
sống, các bạn đang sống hời hợt, không có tinh thần học hỏi, khi bạn dành quá nhiều
thời gian chỉ để xem phim, lướt facebook thì hãy tìm cho mình một phương pháp rèn
luyện, tích lũy cho riêng mình, các bạn đơi khi sống vẫn nóng vội, đốt cháy giai đoạn,
chưa thực sự nghiêm túc.
Tiếp nữa, sinh viên vẫn chưa nghiêm túc trong việc học tập trên giảng đường, vẫn

thói học "học cho bác hàng xóm", khơng nghe giảng, ngồi lướt web, ngủ, nói
chuyện,...
Cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta cần biết dung hịa nó.
III, Giải pháp
Là sinh viên, chúng ta phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu học tập, cần nắm
bắt, tìm hiểu thực tiễn nhu cầu xã hội, biết nắm bắt cơ hội khi còn ngồi trong ghế nhà
trường. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình câu hỏi : “Học để làm gì? Sau này bạn làm
gì? Học cho ai?”. Hiện nay trong cuộc sống đang xuất hiện những tình trạng sinh viên
khơng có mục tiêu học tập đúng đắn, học chỉ cốt qua mơn. Nếu tìm được mục tiêu
học tập đúng đắn, có mục đích, ý thức thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Qua vấn
đề trên ta thấy rằng: Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, chuyển hóa về chất và
việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngồi vấn đề đó. Để có được tấm bằng
Đại học chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các học phần và hồn thành tốt các kì thi.
Muốn vậy ta phải nỗ lực học tập, phải tìm ra phương hướng học tập đúng đắn để đạt
kết quả cao nhất. Khi tích lũy hành vi ( lượng ) dần dần sẽ tạo nên thói quen ( chất ),
17

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong q trình học
tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống
cũng như học tập, sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen
học tập, rèn luyện tốt như phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa
học,... tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp
chúng ta thành cơng trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Ngoài ra, sinh viên phải biết cách tự suy nghĩ lại và biết cách lật ngược vấn đề

theo một cách khác. Khả năng này giúp cho sinh viên biết cách cải thiện điều kiện,
phương pháp và kết quả học tập của mình. Vì về bản chất, tư duy đại học không phải
là một thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyến,
phức hợp đòi hỏi người đọc, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao,
ln biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía
cạnh chưa ai đề cập đến.
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như học tập, sinh viên cần tích cực làm việc, học tập
theo nhóm, tổ chức để rèn luyện khả năng làm việc tập thể và tìm ra thiếu sót của
mình. Sống phải đồn kết, giúp đỡ bạn bè, sinh viên phải sẵn sàng tạo ra những điều
kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn góp phần tạo động lực
thúc đẩy giúp bạn hồn thành tốt cơng việc và tích lũy cho mình thêm những kiến
thức, kinh nghiệm.
Giáo dục, bồi dưỡng nhận thức cho sinh viên cũng rất cần thiết, việc giáo dục cần làm
rõ được các giá trị, tính đúng đắn và cần thiết của quy luật lượng chất áp dụng trong
cuộc sống. Đồng thời cần nhấn mạnh tính nghiêm trọng của việc thiếu định hướng
của quy luật sẽ dẫn đến hậu quả ra sao, các hoạt động giáo dục cần phù hợp, thiết thực
hơn, tránh gây nhàm chán cho sinh viên.
Trong xã hội không ngừng phát triển này thì ngồi giáo dục, bồi dưỡng cần đẩy
mạnh cơng tác nghiên cứu để kịp thời tổng kết, phát hiện ra thực trạng vấn đề.

Chương 3: Kết luận

18

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những

thay đổi về chất và ngược lại ta đã rút ra được một số vấn đề trong học tập và rèn
luyện của sinh viên.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, chuyển hóa về chất và việc học tập của sinh
viên cũng khơng nằm ngồi vấn đề đấy. Để có được tấm bằng đại học ta cần phải học
đầy đủ các học phần, tích lũy đầy đủ kiến thức, muốn vậy chúng ta cần không ngừng
học hỏi, học tập, rèn luyện, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn để đạt được kết quả
cao nhất.
Xã hội ngày càng phát triển, sinh viên- những con người mới này sẽ là những nhân tố
tiềm năng góp phần xây dựng đất nước, giúp đất nước ta ngày một đổi mới, phát triển
thịnh vượng hơn. Với vai trò, trọng trách ấy, sinh viên cần nỗ lực hết mình, ra sức học
tập, tích lũy cho mình. Trong q trình tích lũy hãy luôn ý thức được tầm quan trọng
của việc áp dụng quy luật lượng chất vào cuộc sống. Bên cạnh đó cần phê phán những
con người vận dụng sai lầm quy luật ấy vào cuộc sống, nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Ngồi ra, chúng ta hãy tận dụng cơng tác tuyên truyền, đưa quy luật ấy tới mọi người,
cùng nhau vận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Từ những điều đó chúng ta sẽ tạo nên
một xã hội tốt đẹp, văn minh, đất nước phát triển hơn.

LỜI CẢM ƠN
Thực tế trong cuộc sống, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với sự
giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, kể cả trong công việc hay cuộc sống của cá nhân mình vậy “
Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tại sao bạn lại được
ăn ngon mặc đẹp như này, tại sao bạn lại có nhiều bạn tốt, ln sẵn sàng giúp đỡ mình
thế này, hãy đặt ra câu hỏi “Ai là người sinh ra bạn?”. Ai sinh ra mà không lớn lên từ
bầu sữa mẹ, từ bờ vai vững chắc của cha. Nếu như ai đó hỏi chúng tơi về bến đỗ bình
n nhất trên thế gian này thì chúng tơi chẳng ngần ngại mà đáp lại rằng : “ Gia đình”.
Em ln muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất từ sâu trong tấm lịng mình đối với ba
19

Downloaded by thoa Nguyen van ()



lOMoARcPSD|20482277

mẹ đã sinh ra và ni nấng em. Nhờ có gia đình ln là điểm tựa vững chắc, hỗ trợ,
động viên em, giúp em có thêm sức mạnh, quyết tâm, để có thể đứng trên giảng
đường Đại học và tiếp nhận những kiến thức bổ ích của thầy cơ.
Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và đặc biệt nhất đến thầy giáo của em,
thầy Lê Ngọc Thông- giảng viên bộ mơn Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa MácLênin. Thầy ln nhiệt tình, hết mình giảng dạy cho chúng em, thầy giảng bài bằng
tấm lòng nhiệt thành, tri thức giàu có cùng với tâm huyết và sự say mê, thầy đã truyền
cho chúng em những bài học hay, quý giá, chỉ đường dẫn lối cho chúng em học tập
tốt. Thầy là người thầy vô cùng tận tình với chúng em, tạo động lực cho chúng em
học tập. Chúng em cảm ơn thầy rất nhiều trong suốt khoảng thời gian vừa qua, chúc
thầy luôn khỏe mạnh và công tác tốt thầy nhé.

Tài liệu tham khảo
1, C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Tồn tập.
2, Giáo trình những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
3, Quy luật lượng chất, Wikipedia Tiếng việt, Wikipedia.org.
4, V.I Lênin: Bút kí triết học, Tồn tập, NXB Tiến bộ, Matxcova-1981.
7, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006

20

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277


21

Downloaded by thoa Nguyen van ()



×